K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2018

1. Về mặt xã hội: Trẻ em sống trong một thế giới mất an toàn cả ở thành thị và nông thôn. Trẻ em sống trong hoàn cảnh khó khăn và rủi ro: Nhiều trẻ em phải chứng kiến bạo lục gia đình đặc biệt là trẻ em gái ở nông thôn và bạo lực học đường với trẻ em ở thành phố.Đó là những vấn đề gây nhức nhối và thách thức trong xã hội Việt nam hiện nay. Ở thành thị các nguy cơ tai nạn giao thông, các tệ nạn xã hội như nghiện hút, tiêm chích… Thiếu sân chơi lành mạnh và môi trường sống ô nhiễm. Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, sự chênh lệch lớn về đẳng cấp đã gây áp lực lớn lên trẻ em và chính không giải quyết được vấn đề nên trẻ em buông xuôi, phó mặc hay lao vào thế giới ảo của các trò Games Online. Trẻ em nông thôn thiếu thốn mọi bề: Thiếu kiến thức xã hội, không được dùng nước sạch, môi trường vệ sinh kém, chất lượng giác dục và y tế kém, đói nghèo đẩy các em ra khỏi gia đình và trường học, thiếu sân chơi lành mạnh, thiếu sự quan tâm sâu sát của các cấp chính quyền, cơ quan chức năng và gia đình, thiếu tư vấn và định hướng nghề nghiệp…

2. Các cơ quan chức năng: Buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm, không dành sự quan tâm đúng mực cho trẻ em. Những người tâm huyết muốn mang lại những điều tốt lành nhất cho các em thì không có tiếng nói, không có cơ hội được cống hiến. Lạ thay chính quyền sử dụng lực lượng ra tù để dẹp trật tự ngoài chợ, bệnh viện hay những nơi công cộng khác.

3. Nhà trường: Thiếu trường lớp, thiếu các phòng chức năng dành cho trẻ em. Thiếu thầy cô tận tụy, tâm huyết với nghề. Nhiều thầy cô giảng trên lớp chỉ là hình thức, nạn dạy thêm tràn lan nên các em không có thời gian chơi và nhiều em phải chịu áp lực bị phân biệt đối xử do tài chính của gia đình không được dồi dào nên không thể tham gia các lớp học thêm. Các em phải chịu nhiều thiệt thòi do nền giáo dục áp đặt. Các em phải chấp hành bài vở theo đúng ba-rem, học hành theo kiểu sao chép nguyên vẹn: Văn phải học thuộc, toán phải làm đúng hướng dẫn…Chính nền giáo dục áp đặt đã làm học sinh không năng động, không sáng tạo và gây nhiều bức xúc cho trẻ bởi các cách giải sáng tạo không được thầy cô quan tâm và ghi nhận. Quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội không được sâu sắc. Sự phân bổ học sinh của các trường không đồng đều, nơi quá đông, nơi quá vắng đã gây tâm lý không tốt cho trẻ em.

4. Gia đình: Ở thành phố nhiều gia đình có điều kiện kinh tế nên đầu tư tràn lan. Các phụ huynh quá kỳ vọng vào con em mình nên gây áp lực không nhỏ cho trẻ em. Có học sinh phải học gia sư nhiều ca trong ngày nên không có thời gian chơi và làm trẻ em quá mệt mỏi. Trẻ em trở nên thụ động và chỉ biết làm theo người lớn sắp đặt như một cái máy. Trẻ em không có quyền được nói lên mong muốn của mình nên đã có rất nhiều bạn trẻ bị trầm cảm hay trở nên thô thiển, cộc cằn, đánh bạn gây bạo lực học đường. Ăn uống thì bị ép uổng, thừa chất dẫn đến tình trạng trẻ em dậy thì sớm và đó là tiềm ẩn của nhiều loại bệnh tật. Trong khi đó thì trẻ em nông thôn thiếu thốn trăm bề. Uống sữa là chuyện quá xa xỉ với trẻ nhỏ, ăn uống đủ dinh dưỡng là chuyện chỉ biết cho vui, đi học thì sách vở không đầy đủ, con học lớp mấy bố mẹ cũng không biết… Cuộc sống quá chênh lệch khiến các em chán nản, buồn bã… và rồi các em lao vào chơi Games hay những ước mơ phi thực tế. Ở thành phố do thị hiếu chạy theo đồng tiền các phụ huynh không dành thời gian cho con cái, phó mặc các em với người giúp việc, gia sư và nhà trường và rồi bù đắp cho các em bằng tiền và vật chất đắt tiền… Suy nghĩ lệch lạc của người lớn chính là nỗi buồn lớn cho trẻ em và cũng gây nhiều thiệt thòi cho trẻ. Một số trẻ em tiêu tiền vô tội vạ và có nhiều em đã mắc phải các tệ nạn chết người. Trẻ em sống ích kỷ, coi thường kẻ nghèo, lý tưởng hóa cuộc sống và khi không đáp ứng được như ý thì đánh nhau gây bạo lực… Nhiều bố mẹ trẻ làm ra tiền nên coi thường các bậc tiền bối, không coi trọng nề nếp gia phong và truyền thống gia đình khiến trẻ em rơi vào những tình huống khó phân tích.

