Viết về 1 tập truyện trong bộ truyện Doraemon ( hoặc Conan,Shin...)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Số truyện Doraemon trên kệ là :
64 : ( 1 + 3 ) = 16 ( quyển )
Số truyện Shin trên kệ là :
16 . 3 = 48 ( quyển )
Đs : Truyện Doraemon : 16 quyển
Truyện Shin : 48 quyển
Haha , bài toán hay đấy :
Số quyển truyện Conan là :
( 1199 - 22 ) : 2 = 588 , 5 ( Làm tròn thành 588 )
Số quyển truyện Shin là :
1199 - 588 = 611 ( quyển )
Đáp số: 588 quyển Conan
611 quyển Shin
Số quyển truyện shin là :
\(\left(1199+22\right)\div2=610,5\left(quyển\right)\)
Vậy sẽ làm tròn thành 610 quyển.
Số quyển truyện Conan là :
\(1199-610=589\left(quyển\right)\)
Đáp số : ...........
Số quyển truyện Shin Cậu Bé Bút Chì chiếm số % quyển truyện có trên giá sách là:
45 - 9 = 36 ( % )
Đáp số : 36 %
Vậy số quyển truyện Shin Cậu Bé Bút Chì chiếm 36% quyển truyện có trên giá sách.
( Ko chắc đúng đâu nha )
Số quyển truyện Shin cậu bé bút chì chiếm số phần trăm số quyển truyện có trên giá sách là:
45% − 9% = 36%
Đáp số: 36%.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 36.
Doraemon. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều ít nhất một lần nghe đến cái tên này.
Với nhiều người, cái tên này có khi đã quá quen thuộc, đã trở thành người bạn tri âm tri kỷ trong suốt thời ấu thơ.
Phải, đúng vậy. Doraemon - đứa con tinh thần của tác giả Fujiko.F.Fujio, cái tên mà bất cứ đứa trẻ nào đều biết đến, bộ truyện tranh đã đi vào lịch sử truyện tranh của Nhật và cả thế giới, đã có lúc trở thành hiện tượng.
Doraemon, dù sở trường của tôi là những bộ Shounen đình đám như One Piece, Narutohay những bộ hành động kinh điển như Attack on Titan, thì vẫn không thể không quan tâm đến, vẫn không thể bỏ qua dù chỉ một trang truyện.
Tôi đến với Doraemon từ khi còn rất nhỏ, có lẽ chỉ là đứa trẻ con lớp một, lớp hai. Đó chính là cuốn truyện tranh đầu tiên mà tôi đọc. Vì thế mà Doraemon chính là sự khởi đầu của niềm yêu thích Manga trong tôi.
Và từ đó đến nay, cứ mỗi lần nhìn thấy cuốn truyện này, là tôi lại cầm nó lên và thích thú đọc từng câu, nuốt từng hình ảnh trong đó. Niềm thích thú này, có lẽ sẽ chẳng bao giờ biến mất.
Với Doraemon, thật ra hình vẽ thì chẳng có gì nổi bật, không cầu kì, lung linh như những bộ Shoujo, cũng không được mạnh mẽ như những bộ Shounen tôi từng đọc. Nhưng, có một ma lực nào đó khiến tôi cứ đọc mãi, đọc mãi và không cách nào dứt ra được.
Tôi say mê với những khung hình đơn giản mà ngộ nghĩnh, với những câu nói của những đứa trẻ con thơ ngây mà trong sáng - những nhân vật bất hủ tạo nên một Doraemonhuyền thoại.
Doraemon (Đôrêmon), chú mèo máy vạn năng của thế kỉ 22, với thân hình thể thao lí tưởng : cao 129cm, nặng 129kg, số đo vòng một, hai, ba lần lượt là 129cm, 129cm và 129cm - tròn trịa đến đáng kinh ngạc, có sở thích là ăn bánh rán và động vật đáng sợ nhất là chuột (!)
Một ngày nó, Doraemon vượt thời gian bất ngờ xuất hiện trong hộc bàn của Nobita - một học sinh tiểu học sống ở thế kỉ 20
Nhiệm vụ của Doraemon là phải giúp đỡ cho cậu bé Nobita (Nôbita) ngốc nghếc, hậu đậu thoát khỏi những sự cố bất ngờ xảy đến trong cuộc sống. Bảo bối của Mèo Ú chính là những phát minh khoa học đến từ tương lai được cất trong chiếc túi thần kì 3D không đáy, cũng là một sảm phẩm từ tương lai.
Doraemon sống cùng với gia đình Nobita, phòng ngủ của Mèo Ú là ngăn tủ của cậu bé Nobita. Và hằng ngày, Mèo Ú luôn phải vật lộn với đống rắc rối đầu rẫy của cậu bé ngốc nghếc, từ việc ăn, ngủ, học, chơi, đến việc bị bạn bè trêu chọc và những ước mơ trong một phút bốc đồng của cậu bé.
Xuyên suốt bộ truyện còn có rất nhiều những bạn nhỏ dễ thương khác như cô bé Shizuka (Xuka) ngoan ngoãn, xinh đẹp, giỏi giang, được tất cả bạn bè và đương nhiên là cả Nobita, Doraemon quý mến; công tử nhà giàu Suneo (Xêkô) khoái khoe khoang, tự sướng; “khỉ đột” Jaian (Chaien) luôn ước mơ trở thành ca sĩ nổi tiếng dù giọng hát dở ẹc; hay cậu bé hoàn hảo Dekisugi (Đêkhi) luôn được bạn bè ngưỡng mộ; cô em gái Jaian là Jaiko với bút danh Goda Christina luôn mơ ước được trở thành mộ họa sĩ truyện tranh dù chẳng có chút năng khiếu nào.
Nhưng, chính những điều đó đã khiến cho bộ truyện tranh này trở nên thật hấp dẫn.
Từ khi có Doraemon, những cuộc phiêu lưu của nhóm bạn Nobita thật tuyệt vời.
