HÃY KỂ MỘT MẪU CHUYỆN VUI TỰ SÁNG TÁC
AI NHANH MÌNH TICK
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vương Huyền Nhân( tên này mk tự nghĩ nha) là một nhà thơ có ít nhiều tên tuổi trong ngành văn học hiện đại. Tuy còn rất trẻ nhưng ông đã đóng góp rất nhiều tác phẩm tiêu biểu và nổi tiếng. Rất nhiều người đến xin lời khuyên từ ông. Một ngày, có một cô bé đến xin học ở ông. Cô bé mới chỉ 12 tuổi, đôi mắt cô thẳm buồn. Ông nhận lời và hứa sẽ dạy cô làm được 1 bài thơ hoàn chỉnh trong vòng 1 tháng tới.
Vài ngày trôi qua, ông nhận thấy cô ko có tài năng cho lắm. Các biện pháp nghệ thuật hay phương pháp làm thơ cô đều ko thể nhớ nổi. Cô chỉ im lặng và cúi đầu mỗi khi Huyền Nhân nhắc nhở. Các học sinh khác đều là những người ưu tú và thường xuyên kiễu cợt, coi thường cô bé đáng thương. Tuy nhiên, Vương Huyền Nhân vẫn không từ bỏ, vẫn kiên nhẫn chỉ bảo em.
Đến ngày tổ chức khoa thi tuyển chọn tập thơ quốc tế, ông vẫn chọn cô bé đi thi. Nhiều người cho rằng, việc này sẽ ảnh hưởng ko ít đến danh tiếng lâu nay của ông. Nhưng cô bé đã nài nỉ ông cho cô đi thi vì bà cô luôn muốn em trở thành một nhà thơ. Thế là ông đồng ý mặc dầu mọi người đều nói rằng ông đã chọn nhầm người.
Và kết quả thật không ngờ...
Bài thơ của cô đã đạt giải nhất quốc tế. Vượt qua hàng trăm đối thủ nặng kí, cả hàng trăm bài thơ dài. Bài cô chỉ vỏn vẹn 4 dòng:
" Bà ơi, bà như người mẹ,
Thay cha gánh vác cả gia đình
Thay mẹ nuôi con khôn lớn
Thế gian này, chỉ cần mỗi bà thôi...."
Nhưng đến ngày nhận giải, cô bé lại ko xuất hiện khiến Vương Huyền Nhân rất lo lắng và ngạc nhiên. Hóa ra, ba mẹ cô bé mất sớm, em ở với bà...nhưng bà lại qua đời vào sáng nay, lúc MC xướng tên em nhận giải. Thật thương xót cho em biết bao... Vậy là, Vương Huyền Nhân đã nhận em làm con nuôi.
Sự kì vọng của ông vào em bé 12 tuổi ấy là quyết định thật đúng đắn, đập tan mối hoài nghi trong lòng mọi người. Với sự chính trực, lòng kiên nhẫn và lòng tự trọng của mk. Ông quả thật là một nhà thơ chân chính.
Mới đầu mk làm nên có j sai thông cảm nhaaa
Một buổi tối mùa đông lạnh giá, cả nhà em đang sôi nổi bàn chuyện mua sắm và chuẩn bị cho một cái tết thật vui. Bỗng từ xa vọng lại một tiếng rao yếu ớt của một cô bé. Em nhìn ra cửa sổ thì thấy đó là một cô bé đang bán bánh bao đêm.
Trông cô bé thật tội nghiệp. Quần áo rách rưới. Cô bé đi chân trần, vừa đi vừa xuýt xoa vì lạnh. Cô bé vừa đi vừa rao:"Ai bánh bao không! Ai bánh bao không!". Tiếng rao yếu ớt, bé nhỏ không thể xuyên qua những bức tường dày. Những ngôi nhà gần đó đều đóng cửa vì trời quá lạnh. Không ai ở trên đường hay ra ngoài để mua bánh cho cô bé.
