Làm thế nào để thời gian trôi nhanh đã đọc nội quy
ai nhanh mình tích tối nay nhé
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em cần phải chăm chỉ học hành và làm việc để không bỏ phí thời gian.
Đầu tiên, cứ gọi 2 sợi dây là A và B cho dễ nhé. Muốn giải được câu đố này, bạn phải dựa vào dữ kiện duy nhất được cung cấp: A và B đều cháy hết trong vòng 1 giờ đồng hồ khi đốt cháy một đầu.
Điều này có nghĩa là nếu đốt cháy 2 đầu, sợi dây sẽ cháy trong đúng 30 phút. Và sau khi cháy được một nửa, bạn đốt nốt đầu còn lại, thì khoảng thời gian cho đoạn dây còn lại cháy hết sẽ đúng bằng 15 phút.
Vậy vấn đề bây giờ chỉ là làm cách nào đo được chính xác thời điểm đoạn dây cháy còn một nửa mà thôi.
Với dây A, hãy đốt cháy 2 đầu, đồng thời đốt một đầu của dây B.
Khi dây A cháy hết, dây B sẽ còn 30 phút nữa để cháy. Giờ hãy châm lửa vào đầu còn lại của dây B, và khi B cháy hết, chính xác 45 phút đã trôi qua
hehe
cùng lúc đốt 2 đầu sợi dây thứ nhất và 1 đầu của sợi dây thứ 2 , khi sợi dây thứ 1 cháy hết , lập tức đốt đầu còn lại của sợi dây thứ 2 ( lúc này đã hết 30 phút ) , và khi sợi dây thứ 2 cháy hết , thì ta được thêm 15 phút nửa => tổng thời gian là 45 phút
.
Đầu tiên, cứ gọi 2 sợi dây là A và B cho dễ nhé. Muốn giải được câu đố này, bạn phải dựa vào dữ kiện duy nhất được cung cấp: A và B đều cháy hết trong vòng 1 giờ đồng hồ khi đốt cháy một đầu.
Điều này có nghĩa là nếu đốt cháy 2 đầu, sợi dây sẽ cháy trong đúng 30 phút. Và sau khi cháy được một nửa, bạn đốt nốt đầu còn lại, thì khoảng thời gian cho đoạn dây còn lại cháy hết sẽ đúng bằng 15 phút.
Vậy vấn đề bây giờ chỉ là làm cách nào đo được chính xác thời điểm đoạn dây cháy còn một nửa mà thôi.
Dễ quá rồi đúng không: Với dây A, hãy đốt cháy 2 đầu, đồng thời đốt một đầu của dây B.
Khi dây A cháy hết, dây B sẽ còn 30 phút nữa để cháy. Giờ hãy châm lửa vào đầu còn lại của dây B, và khi B cháy hết, chính xác 45 phút đã trôi qua.
Cô Tấm, bống bống bang bang, quả thị thơm… những hình ảnh trong truyện cổ tíchTấm Cám đã trở nên vô cùng quen thuộc với tuổi thơ của trẻ em Việt Nam.
Truyện kể về cô Tấm hiền lành nết na, bị mụ dì ghẻ và con gái bà là Cám hãm hại. Trải qua bao gian nan, được ông Bụt giúp đỡ, cuối cùng Tấm cũng có cuộc sống hạnh phúc bên nhà vua.
Khi đọc truyện cổ tích Tấm Cám, các bé và các phụ huynh có thể sẽ bắt gặp những phiên bản có đoạn kết truyện với nội dung hơi khác so với phiên bản mà các bé sắp được nghe dưới đây. Đó là do Vườn Cổ tích đã lựa chọn nội dung sao cho phù hợp nhất với sự hồn nhiên và trong sáng của các bé. Mời các bé cùng lắng nghe câu chuyện để cùng so sánh và rút ra những bài học sâu sắc cho riêng mình nhé.
Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ là Tấm và Cám. Mẹ Tấm mất sớm, cha Tấm cưới thêm mẹ Cám, cha Tấm hết mực yêu thương cô, nhưng rồi ông bệnh nặng, không lâu sau thì qua đời. Tấm phải sống với dì ghẻ là mẹ của Cám. Bà mẹ ghẻ là người cay nghiệt, hàng ngày bắt Tấm làm hết mọi công việc trong nhà còn Cám thì được lêu lổng vui chơi tối ngày.
