Miêu tả một bài văn về đêm trăng.(Viết càng dài càng tốt nhé)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhắc đến văn xuôi của Võ Quảng, nhà nghiên cứu Phong Lê từng đánh giá “Quê nội” và “Tảng sáng” của ông xứng đáng xếp vào loại hay nhất trong kho tàng văn học thiếu nhi Việt Nam.
Lấy bối cảnh của những năm kháng chiến chống Pháp, “Quê nội” của nhà văn Võ Quảng là câu chuyện xảy ra tại chính quê hương mình, với hai nhân vật chính tham gia vào tất cả các sự kiện là chú bé Cục và Cù Lao. Ở đó còn có những phận người “đang rỉ ra, đang mục đi” như bà Hiến cả đời ở đợ, ông Bốn Rị chuyên bán thịt chó đã được cách mạng trả lại vị thế làm người.
Trên nền của làng quê ấy, Võ Quảng cũng khắc họa một lớp người đang hăm hở theo cách mạng. Đó là anh Bốn Linh, chú Năm Mùi, chị Ba, anh Bảy Hoành bận bịu với việc nước, việc nhà mà trong lòng vẫn vui phơi phới; là ông Bảy Hóa một thời tha phương không kiếm nổi miếng ăn, bây giờ “đất nước độc lập” về quê sung vào tự vệ quyết một phen sống mái với bọn thực dân nếu chúng dám quay lại bờ sông Thu Bồn này. Tất cả họ hòa vào cách mạng với lòng nhiệt tình và cả bằng niềm tin nhiều khi rất ngây thơ. Qua câu chuyên của thằng Cục với chị Ba, ta có thể thấy rõ niềm tin trong trẻo ấy: “Cũng chỉ ngày mai ngày kia thôi, ruộng đất sẽ về tay nông dân, nhà máy, hầm mỏ về tay công nhân. Nhà ta khỏi ăn cơm gạo bắp, chị Ba ăn cái gì chị Ba thích, cần xài bao nhiêu cũng được, ăn tiêu tùy cần, làm việc tùy sức”. Hay như việc Cục và Cù Lao luôn tin rằng một ngày tàu bay của Liên Xô chở xi măng, sắt thép qua thì làng Hòa Phước cũng sẽ có nhiều nhà cao tầng như… thành phố.
Dường như trong hình ảnh của Cục và Cù Lao, người đọc như tìm được tất cả những gì sống động, hồn nhiên nhất của tuổi thơ. Mỗi người có một tuổi thơ khác nhau, nhưng chắc hẳn ai cũng có ít nhiều cái ngộ nghĩnh, cái tinh nghịch, cái khôn ranh vụng dại một thời ấy nhưng đều có chung một mong muốn là làm được nhiều việc tốt, muốn được khẳng định về nhân cách, muốn nhanh chóng trở thành người lớn, được giao những việc quan trọng... Ở Cục và Cù Lao, Võ Quảng đã phát hiện ra một cái gì thật nghiêm trang nhưng cũng thật điển hình cho cả một thế hệ trẻ thơ, trong cái vẻ riêng ngộ nghĩnh không lặp lại.
Không hề nhào nặn lại lịch sử, nhưng dưới ngòi bút của Võ Quảng mọi thể hiện đều có mức độ. Có một tí gì mỉa mai, vừa nhẹ nhàng vừa thân ái gửi gắm vào bài diễn thuyết của một cán bộ cơ sở-Năm Mùi. Năm Mùi đấu tranh cho cách mạng và hiểu rõ bà con trong làng xóm của mình. Những lời nói của Năm Mùi không phải những châm ngôn từ sách vở, cũng không hề tỏ ra khoe khoang mà ngược lại, trong nhiều trường hợp Năm Mùi còn thể hiện kinh nghiệm, sự hiểu biết về cuộc sống và con người. Do đó, đây là câu chuyện viết về một địa phương nhưng cũng là chuyện của cả nước, của lịch sử dân tộc.
Theo nhà nhơ Thanh Quế, “Để viết “Quê nội” và “Tảng sáng”, Võ Quảng đã phải chuẩn bị trên 10 năm. Ông đã huy động tất cả tuổi thơ của mình, một tuổi thơ đầy sống động và gần như được lưu giữ nguyên vẹn trong ký ức. Ông đã dày công làm đề cương, ghi chép các sự kiện, phong cảnh, nhân vật với tính cách và lời ăn tiếng nói cùng những câu ca dao, những phong tục địa phương…”. Có lẽ vì vậy mà ngay sau khi ra đời, “Quê nội” đã có sức ảnh hưởng không nhỏ tới bạn đọc Việt Nam cũng như bạn đọc thế giới, đặc biệt là người Pháp qua bản dịch của Alice Kahn.
