Nêu ý nghĩa câu chuyện "Thời gian quý báu lắm"
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo nha
Câu chuyện về thói quen đúng giờ của Bác thể hiện sự tôn trọng của Bác với mọi người, đó cũng là sự tôn trọng chính bản thân mình. Bác là vị nguyên thủ quốc gia, trăm công ngàn việc mà còn sắp xếp, chủ động được thời gian dành cho người khác như thế, ắt là trong chúng ta ai cũng làm được như Bác nếu thực sự quyết tâm! Tuy chỉ là việc nhỏ nhưng ít ai trong chúng ta để ý đến nó và thực hiện nó nghiêm túc. Tôi mong là qua câu chuyện nhỏ về thói quen đúng giờ của Bác, sự lãng phí thời gian, tiền bạc của nhân dân là một trong những thứ bác ghét nhất cũng sẽ là thứ ghét nhất của tất cả chúng ta. Trong chúng ta ai cũng chỉ có 24 giờ mỗi ngày để sống, làm việc, nghỉ ngơi. Ai biết sử dụng quỹ thời gian hiệu quả thì người ấy sẽ thành công! Chẳng ai muốn mình bị người khác lạm dụng hoặc làm lãng phí quỹ thời gian ít ỏi. Tôi tin rằng mọi người đều ý thức : “cái gì mình ghét thì đừng đem cho người khác”. Và thói quen đúng giờ cần được phát huy hiệu quả, nhất là trong môi trường sư phạm, nơi đang hàng ngày tiến hành việc “Trồng Người”.
Mẩu chuyện ngắn về Bác Hồ: “Thời gian quý báu lắm”
Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta yêu cái gì nhất, ghét cái gì nhất? Kể cũng hơi khó trả lời cho thật chính xác, bởi ở ta không có thói quen "tự bạch" và kín đáo, ý nhị vốn là một đặc điểm của lối ứng xử phương Đông.
Tuy nhiên, theo dõi qua tác phẩm, hoạt động và sinh hoạt đời thường, điều ta có thể thấy rõ cái mà Người ghét nhất, "ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm" là các thói quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí tiền bạc và thời gian của nhân dân.
Ở một mức độ khác, thấp hơn, những người có điều kiện tiếp xúc và làm việc với Bác Hồ, đều thấy rõ nhất là Bác rất khó chịu khi thấy cán bộ làm việc không đúng giờ.
Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Người thẳng thắn góp ý: "Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm".
Trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí cấp tướng đến làm việc với Bác sai hẹn mất 15 phút, tất nhiên là có lý do: mưa to, suối lũ, ngựa không qua được. Bác bảo:
- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai đi bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án, nên chú đã không giành được chủ động.
Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. Bác hỏi:
- Chú đến chậm mấy phút?
- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!
- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.
Bác quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu, vì vậy thường không bao giờ để bất cứ ai phải đợi mình.
Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh chị em tri thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Tin vui đến làm náo nức cả lớp học, mọi người hồi hộp chờ đợi.
Bỗng chuyển trời đột ngột, mây đen ùn ùn kéo tới, rồi một cơn mưa dồn dập, xối xả, tối đất, tối trời, hai ba tiếng đồng hồ không dứt. Ai cũng xuýt xoa, tiếc rẻ: mưa thế này, Bác đến sao được nữa, trời hại quá.
Giữa lúc trời đang trút nước, lòng người đang thất vọng, thì từ ngoài hiên lớp học có tiếng rì rào, rồi bật lên thành tiếng reo át cả tiếng mưa ngàn, suối lũ:
- Bác đến rồi, anh em ơi! Bác đến rồi!
Trong chiếc áo mưa ướt sũng nước, quần sắn đến quá đầu gối, đầu đội nón, Bác hiện ra giữa niềm ngạc nhiên, hân hoan và sung sướng của tất cả mọi người.
Về sau, anh em được biết: giữa lúc Bác chuẩn bị đến thăm lớp thì trời đổ mưa to. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị Bác cho báo hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác…
Nhưng Bác không đồng ý: "Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì biết đến khi nào? Thà chỉ một mình Bác và một vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp học phải chờ uổng công!".
Ba năm sau, giữa thủ đô Hà Nội đang vào xuân, câu chuyện có thêm một đoạn mới. Vào dịp tết cổ truyền của dân tộc, hàng trăm đại biểu các tầng lớp nhân dân thủ đô tập trung tại Uỷ ban Hành chính thành phố để lên chúc tết Bác Hồ. Sắp đến giờ lên đường, trời bỗng đổ mưa như trút. Giữa lúc mọi người còn đang lúng túng thu xếp phương tiện cho đoàn đi để Bác khỏi phải chờ lâu thì bỗng xịch, một chiếc xe đậu trước cửa. Bác Hồ từ trên xe bước xuống, cầm ô đi vào, lần lượt bắt tay, chúc tết mỗi người, trong nỗi bất ngờ rưng rưng cảm động của các đại biểu.
