Phân biệt sự khác nhau giữa hai chỉ số đo lường trình độ phát triển kinh tế là: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng thu thập quốc dân (GNI)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Kinh tế tri thức” là khái niệm chỉ một trình độ phát triển rất cao của nền kinh tế, trong đó tri thức trí tuệ chiếm một tỉ trọng cao trong giá trị của các sản phẩm và tổng sản phẩm kinh tế quốc dân.
Đáp án: A
Sự khác nhau về tổng sản phẩm GDP theo cơ cấu kinh tế của các nước phát triển và đang phát triển.
- Thế giới hơn 200 quốc gia, trong đó các nước đang phát triển hơn 170 nước, dân số khoảng 81% tập trung chủ yếu ở châu Á, Phi và Mĩ La-tinh.
- Cơ cấu kinh tế đóng góp vào GDP giữa hai nhóm nước khác nhau:
+ Các nước đang phát triển:
• Khu vực I: xu hướng giảm.
• Khu vực II và III: tăng ( nhất là khu vực III).
+ Các nước phát triển
• Khu vực I: thấp và giảm.
• Khu vực II và III: khá cao.
- Khác nhau:
+ Khu vực I: nước đang phát triển cao hơn nước phát triển.
+ Khu vực II: nước đang phát triển hơn nước phát triển.
+ Khu vực III: nước phát triển cao hơn nước đang phát triển.
Tham khảo!
- Những chỉ tiêu được sử dụng để phân biệt nhóm nước phát triển và đang phát triển: tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người), cơ cấu kinh tế và chỉ số phát triển con người (HDI).
- Sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh xã hội giữa các nhóm nước:
+ Về kinh tế, giữa các nước phát triển và đang phát triển có sự khác biệt trên một số tiêu chí như: quy mô, tốc độ phát triển; cơ cấu kinh tế; trình độ phát triển kinh tế…
+ Về xã hội, giữa các nước phát triển và đang phát triển có sự khác biệt trên một số tiêu chí như: dân cư và đô thị hóa, giáo dục và y tế,…
Tham khảo:
A. Tư liệu về quốc gia có nền kinh tế phát triển (lựa chọn: Nhật Bản)
♦ Đặc điểm kinh tế
- Nhật Bản là đảo quốc nằm ở phía Đông của Châu Á và là nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới, là thành viên của G7 và G20.
- Theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới (World Bank), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản đạt 5,05 nghìn tỷ đô la Mỹ trong năm 2020, đứng thứ 3 thế giới (sau Hoa Kỳ và Trung Quốc), chiếm khoảng 6% GDP toàn thế giới.
- Từ năm 2010 - 2020, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản có nhiều biến động:
+ Năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản đạt 4.1%;
+ Tuy nhiên, đến năm 2019, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 0.3 %
+ Đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP giảm xuống, chỉ còn - 4.5%.
- Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), GDP bình quân đầu người năm 2020 của Nhật Bản là 39.890 USD.
- Trong cơ cấu kinh tế của Nhật Bản:
+ Dịch vụ là ngành đóng vai trò quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn nhất (năm 2020, ngành dịch vụ chiếm 69.6%).
+ Nhóm ngành nông, lâm, thủy sản chiếm tỉ trọng nhỏ nhất (năm 2020, các ngành này chỉ chiếm 0,3%).
- Người dân Nhật Bản có chất lượng cuộc sống cao; chỉ số HDI của Nhật Bản thuộc nhóm rất cao, đạt 0,923 năm 2020.
♦ Một số khía cạnh xã hội
- Quy mô dân số: là nước đông dân. Năm 2020 số dân Nhật Bản là 126,2 triệu người, đứng thứ 11 thế giới.
- Tỉ lệ tăng dân số Nhật Bản rất thấp, dưới 0% từ năm 2008 và năm 2020 là -0,3%.
- Cơ cấu dân số:
+ Nhật Bản có số nam ít hơn số nữ.
+ Nhật Bản là quốc gia có cơ cấu dân số già, tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới.