Những vần thơ của Võ Quảng bình dị nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống thường ngày (bìa tập thơ Anh Đom đóm). |
Nhà văn của tuổi thơ - nhà thơ của tuổi hoa
Nổi tiếng với “Quê nội” và “Tảng sáng” nên ít người biết Võ Quảng bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn học của mình từ những bài thơ viết cho lứa tuổi nhi đồng. Những vần thơ đã in đậm trong tâm hồn thiếu nhi nhiều thế hệ như “-Cốc, cốc, cốc/ - Ai gọi đó?/ - Tôi là Thỏ/ - Nếu là Thỏ/ Cho xem tai…” (Mời vào); “Mặt trời gác núi/ Bóng tối lan dần/ Anh đóm chuyên cần/ Lên đèn đi gác/ Theo làn gió mát/ Anh đi suốt đêm/ Lo cho người ngủ/ Bờ tre rèm rủ/ Yên giấc cò con/ Một đàn chim non/ Trong cây nổi ngáy/ Ao không động đậy/ Lau lách ngủ yên… (Anh Đom đóm). Những bài thơ bình dị nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống thường ngày. Trước những quang cảnh quen thuộc xung quanh cuộc sống của trẻ em nông thôn, Võ Quảng đã dạy cho các em thiếu nhi có được sự quan sát, khám phá rất riêng của tuổi thơ, truyền cho các em thiếu nhi lòng yêu thương thế giới cỏ cây, loài vật, từ đó hướng tới yêu cái thiện, các đẹp trong cuộc sống thường ngày.
Đến với văn học thiếu nhi khá muộn, nói như ông Nguyễn Huy Thắng, Phó giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng: “Võ Quảng đến với văn học thiếu nhi khi đã 37 tuổi, tuy có hơi muộn, nhưng đã đến là ở lại mãi mãi, và cho đến hết đời, chỉ chuyên tâm làm một việc: Viết cho các em”. Thế nên, trong các tác phẩm của mình, cả thơ và văn xuôi, ở thể loại nào, Võ Quảng cũng dành hết tâm hồn và tài năng trong đó.
Với độ tuổi nhi đồng, ngoài những vần thơ ngộ nghĩnh, ông còn có những câu chuyện đồng thoại hồn nhiên, lý giải các hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống theo cách đơn giản và dễ hiểu nhất như: “Cái mai”, “Bài học tốt”, “Những chiếc áo ấm”… Câu truyện nào, vần thơ nào cũng tràn ngập một tình yêu thiên nhiên với cây cỏ, chim muông xung quanh cuộc sống thường ngày. Cứ như vậy, ông góp phần làm giàu đời sống tinh thần của con người, bắt đầu từ tuổi thơ. Những câu chuyện của ông rất bình thường, nhưng với giọng văn ngộ nghĩnh, hóm hỉnh lại rất giàu tính giáo dục. Đây là điều mà ít nhà văn, nhà thơ nào làm được.
Gần 50 năm gắn bó với đề tài văn học thiếu nhi, Võ Quảng đã để lại cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam nhiều tác phẩm giá trị. Lúc sinh thời, ông đã từng nói: “Thơ có nhiệm vụ phải ghi sâu vào tâm hồn các em tất cả bức tranh đậm đà của đất nước, từ những sự kiện to lớn nhất, cho đến những việc nhỏ nhất, bóng dáng một cánh cò bay, hình ảnh sóng lúa rợp rờn, cây đa, bến nước, tất cả vẻ đẹp của núi sông, đó là lớp phù sa mỡ màng, trên đó mọc lên xanh tươi tình yêu Tổ quốc”. Có lẽ vì thế mà những vần thơ, những trang viết của ông đến giờ vẫn không thấy cũ.
Võ Quảng (1920-2007), sinh ngày 1 tháng 3 năm 1920, tại xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Năm 1935, trong khi đang theo học Tú tài ở Quốc học Huế, ông tham gia tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế; năm 1939 làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế. Tháng 9 năm 1941, bị chính quyền Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ, sau đó bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở quê nhà. Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra, ông được chính quyền Việt Minh cử làm ủy viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng. Khi quân Pháp tái chiếm Nam Bộ, ông được cử vào chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1947 đến 1954, làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó Chánh án) tòa án quân sự miền Nam Việt Nam. Thời gian này, ông cũng có sáng tác một số tác phẩm dành cho thiếu nhi. Sau khi tập kết ra Bắc, ông được điều về công tác ở chức vụ Ủy viên Ban nhi đồng Trung ương, phụ trách văn học cho thiếu nhi. Ông là một trong những người tham gia sáng lập và từng giữ chức Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng. Một thời gian sau đó, ông được cử làm Giám đốc Xưởng phim hoạt hình Việt Nam. Năm 1965, ông được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1968, ông về công tác tại Bộ Văn hóa. Năm 1971, về Hội nhà văn Việt Nam, được phân công làm Chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi - Hội nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu. Sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi. Ông cũng là người đầu tiên dịch tác phẩm Don Quixote sang tiếng Việt dưới bút danh Hoàng Huy năm 1959. Năm 2007, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. đây là tất cả những j mk bt về nhà văn võ quảng. |
Tham khảo :
Biết em rất yêu quý chó nên kỳ nghỉ hè vừa rồi về chơi với bà ngoại, bà cho em một con chó rất dễ thương, lúc đó chú chó mới được 3 tháng tuổi, em nhìn chú chó là đã thích ngay rồi, em xin bà và khi về bế chú chó theo, em đặt tên cho chú là Misa.