Bắt đầu, nó chỉ là những cuộc phiêu lưu tại sân bóng gần nhà, với những chiếc ống nước xếp chồng lên nhau. Rồi, cuộc phiêu lưu xảy ra ở một dịa điểm xa hơn, đó là… ngọn núi sau trường học. Rồi, sau đó là khu phố mà nhóm bạn sống, đến những ngọn núi cao, đáy biển sâu, rồi những đất nước xa lạ. Xa hơn nữa, đó là cuộc phiêu lưu vượt thơif gian về qua khứ hay đến thế giới tương lai, phiêu lưu trong vũ trụ bao la…
Tuy chỉ rất đơn giản, nhưng, những cuộc phiêu lưu của nhóm bạn Nobita cũng với Doraemon luôn tràn đầy những “ước mơ”.
Ai có thể ngờ được rằng, chú mèo máy vạn năng Doraemon lại là một sản phẩm bị lỗi hoàn toàn trong chương trình sản xuất hàng loạt của nhà máy chế tạo robot, hay chú bé Nobita ngốc nghếc lại có tình cảm thật sâu đậm với người bà đã đi xa, rằng chú bé Suneo thật ra lại rất nhát gan và mắc chứng bệnh… tè dầm về đêm nên luôn phải để mẹ nhắc đóng bỉm (!) Còn cậu nhóc Jaian lúc nào cũng thích bắt nạt bạn bè nhưng lại rất yêu thương em gái, sẵn sàng “đập” những đứa nào dám trêu chọc bạn bè mình và… sợ mẹ số một.
Nhưng, điều đó chẳng sao cả, vì họ luôn có “ước mơ”.
Những ước mơ chỉ đơn giản như là được điểm cao trong các bài kiểm tra, được đi du lịch đến nơi mình muốn tới… Hay cao lớn hơn một chút là được vượt thời gian, được thỏa sức khám phá vũ trụ to lớn kia, được trượt tuyết giữa mùa hè, được đi bơi giữa mùa đông giá rét… Hay, họ chỉ muốn được làm công việc mà mình thích, được trở thành người trong giấc mơ của mình.
Dù có là gì đi nữa, thì đó vẫn là những ước mơ, luôn đáng được trân trọng, đáng được ngưỡng mộ. Những ước mơ của trẻ thơ, thật ngây thơ, trong sáng là đẹp biết bao.
Và, những ước mơ của nhóm bạn Doraemon, không những khiến cho bộ truyện thêm hấp dẫn, mà nó, thực sự đã rất thật với những đứa trẻ đã từng đọc bộ truyện này.
Từ những ước mơ của chú mèo mập ú màu xanh, ai có thể ngờ được, nó đã theo những cô bé, cậu bé từ lúc còn là những đứa trẻ năm, sáu tuổi đến tận khi vào đại học, để rồi chúng ta được thấy những chú robot thật sống động, nhưng màn trình diễn thật đẹp mắt tai cuộc thi Sáng tạo Robocon Châu Á Thái Bình Dương. Ai có thể chắc chắn rằng, những nhà sáng tạo trẻ của cuộc thi đó chưa từng đọc và thích thú với những phép thần kì từ những bảo bối của Mèo Ú, để rồi nuôi dưỡng ước mơ đến tận ngày hôm nay.
Hay, có những cô cậu học trò ngày nào say mê với cuốn truyện Doraemon để rồi sau này kể lại câu chuyện về tình bạn và những cuộc phiêu lưu kì thú của nhóm bạn Doraemon cho những đứa học trò thơ ngây của mình…
Biết bao nhiêu những ước mơ của hàng triệu con người, đã nảy mần, vươn tới ánh sáng để thành những cây to rồi ươm hoa, kết trái như ngày hôm nay.
Doraemon. Sức mạnh của những ước mơ trẻ thơ thật phi thường.
Tôi đã đọc Doraemon từ rất lâu, và bây giờ vẫn vậy.
Nhiều người hỏi tôi, lớn bằng từng này rồi rao còn đọc mấy truyện tranh dành cho con nít đó. Nhưng tôi chỉ cười và trả lời, rằng tôi đang làm những việc mà mình thích, rằng điều đó chẳng có gì sai trái cả.
Tôi không hiểu tại sao ngày nay người ta lại quay lưng với truyện tranh nhiều như vậy.
Phụ huynh thì không cho con em mình đọc truyện tranh, mà thay vào đó là những cuốn sách văn mẫu, toán khó, hay ngay cả một cuốn tiểu luận tiếng Anh. Truyện tranh, có thể thua kém truyện chữ về câu từ, cách dẫn dắt, nhưng nội dung, tôi nghĩ rằng chẳng có gì thua kém, còn có cả phần hình ảnh, như vậy chẳng phải sẽ dễ hiểu hơn với các em sao? Họ không hiểu rằng, nếu đọc những cuốn sách đó mà trẻ chẳng nhập được gì, hoàn toàn không thích thú, thì đó chỉ là tốn kém và không hiệu quả, thà cho chúng đọc những cuốn truyện tranh mà chúng thích còn hơn.
Ngay cả ở trường, cô giáo cũng cấm bọn trẻ, kể cả trong giờ giải lao.
Nhưng, vẫn còn đó những đứa trẻ giấu cuốn Doraemon trong cặp sách, đợi đến giờ về xuống nhà xe đổi lấy một cuốn của cô bạn (một thời của tôi). Những niềm yêu thích của chúng sẽ chẳng bao giờ bị mai một.
Doraemon, hấp dẫn như vậy, ý nghĩa như vậy. Chẳng lạ gì khi nó đã trở thành tác phẩm truyện tranh để đời của họa sĩ Fujio.F.Fujio, và Doraemon đã trở thành đại sứ truyện tranh của Nhật Bản.
Những trang truyện với hình vẽ thật giản dị lại luôn tràn đầy những ước mơ của tuổi thơ. Những ước mơ này, cũng như chú mèo máy Doraemon, nhóm bạn Nobita, sẽ luôn sống mãi, sẽ cưỡi trên cỗ máy thời gian để đến thế giới tương lai, hay ngước dòng lịch sử trở về quá khứ, tiếp thêm những ước mơ cho những đứa trẻ thơ, và ngay cả nhũng người lớn ở thế giới này, và toàn vũ trụ bao la.
Những cuộc phiêu lưu kì thú sẽ không bao giờ chấm dứt.
Từng ngày ta luôn ao ước tìm một vùng đầy hoa bướm,
Chứa giấc mơ thần tiên…
Tuyệt vời như trong tranh vẽ, nhẹ nhàng đưa thời thơ bé mãi vút bay hồn nhiên.