Một hôm bà mẹ bảo 2 chị em Tấm và Cám ra đồng bắt cá. Bà mẹ dặn: “Hễ đứa nào bắt được nhiều cá hơn sẽ được thưởng”. Tấm vâng lời dặn, chăm chỉ siêng năng bắt cá, chẳng chốc mà giỏ cá đã đầy, còn Cám mải rong chơi hái hoa bắt bướm nên đã xế chiều àm vẫn chưa được con nào. Thấy chị Tấm bắt được nhiều cá, Cám mới nảy ra ý bảo Tấm:
– Chị Tấm ơi chị Tấm. Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng.
Tấm tin lời em, để giỏ cá nhờ em coi, lội xuống ao gội đầu. Trên bờ Cám trút giỏ cá của Tấm vào giỏ mình rồi chạy về nhà trước. Khi Tấm bước lên thì giỏ cá không còn. Tấm ngồi Tấm khóc nức nở, bỗng đột nhiên ông Bụt hiện lên hỏi:
– Tại sao con khóc?
Tấm kể hết sự tình cho ông Bụt nghe, ông Bụt bảo Tấm tìm xem trong giỏ còn con nào không thì còn duy nhất một con cá bống. Ông Bụt mới cất lời:
– Thôi con hãy nín đi. Con đem con cá bống này về bỏ xuống giếng nuôi, mỗi ngày đem cơm cho bống ăn. Khi cho ăn con nhớ gọi bống: “Bống bống bang bang, Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.”
Nói xong Bụt biến mất. Tấm nghe lời Bụt dặn đem Bống về bỏ xuống giếng nuôi. Hàng ngày cứ đến bữa Tấm lại mang cơm ra cho bống ăn, hai bát cơm thì Tấm chỉ ăn một, để dành một bát lại cho cá bống. Chẳng bao lâu sau, cá bống đã lớn nhanh như thổi. Thấy Tấm mỗi ngày đem cơm ra giếng, dì ghẻ đem lòng sinh nghi, sai Cám rình xem thế nào. Cám về kể hết chuyện cho mẹ biết. Sáng ngày hôm sau mẹ ghẻ cho Tấm đi chăn trâu ở đồng xa, bà ngọt ngào dặn Tấm :
– Con ơi, đồng làng mình cấm chăn trâu. Con đi chăn trâu thì chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà làng bắt mất trâu.
Tấm nghe lời mẹ dẫn trâu đi thật xa. Ở nhà mẹ con Cám ra giếng gọi y như Tấm, cá nghe tiếng trồi lên miệng giếng, hai mẹ con Cám bắt bống đem làm thịt. Đến chiều chăn trâu về, Tấm đem cơm ra giếng kêu mãi không thấy Bống lên, chỉ thấy nổi lên một cục máu đỏ. Thấy vậy Tấm ngồi khóc nức nở, Bụt hiện lên và hỏi:
– Làm sao con khóc?
Tấm lại kể hết cho Bụt nghe, lúc này Bụt mới bảo:
– Bống của con bị người ta ăn thịt rồi. Thôi con hãy nín đị! Về nhà lượm lấy xương cá bỏ vào bốn cái hũ và chôn dưới bốn chân giường.
Tấm nghe lời vào nhà tìm xương bống, nhưng tìm mãi không thấy. Bỗng có con gà ở đâu chạy ra: “cục ta cục tác, cho ta nắm thóc, ta bới xương cho”. Tấm lấy nắm thóc cho gà ăn, gà vào trong bếp, bới đống tro ra thì thấy xương bống. Tấm nhặt lấy đem bỏ vào 4 lọ chôn bốn chân giường
Ít lâu sau nhà Vua mở hội, mọi người nô nức đi xem hội. Mẹ con Cám chuẩn bị đi từ sớm, Tấm xin mẹ cho đi xem thì dì ghẻ trộn một đấu thóc với một đấu gạo, bắt Tấm ngồi nhặt, khi nào nhặt xong thì mới được đi xem hội. Tấm lại khóc nức nở. Bụt lại hiện lên và hỏi:
– Làm sao con khóc?
Tấm kể rõ sự tình cho Bụt nghe, Bụt sai một đàn chim sẻ xuống nhặt cho Tấm, chỉ một loáng là đã xong. Nhưng Tấm không có quần áo đẹp đi xem hội, thế là cô lại ôm mặt khóc. Bụt lại hiện lên:
– Làm sao con khóc?
Tấm sụt sủi:
– Quần áo con rách rưới thế này sao có thể đi xem hội được?
Bụt đáp:
– Con hãy đào bốn hũ chôn ở bốn chân giường lên đi.