Misa lớn rất là nhanh. Lúc bà cho em, nó chỉ to bằng bắp chân của em bây giờ chú không những lớn nhanh mà còn rất khỏe khoắn, chú có một thân hình đẹp cân đối, bộ lông của chú mượt và mịn như nhung. Hai cái lỗ tai của Misa nhọn, luôn vểnh lên nhìn rất đáng yêu như để nghe ngóng mọi động tĩnh xung quanh mình, Misa rất thông minh và ngoan ngoãn. Chiếc mũi của chú ướt ướt luôn hếch lên để đánh hơi lạ. chú ta có một hàm răng sắc, khi nhìn thấy chú chắc chắn không có tên trộm nào đến gần.
Chú đi đứng rất nhẹ nhàng và chạy rất nhanh. Sáng nào cũng vậy, Misa đùa với chú mèo đen ngoài sân. Đùa chán, chú lại tìm chỗ nào đó mát để nằm. Misa nằm sấp gác mõm lên hai chân trước của mình, lim dim ngủ, tưởng như chú ngủ rất ngon nhưng không phải thế nhé! chú sẽ luôn luôn đứng phắt dậy khi khi nghe có tiếng động hoặc ngửi thấy mùi lạ nào đó. Nếu là người lạ, chú ta liền tỏ ra hung dữ nhe nanh, gầm gừ như muốn nói: “Hãy ra khỏi đây nhanh nào!” nhưng ngược lại đối với thành viên trong gia đình em khi đi đâu vê chỉ cần đến đầu ngõ thôi, chú đã biết và luôn luôn chạy ngay ra cổng đón, chú còn chạy quanh người đuôi thì ngoáy tít lên vì vui sướng, những lúc đó thật là vui, bài văn tả con chó mà em yêu quý nhất.
Nhà em tất cả các thành viên ai cũng thích Misa. Chú như một thành viên quan trọng trong gia đình em. Trước khi đi ngủ, chú luôn đi vòng quanh kiểm tra quanh nhà xem có gì đó bất thường không khiến nhà em luôn yên tâm ngủ sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi, căng thẳng.
Mới đây, sau khi đọc xong câu chuyện về “Hachiko - chú chó đợi chờ”, em đã vô cùng khâm phục và xúc động về đức tính trung thành của loài chó. Chó từ lâu đã trở thành người bạn gần gũi với con người trong cuộc sống. Đối với gia đình em, Luna không chỉ là một con vật nuôi thông thường. Chú là một thành viên quan trọng, một người bạn thân thiết không thể thiếu vắng.
Luna là món quà mà bà ngoại tặng em khi chú chó nhà bà sinh được 6 chú cún con vô cùng dễ thương. Nhớ ngày nào khi mới về nhà em, chú còn rụt rè và bỡ ngỡ khi phải tập làm quen với một môi trường mới. Lúc ấy, chú chó nhỏ nhát người cứ thui thủi một chỗ, ánh mắt trông thật tội nghiệp. Giờ đây, Luna đã lớn phổng phao, vẻ ngoài nhút nhát đã biến mất nhường chỗ cho sự cứng cáp và tinh nghịch.
Chú có bộ lông vàng mềm và mượt như tơ. Hai mắt tròn xoe như hai hòn bi ve, ánh lên sự nhanh nhẹn và lanh lợi. Cái mũi màu đen của chú lúc nào cũng ươn ướt. Người ta vẫn bảo khứu giác của chó vô cùng nhạy bén, quả đúng như vậy. Nhờ cái mũi ấy, chú có thể đánh hơi vô số những mùi khác nhau dù có ở khoảng cách rất xa. Hai cái tai phe phẩy trên đầu như hai cái lá mơ. Mỗi khi vui vẻ hay tò mò điều gì đó, hai tai chú sẽ vểnh lên đầy hứng thú. Còn những lúc buồn rầu hay sợ hãi, đôi tai lại cụp xuống, tiu nghỉu.