Vượt ngàn mây trôi êm ái, vượt thời gian ta bay mãi đến những khung trời xa thật xa.
Mở cánh cửa và nhìn ra thế giới, bạn ơi cứ bước đi thôi lo sợ gì.
Và sau này khi lớn khôn rồi, nụ cười bé thơ có còn trên môi,
Hãy khắc ghi những điều nhỏ nhoi
Đưa lối cho ta về ngày yêu dấu…
Shalalalala…
Niềm tin luôn luôn ở bên ta
Cho yêu thương bao la và đưa mơ ước bay xa
Doraemon này, cùng bao bảo bối trong tay mang giấc mơ trẻ thơ về đây.
…
Doraemon này, mình bay đến khắp năm châu cho thế gian mãi ngập trong niềm vui bé thơ
Đây là 1 gợi ý của mình,dựa vào bài này nhá
Trong truyện Tấm Cám, Tấm là cô gái vừa đẹp người vừa đẹp nết.
Cô Tấm có dáng người thon thả, đôi bàn tay búp măng và đôi chân nhỏ xinh xinh. Khuôn mặt trái xoan
trong sáng và hiền hậu. Đôi lông mày lá liễu, cùng đôi mắt bồ câu . Mái tóc đen óng ả lại mềm mại như
những sợi tơ buông xõa đến quá vai. Mũi không cao nhưng hợp với khuôn mặt. Hàm răng trắng như mây
lại được điểm bằng một chiếc răng khểnh, mỗi lần cô cười rất duyên dáng. Đôi má bầu bầu, với làn da
trắng hồng. Trông cô đẹp như nàng tiên, khi cô mặc quần áo, lấy từ mấy lọ xương cá Bống chôn dưới
chân giường để đi trẩy hội.
Lúc nghèo khổ, cũng như lúc là vợ vua. Cô Tấm luôn giữ bản chất cần cù, chịu thương chịu khó của
người lao động. Trong cung cô vẫn giặt quần áo cho vua. Khi về giỗ mẹ, Tấm vẫn leo lên cây cau hái quả
để cúng. Bị mẹ con Cám hại chết, nhưng con người hiền lành, hiếu nghĩa đôn hậu ấy đã đấu tranh quyết
liệt và sau cùng đã được trở về bên vua.
Cô Tấm xinh đẹp, dịu hiền, chân chất dịu thương , chịu khó. Cô bền bỉ dành lại hạnh phúc. Cô Tấm đẹp
người đẹp nết ấy là hình ảnh cho người dân Việt Nam của chúng ta.
My favourite book is How to Win Friend and Influence People. This book is written by Dale Carnegine - a world famous orator and orator. This book has about 400 pages. This is a famous book that is read by many people. It's about the art of dealing with people to win favors.How to Win Friends and Influence People has 4 parts. Part one talks about the art of behaving. Part two is about ways to make people feel good. Part three is twelve ways to guide others to your thoughts. And finally part four teaches us how to transform others without engendering hostility or resentment. This is an extremely useful book to help you easily achieve communication success.
@Bảo
#Cafe
Tham khảo
Đôrêmon (Doraemon) là một bộ truyện tranh Nhật Bản của tác giả Fujiko Fujio được sáng tác từ năm 1969 với mục đích ban đầu dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Tác phẩm sau đó đã được chuyển thể thành các tập phim hoạt hình ngắn, dài cùng các thể loại khác như kịch, trò chơi điện tử.
Bộ truyện kể về một chú mèo máy tên là Đôrêmon đến từ thế kỉ 22 để giúp một cậu bé lớp 4 hậu đậu tên là Nôbi Nôbita. Các câu chuyện của Đôrêmon thường ngắn gọn, dễ hiểu, dí dỏm và mang cái nhìn lạc quan về cuộc sống tương lai cũng như sự phát triển của khoa học – kĩ thuật. Đôrêmon đã giành được nhiều giải thưởng truyện tranh ở Nhật Bản và được tạp chí TIME Asia bình chọn là một trong 22 nhân vật nổi bật của châu Á. Kể từ khi ra đời đến nay, Đôrêmon không chỉ được coi là nhân vật và bộ truyện tranh được yêu thích hàng đầu ở Nhật Bản, nó còn trở thành một biểu tượng văn hóa của đất nước này và được trẻ em nhiều nước trên thế giới yêu thích.
Viết bài văn ngắn giới thiệu về truyện tranh Doraemon tập 40 :D
Biểu quyết Bài viết tốt: The Love Club EP, Paparazzi (bài hát của Lady Gaga) |
Pokémon: Thám tử Pikachu
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Buớc tưới chuyển hướng Bước tới tìm kiếm
Bài này là một bản dịch thô từ ngôn ngữ khác. Đây có thể là kết quả của máy tính hoặc của người chưa thông thạo dịch thuật. Xin hãy giúp tăng chất lượng bản dịch. |
Để đọc về the video game, xem Detective Pikachu.
Pokémon: Thám tử Pikachu | |
---|---|
Thông tin phim | |
Đạo diễn | Rob Letterman |
Sản xuất |
|
Tác giả |
|
Dựa trên |
|
Diễn viên |
|
Âm nhạc | Henry Jackman[1] |
Quay phim | John Mathieson |
Dựng phim | Mark Sanger |
Hãng sản xuất |
|
Phát hành |
|
Công chiếu |
|
Quốc gia |
|
Ngôn ngữ | Tiếng Anh |
Pokémon: Thám tử Pikachu (được biết đến là Detective Pikachu) là một phim hành động, phim cho trẻ em sắp tới[3][4] được đạo diễn bởi Rob Letterman và người viết kịch bản Nicole Perlman và Letterman, dựa trên trò chơi cùng tên. Bộ phim do Hoa Kỳ và Nhật Bản đồng sản xuất với hai nhà sản xuất Legendary Pictures và The Pokémon Company.[2] Đây là phim người đóng đầu tiên trong lịch sử Pokémon. Diễn viên Ryan Reynolds lồng tiếng Pikachu, và Juse Smith, Kathryn Newton, Ken Watanabe trong những vai người đóng còn lại.