Tuyết rơi càng lúc càng dày và thời tiết càng lúc càng lạnh. Cô bé dừng lại, ngồi cạnh bức tường bên cạnh nhà em và xoa tay. Bỗng cô bé ngã dần xuống. Em vội vã gọi mẹ rồi kéo mẹ ra chỗ cô bé. Mẹ đưa cô bé vào nhà và chăm sóc.
Một lúc sau, cô bé tỉnh dậy. Sau khi hỏi vài câu, mẹ mới biết cô bé là trẻ mồ côi, đang làm thuê cho tiệm bánh bao đầu phố. Cô bé phải bán hết chỗ bánh bao trong giỏ rồi mới được nghỉ nhưng hôm nay vì lạnh nên không ai mua bánh cả. Thương tình, mẹ em nói:
- Cháu cứ nghỉ đi, mai cô nói với chủ quán cho cháu nghỉ làm. Từ nay cháu sẽ ở lại đây với nhà cô nhé!
- Vâng ạ!-Cô bé đáp lại mẹ em trong niềm vui sướng.
Trên đất nước này còn rất nhiều hoàn cảnh như cô bé đó. Chúng ta phải giúp đỡ họ để họ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Bài thơ : Con Rồng Cháu Tiên
Người Việt xưa nay vốn dĩ tài
Giai nhân tháo vát tựa bao ngài
Minh Khai - Thị Định ngời khi sớm
Nguyễn Huệ - Ngô Quyền sáng buổi mai
Dồn dập quần hồng thi phú giỏi
Chập chồng tuấn kiệt Pháp y hay
Trưng vương nữ tướng quân thù sợ
Võ Giáp oai hùng xứng bậc trai.
CHÚC BẠN HỌC TỐT !
Hôm nay tôi đi trên đường
Thấy một cô gái xinh đẹp như tiên
Hóa ra ấy là cô tiên
Hiền dịu như một ông bụt sớm chiều.
Vào đến khoảng sân trước ngôi nhà, sự hớn hở của cả nhóm biến mất. Nhưng vì các bạn tin tôi là đứa dũng cảm nhất nên đẩy tôi lên trước rồi bám chặt lấy tôi. Đến trước cửa nhà, tôi đã nghe răng mình va vào nhau lập cập. Rồi bỗng nhiên, từ trong nhà phát ra tiếng lục cục, đèn bật sáng. Tôi và lũ bạn đứng như chôn chân xuống đất. Phải đến mấy giây sau, cả lũ cùng rú lên rất to rồi ba chân bốn cẳng đua nhau chạy mất.
Nhát gan là một tật mà không ít người mắc phải và tôi cũng không phải là một ngoại lệ. Những câu chuyện ma của bọn bạn lúc nào cũng làm tôi sợ run. Nhưng vì xấu hổ nên tôi không bao giờ nói ra. Cho đến một ngày ….
Tối hôm đó, trăng sáng rất đẹp, gió thổi hiu hiu. Trong khu tập thể, các bà, các cô thong thả đi dạo và trò chuyện. Tôi và các bạn đang túm tụm chơi với nhau thì bỗng Lan đưa ra một ý kiến: “Hay là chúng mình thử đi vào ngôi nhà hoang ở cuối ngõ đi!”. Cả nhóm reo ầm lên hưởng ứng. Riêng tôi cảm thấy hơi rờn rợn. Nghe đâu, ngôi nhà ấy có nhiều ma, lại còn nằm ở cuối ngõ, ánh đèn đường không rọi tới. Nhưng tôi chưa kịp phản đối thì các bạn đã lôi tôi đến cuối ngõ.
Vào đến khoảng sân trước ngôi nhà, sự hớn hở của cả nhóm biến mất. Nhưng vì các bạn tin tôi là đứa dũng cảm nhất nên đẩy tôi lên trước rồi bám chặt lấy tôi. Đến trước cửa nhà, tôi đã nghe răng mình va vào nhau lập cập. Rồi bỗng nhiên, từ trong nhà phát ra tiếng lục cục, đèn bật sáng. Tôi và lũ bạn đứng như chôn chân xuống đất. Phải đến mấy giây sau, cả lũ cùng rú lên rất to rồi ba chân bốn cẳng đua nhau chạy mất.