Bốn chân chú trông ngắn ngủn nhưng lại chạy rất nhanh. Em vừa cất tiếng gọi, chỉ trong giây lát đã thấy chú chạy đến bên mình. Những lần cùng em chơi đùa, chú đều vô cùng thích chí, cái đuôi đằng sau cứ xoay tròn, ngoáy tít. Luna đã trở thành một phần không thể thay thế trong cuộc sống của em. Hàng ngày, mỗi khi em đi học về đều thấy chú đứng đợi sẵn ở cổng. Vừa nhìn thấy em, đôi mắt bỗng sáng bừng lên rực rỡ, chan chứa niềm vui và hạnh phúc. Được em xoa đầu hay vỗ nhẹ, chú kêu lên những tiếng gừ... gừ... gừ sung sướng, cái đầu cứ dụi vào tay em như muốn nịnh nọt và làm nũng.
Đến tối, khi màn đêm buông xuống, cả nhà chìm trong giấc ngủ yên bình, chú lại lặng lẽ làm công việc của mình. Luna nằm ngoan ngoãn ở một góc hè, chỉ cần nghe thấy một tiếng động dù là nhỏ nhất, hai tai chú lập tức sẽ dựng đứng lên, bộ dạng đầy cảnh giác. Chú chính là người canh gác giấc ngủ, giữ gìn và bảo vệ sự bình yên cho gia đình em. Mỗi lần có khách đến, chú sẽ sủa vang ba tiếng thật to để báo hiệu. Trông dữ tợn là thế nhưng chỉ cần một tiếng quát của mẹ em là chú sẽ im bặt và chạy đến quấn chân mẹ.
Em hi vọng Luna sẽ gắn bó thật lâu với gia đình em. Đối với em chú đã trở thành một người bạn thực thụ.
Trong nhà em nuổi rất nhiều loài vật nhưng thông minh và gắn bó với em nhất là chú chó Lu Lu.
Lu Lu được mua về nhà em từ hồi còn bé xíu, tính đên nay cũng 2 tuổi, bằng tuổi đứa em gái em. Lúc mới về nhà, chắc vừa phải xa mẹ nên chú cún nhút nhát vô cùng, ai cho gì ăn nấy chỉ quanh quẩn nơi góc bếp chứ chẳng dám chạy nhảy hay đi đâu. Sau một thời gian quen dần với mọi người trong gia đình thì Lu Lu bắt đầu dạn dĩ hơn. Bố làm cho Lu Lu một chiếc chuồng trong hiên nhà rồi lót vài mảnh vải ấm. Lu Lu có vẻ rất thích chiếc chuồng, nó cứ chui ra rồi lại tự chui vào như một trò chơi của trẻ con.
Lu Lu có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 2 tuổi Lu Lu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn. Lu Lu nặng tầm khoảng 15 kg, đối với người trong nhà rất hiền lành nhưng đối với khách lạ thì rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẻm, cái lưỡi hồng hồng suốt ngày thè ra thở . Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên. Chiếc đuôi cong cong ngoáy tít lên mỗi khi em xoa đầu hoặc chơi đùa với nó.
Lu Lu rất thông minh, chuyện gì cũng dạy một lát là hiểu. Lu Lu biết đi vệ sinh đúng chỗ, không bao giờ bước chân vào nhà, bao giờ cũng đợi người cho ăn mới ăn chứ không khi nào ăn vụng. Không những thế Lu Lu còn biết đi bằng 2 chân như một chú chó trong rạp xiếc. Trong nhà em không khi nào có chuột bởi Lu Lu bắt chuột rất tài, lũ chuột phá phách vậy mà không bao giờ dám bén mảng đến gần. Lu Lu thích nhất là chơi trò đuổi bắt. Cứ mỗi lần em chạy là nó lại đuổi theo với vẻ mặt vô cùng hào hứng. Đêm đến, khi cả gia đình ngủ say thì Lu Lu lại âm thầm thức canh cho giấc ngủ của mọi người.
Cả nhà em ai cũng yêu quý Lu Lu. Lu Lu cũng rất gắn bó với mọi người. Đã từ lâu Lu Lu như là một thành viên không thể thiếu của gia đình.
Bài làm:
Khi mẹ mới đem về, Đốm sợ hãi, lúc nào cũng nép trong vách tường. Thế mà chỉ vài ngày sau, chú đã lân la làm quen với em, em xuống bếp, chú cũng xuống bếp, em lên phòng, chú cũng lên phòng. Nhìn vào đôi mắt Đốm, em thấy nó như đang ước muốn một điều gì thì phải ? Em liền bế nó lên, nói nựng : “Muốn làm quen với anh hả ? Chú mình! Được thôi, từ nay chú có tên là Đốm, chịu không ?”. Đốm liền phe phẩy cái đuôi như đồng ý với cái tên thật dễ thương của mình.