Thì ra, thấy trời mưa to, thông cảm với khó khăn của ban tổ chức và không muốn các đại biểu vì mình mà vất vả, Bác chủ động, tự thân đến tại chỗ chúc tết các đại biểu trước. Thật đúng là mối hằng tâm của một lãnh tụ suốt đời quên mình, chỉ nghĩ đến nhân dân, cho đến tận phút lâm chung, vẫn không quên dặn lại: "Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của nhân dân". Song Thành (Theo lời kể của đồng chí Huy Vân), Trong cuốn "Bác Hồ, con người và phong cách", NXB Lao động, H. 1993, T.1.
Đọc xong câu chuyện này, tôi thấy thật thấm thía và chạnh lòng nghĩ đến thực tế hàng ngày về thói quen “không đúng giờ” của người Việt mình nói chung và nhất là các bạn sinh viên nói riêng. Thói quen sử dụng “giờ dây thun” vẫn hiện hữu hàng ngày mọi lúc, mọi nơi tại các lớp học, buổi họp, hội thảo, lễ hội, sự kiện….ngay cả những sự kiện quan trọng cho chính bản thân mình như ngày lễ trao bằng tốt nghiệp(dành cho tân khoa, giảng viên là chính) vẫn có tân khoa, giảng viên đi trễ từ 10 phút đến 30 phút. Vài sinh viên, giảng viên đi trễ sẽ khiến cho hai ngàn phụ huynh, tân khoa, khách khứa phải đợi chờ. Thì ra các bạn này đã lãng phí của nhân dân tổng cộng: 15 phút nhân 2000 người bằng 3000 phút! Quả là sự lãng phí không hề nhỏ nếu cứ quy ra “thời gian là tiền bạc”!
Có lẽ thói quen này ai cũng xuề xòa cho qua từ khi chúng ta còn thơ bé, cha mẹ cũng xuề xòa cho qua, thầy cô cũng tặc lưỡi cho qua, đến khi ra đời thì nó đã hình thành thói quen khó bỏ. Vì được mọi người mặc nhiên chấp nhận nên người đi trễ không có thói quen ái ngại, mặc cảm khi đến trễ, họ ngang nhiên bình thản chiếm dụng quỹ thời gian của các thành viên khác không một lời xin lỗi hay băn khoăn.
Nếu ai cũng “vô tư xài” thói quen này, tức họ đã tự cho phép mình ăn cắp quỹ thời gian hiếm hoi của người khác vô bổ. Đó là lãng phí thời gian của nhân dân, cũng là lãng phí tiền bạc, theo Bác thì thử hỏi đất nước chúng ta bao năm nữa mới theo kịp đà phát triển của thế giới?
Trong mỗi lần tổ chức sự kiện, sợ mọi người quên, đến trễ, lúc nào Ban tổ chức cũng phải tô đậm câu: “Đề nghị đúng giờ”. Các lớp học thì phải đề nghị mức phạt nếu đi trễ. Tôi thiết nghĩ thói quen này chúng ta cần rèn luyện nghiêm túc từ lúc nhỏ, cần tuân thủ thói quen đúng giờ trong mọi hoàn cảnh, khi có sự kiện bất khả kháng thì cần phải báo trước, xin phép, đề nghị người thay thế hoặc giải pháp thay thế, tránh để cả tập thể đợi chờ một vài cá nhân vì đến trễ. Cần học tập, rèn luyện thói quen đúng giờ của Bác một cách triệt để, nghiêm túc trong mọi hoàn cảnh ngay từ bé.