- Vấn đề đô thị hóa: tỉ lệ dân thành thị cao (91,8% năm 2020); Tô-ky-ô là vùng đô thị lớn nhất thế giới (năm 2020), các thành phố lớn khác là Ô-xa-ca, Na gôi-a...
- Mức sống của người dân đô thị cao, cơ sở hạ tầng hiện đại, các đô thị đồng thời là các trung tâm kinh tế, văn hóa.
- Nhật Bản rất chú trọng đầu tư cho giáo dục. Hầu hết các nhà trường đều đề cao thái độ và giá trị đạo đức để hình thành nên nhân cách, tạo nên những thế hệ công dân có kiến thức, chuyên môn cao, có trách nhiệm trong cuộc sống và công việc.
- Nhật Bản có hệ thống y tế phát triển, 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế. Chi tiêu cho y tế của Nhật Bản chiếm khoảng 10% GDP và có xu hướng tăng.
- Nhật Bản là một trong số các quốc gia phát triển trên thế giới với tỷ lệ người mù chữ thực tế bằng 0 và 72,5% số học sinh theo học lên đến bậc đại học, cao đẳng và trung cấp, một con số ngang hàng với Mỹ và vượt trội một số nước châu Âu.
B. Tư liệu về quốc gia có nền kinh tế phát triển (lựa chọn: Cộng hòa Nam Phi)
♦ Đặc điểm kinh tế
- Cộng hòa Nam Phi là một trong ba nền kinh tế lớn nhất châu Phi, là quốc gia duy nhất ở châu Phi thuộc thành viên của G20 (năm 2020).
- Năm 2020, tổng sản phẩm GDP của Cộng hòa Nam Phi đạt 335.4 tỉ USD.
- Từ năm 2010 - 2020, tốc độ tăng trưởng GDP của Cộng hòa Nam Phi có nhiều biến động:
+ Năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP của Cộng hòa Nam Phi đạt 3 %;
+ Tuy nhiên, đến năm 2019, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 0.1 %
+ Đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP giảm xuống, chỉ còn - 6.4%.
- Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), GDP bình quân đầu người năm 2020 của Nhật Bản là 39.890 USD.
- Trong cơ cấu kinh tế của Cộng hòa Nam Phi:
+ Dịch vụ là ngành đóng vai trò quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn nhất (năm 2020, ngành dịch vụ chiếm 64.6%).
+ Nhóm ngành nông, lâm, thủy sản chiếm tỉ trọng nhỏ nhất (năm 2020, các ngành này chỉ chiếm 2,5%).
- Chỉ số HDI của Cộng hòa Nam Phi thuộc nhóm cao, đạt 0,727 năm 2020.
♦ Một số khía cạnh xã hội
- Quy mô dân số: là một trong sáu quốc gia đông dân nhất châu Phi. Năm 2020, dân số Cộng hòa Nam Phi đạt 59.3 triệu người.
- Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số: còn khá cao nhưng đang có xu hướng giảm, từ 1,6% năm 2010 xuống còn 1,2% năm 2020.
- Cơ cấu dân số:
+ Số dân nữ nhiều hơn nam. Năm 2020, tỉ lệ nữ chiếm 50,7% tổng số dân.
+ Cơ cấu dân số trẻ, nhóm tuổi từ 15 đến 64 tuổi có xu hướng tăng lên.
- Vấn đề đô thị hóa:
+ Tỉ lệ dân thành thị khá cao. Năm 2020, 67,4% dân cư sống ở các đô thị.
+ Tốc độ đô thị hoá của Cộng hòa Nam Phi vào loại nhanh nhất thế giới. Nhiều đô thị hình thành từ việc thu hút lao động đến làm việc ở các khu mỏ.
+ Có nhiều đô thị đông dân và hiện đại như: Kếp-tao, Đuốc-ban, Giô-han-ne-xbua,…
- Một số vấn đề xã hội đang tồn tại ở Cộng hòa Nam Phi cần giải quyết là: dịch bệnh (nhất là HIV/AIDS), tỉ lệ thất nghiệp cao, khoảng cách giàu nghèo lớn, tuổi thọ trung bình thấp, tạo nên sức ép lớn đối với việc thực hiện các mục tiêu về an sinh, xã hội.