Tấm nghe lời vào đào bốn lọ lên, lọ thứ nhất mở ra là một bộ váy áo đẹp rực rỡ, lọ thứ hai mở ra là một đôi giày thêu rất đẹp, lọ thứ 3 là một con ngựa nhỏ xíu, nhưng kì lạ thay khi đặt xuống đất, con ngựa bỗng chốc biến thành ngựa thật, lọ cuối cùng là một yên cương vững chắc. Tấm vui mừng khôn xiết, vội thay đồ rồi lên đường tiến kinh. Ngựa phóng một lúc đã tới kinh thành, nhưng chẳng may trên đường đi qua chỗ lội, Tấm vô tình đánh rơi một chiếc giày không kịp nhặt. Đến hội Tấm lấy khăn gói chiếc giày còn lại và chen vào biển người.
Giữa lúc ấy, đoàn quân hộ tống Vua đi qua chỗ lầy Tấm đánh rơi giầy, hai con voi ngự đầu đàn cứ cắm đầu xuống, không chịu đi, vua cho lính lên xem xét thì tìm ra được một chiếc giầy, nhà Vua đưa lên ngắm nghía: “Giày đẹp thế này, hẳn là người đi nó cũng rất đẹp”. Nhà vua ban lệnh cho tất cả đàn bà con gái đi trảy hội thử giày, nếu ai đi vừa thì sẽ lấy về làm vợ. Ai ai cũng nô nức đến thử giày nhưng không một ai vừa, mẹ con Cám cũng qua thử nhưng không được, đến lượt Tấm, dì ghẻ mới bĩu môi:
“Chuông khánh còn chẳng ăn ai
Nữa là mảnh chĩnh mảnh chai bờ rào”
Nhưng trái lại, khi Tấm thử giày, chiếc giày vừa như in, nàng đưa nốt chiếc thứ hai đang cầm trong tay thì đúng là một đôi, quân lính reo hò, nhà Vua thấy thế thì mừng khôn xiết, vội cho người rước nàng về cung.
Từ ngày đó mẹ con Cám căm giận lắm, nhân ngày giỗ cha, Tấm xin phép nhà vua về nhà làm giỗ. Thấy Tấm về mẹ con Cám sẵn bụng không ưa nên bày mưu giết Tấm.
………
Mẹ ghẻ bảo Tấm :
– Nay là ngày giỗ cha con, con hãy trèo lên cây cau hái xuống cúng cha
Tấm vâng lời trèo lên cây cau, ở dưới bà mẹ ghẻ đốn gốc, Tấm thấy cây rung rung mỡi hỏi.
– Dì ơi dì làm gì dưới đó thế ạ?
Dì ghẻ trả lời:
– Gốc này nhiều kiến quá, dì bắt kiến cho nó khỏi đốt con.
Tấm ngã xuống ao chết chìm. Bà mẹ ghẻ đem quần áo của Tấm cho Cám mặc về cung nói dối Vua rằng.
– Chị Tấm không may rớt xuống ao chết. Nay Cám là em vào thế chị.
Nhà Vua giận dữ nhưng không nói lời nào. Tấm chết đi biến thành con chim Vàng Anh, bay vào cung vua. Một lần, Cám đang giặt áo cho nhà vua, bỗng nghe tiếng hót:
“Giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch
Phơi áo chồng tao phơi lao phơi sào
Chớ phơi bờ rào rách áo chồng tao”
Cám nghe thế thì sợ lắm,Vàng Anh ở trong cung thì hót líu lo, nhà Vua đi đâu Vàng Anh bay theo đó, thấy chim quyến luyến theo mình Vua bảo:
“Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh chui vào tay áo”
Chim bay đến đậu trên tay nhà vua rồi chui vào tay áo. Từ ngày đó nhà vua chỉ chăm lo cho chim, làm cho chim một cái chuồng bằng vàng, ngày ngày chăm sóc chim, bỏ quên Cám. Cám tức lắm về nhà hỏi ý mẹ, bà mẹ ghẻ xúi Cám bắt chim ăn thịt, lông chim mang đem chôn vào góc vườn, nhà vua biết chuyện thì giận lắm. Góc vườn chỗ chôn lông chim Vàng Anh mọc ra hai cây xoan đào tỏa bóng sum suê, nhà vua thấy vậy bèn mắc võng ra nằm nghỉ ngơi. Cám lại về kể chuyện với mẹ, mẹ Cám xúi chặt hai cây xoan đi làm khung cửi, một lần ngồi dệt áo cho nhà Vua, nghe tiếng khung cửi kêu:
“Cót ca cót két
Lấy tranh chồng chị
Chị khoét mắt ra”
Cám sợ hãi vội sai người mang khung cửi đi đốt, từ đống tro mọc lên một cây thị cành lá xanh tốt um tùm, nhưng lại chỉ có một quả. Một buổi nọ, có một bà cụ đi chợ qua, ngồi nghỉ dưới gốc cây, thấy quả thị bà mới ngỏ:
“Thị ơi thị rụng bị bà
Bà để bà ngửi
Chứ bà không ăn”