Câu chuyện về thói quen đúng giờ của Bác thể hiện sự tôn trọng của Bác với mọi người, đó cũng là sự tôn trọng chính bản thân mình. Bác là vị nguyên thủ quốc gia, trăm công ngàn việc mà còn sắp xếp, chủ động được thời gian dành cho người khác như thế, ắt là trong chúng ta ai cũng làm được như Bác nếu thực sự quyết tâm! Tuy chỉ là việc nhỏ nhưng ít ai trong chúng ta để ý đến nó và thực hiện nó nghiêm túc. Tôi mong là qua câu chuyện nhỏ về thói quen đúng giờ của Bác, sự lãng phí thời gian, tiền bạc của nhân dân là một trong những thứ bác ghét nhất cũng sẽ là thứ ghét nhất của tất cả chúng ta. Trong chúng ta ai cũng chỉ có 24 giờ mỗi ngày để sống, làm việc, nghỉ ngơi. Ai biết sử dụng quỹ thời gian hiệu quả thì người ấy sẽ thành công! Chẳng ai muốn mình bị người khác lạm dụng hoặc làm lãng phí quỹ thời gian ít ỏi. Tôi tin rằng mọi người đều ý thức : “cái gì mình ghét thì đừng đem cho người khác”. Và thói quen đúng giờ cần được phát huy hiệu quả, nhất là trong môi trường sư phạm, nơi đang hàng ngày tiến hành việc “Trồng Người”.
Tôi vốn làm nghề thầy bói đã lâu nhưng chưa có tiếng tăm gì mấy nên không đắt khách cho lắm. Cùng đồng môn với tôi là bốn anh thầy bói cũng mù như tôi. Một cái chợ nhỏ mà có tới năm ông thầy bói nên đã ế lại càng ế. Hôm ấy, nhân buổi ế hàng, chúng tôi họp lại nói chuyện gẫu với nhau. Thấy tôi phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào, các thầy cũng nhao nhao có ý kiến. Đang thảo luận rôm rả, bỗng nghe có người nói có voi đi qua. Năm ông thầy bói chúng tôi chung tiền biếu người quản tượng, xin cho voi đứng lại để cùng xem.
Sốt ruột tôi và năm ông chỉ chờ người quản tượng đồng ý là xông vào lấy tay sờ mong tưởng tượng cho được hình dáng của con voi.
Trong khi tôi đang hí hoáy sờ, nắn thì đã nghe ông thầy bói thôn Đoài lên tiếng:
- Chao ôi! Tưởng con voi thế nào! Hoá ra nó sun sun như con đỉa.
Tôi chưa kịp ý kiến, ông thầy thôn Đông vội cãi:
- Ông nhầm rồi! Nó chần chẫn như cái đòn càn chứ.
Ông thầy thôn Hạ to mồm nói át ngay:
- Ai bảo thế! Nó bè bè như cái quạt thóc. Sao sai được.
- Nhầm! Nhầm hết! Nó như cái cột đình - Thầy thôn Thượng quát to.
Nghe mấy ông phát ngôn linh tinh, tôi cáu quá, giơ gậy lên hua hua:
- Bốn ông đều sai cả. Nó tun tủn như cái chổi xể cùn mới đúng!
Thế rồi chúng tôi không ai chịu ai. Không kiềm chế được mới xông vào đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Đến khi người đi chợ chạy lại can ngăn chúng tôi mới dừng lại. Bây giờ tôi nghĩ lại càng thêm xấu hổ. Hoá ra tất cả chúng tôi đều sai cả. Chúng tôi mỗi người chỉ sờ một bộ phận của voi nhưng đã dám khẳng định đó là voi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của voi thật nhưng đó mới chỉ là một bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi. Giá như lúc đó chúng tôi tỉnh táo, bình tĩnh lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi người quản tượng thì đâu đến nỗi xấu hổ và đau đớn như lúc này. Thật là một bài học nhớ mãi.
Lão nhà giàu nọ có anh đầy tớ tính rất bộp chộp, thấy gì nói ấy, gặp đâu nói đó, chẳng có đầu có đuôi gì cả. Lão mới gọi anh ta bảo:
- Mày ăn nói chẳng có đầu có đuôi gì cả, người ta cười cả tao lẫn mày. Từ rày nói cái gì thì phải nói cho có đầu có đuôi nghe không?
Anh đầy tớ vâng vâng dạ dạ.
Một hôm lão mặc quần áo sắp sửa đi chơi, đang ngồi hút thuốc thì thấy anh đầy tớ đứng chắp tay trịnh trọng nói:
- Thưa ông, con tằm nó nhả tơ, người ta đem tơ đi bán cho người Tầu, người Tầu đem dệt thành the rồi bán sang ta. Ông đi mua the về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo, ông hút thuốc. Tàn thuốc nó rơi vào áo ông, và áo ông đang cháy…
Lão giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy to bằng bàn tay rồi.