Về đến nhà, tôi vừa thở hổn hển vừa kể cho bố mẹ nghe về con ma. Thật là một phen hú vía! Nghe xong, bố tôi bật cười, mẹ tôi cũng chẳng nhịn được cười và giễu vui tôi:
- Làm gì có ma ở đó! Đấy là chú Thanh. Chú ấy vừa mua lại ngôi nhà ấy và chuẩn bị cho sửa chữa. Chú ấy ngủ lại để trông vật liệu xây dựng đấy mà!
Mặt tôi nóng bừng lên. Hóa ra là vậy! Tôi bèn chạy đi kể cho các bạn. Nghe xong, tôi còn bị cả bọn cười thối mũi vì lúc đó tôi là đứa hét to nhất và chạy cũng nhanh nhất nữa chứ!
Chuyện xảy ra đã lâu, giờ đây tôi không còn nhát gan và sợ ma nữa nhưng tôi không thể quên được câu chuyện đó. Tuy vật, tôi cũng không kể lại với đám bạn bè mới vì sợ các bạn lại trêu tôi là “thỏ đế”.
Thằng Nam hôm nay đến lạ. Vốn là một tên lắm mồm, nhiều lời, không lúc nào ngồi yên một chỗ mà giờ im thin thít. Hay là có chuyện gì xảy ra với cu cậu? Không, có lẽ cậu chàng lại nghĩ ra trò mới đây. Để rồi xem. Thế là tôi có cớ quan sát nó. Hình như nó có điều hơi khác. Nó ôm má, rên khe khẽ đủ để thằng bạn ngồi kế bên như tôi nghe thấy: “Trời ơi! Đau răng quá!”. Úi giời, tưởng chuyện gì, hoá ra nó đau răng. Mà cũng nhờ cái điệu bộ đó của nó, tôi lại nhớ đến những chiếc răng của mình.
Chuyện xảy ra từ khi tôi học lớp hai, khi chiếc răng thứ mười một của tôi rụng. Chẳng hiểu sao tôi lại có một sở thích rất kì quặc: tôi lưu giữ tất cả những chiếc răng rụng của mình, coi nó như một vật báu vô giá. Tôi cất giữ chúng trong một cái lọ, đi đâu cũng không quên mang theo.
Lần đó, không hiểu ngẫu hứng thế nào, tôi lại mang lọ răng đó đến lớp và mang ra khoe với mấy thằng bạn thân. Đứa nào cũng ngạc nhiên nhưng lại có đứa cho tôi là “ấm đầu” nên mới làm cái điều điên rồ, dơ bẩn ấy. “Ai lại lưu giữ răng đã rụng bao giờ?”. Mặc kệ chúng nó, miễn tôi thích là được. Và thế là tôi vẫn trân trọng mấy chiếc răng của mình. Tôi cất vào túi quần và tiếp tục 3 tiết học. Đến giờ ra chơi tiết học thứ tư, theo thói quen, tôi đưa tay vào túi sờ lọ răng. Nhưng trời ơi! Nó đâu rồi? Tôi vô cùng hoảng hốt. Tôi lục tung cả cặp sách lẫn ngăn bàn mà vẫn không thấy lọ răng đâu cả. Quay sang nhìn mấy đứa ngồi cạnh, thấy chẳng có gì khả nghi. Tôi chui xuống gầm bàn tìm lọ răng. Đầu tôi mấy lần cộc vào gầm bàn, nhưng mặc, tôi chẳng bận tâm. Mấy đứa ngồi gần tôi thấy tôi tìm kiếm dưới đó hỏi khẽ:
- Có cái gì dưới ấy mà cậu tìm hoài vậy?
Tôi chẳng cần nói với bọn này làm gì bởi tôi biết có nói chúng nó cũng không giúp được mà có khi còn chế giễu thêm nữa. Tôi cứ thản nhiên như điếc, tiếp tục tìm lọ răng. Nhưng nghĩ thế nào, tôi hỏi khẽ thằng Quân:
- Cậu có vô tình nhìn thấy lọ răng hồi nãy của tôi đâu không?
Nó trợn tròn mắt nói:
- Răng cậu, cậu giữ. Tôi biết đâu được.