Bộ phim được ra mắt trong RealD 3D vào ngày 10 tháng 5, 2019,[5] làm cho nó trở thành bộ phim Pokémon đầu tiên nhận được một bản phát hành sân khấu rộng ở Hoa Kỳ, và lần đầu tiên được phân phối bởi Warner Bros. Pictures, từ Pokémon 3: The Movie vào năm 2001.
Mục lục
Cốt truyện
Trong vũ trụ Pokémon, Tim Goodman (Juse Smith) đã thất bại trong việc làm nhà huấn luyện Pokémon và là con trai của thám tử nổi tiếng Harry Goodman. Khi cha của cậu bị mất trong một tai nạn xe hơi, Tim đến thành phố Ryme và gặp thám tử Pikachu (Ryan Reynolds)-đối tác cũ của Harry. Tim bằng một cách nào đó có thể hiểu được tiếng nói Pikachu, họ miễn cưỡng hợp tác với nhau để tìm Harry và khám phá bí ẩn xung quanh sự biến mất của cha cậu-Harry.
Diễn viên
Sản xuất
Phát triển
Vào tháng 4 năm 2016, có một báo cáo cho rằng Legendary Pictures đang đàm phán để lấy quyền sản xuất phim hành động người đóng Pokémon.[6] Sau đó vào tháng 7 năm 2016, Legendary sắp đóng một thỏa thuận cho bộ phim.[7] Vào ngày 20 tháng 7 năm 2016, một công bố cho rằng Legendary và The Pokémon Company đã ký kết để làm bộ phim hành động người đóng trong lịch sử Pokemon và dựa trên trò chơi Detective Pikachu. Ban đầu, Universal Pictures sẽ xử lý phân phối bên ngoài Nhật Bản, trong khi Toho muốn xử lý phân phối tại Nhật Bản.[8] Vào ngày 16 tháng 8 năm 2016, Nicole Perlman và Alex Hirsch đang đàm phán với Legendary để viết kịch bản.[9] Vào ngày 30 tháng 11 năm 2016, Legendary thuê Rob Letterman để đạo diễn cho bộ phim, mà Legendary đã theo dõi để sản xuất nhanh bắt đầu vào năm 2017.[10]
Vào ngày 25 tháng 7 năm 2018, Warner Bros. Pictures thông báo họ sẽ tiếp nhận nhiệm vụ phân phối trên toàn thế giới (ngoại trừ Nhật Bản và Trung Quốc) từ Universal, với ngày ra mắt không đổi.[11] Lý do ra mắt Detective Pikachu đến từ The Pokémon Company và mong muốn của Letterman là làm một bộ phim tập trung vào một nhân vật khác bên cạnh Satoshi. Trên tiêu đề, Letterman bày tỏ, "The Pokémon Company", họ đã hoàn thành nhiều thứ, nhiều phim về Satoshi, và họ đến với Legendary với ý tưởng sử dụng nhân vật mới. Vì vậy, khi tôi đã ở đây, tôi đã sửng sốt với thám tử Pikachu, và tôi yêu câu chuyện đằng sau nó."[12]
Diễn xuất
Vào tháng 11 năm 2017, Juse Smith đã được định vai diễn người đóng, và Kathryn Newton đã trở thành diễn viên sau những cuộc đọc thoại và thử nghiệm gây gắt người xuất hiện sau Smith. Newton đánh bại Natalia Dyer, Haley Lu Richardson, và Katherine Langford để dành lấy vai diễn.[13][14] Vào tháng 12 năm 2017, Ryan Reynolds được trong vai trò tiêu đề, và được ghi hình qua Ghi hình chuyển động.[15] Những diễn viên khác cũng được định vai diễn như là Danny DeVito, Dwayne Johnson, Mark Wahlberg và Hugh Jackman.[16][17] Vào tháng 1 năm 2018, với sự bắt đầu của quá trình sản xuất, Ken Watanabe, Bill Nighy và Chris Geere tham gia quá trình diễn xuất.[18][19] Vào tháng 2 năm 2018, Suki Waterhouse và Rita Ora tham gia quá trình diễn xuất.[20][21] Vào tháng 4 năm 2018, Omar Chaparro tham gia quá trình diễn xuất.[22]
Quay phim
Bắt đầu sản xuất chính vào ngày 15 tháng 1 năm 2018 tại Luân Đôn và Denver.[23] Chín ngày sau đó, Legendary thông báo rằng nhiếp ảnh chính đã chính thức bắt đầu với phần lớn việc quay phim diễn ra tại Hoa Kỳ tại bang Colorado và Anh.[24] Theo báo cáo tiết lộ rằng Alex Hirsch không tham gia vào bản thảo cuối cùng của kịch bản và cho rằng Nicole Perlman và Rob Letterman là những người duy nhất được ghi nhận.[25] Phần lớn sự tương tác và tham chiếu về giọng nói cho Pikachu được hoàn tác bởi nghệ sĩ lồng tiếng chuyên nghiệp Jon Bailey. Tuy nhiên, tất cả các câu thoại sẽ được nói bởi Ryan Reynolds.[26] Quay phim chính đã kết thúc vào ngày 1 tháng 5 năm 2018.[27] Quay phim được hoàn tất ở Shepperton Studios và Warner Brother Studios ở Leavesden.