Chú chó này có một bộ lông màu đen xen kẽ trắng, có hình dáng như một con thạch sùng, được người đời gọi là tứ túc mai hoa. Cái đầu nhỏ nhắn, trông giống như một cái yên xe đạp. Hai tai lúc nào cũng dong dỏng dựng đứng như đang nghe ngóng một điều gì. Đôi mắt Đốm lộ vẻ ngây thơ, nhưng ban đêm, đôi mắt ấy ngời xanh giúp chú có thể nhìn rõ mọi vật. Bộ ria mép vểnh lên trông giống như của một chú hổ con. Cái miệng thoạt nhìn có vẻ hiền lành, nhưng khi chú gầm lên, những chiếc răng nanh hiện ra trông dữ tợn như một con ác thú. Cái mũi thì thật kì lạ, lúc nào cũng ướt như người bị cảm cúm. Chùm lông đuôi xù xì, xoắn thành hình chữ o, phe phẩy khi vui vẻ, duỗi ra khi buồn rầu.
Những lúc em đi học về. Mới thoạt nhìn thấy ở đầu ngõ, chú đã vui mừng nhảy chồm hai chân trước lên bắt tay em, tỏ vẻ thân mật. Khi màn đêm buông xuống, cả gia đình em đang đánh một giấc ngon lành sau một ngày làm việc mệt nhọc. Nhưng chú vẫn thức, vẫn đứng đó, canh giấc ngủ cho cả nhà. Đặt biệt là khi có khách lạ, chú nhe hai hàm răng thật dữ tợn, sủa “gâu, gâu” làm cho ông khách nào cũng phải sợ. Thế mà bố em chỉ vừa mới gọi một tiếng là chú im bặt ngay. Tuy là chó nhưng chú cũng rất ghét chuột. “Chít, chít” đấy, một con chuột to gan đang đi trước mõm chú đấy.
Con chuột xấu số, không biết Đốm đang tức giận, vẫn vô tư nhấm nháp từng hạt thóc ngon lành. Bỗng “ầm” một cái, chú chuột đã nằm gọn trong móng vuốt của Đốm. Thực ra chú ta chỉ định hù doạ con chuột nhỏ bé. Nhưng vì vồ quá mạnh nên con chuột thảm thương đã ngoẻo tự bao giờ. Thường ngày, khi ăn cơm với chú thì khỏi phải chê! Chú ăn lia lịa, ăn không kịp nuốt, em vừa mới ăn được có nửa chén cơm mà chú đã dọn sạch cả cái xoang to. Ăn xong chú còn liếm lại thật kĩ như thể không để cho một hạt cơm nào còn sót lại, trông mới dễ ghét làm sao ! Hình như chú thích em lắm! Khi em xem ti vi, chú hay đến bên em dụi dụi vào chân như muốn em vuốt ve bộ lông mềm mại hay nựng nịu với chú một tí.
Em quý chú lắm! Những lúc rảnh rỗi, em thường cùng chú chơi đùa không biết chán.Vào những lúc đó, mọi phiền toái trong đầu em đều tan biến. Đốm của em là như thế đó. Khôn ngoan và thật đáng yêu!
– Hết –
Trăng đêm nay sáng quá.Tôi cảm thấy dễ chịu nên cứ ngắm hoài. Đây là đêm trăng đầu tiên ở quê tôi.