Biết ngay mà, không trông chờ gì lũ bạn này. Chúng nó chỉ được cái chọc ngoáy người khác là nhanh. Rồi từ miệng thằng Quân, chuyện tôi mất lọ răng nhanh chóng được truyền tai nhau đi khắp lớp. Vừa tức, vừa thất vọng. Đang thất vọng, bỗng tôi nghe thấy có tiếng cu Hoàng: “Đây! Đây! Duy ơi!”. Các bạn có biết tôi vui cỡ nào khi nghe mấy tiếng đó không? Tôi nhồm dậy quên cả đang ở gầm bàn, miệng hỏi luôn:
- Đâu? Đâu?
Không một lời đáp lại. Lúc đó tôi mới nhận ra mình đã bị lừa. Đúng là bọn đáng ghét. Thể nào cũng có lúc tôi chơi lại bọn này cho biết tay. Tôi tức nghẹn, xuýt khóc nhưng vẫn cố gắng nuốt nước mắt vào trong và hi vọng sẽ tìm lại được mấy chiếc răng rụng ấy.
Trống trường đã điểm, cô giáo bước vào lớp để bắt đầu tiết học. Các bạn đã đứng dậy chào cô từ bao giờ, chỉ riêng tôi vẫn lúi húi dưới gầm bàn tìm lọ răng. Thấy tôi không đứng dậy chào, cô giáo hỏi:
- Duy ! Em làm gì vậy? Sao lại không chào cô?
Nghe cô gọi, tôi giật mình khiến đầu lại đập vào gầm bàn. Thế rồi tôi oà khóc, đứng dậy trả lời cô:
- Thưa cô…Em…Em …bị mất …răng ạ!
Cả lớp khúc khích cười. Cô giáo nghiêm khắc dẹp yên và ân cần nói với tôi như để an ủi:
- Mất gì thì bình tĩnh tìm chứ sao em phải khóc.
Biết là cô chưa hiểu ý mình, tôi cố thanh minh:
- Không phải thế đâu ạ, Cái đó em giữ từ lâu rồi nhưng khi đem nó đến lớp thì lại bị mất.
Rồi tôi khóc to hơn và cứ thế nức nở. Cô giáo lại nói:
- Có bạn nào nhìn thấy hay lấy của bạn thì trả cho bạn.
Rồi cô quay sang nói tiếp với tôi:
- Em để đâu, tìm lại xem nào!
Nghe lời cô, tôi đưa tay vào túi quần lục tìm lại. Trời ơi! Thì ra nãy giờ nó vẫn còn đây mà tôi cứ tìm đâu đâu. Tôi vui quá, cười rạng rỡ. Cả lớp không nhịn được cười và họ còn cười to hơn khi lúc này cô giáo mới biết vật tôi bị mất là mấy chiếc răng. Có đứa nói:
- Cậu đúng là kẻ hậu đậu và quái dị.
Tôi vừa mừng, vừa thẹn đỏ mặt. Lúc đó, tôi chỉ mong có cái lỗ nẻ nào dưới nền nhà để tôi độn thổ tránh cái nhìn chế giễu của mấy đứa bạn.
Các bạn biết không, từ lần ấy, tôi đã rút ra cho mình một bài học là phải cẩn thận dù là trong bất cứ việc gì và không nên khoe ai những bí mật riêng tư nữa.Cũng từ đó, tôi lại càng yêu và trân trọng hơn những chiếc răng của mình.
Vua Hùng thứ 18 có nàng công chúa tên là Mị Nương, mình ngọc, mặt hoa, đẹp tuyệt trần. Vua cha muốn kén được một chàng rể tài giỏi, nhưng chưa có một chàng trai nào thật xứng đáng.