Âm thanh
Vào ngày 24 tháng 10 năm 2018, nhà biên soạn Henry Jackman đã được xác nhận làm âm thanh cho Pokémon: Detective Pikachu.[28]
Sau sản xuất
Hiệu ứng hình ảnh được tạo bởi Moving Picture Company (MPC) và Framestore.[29] Phần lớn hiệu ứng hình ảnh được cung cấp bởi cùng nhóm The Jungle Book và Fantas Beasts and Where to Find Them. Letterman so sánh hiệu ứng hình ảnh của nhân vật Rocket Raccoon từ Vệ binh dải Ngân hà. "Chúng là kĩ thuật, hiệu ứng hình ảnh cao nhất của thế giới... Chúng giống như thật, như chúng đang sống và sống trong bộ phim." Bản ghi âm bổ sung của cuộc chiến giữa thám tử Pikachu and Charizard được ghi âm tại Pokémon World Championships.[12]
Phát hành
Bộ phim được phân phối ở ngoài Nhật Bản và Trung Quốc bởi Warner Bros. Pictures vào ngày 19 tháng 5 năm 2019, ở Nhật Bản do Toho phân phối và Legendary East phân phối ở Trung Quốc.[30]
Ghi chú
Tham khảo
Liên kết ngoài
Bản mẫu:Rob Letterman
|
Thể loại:
Trình đơn chuyển hướng
Khác
Tìm kiếm
Tương tác
Gõ tiếng Việt
Trợ giúp
Công cụ
In/xuất ra
Ngôn ngữ khác
Sửa liên kết
Pokémon (ポケモン) là một trò chơi điện tử của hãng Nintendo Nhật Bản được phát triển bởi Tajiri Satoshi phát hành vào năm 1996. Hiện đã trở thành một thương hiệu đang thịnh hành ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, đã được chuyển thể thành các bộ anime, truyện tranh,... nhiều tập. Game Pokémon được phát triển bởi GameFreak và đã trở thành một trong những dòng game dựa trên hoạt hình nổi tiếng thứ nhì thế giới, chỉ đứng sau Mario, vốn cũng thuộc Nintendo. Sản phẩm Pokémon bao gồm video, anime, truyện tranh, móc khóa, sách ảnh...Năm 2006 Pokémon tổ chức kỉ niệm 10 năm Pokémon đến với công chúng trên toàn thế giới
Doraemon (ドラえもん Doraemon?), tên thường gọi tại Việt Nam là Đôrêmon, là một nhân vật thuộc loại robot phỏng hình mèo trong bộ truyện và phim hoạt hình cùng tên. Doraemon sinh ngày 3 tháng 9 năm 2112 (thuộc thế kỉ XXII). Cậu có thân hình béo tròn, da màu xanh lam (thực ra khi mới sinh cậu có da màu vàng), không có tai do bị chuột gặm mất. Ban đầu, cậu đến sống và giúp đỡ cho Nobi Sewashi (Nôbitô). Do thắc mắc hoàn cảnh sa sút của gia đình Sewashi, Doraemon dùng Cỗ máy thời gian quay lại quá khứ vào thế kỉ XX (20) để tìm hiểu lý do. Cậu đã phát hiện ra nguyên nhân là Nobi Nobita - cụ tổ của Sewashi - do hậu đậu vụng về nên sau này khiến cho đời sống con cháu cũng khó khăn theo. Vậy là Doraemon quyết định đến sống cùng Nobita để giúp đỡ, hướng dẫn và chăm sóc cậu ta trong những lúc khó khăn. Nhưng cũng hay thương Nobita. Cậu là 1 người hiền lành,hòa đồng với bạn bè mình.
Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Doraemon (ドラえもん Doraemon?) gồm dora- (ドラ?) xuất phát từ nora neko (野良猫?) (chú mèo bị lạc) trong tiếng Nhật, không phải từ tên bánh dorayaki trong tiếng Nhật, và -emon (衛門 (Vệ Môn)?) thường gặp trong các tên truyền thống ở Nhật Bản, ví dụ Ishikawa Goemon (cũng giống như từ -tarou (太郎 (Thái Lang)?) hay xuất hiện trong tên đàn ông Nhật Bản).[2][3][4]. Trong tập phim năm 2007, nhân ngày sinh nhật của Doraemon, chủ nhà máy nơi sản xuất cậu ta gọi cậu là 'MS-903'. Ở nhiều nước nói tiếng Anh, Doraemon được gọi theo cách ký âm rōmaji, đây cũng là cách gọi mới trong lần tái bản bộ truyện tranh cùng tên gần đây của Nhà xuất bản Kim Đồng. Trong truyện, cậu ta thường bị gọi lầm là chồn (Tanuki). Trong phiên bản tại truyện tranh tại Việt Nam, cậu còn được gọi bằng tên thân mật "Mèo Ú". Dưới đây là tên của Doraemon tại các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Á và Đông Nam Á, một số nơi có thể có nhiều cách gọi. Tên "Đôrêmon" xuất hiện đầu tiên từ bản dịch tiếng Việt bộ truyện tranh chuyển tác từ tiếng Thái của nhà xuất bản Kim Đồng, cũng giống như bản tiếng Thái nhằm mục đích đưa Doraemon gần gũi và để phát âm hơn nên một số nhân vật trong truyện đã được việt hóa tên vd: Đôrêmon, Chaien, Xuka... Trong bản gốc tiếng Nhật, cậu được gọi thân mật là "Dora-chan" (ドラちゃん?) bởi Shizuka và mẹ Nobita.
Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: 2112: Doraemon ra đời
Doraemon khi còn ở thế kỉ XXII (có da màu vàng)
Theo như lời kể của ông Hiroshi, trong một đêm ông đang tìm kiếm đề tài và nhân vật cho một bộ truyện tranh tâm đắc thì một con mèo hoang nhảy vào nhà, nó kêu vài tiếng rồi nhảy vào lòng ông mà ngủ. Do quá mệt mỏi Hiroshi cũng thiếp đi lúc nào không biết. Sáng hôm sau thức dậy, ông vội vàng bước xuống cầu thang và vấp phải con lật đật của cô con gái, từ đó sinh ra sự kết hợp giữa lật đật và mèo và ra đời nhân vật Doraemon[5].