Nhà ngoại gần biển nên đêm nay tôi rủ đám bạn hàng xóm ra biển chơi. Trăng sáng vàng vặt in lên nền trời sâu thẳm, rọi xuống vực biển sâu. Nhìn trên trời thì như tấm thảm bay im hình chiếc lá vàng quý hiếm. Còn nhìn xuống biển khơi thì như nàng tiên trên trần xuống ghé thăm với bộ đồ dạ tiệc long cung bằng vàng, bằng ngọc. Tiếng sóng vỗ rì rào rì rào từng cơn,êm đềm theo cơn gió. Đôi lúc,những ngọn sóng vỗ nhẹ vào chân chúng tôi như đang "cù lét" đôi bàn chân nho nhỏ thấm biết bao nước vào da.Hàng dừa đủng đẳn treo từng con lợn béo ú trên thân cây dừa,như những chiếc lượt chải mượt mái tóc của nữ hoàng ngự trị ban đêm,trên mái tóc ấy đính bao nhiêu vì sao.Đôi lúc tôi tự hỏi,tại sao trăng và sao lại bay như những quả bóng còn mình thì không bay được nhỉ??Tại sao chứ?Một câu hỏi ngu ngốc đúng không? Còn nhiều lúc tôi lại hỏi tại sao trăng và sao phát sáng còn mình thì lại không? Tôi lại áp dụng cái chuyện tôi đi đường gặp hong sỏi phát sáng và hỏi mẹ thì mẹ trả lời rằng:" vì nó được mặt trời chiếu sáng vào ban ngày nên nó sẽ phát sáng vào ban đêm" Nên tôi nghĩ mặt trăng và ngôi sao cũng vậy. Ngày hôm sau tôi phơi nắng cả ngày nhưng tôi có phát sáng đâu! Chỉ bị sốt nặng phải đi chuyền nước thôi.Ngồi nghĩ lại làm tôi buồn cười.Quay lại vấn đề chính,tôi bỗng thấy mát rượi xung quanh tôi thay cho cái oi bức ban ngày. Rồi thế là tôi phải về nhà rồi.Tối hôm đó,tôi mơ thấy rằng tôi đang cưỡi chiếc là vàng ấy,mặc bộ đồ co tiên đã mặc.Trông tôi lúc đó tôi bỗng thấy mình như lạc vào cõi thần tiên.
Ôi chao! hôm ấy sao như giác mơ vậy,nó cứ trôi qua quá êm đềm. Đây là một bức tranh ư? Một bức tranh khổng lồ dành tằng cho tôi và mọi người ở vùng đất này.
. Mở bài: Giới thiệu bao quát:
- Quê ngoại em nằm ngay bên cạnh dòng sông ………. .
- Nghỉ hè, em được về quê ngoại chơi, được chèo xuồng dạo chơi trên sông, hòa mình vào làn nước mát trong.
- Con sông quê ngoại có nhiều kỉ niệm gắn bó với em.
2. Thân bài: Tả dòng sông.
- Con sông này không rõ nguồn gốc từ đâu, chỉ thấy có đoạn chảy qua trước nhà như một dãy lụa mềm ôm chặt đôi bờ cù lao.
- Mặt sông rộng mênh mông. Đứng bên đây bờ có thể nhìn sang bên kia bờ.
a) Buổi sớm:
- Khi mặt trời lên, mặt sông lấp lánh như sao sa.
- Dòng sông trong xanh như ngọc bích long lanh.
- Những con đò, thuyền câu xuôi ngược, dọc ngang rộn ràng.
- Hai bên bờ, lũy tre xanh nghiêng mình soi bóng xuống mặt sông.
- Gió thổi nhè nhẹ làm những bụi tre lao xao.
- Chim chóc đua nhau chuyền cành, ca hát để đón chào ngày mới.
- Đã có lần tôi thấy con cá lóc to dẫn đàn rồng rồng đi tìm mồi.
b) Buổi trưa:
- Một nhóm trẻ ra sông vùng vẫy, tắm rửa, té nước vào nhau, cười vui vẻ.
- Vài đứa con trai bơi lội khéo léo như những chú cá heo.
- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.
- Bây giờ, dòng sông khoác lên mình chiếc áo xanh duyên dáng, óng ánh dưới ánh nắng mặt trời.
c) Buổi chiều:
- Mặt trời đỏ ối chiếu ánh nắng xuống mặt sông.
- Buổi chiều êm ả, dòng sông trở nên dịu dàng kì lạ.
- Gió thổi mang theo hơi nước mát lạnh.
- Nhiều người ra bờ sông hóng mát, ngắm dòng sông quê hương.
- Tiếng gà chiều xôn xao đã xóa đi sự yên tĩnh của dòng sông.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:
- Em rất yêu dòng sông quê ngoại.
- Dòng sông đã ghi lại bao kỉ niệm đẹp của cuộc đời con người.
bạn ơi mình ở vĩnh phúc chứ ko ở lào cai nên ko giúp đc. sorry, mk muốn giúp nhưng ko đc
Nghỉ hè vừa qua, em được về quê ngoại và thưởng thức một buổi bình minh rực rỡ trên quê hương yêu dấu. Buổi sớm hôm ấy thật là đẹp!