5. Bản thân trẻ: Ngày nay một phần lớn trẻ, kể cả ở thành thị và nông thôn đã bị ảnh hưởng lớn do suy nghĩ không đúng của người lớn nên trẻ sống thiếu lý tưởng. Trẻ em nghĩ quá nhiều đến hưởng thụ mà không quan tâm đến cống hiến. Trẻ không quan tâm đến người khác. Học sinh học hành đối phó thiếu động cơ trong học tập hay thiếu ý thức nên không phát huy được thế mạnh của bản thân. Một số học sinh có tiền lôi kéo các bạn khác gây bè phái, mất đoàn kết. Nhiều em không quan tâm đến các hoạt động gia đình, lười biếng…

30 tháng 9 2017

-nhiều trẻ em đến tuổi nhưng chưa đc đi học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn

giải pháp:khuyến khích gđ,nhờ những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ

-nghiện game,sống ảo bắt chước theo phim ảnh

giải pháp:hạn chế cho tre chơi các thiệt bi di động điện tử,xem các thứ lành mạnh,trong sáng có văn hóa giáo dục

-....

28 tháng 9 2017

bạn ở qnam ak

24 tháng 10 2021

help me

2 tháng 4 2023

Một số ý chính cho bạn:

- Giới thiệu hiện tượng nghị luận: "Học sinh nghiện fb hiện nay".

+ Dẫn từ công nghệ.

+ Dẫn từ thực trạng xh nào đó,..

- Nguyên nhân xảy ra hiện tượng học sinh nghiện fb?

+ Học sinh thích đắm mình vào thế giới riêng của mình.

+ Học sinh không thích cuộc sống thực tế.

+ ....

- Tác hại của hiện tượng này đối với các bạn học sinh:

+ Tình hình học tập sa sút.

+ Đánh mất tương lai.

+ Sống vô nghĩa, không có sự cố gắng.

+ ....

- Hậu quả:

+ Các bạn học sinh không còn tiếp thu được kiến thức tốt như trước, quên bài giảng.

+ Bản thân không hoàn thiện và phát triển hơn.

+ ....

- Giải pháp:

+ Khuyên nhủ các bạn đọc sách nhiều hơn.

+ Tự dành ra cho bản thân mình những thời gian học trong tkb ngày.

+ ....

- Liên hệ bản thân em.

- Khẳng định lại lần nữa tác hại của vấn đề này.

T.Lam

28 tháng 9 2017

2.

“​Bạn bè là nghĩa tương thân

Khó khăn, thuận lợi ân cần bên nhau”

Đó là suy nghĩ và hành động của tập thể lớp chúng em. Minh Hoàng là một trong những tấm gương tốt của lớp. Em cùng Minh Hoàng đã kề cận bên nhau suốt chặng đường tiểu học. Rồi lên lớp 6, chúng em lại cùng chung một lớp. Em hiểu bạn ấy rất nhiều.