Theo tập phim 2112: Doraemon ra đời, Doraemon sinh ngày 3 tháng 9 năm 2112 tại Xưởng sản suất Robot ở Tokyo, nhưng trong quá trình chế tạo cậu tình cờ bị trúng phải một tia lửa điện mạnh do bọn cướp bắn ra, khiến cậu bị mất một con ốc vít ở đầu, rơi ra khỏi dây chuyền sản xuất, bị va đập và suýt chút nữa rơi vào lò hỏa thiêu. May mắn Doraemon đã được một cô bạn mèo cứu thoát. Nhưng cũng chính vì bị mất một con ốc nên cậu hay lú lẫn, lấy nhầm bảo bối khiến cho thầy hiệu trưởng trường đào tạo robot nhắc nhở. cậu theo học một lớp học chuyên đào tạo những robot có ích và kết bạn với một nhóm mèo máy có cùng hình dạng (xem Đội quân Doraemon). Vào ngày lễ tốt nghiệp, cậu được gia đình Sewashi nhận về nuôi để trông coi Sewashi. Trước đây, Doraemon có nước da màu vàng và hai tai. Nhưng vào buổi trưa ngày 30 tháng 8 năm 2122, cậu ngủ quên và bị chuột gặm mất đôi tai. Các bác sĩ đã cố gắng sửa chữa tai của Doraemon tại bệnh viện, nhưng do gia đình Sewashi quá nghèo, không đủ tiền để thực hiện việc này nên Doraemon đành phải chấp nhận bỏ đôi tai của mình (còn tập phim nói là do xảy ra sự cố hy hữu trong điều trị), cậu còn bị Noramyako chê cười. Doraemon rất buồn mặc cho Sewashi hết lời an ủi, nước da cậu biến thành màu xanh lam như chúng ta thấy ngày nay. Kể từ hôm đó Doraemon rất sợ và căm ghét bọn chuột tới mức lôi ra những bảo bối hạng nặng ra tiêu diệt chúng như "súng Jumbo" hoặc "Súng tên lửa" trong chương "Chuột và bom", cậu ít tự tin về tình yêu của mình. Doraemon không hiểu tại sao nhà Sewashi lại không thể chữa trị đôi tai cho mình, cậu dùng các bảo bối thời gian quay về quá khứ và gặp Nobita, cụ tổ của Sewashi, và cũng là nguyên nhân gây khó khăn về kinh tế cho con cháu đời sau vì bản chất yếu ớt, hậu đậu. Doraemon quyết định đến giúp Nobita trong cuộc sống, từ đó họ trở thành đôi bạn thân thiết và cùng trải qua bao hiểm nguy, vui có, buồn có. Doraemon bị mất một con vít trong lúc chế tạo do bị bọn cướp bắn trúng, vì vậy mà sau này cậu thường bị hỏng hóc và phải bảo trì thường xuyên. Nhiều lúc trong những tình huống nguy cấp, Doraemon cuống cả lên và lấy ra toàn những thứ linh tinh, chẳng giúp ích được gì.
Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]
Trong các tập truyện, Doraemon đều được vẽ với hình dáng tròn ủng như trái banh và bàn tay của cậu cũng vậy (Nobita đã lợi dụng điểm yếu này để cậu thường bị thua ở trò oẳn tù tì do chỉ ra được có nắm đấm). Cả người cậu có màu xanh lam, riêng phần trước ngực, nơi đeo túi thần kỳ thì có màu trắng. Ở vài tập truyện đầu tiên, hình dáng Doraemon được vẽ với đầu nhỏ nhưng thân hình lại to. Nhưng sau đó thì Doraemon trở nên cân đối hơn. Doraemon có một cái mồm rộng đến nỗi có thể nuốt vừa một cái chậu lớn. Các số đo thân hình của Doraemon như sau:
Chiều cao: 129,3 cm
Cân nặng: 129,3 kg (Nobita cõng Doraemon)
Nhảy cao: 129,3 cm (khi thấy chuột)
Công suất tối đa: 129.3 bhp
Vòng bụng: 129,3 cm
Đường kính chân: 129,3 mm
Tốc độ chạy: thông thường: 50 m/s - khi gặp chuột: 129,3 km/h
Như vậy các số đo của Doraemon có một điểm chung: đều là con số 129,3. Ngoài ra, ngày sinh của cậu là 3/9/2112 hay 12/9/3)
Cấu tạo bên trong và các bộ phận của Doraemon
Vì đây là một cậu mèo máy robot của thế kỉ XXII, nên các bộ phận của Doraemon đều có công nghệ cao. Các tính năng ưu việt (nhưng cũng có khi bị hỏng) được kể ra dưới đây:
Đầu:Đầu Doraemon có cài đặt một máy tính xử lý thông tin thông minh bên trong, làm cho cậu có thể giao tiếp bằng tiếng Nhật và nhận biết được mọi thứ xung quanh y như con người. Nhưng không được nhạy cảm như mong đợi, Doraemon gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý các con số, lấy nhầm bảo bối khi cuống lên,... Đầu Doraemon còn cứng như đá, và thật ra cũng là một loại vũ khí rất đắc lực. cậu có thể sử dụng nó để tông vỡ cửa sổ, nổ bình khí gas (Nobita và Vương quốc trên mây), làm kẻ thù bất tỉnh (Nobita và vương quốc robot),...
Khuôn mặt: Khuôn mặt Doraemon tròn, với chiếc mũi đỏ và 6 sợi ria mép dài bằng nhau. Doraemon rất ghét khi người ta gọi cậu là chồn hay hồ li.
Mắt: Mắt ngoại tuyến, nhìn ban đêm rõ như ban ngày.
Mũi:Tròn và màu đỏ như đuôi, siêu thính, độ nhạy gấp 20 lần mũi người (nhưng hiện tại đã bị hư).
Râu (hay ria mép): 6 sợi râu rađa, có thể nắm bắt được thông tin từ xa, hiện tại đang chờ sửa chữa.
Miệng: Miệng rộng đến nỗi có thể nuốt cả cái chậu rửa mặt. Răng của Doraemon chỉ được nhìn thấy khi nổi giận (cũng giống với các nhân vật khác).
Chuông: Được treo trên cổ, có màu vàng, đây là vật đặc trưng của cậu mèo máy, nó cũng được các loại robot khác sử dụng. Khi rung chuông sẽ tạo ra một làn sóng âm thanh đặc biệt và kêu gọi những bạn bè của mèo ú. Nhưng hiện nay cũng đã bị hư, thay vào đó là chiếc chuông camera mini (Nobita và hành tinh muông thú). Trong Nobita và viện bảo tàng bảo bối, Doraemon sẽ ngày càng bị mất hết tư duy và trở thành như một cậu mèo bình thường nếu bị mất chuông.
Da là một chất đặc biệt chống lại sự ăn mòn kim loại, có độ bền cao, chống bụi. Nhưng nó vô dụng khi gặp thời tiết lạnh hay nóng quá. Bên trong là lò nguyên tử, tạo ra năng lượng cho mèo ú. Trong tập phim 2112: Doraemon ra đời, da vốn là màu xanh lam, còn màu vàng chỉ là nước sơn và chuyển sang màu xanh khi cậu khóc quá nhiều. Ngoài ra, da ở phần chân có thiết bị phản trọng lực, vì vậy chân Doraemon luôn cách mặt đất 3 mm (cũng là lý do mà cậu chả bao giờ đi giày).