Trời vừa sớm nhưng em đã thức dậy đi dạo quanh làng. Tiếng gà gáy râm ran khắp xóm. Khi trời mát mẻ, không gian thoáng đãng. Một làn gió thoảng qua làm xao động cành lá để lộ ra những hạt sương sớm long lanh. Bầu trời cao, rộng mênh mông, đây đó một vài đám mây trắng lững lờ trôi. Từ các mái bếp, những làn khói nghi ngút bay lên hoà quyện với sương sớm tạo thành những dải lụa mềm uốn lượn trên bầu trời. Ngoài đồng những bông lúa ngả đầu vào nhau thì thầm trò chuyện. Nhìn từ xa, cánh đồng trông như một tấm thảm màu xanh pha vàng trải rộng mênh mông. Đây đó trên cánh đồng lác đác một vài bác nông dân ra thăm ruộng. Từ các ngõ xóm, trên đường làng, các bà các chị gánh những gánh hàng, rau tươi su hào, cải bắp … mang ra chợ bán. Các em bé xúng xính trong những bộ quần áo sặc sỡ lon ton theo mẹ ra chợ. Những chú lợn eng éc đòi ăn, những chú kêu ăng ẳng, mọi người ý ới gọi nhau đi làm. Đằng đông, mặt trời tròn xoe, ửng hồng đang từ từ nhô lên sau bụi tre, chiếu những tia nắng ấm áp xuống mặt đất, xua tan màn sương sớm, nhuộm vàng những bông lúa làm cả xóm làng như sáng bừng lên giữa ánh bình minh. Bầu trời lúc này như trong và sáng hơn, mây trắng hiền hoà, từng đàn chim bay lượn thật là đẹp. Trên các cành cây, những chú chim hót líu lo chào ngày mới. Ngoài đường, xe cộ đi lại nườm nượp, các bạn học sinh vui vẻ đến trường. Tất cả các màu sắc, cảnh vật, âm thanh đó như hoà quện với nhau tạo nên phong cảnh làng quê thật trù phú , tươi vui.
Em rất yêu quê hương em, một làng quê thanh bình và trù phú. Em tự nhủ sẽ cố gắng học thật giỏi để mai sau xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp ấm no hơn .
Nghỉ hè vừa qua, em được về quê thăm ngoại và được ngắm nhìn buổi bình minh cùng với mọi người. Buổi sớm hôm ấy thật là đẹp!
Vừa mới sáng em đã liền thức dậy và nghe thấy tiếng gà gáy râm ran khắp xóm. Khi trời mát mẻ, không gian thoáng đãng. Một làn gió thoảng qua làm xao động cành lá để lộ ra những hạt sương sớm long lanh. Bầu trời cao, rộng mênh mông, đây đó một vài đám mây trắng lững lờ trôi.
Nghỉ hè vừa qua, em được về quê ngoại và thưởng thức một buổi bình minh rực rỡ trên quê hương yêu dấu. Buổi sớm hôm ấy thật là đẹp!
Trời vừa sớm nhưng em đã thức dậy đi dạo quanh làng. Tiếng gà gáy râm ran khắp xóm. Khi trời mát mẻ, không gian thoáng đãng. Một làn gió thoảng qua làm xao động cành lá để lộ ra những hạt sương sớm long lanh. Bầu trời cao, rộng mênh mông, đây đó một vài đám mây trắng lững lờ trôi. Từ các mái bếp, những làn khói nghi ngút bay lên hoà quyện với sương sớm tạo thành những dải lụa mềm uốn lượn trên bầu trời. Ngoài đồng những bông lúa ngả đầu vào nhau thì thầm trò chuyện. Nhìn từ xa, cánh đồng trông như một tấm thảm màu xanh pha vàng trải rộng mênh mông. Đây đó trên cánh đồng lác đác một vài bác nông dân ra thăm ruộng. Từ các ngõ xóm, trên đường làng, các bà các chị gánh những gánh hàng, rau tươi su hào, cải bắp … mang ra chợ bán. Các em bé xúng xính trong những bộ quần áo sặc sỡ lon ton theo mẹ ra chợ. Những chú lợn eng éc đòi ăn, những chú kêu ăng ẳng, mọi người ý ới gọi nhau đi làm. Đằng đông, mặt trời tròn xoe, ửng hồng đang từ từ nhô lên sau bụi tre, chiếu những tia nắng ấm áp xuống mặt đất, xua tan màn sương sớm, nhuộm vàng những bông lúa làm cả xóm làng như sáng bừng lên giữa ánh bình minh. Bầu trời lúc này như trong và sáng hơn, mây trắng hiền hoà, từng đàn chim bay lượn thật là đẹp. Trên các cành cây, những chú chim hót líu lo chào ngày mới. Ngoài đường, xe cộ đi lại nườm nượp, các bạn học sinh vui vẻ đến trường. Tất cả các màu sắc, cảnh vật, âm thanh đó như hoà quện với nhau tạo nên phong cảnh làng quê thật trù phú , tươi vui.