Hoàng thông minh, hiếu học. Vì nhà nghèo, Hoàng phải phụ mẹ bán bánh mì ở hè phố. Tuy gian khổ nhưng Hoàng vẫn khắc phục mọi khó khăn để học tập. Hoàng luôn quan tâm đến bạn bè, nhất là những bạn yếu, những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Hoàng không ngại kèm cặp để giúp đỡ bạn yếu cùng tiến. Hàng ngày, sau khi giúp bố mẹ làm xong mọi việc, Hoàng tranh thủ học bài, làm bài, thời gian còn lại Hoàng sang nhà các bạn yếu để động viên, giúp đỡ các bạn vượt qua những bài toán khó. Đến lớp, Hoàng kiên nhẫn giảng lại cho các bạn yếu từng bài tập làm văn, từng bài toán, lại hướng dẫn cả cách viết chính tả, cách trình bày bài vở… Có lúc em thầm nghĩ: Lớn lên bạn ấy làm thầy giáo là hợp lí nhất. Điều ấy đã khiến em càng mến phục Hoàng hơn.

Hoàng vẫn thầm lặng giúp cho bạn yếu vươn lên mỗi ngày, không cần đợi cô giáo nhờ vả. Hoàng rất tận tâm với bạn. Hoàng vui khi bạn bè tiến bộ, Hoàng buồn khi các bạn bị điểm kém hơn mình.

Lòng kiên nhẫn đã giúp Hoàng cùng cô giáo nâng được chất lượng của các bạn yếu trong lớp. Hoàng kiên trì giúp các bạn cùng tiến. Bởi lẽ đó, cô giáo cùng tập thể lớp rất quí mến Hoàng.

Noi gương Hoàng, tập thể lớp chúng em luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.

Chúng em yêu lớp, yêu trường, yêu thầy cô, bè bạn. Em lại càng tự hào khi có người bạn như Hoàng.

28 tháng 9 2017

Như ta đã biết Thời gian qua qua các tin bài, báo chí, loa đài…nạn bắt cóc trẻ em đang được biết đến như một hồi chuông cảnh báo đối với tất cả các gia đinh, bố mẹ, người trông giữ trẻ.
Hành vi Bắt cóc trẻ em đang diễn biến khó lường với sự gia tăng nhanh chóng về số vụ, thủ đoạn gây án tinh vi, tính chất liều lĩnh, táo tợn. Hành vi bắt cóc có thể xảy ra ở bất cứ đâu, với bất kỳ gia đình nào và với trẻ ở mọi lứa tuổi.
Đối tượng gây án có thể là bạn bè, người thân trong gia đình; người hiếm con; kẻ buôn người nhưng tập trung vào số đối tượng lưu manh hình sự, tù tha, nghiện hút ma túy, không có công ăn việc làm, thua nợ bóng đá, lô đề, cờ bạc.
Khi phát hiện trẻ chỉ có một mình, đối tượng tìm cách tiếp cận, dụ dỗ trẻ đi theo. Chúng có thể giả danh người nhà của trẻ hoặc là người được bố mẹ trẻ nhờ đón để lừa giáo viên, lừa các cháu học sinh mẫu giáo, tiểu học, THCS… hoặc đóng giả làm y tá, bác sĩ hoặc bệnh nhân, người nhà bệnh nhân để lân la làm quen với sản phụ tại các bệnh viện, rồi lợi dụng sơ hở để bắt cóc trẻ sơ sinh; bắt cóc chính con, em, cháu ruột của mình để tống tiền người thân. Hiện nay, nhiều đối tượng còn lợi dụng mạng xã hội như facebook, zalo… để làm quen, rủ rê trẻ đi chơi, xem phim với chúng để bắt cóc…
Nguyên nhân của các vụ bắt cóc trước hết là do sự chủ quan, lơ đãng, bất cẩn, mất cảnh giác của cha mẹ hay thầy cô giao trong việc trông coi trẻ. Nhiều cha mẹ “sính” con, khoe con trên mạng xã hội, hoặc cho con đeo những đồ trang sức đắt tiền ra đường, tạo cơ hội để tội phạm để ý và tìm cách bắt cóc trẻ để tống tiền.
Ta cần phải bảo vệ, quản lý con cái trước sự manh động, nguy hiểm của tội phạm, bằng cách:
Trước tiên, cha mẹ cần nói với trẻ về nạn bắt cóc trẻ em để trẻ cảnh giác. Cha mẹ cần lên danh sách “những người lạ có thể tin tưởng”, gồm: thầy cô giáo, công an, bộ đội, bác bảo vệ cơ quan, nhà trường…. hoặc những bà mẹ đi cùng con nhỏ trên đường để trẻ có thể trông cậy, đề nghị giúp đỡ trong tình huống nguy hiểm.
Cha mẹ,giáo viên cần dạy trẻ nhớ họ tên, số điện thoại, địa chỉ nhà, nghề nghiệp của bố mẹ, và chỉ cung cấp với những người “những người lạ có thể tin tưởng”.