1. Ngày xưa có một bác nông dân đánh cá tuổi đã cao. Một hôm bác ra biển quăng lưới. Suốt cả ngày không có lấy một con cá nhỏ. Trước lúc ra về, bác quăng thử mẻ lưới cuối cùng. May mắn bác kéo lên được một cái bình bằng đồng, miệng gắn chì kín mít
2. Bác mừng lắm nghĩ bụng : "Cái bình này đem chợ bán cũng được khối tiền" Bác cạy nắp bình xem bên trong chứ cái gì mà nặng thế
3. Nắp bình vừa bật ra thì một làn khói đen kịt tuôn ra bay thẳng lên trời rồi tụ lại hiện nguyên hình một con quỷ dữ. Hắn nhìn ông lão và nói:
- Nhà ngươi đã đến ngày tận số. Bác đánh cá mắng lại con quỷ:
- Ta cứu người mà ngươi đòi giết ta à?
Con quỷ nói :
- Ta là một hung thần. Vì phạm tội, bì trời phạt nhốt vào cái bình này. Ta thề rằng, người nào giải thoát cho ta, ta sẽ cho người đó giàu có sung sướng. Nhưng chờ mãi không ai giải cứu ta đổi lại lời nguyền :Kẻ nào cứu ta kẻ đó sẽ phải chết. Vậy nên người phải chết
4. Nghe con quỷ nói năng láo xược bác nhanh trí bảo
- Thôi được, chết cũng không đáng sợ. Nhưng trước khi chết ta muốn biết một điều. Ngươi to lớn thế này làm sao chui vào được cái bình nhỏ bé này ?
- Được ta làm cho người xem !
5. Nói rồi con quỷ rùng mình biến thành cột khói đen chui tuột vào bình. Tức thì bác đánh cá lấy cái nắp bằng chì nút chặt bình vứt trở lại biển sau. Thế là kẻ ác vĩnh viễn nằm dưới đáy đại dương
1. Ngày xưa có một bác nông dân đánh cá tuổi đã cao. Một hôm bác ra biển quăng lưới. Suốt cả ngày không có lấy một con cá nhỏ. Trước lúc ra về, bác quăng thử mẻ lưới cuối cùng. May mắn bác kéo lên được một cái bình bằng đồng, miệng gắn chì kín mít
2. Bác mừng lắm nghĩ bụng : "Cái bình này đem chợ bán cũng được khối tiền" Bác cạy nắp bình xem bên trong chứ cái gì mà nặng thế
3. Nắp bình vừa bật ra thì một làn khói đen kịt tuôn ra bay thẳng lên trời rồi tụ lại hiện nguyên hình một con quỷ dữ. Hắn nhìn ông lão và nói:
- Nhà ngươi đã đến ngày tận số. Bác đánh cá mắng lại con quỷ:
- Ta cứu người mà ngươi đòi giết ta à?
Con quỷ nói :
- Ta là một hung thần. Vì phạm tội, bì trời phạt nhốt vào cái bình này. Ta thề rằng, người nào giải thoát cho ta, ta sẽ cho người đó giàu có sung sướng. Nhưng chờ mãi không ai giải cứu ta đổi lại lời nguyền :Kẻ nào cứu ta kẻ đó sẽ phải chết. Vậy nên người phải chết
4. Nghe con quỷ nói năng láo xược bác nhanh trí bảo
- Thôi được, chết cũng không đáng sợ. Nhưng trước khi chết ta muốn biết một điều. Ngươi to lớn thế này làm sao chui vào được cái bình nhỏ bé này ?
- Được ta làm cho người xem !
5. Nói rồi con quỷ rùng mình biến thành cột khói đen chui tuột vào bình. Tức thì bác đánh cá lấy cái nắp bằng chì nút chặt bình vứt trở lại biển sau. Thế là kẻ ác vĩnh viễn nằm dưới đáy đại dương
Ý nghĩa : Trong bất kì tình huống nguy hiểm nào nếu bình tĩnh, sáng suốt, mưu trí, gan dạ, con người ta sẽ thoát khỏi nguy hiểm
Ý nghĩa Biết đoàn kết hợp đồng chiến đấu tốt và từng người đem hết tài năng và dũng khí chiến đấu thì dù kẻ thù mạnh đến đâu cũng bị khuất phục
Ý nghĩa Biết đoàn kết hợp đồng chiến đấu tốt và từng người đem hết tài năng và dũng khí chiến đấu thì dù kẻ thù mạnh đến đâu cũng bị khuất phục
Tiết kiện là ngược lại với lãng phí. Thực hành tiết kiện là một hành động tích cực chống lại căn bệnh tham ô, lãng phí quan liêu. Tiết kiệm nhân lực, thời gian, của cải vật chất,.. là những việc làm thiết thực, cụ thể để mỗi người tự hoàn chỉnh mình, tích cực thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", góp phần tích cực xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.
thời gian mà trôi đi thì không lấy là được