Em rất yêu quê hương em, một làng quê thanh bình và trù phú. Em tự nhủ sẽ cố gắng học thật giỏi để mai sau xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp ấm no hơn
Từ nhỏ đến giờ không biết bao nhiêu lần được ngắm trăng rồi nhưng có lẽ cái đêm trăng ấy, một đêm trăng ở đồng bằng quê nội đã để lại cho em một ấn tượng đẹp đến kì lạ. Mãi mãi em không bao giờ quên được. Đó là cái đêm trăng rằm tháng bảy mà bố mẹ cho em về quê dự lễ đáo tế của ông nội. Ngay khi hoàng hôn vừa tắt, trên bầu trời bao la, hàng nghìn hàng vạn những ngôi sao nhấp nháy. Chỉ có ngôi sao chiều là sáng nhất, đứng kiêu hãnh một mình như một thiếu nữ đẹp giữa bức tranh trời thu. Màn đêm dần dần buông xuống. Mọi nhà trong xóm đã lên đèn từ bao giờ. Ngoài đồng, đom đóm lập lòe tưởng như muôn vàn những vì sao nhấp nháy cuối trời xa. Chỉ ít phút sau, mặt trăng bắt đầu ló dạng. Lúc đầu, nó giống như một cái đèn lồng bị che khuất một nửa, mặt cắt nằm phía dưới, rồi từ từ nhô lên, tròn vành vạnh, lơ lửng giữa không trung, như một cái đèn lồng khổng lồ chiếu những ánh sáng vàng dịu xuống vạn vật. Em bước ra ngõ nhìn về phía trăng mọc. Một lúc sau, trăng gối đầu lên rặng cây lờ mờ ồ chân trời xa tít, để rồi sau đó lấp ló trên ngọn tre già. Bầu trội bây giờ trong vắt. Hàng trăm đốm sao rải rác trên nền trời lúc ẩn lúc hiện. Có lẽ trăng sáng quá làm cho chúng mờ đi chăng? Tuy vậy, em vẫn thấy chúng đẹp và đáng yêu, bởi chúng là những viên ngọc quý tỏa ánh sáng hiếm hoi cho những đêm vắng bóng chị Hằng Nga. Bây giờ thì trăng đã lên cao tỏa ánh sáng dìu dịu, nhuộm một màu bạc khắp ruộng đồng, thôn xóm, làng mạc. Cạnh nhà Nội, dòng sông long lanh gợn sóng lăn tăn như hàng trăm con rồng nhỏ đang lươn múa. Và kia nữa, mái tôn của những ngôi nhà phía trái phản chiếu ánh trăng óng ánh. Ánh vàng còn phết lên những thảm cỏ xanh và vườn rau sau nhà tạo nên một mảng sáng nhờ nhờ, bàng bạc. Bóng nhà, bóng cây in rõ thành những vầng đen nhạt trên mặt đất. Thỉnh thoảng, gió hiu hiu thổi, cỏ cây lay động xào xạc. Những bóng đen của cây cối lắc lư, thay dạng đổi hình như những “bóng ma” chập chờn… Trong xóm, hầu hết mọi nhà tụ họp ở ngoài sân. Người lớn thì hóng mát, ngắm trăng. Mấy chị thì đan võng, dệt chiếu, sàng gạo vừa cười vừa nói vui vẻ. Trẻ em nô đùa chạy nhảy khắp sân. Cả đến những chú chó cũng ra sân hóng gió hoặc ra đường nhìn trước, ngó sau rồi cất tiếng sủa vu vơ… Ngoài đồng, quang cảnh thật vắng lặng, tĩnh mịch. Muôn vật say sứa tắm ánh trăng trong. Gió đồng lồng lộng thổi, thảm lúa xanh rập rờn, nhấp nhô như những làn sóng ngoài biển khơi. Nước bắt đầu lên trong các mương, rãnh chảy róc rách. Côn trùng đó đây cất tiếng kêu ra rả. cỏ cây ngoài vườn thầm thì nhỏ to. Càng về khuya, không gian càng tĩnh mịch. Vạn vật như đang say sưa trong giấc ngủ êm đềm. Chỉ duy có loài côn trùng vẫn ra rả hòa âm những khúc nhạc muôn thuở về đêm. Ánh trảng đẹp cùng hơi sương mát dịu ru ngủ muôn loài. Em trở vào nhà đánh một giấc ngon lành cho đến sáng. Khi em tỉnh giấc ánh trăng đã nhợt hẳn đi nhường chỗ cho ánh bình minh thức dậy. Mọi vật sau một đêm tĩnh dưỡng, nghỉ ngơi dưới ánh trăng dịu, giờ đây cũng đang bừng trỗi dậy, mình ngậm những giọt sương mai. Đứng giữa đồng quê ngắm cảnh trăng đẹp và nghe khúc nhạc kì diệu của thiên nhiên, em cảm thấy tâm hồn mình lâng lâng. Tiếc là ngày kia em đã phải trở về thành phố rồi. Thôi, hẹn vầng trăng rằm nơi đồng nội một dịp khác nhé.