Khi ra đường, chúng ta phải luôn nhắc trẻ không được nói chuyện hay đi theo người lạ và nhận đồ vật của người lạ và khi bị người lạ kéo, dắt, lôi đi, trẻ cần biết kêu gào, khóc thật to để gây sự chú ý với người xung quanh. Khi trẻ vào độ tuổi tiểu học, THCS bắt đầu tham gia các hoạt động của trường lớp, cha mẹ cần dạy trẻ biết tuân theo các quy định của người phụ trách; cảnh báo mối nguy hiểm khôn lường khi trẻ đi một mình tại những nơi vắng vẻ. Nếu trẻ đã đến tuổi đi chơi với bạn bè mà không có sự giám sát của người lớn, thì hãy dặn trẻ luôn luôn để mắt tới nhóm bạn.

Khi tham gia giao thông, cha mẹ chở trẻ đi chơi hay đi học cần chú ý quan sát và luôn luôn cảnh giác với những chiếc xe/ người lạ đeo bám theo sau một cách không bình thường. Khi đó cần dừng lại ở chỗ đông người, ghi nhớ lại biển số xe đó. Khi cảm thấy nguy hiểm, cần cho xe vào cửa hàng, nhà dân quanh đó, nói với “những người có thể tin tưởng” về việc mình bị người lạ bám theo.
Trường hợp phát hiện con mình đã bị bắt cóc, ta cần phải:
Khi trẻ bị bắt cóc, gia đình nhất thiết phải trình báo với cơ quan công an gần nhất (kể cả bị đối tượng ngăn cản báo công an). Việc trình báo cần bí mật, vì đối tượng có thể đang quanh quẩn để quan sát động thái của gia đình trẻ.
Khi đối tượng gọi điện tới để đòi tiền chuộc, bố mẹ bí mật ghi âm lại cuộc gọi, lưu số máy gọi đến. Trong khi nói chuyện, người nhà cần tỏ ra sợ hãi và ngoan ngoãn chấp hành mọi yêu cầu của đối tượng, luôn miệng xin chúng đừng làm hại đứa trẻ. Để tránh nghi ngờ, chúng ta tập trung vào việc “mặc cả”, thảo luận về thời gian, địa điểm, cách thức giao nhận tiền… Sau đó, gia đình phải báo cáo và hợp tác chặt chẽ với công an.

7 tháng 5 2017

Anh trai em tên là Thành. Năm nay anh 13 tuổi và anh đang học lớp 7. Anh ấy có làn da ngăm đen, mái tóc hơi xoăn và dáng người cao, rất khỏe mạnh. Anh Thành rất chăm học và anh đặc biệt rất giỏi Ngoại ngữ. Anh đã từng chia sẻ với em ước mơ sau này sẽ trở thành phiên dịch viên suất sắc. Em rất yêu thương và tự hào về anh.

5 tháng 2 2018

- Để bảo đảm quyền vui chơi giải trí của trẻ em, nhà trường cần tổ chức tốt cho học sinh các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: đi dã ngoại, tổ chức cắm trại, tổ chức liên hoan văn nghệ... Ở địa phương: tổ chức các khu vui chơi dành cho trẻ em như công viên dành cho trẻ, nhà văn hoá thiếu nhi...

- Để trẻ bảo đảm môi trường giáo dục tốt xung quanh trường học: Nhà trường và địa phương phôi kết hợp để giải toả các tụ điểm bán hàng rong ở cổng trường, nhà hàng, quán karaoke phải thực hiện đúng quy định của địa phương về vệ sinh, an ninh, trật tự.

- Để trẻ em lang thang cơ nhỡ được học tập, nhà trường, địa phương làm tốt công tác phổ cập giáo dục: mở lớp học tình thương, động viên giáo viên, đoàn viên tham gia giảng dạy ở các lớp tình thương, miễn học phí, cấp học bổng... Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, huy động sự đóng góp của các lực lượng trong xã hội để giúp đỡ trẻ cơ nhỡ được đến trường...