Tay: Hình tròn trắng và không có vân tay. Doraemon thường bị thua trong những cuộc thi "oẳn tù tì" do chỉ ra được nấm đấm, và Nobita đã biết lợi dung điều bất tiện này (ra kéo hoặc bao,...). Nhưng có lực hút và cầm được mọi vật không cần ngón.
Túi thần kỳ: Sử dụng công nghệ không gian 4 chiều, một kho chứa vô tận. Doraemon thường đeo nó ở trước bụng và cất giữ bảo bối, cậu có một chiếc tương tự gọi là túi sơ-cua để dưới gối, dùng khi quên mang theo và thông hai đầu với nhau. Ngoài ra nó còn được dùng để chứa các thứ linh tinh khác như bánh rán, chén đũa,...
Chân: Chân dẹt màu trắng, có thể bước đi nhẹ nhàng không gây tiếng động.
Đuôi: Hình tròn màu đỏ, đây là công tắc toàn bộ hệ thống của Doraemon, nếu kéo nó Doraemon sẽ rơi vào trạng thái bất động, được sử dụng để tiết kiệm năng lượng. Nhưng trong bộ truyện màu phát hành năm 1970, khi kéo cái đuôi, Doraemon lại tàng hình.
Doraemon là robot mèo máy cũ xảy ra sự cố, đó là lý do khiến các bộ phận như "chuông gọi mèo" và "Râu ra-đa" hỏng liên tục, ngoài "thiết bị cảm nhận âm thanh từ xa". Vì vậy, thi thoảng cậu cũng tự trang bị cho mình những linh kiện mới rẻ tiền. Như trong tập truyện dài Doraemon: Nobita và hành tinh muông thú, cậu thay chuông gọi mèo thành máy chụp hình mini treo cổ, dù các bộ phận khác vẫn bị bỏ rơi và chưa được đem đi sửa. Thực tế hơn, thế giới tương lai của Doraemon quy định mỗi năm phải đi kiểm tra sức khỏe toàn diện định kỳ một lần (Doraemon bị ốm?, tập 45). Khi đó, những bộ phận hỏng hóc sẽ được sửa chữa. Nhưng những thiết bị hỏng hóc trên người Doraemon cứ như vậy mãi do cậu không chịu đi kiểm tra, sợ khám sức khỏe vì cho rằng nếu vậy thì Nobita sẽ không thể sống tốt như trước.
Cuộc sống và tính cách[sửa | sửa mã nguồn]
Hình tượng mô phỏng Doraemon bên cạnh bánh dorayaki
Doraemon là một cậu mèo máy vui tính, khá nhanh trí nhưng đôi lúc lại lẩm cẩm. Cậu ta mắc chứng ám ảnh sợ chuột (musophobia), đặc biệt là chuột nhắt. Đó là do khi ở thế kỉ XXII, khi ngủ quên, cậu đã bị một con chuột gặm cụt mất đôi tai. Mỗi khi gặp chuột nhắt, cậu đều chạy trốn với tốc độ rất nhanh (129,3 km/giờ), nhiều khi sợ quá và bất tỉnh. Đặc điểm này của Doraemon đã gây ra nhiều điều rắc rối cho mọi người và Nobita cũng lợi dụng điều này để vòi vĩnh những bảo bối trong chiếc túi thần kỳ. Hàng ngày, Doraemon phải chăm sóc suốt ngày suốt đêm cho Nobita, không rời khỏi nhà dù là ai đó rủ cậu đi chơi, đến khi nào Nobita đi đâu đó không có ở nhà thì cậu mới được tự do, trong thời gian đó thì Mèo Ú sẽ tận dụng thời gian đi mua bánh rán hay đi trò chuyện với các cậu mèo hàng xóm và cậu cũng chăm sóc mấy bạn mèo hàng xóm, người làm cậu tốn công nhất là Nobita. Tuy tên của Doraemon không xuất phát từ bánh dorayaki nhưng loạt truyện đã dựa trên sự giống nhau phát âm (dora-), thứ bánh này (các bản dịch tiếng Việt gọi là bánh rán) đã trở thành thức ăn mà Doraemon thích nhất. Bánh rán mà Doraemon thích là từ khi cô bạn gái Noramyako của cậu cho cậu ăn để an ủi, động viên, xua tan chuyện buồn điểm kém thời thế kỷ 22 Doraemon ra đời. Đây là thứ bánh truyền thống của Nhật Bản. Doraemon từng nói rằng nếu không được ăn bánh rán quá 3 ngày thì cậu sẽ không sống nổi, thường hay bức rứt không yên. Chính vì thích bánh rán nên cậu thường được mời ăn để thuyết phục cậu mượn bảo bối nhất là Nobita. Trong các tập truyện tranh Doraemon, ban đầu cậu thường từ chối Nobita khi cậu mượn bảo bối. Nhưng sau đó cậu đều đồng tình và cho mượn. Có điều là các bảo bối đều được Nobita sử dụng không đúng mục đích và thường có những cảnh như khoe Shizuka hay bị Jaian, Suneo tịch thu, sau đó gây ra các tình huống trớ trêu khiến cho truyện Doraemon trở nên hấp dẫn.Trong những cuộc phiêu lưu,Doraemon luôn là vị cứu tinh của chúng bạn nhờ chiếc túi thần kì chứa đủ các bảo bối của thế kỉ 22 nhưng hơn cả đó là cậu có một tấm lòng nhân hậu,dũng cảm,luôn giúp đỡ bạn bè khi khó khăn. Vì là một Robot cao cấp của tương lai, nên Doraemon vẫn bị muỗi đốt, bỏng, cảm lạnh, buồn ngủ, đổ mồ hôi như con người thật để tiện chăm sóc và sống cùng trẻ nhỏ, Doraemon rất ghét mùa đông vì sợ lạnh và không thể chịu nổi thời tiết lạnh giá, hay cuộn tròn bên bàn sưởi, ôm lò sưởi và đắp chăn kín người.