Bà lão nói xong thị rụng vào bị của bà. Bà đem về nhà để trên gối, chỉ ngửi mà không ăn. Hàng ngày bà ra chợ, về nhà là cơm nước đã tinh tươm, nhà cửa sạch sẽ, mấy ngày như vậy, bà sinh nghi, một lần, bà giả vờ đi chợ, nhưng đi đến nửa đường bà lại quay về. Bà đứng bên ngoài cửa nhìn vào thì thấy một cô gái chui ra từ quả thị, dọn dẹp nhà cửa, bà vội vàng chạy vào xé ngay vỏ thị và ôm chầm lấy cô. Bà nhận cô làm con gái. Từ đó, Tấm ở nhà giúp bà làm việc, bà lão mở quán nước ngay tại nhà, Tấm giúp bà têm trầu cánh phượng, quán mỗi ngày lại một đông khách. Một lần vua đi qua, dừng chân nghỉ bên quán nước, thấy trầu têm giống như Tấm têm ngày xưa mới ngỏ ý hỏi:
– Bà ơi, trầu này ai têm mà khéo vậy?
Bà lão thật thà:
– Trầu này con gái bà têm.
Nhà vua muốn gặp con gái của bà, bà mới gọi Tấm ra, vua vui mừng nhận ra Tấm, cho người đem nàng về cung. Về đến cung,Tấm kể rõ sự tình cho nhà vua nghe, nhà vua tức giận cho người đem mẹ con Cám lên xử tội, nhưng Tấm thương cảm, xin nhà vua tha tội. Nhà vua đuổi mẹ con Cám ra ngoài cung, vừa ra khỏi thành, giông tố ập đến, mẹ con Cám bị sét đánh chết giữa đồng.
Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.
Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang.
Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em thích - Ảnh minh họa
Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.
- Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.
Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.
Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!
Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.
Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.
Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.
Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:
- Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.
Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có cả gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.
Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.
Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.
Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, cặp gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.
Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:
ò… ó… o
Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.
Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.
Tác giả cảm nhận thời gian tự nhiên, thời gian khách quan muôn đời vẫn như thế. Nhưng quan niệm về thời gian, cảm nhận về thời gian thì mỗi thời đại, mỗi con người lại khác nhau
Cảm nhận thời gian thông qua lăng kính của Xuân Diệu chưa nhiều triết lý nhân sinh sâu sắc.
- Thời gian của thi nhân gắn liền với mùa xuân và tuổi trẻ của một người yêu cuộc sống tha thiết, đắm say, nên mang nét riêng biệt của Xuân Diệu
Thời gian và mùa xuân
- Người xưa quan niệm thời gian: tuần hoàn vĩnh cửu, con người gắn chặt với cộng đồng nên chết vẫn chưa là hết hẳn, vẫn cùng tồn tại với trời đất.
- Xuân Diệu có quan điểm ngược lại, thời gian tuyến tính, một đi không trở lại.
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
- Nhà thơ lo sợ khi vũ trụ còn mãi, thời gian vô tận mà đời người lại hữu hạn, tuổi trẻ “chẳng hai lần thắm lại”
- Thời gian trong cảm nhận của nhà thơ đầy nuối tiếc, mất mát, chia lìa
→ Cách cảm nhận thời gian là sự thức tỉnh sâu sắc “cái tôi” cá nhân, sự tồn tại có ý nghĩa mỗi cá nhân trên đời nên nâng niu, trân trọng, từng giây phút của cuộc đời.
cách để thời gian trôi nhanh là hãy giết nó
Cách 1.trong đầu không được nghĩ đến thời gian vì bạn càng nghĩ đến thời gian thì sẽ khó để thòi gian trôi nhanh được
Cách 2.làm 1 vài việc để khiến thời gian trôi nhanh hơn đấy(việc càng làm mất nhiều thời gian càng tốt
Theo mình cái gì đáng phải đợi thì chúng ta sẽ phải đợi thôi
mik nghĩ
bn nên hok vì hok bn sẽ quên ik
mọi thứ xung quanh
hok tốt