Một hôm, cùng một lúc, bỗng có hai vị thần cùng xuất hiện tại cung điện và xin cầu hôn. Một người tự xưng là Sơn Tinh có tài dời non lấp bể, dựng núi xây đồi. Một người tự xưng là Thủy Tinh có phép lạ như dâng nước, hô mây, gọi gió, nổi sóng, gây mưa… Vua Hùng băn khoăn ngẫm nghĩ, rồi phán: “Cả hai thần rất tài giỏi, thật vừa ý ta. Nhưng… ta chỉ có một ái nữ, biết gã cho thần nào? Thôi thì ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước, ta khắc cho làm rê và cưới con gái ta…
Mờ sáng hôm sau, Sơn Tinh đến trước mang theo voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi, kèm theo một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng… Vua Hùng vui vẻ nhận lễ, rồi cho phép Sơn Tinh làm lễ cưới, rước Mị Nương về núi.
Thủy Tinh chậm chân đến sau, không lấy được Mị Nương, đùng đùng nổi giận. Thần lập tức hô mưa, gọi gió, giông bão mịt mù, dâng nước lên đánh Sơn Tinh, quyết giành lại người đẹp. Cả một vùng Phong Châu rộng lớn chìm trong biển nước. Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu thì Sơn Tinh lại hóa phép nâng núi lên cao bấy nhiêu. Hai bên kịch chiến suốt ngày đêm. Núi Tản Viên, sông Đà trở thành bãi chiến trường ác liệt, cây đổ, đất đá ngổn ngang, xác ba ba, thuồng luồng, rắn rết bị; giết chết nổi đầy sông. Đánh mãi không được, Thủy Tinh hậm hực rút quân về.
Từ đó, Thủy Tinh ôm mối hận thù khôn nguôi. Năm nào cũng vậy, cứ đến tháng 7 tháng 8 âm lịch, Thủy Tinh lại đem quân đánh Sơn Tinh để rửa hận, gây ra cảnh mưa gió, bão lụt khắp nơi…
Vì thế, dân gian vẫn lưu truyền câu hát:
“Núi cao sông hãy cồn dài,
Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen”.
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng
Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người làThuỷ Tinh - chúa vùng nước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.
mình cũng chả biết mình chỉ biết là viết heo bố cục 3 phần
rong những truvện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cái quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một vị quan tài giỏi, liêm chính như ông.
Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một người tài giỏi, liêm chính như ông.
k nha <3
Bn vào đây nhé :
Câu hỏi của nguyễn thị ngọc khánh - Ngữ văn lớp 6 | Học trực tuyến
Hok tốt .
# EllyNguyen #
Một hôm em tới trường sớm thì đột nhiên nghe tiếng khóc thút thít ở đâu đó vọng lại. Em lại gần thì biết được tiếng khóc phát ra từ 1 cái cây non gần đấy. Em hỏi nó:
– Tại sao cậu lại khóc vậy?
– Hu hu….Ngọn của tớ bị ai bẻ mất rồi….đâu lắm bạn à.
Em tức giận:
– Tại sao lại có kẻ vô ý như vậy chứ? Thật đáng trách. Kẻ đó không có chút hiểu biết gì về bảo vệ môi trường sao? Dám ra tay bẻ 1 cây non mới mọc như vậy. Nếu có nhiều người làm như vậy không biết cây xanh sẽ còn bao nhiêu nữa.
Cây non xúc động:
– Cậu là người đầu tiên quan tâm đến tớ đấy…Cảm ơn cậu đã thông cảm cho nỗi buồn của tớ.
Em tươi cười bảo:
– Không có gì đâu mà. Thôi cậu đừng khóc nữa, rồi chồi non mới sẽ lại mọc ra thôi. Tớ sẽ chăm sóc cho cậu để cậu nhanh lớn còn giúp ích cho môi trường nữa.
– Cảm ơn cậu nhiều lắm.
– Thôi…Tạm biệt cậu…Tớ phải vào lớp học rồi…Hẹn gặp lại sau…
Em bước đi mà trong lòng cảm thấy rất vui vì mình đã làm được 1 việc tốt.
A:MÀy lamfGif đấy con
B:Bố học hỏi ngu
A:Tối nay đi hoc võ đấy m.Vào tổ đấu ko.
B:Mày vào ko lắm m
A:uk
B:phét
A:MÀy tự xịn thầy vào con ạ
B lỡ thầy bắt phải đâu cới người nào đấy thì làm thế nào
A thì thôi
B con ...