Doraemon còn có một cô bạn gái (mèo thật) là Tama hay Mimi, cậu đã từng vất vả để chinh phục cô nàng đỏng đảnh này. Bên cạnh đó cậu cũng làm quen với nhiều mèo khác và có cả nhóm mèo bạn thân của Doraemon. Thỉnh thoảng ta thấy cô và Doraemon cùng đi picnic (các tập truyện ngắn), Nobita rất bực mình vì đôi khi Doraemon đi chơi với Mimi mà không cho cậu mượn bảo bối. Ở thế kỷ 22, Doraemon cũng có một cô em gái là Dorami. Cậu ta từng có một cô bạn gái là mèo máy tên là Noramyako (ノラミャー子) những đã chia tay vì cô cảm thấy Doraemon quá lùn so với cô và một lý do khác nữa là do khi Doraemon mất tai phải băng bó nên bị Noramyako chế nhạo. Doraemon cũng xuất hiện trong truyện Đội quân Doraemon với vai trò là một trong bảy thành viên của đội quân cùng tên. Trong truyện Doraemon bóng chày với số áo 10 ở vị trí giao bóng nhưng ném bóng khá tệ. Cuộc sống thực sự của Doraemon thường không được phản ánh đầy đủ mà chủ yếu là qua những tình huống liên quan đến Nobita. Những món bảo bối mà Doraemon mua được xuất phát từ việc bán tiền cổ mà hàng tháng mẹ Nobita cho (500 yên/tháng) với giá cao để lấy tiền hơn 100 năm sau mà thời Sewashi sử dụng nên mọi bảo bối trong tay Doraemon đều được mua từ cửa hàng bách hóa tương lai.
Lồng tiếng[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 1973, Tomita Kōsei là một nam seiyū lồng tiếng cho Doraemon từ tập 1 đến - tập 13, nhưng từ tập 14 - tập 52, vai này đã chuyển cho nữ seiyū Nozawa Masako cũng trong năm đó. Kể từ đó đến nay, những diễn viên lồng tiếng cho cầu thường là các seiyū nữ dù Doraemon là một cậu mèo. Người lồng tiếng cho mèo máy lâu nhất là Ōyama Nobuyo từ ngày 2 tháng 4 năm 1979 đến 25 tháng 3 năm 2006 (gần 26 năm) mặc dù đến tháng 3, năm 2005 bà đã 68 tuổi. Từ ngày 15 tháng 4 năm 2005, Mizuta Wasabi tiếp tục đảm nhận công việc này.
Ở Việt Nam, khi loạt phim Doraemon được "Việt hóa", Nguyễn Thụy Thùy Tiên đảm nhận lồng tiếng cho chú mèo máy cùng tên. Trước đó, khoảng thập niên 90 của thế kỉ XX, Doraemon được lồng tiếng bởi Hoài Vân.
Bản tiếng Anh, Doraemon được lồng tiếng bởi nữ diễn viên lồng tiếng Mona Marshall.
Ảnh hưởng[sửa | sửa mã nguồn]
Nhân vật Broadband từ Ủy ban Truyền thông Liên bang.
Doraemon là nhân vật hoạt hình duy nhất trong số 22 nhân vật nổi bật của châu Á (Asian Heroes) trong một bài báo có tựa đề The Cuddliest Hero in Asia(Anh hùng đáng yêu nhất ở châu Á) do tạp chí TIME bầu chọn[6]. Tháng 3 năm 2008, chính phủ Nhật Bản đã chọn Doraemon là Đại sứ hoạt hình chính thức của Nhật Bản trong một buổi lễ do đích thân Ngoại trưởng Nhật Bản Komura Masahiko chủ trì.[7]. Với những bảo bối của mình, Doraemon theo một cuộc bầu chọn năm 2007 trên trang tin tức Oricon thậm chí đã được xếp thứ hai trong "danh sách các nhân vật manga quyền năng nhất", chỉ sau Son Goku của Bảy viên ngọc rồng[8]. Một cuộc thăm dò khác cũng được Oricon công bố ngày 14 tháng 4 năm 2008 với đối tượng là những người hâm mộ hoạt hình Nhật Bản theo câu hỏi Bạn muốn trở thành nhân vật anime nào nhất?, trong đó nhân vật Doraemon đứng ở vị trí thứ hai, sau Son Goku (Bảy viên ngọc rồng).[9]Doraemon còn xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hãng ESP Guitars đã chế tạo một loại guitar mang hình dáng Doraemon [10]. cậu mèo máy cùng các nhân vật vật khác trong tác phẩm cùng tên cũng xuất hiện trong video âm nhạc cho đĩa đơn "From a Distance", trích từ album Bicycles & Tricycles của The Orb. Hơn 50 trò chơi video-chỉ tiếng Nhật, bắt đầu từ hệ máy Arcadia 2001 của hãng Emerson lấy Doraemon làm nhân vật chính. cậu mèo máy còn có thể thấy trong loạt trò chơi Taiko no Tatsujin (chỉ từ 11 - 13), Meccha! Taiko no Tatsujin DS: 7tsu no Shima no Daibouken, và Taiko no Tatsujin Wii. Kể từ năm 2000, công ty Bunmeido đã bán những phiên bản giới hạn những chiếc bánh dorayaki với tên gọi Doraemon Dorayaki mỗi năm vào khoảng tháng 3 (tháng trình chiếu các bộ phim dài) và tháng 9 (tháng sinh nhật của Doraemon). Ngày 3 tháng 9 năm 2009, biểu trưng của Google tiếng Nhật đã thay đổi với hình ảnh của Doraemon và những bảo bối quen thuộc như trực thăng tre, cánh cửa thần kì, đèn pin thu nhỏ để kỷ niệm sinh nhật cậu mèo máy[11]. Ở phạm vi ngoài Nhật Bản, nhân vật Broadband của Ủy ban Truyền thông Liên bang có nhiều nét giống Doraemon, việc này đã gây ra những tranh cãi về vấn đề bản quyền giữa Shogakukan với Ủy ban này[12]. Hình ảnh Doraemon cũng là ý tưởng ra đời các tác phẩm Đội quân Doraemon và Doraemon bóng chày
HIHI NHỮNG TIÊU DDEE VỀ DỎEAMON