K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

xác định MO bài;TB;KB trong đoạn sau:Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố, và hôm nay tôi được về quê để được tận hưởng cái không khí thanh bình ấy. Vừa vùng ra khỏi chăn, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiên chợ hiện lên trong mắt tôi sao mà thân thương gần gũi.Chợ quê tôi nằm ngay...
Đọc tiếp

xác định MO bài;TB;KB trong đoạn sau:

Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố, và hôm nay tôi được về quê để được tận hưởng cái không khí thanh bình ấy. Vừa vùng ra khỏi chăn, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiên chợ hiện lên trong mắt tôi sao mà thân thương gần gũi.

Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng, bên cạnh dòng sông Hồng với những dòng nước trong xanh. Ngày nào chợ cũng họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà, nhưng phiên chợ chính thì chỉ có vào những ngày mồng 6, 10, 16, 20, 26, 30 hàng tháng. Vào phiên chợ chính, hàng hóa được bày bán ở đây rất đa dạng và phong phú.

 

 Từ tinh mơ, những người bán hàng đã mang hàng ra chợ bày biện hàng hóa, ai cũng mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Trời sáng rõ hơn, những người đến mua đã bắt đầu đến chợ, khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Từ xa nhìn lại, chúng ta đã cảm nhận được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong.

 

Ngoài hàng hóa ra, trong chợ còn có những quán bún phở, mùi vị phở thơm phức, bốc khói nghi ngút, mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Phở quê tôi vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Phiên chợ quê không chỉ xuất hiện những người bán và người mua mà còn xuất hiện những em bé với những bộ quần áo xanh đỏ theo cha mẹ ra chợ. Em nào cũng nở nụ cười tươi trên khuôn mặt. Thấy phiên chợ đông đúc và có nhiều đồ đẹp, các em cứ chạy lung tung, hò hét thích thú.

 

Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những mặt hàng cần thiết cho gia đình như rổ giá, chiếu gối, đồ điện. Hàng thịt cá đông nghịt người mua, những phản thịt tươi ngon, những chậu cá với những con cá to, đang bơi lội. Dạo qua một vòng khu bán hoa quả, tôi lại muốn được ăn những quả lê quả ổi chín mọng... Tôi thấy hiện lên trong tâm trí mình hình ảnh người nông dân phải một nắng hai sương để tạo ra chúng, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với những người nông dân. Không chỉ có vậy, chợ quê tôi còn có nhiều loại bánh rất ngon, bánh chưng, bánh rán, bánh nếp,...Khi nào đi chợ tôi cũng phải thưởng thức một trong những loại bánh đó và chúng đã làm tôi nhớ mãi cái đặc trưng của phiên chợ quê tôi.

 

đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.

 

Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui tấp nập, nó đã cho thấy sự no ấm đủ đầy của người dân quê tôi. Tôi thấy mình thật may mắn khi được sinh ra tại vùng quê này và có cơ hội được tận hưởng cái hay cái đẹp của phiên chợ quê, tôi sẽ thường xuyên về quê hơn để được tận hưởng cảm giác này. Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắm, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ.

 

2
10 tháng 4 2018

MB là đoạn đầu

TB là từ Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng .... đến đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.

KB là đoạn còn lại

10 tháng 4 2018

MB: Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn ào... sao mà thân thương gần gũi.

TB: Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng... khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.

KB: Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui... đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ.

Chúc bn học tốt!!!

NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo

Bài thơ được chia thành 4 phần:

- Phần 1 (Khổ 1): Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc và hồi ức của người cháu.

- Phần 2 (Khổ 2, 3, 4, 5): Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.

- Phần 3 (Khổ 6): Suy ngẫm về cuộc đời bà và hình ảnh bếp lửa.

- Phần 4 (Khổ cuối): Người cháu đã trưởng thành và đi xa nhưng vẫn luôn nhớ về bà.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Thể thơ: thơ bảy chữ.

- Vần được gieo trong bài thơ: vần chân (ngần – thân, đê – bề, vàng – bàng, đầu – nâu, đồng – hồng, quen – quên).

- Nhịp thơ: 4/3.

16 tháng 9 2023

Bố cục

- Đề (2 câu đầu): giới thiệu tình hình đất nước bị giặt Tây xâm lược

- Thực (2 câu tiếp): khắc họa chi tiết khung cảnh loạn lạc

- Luận (2 câu tiếp): chuyển sang nhìn vấn đề trong một bối cảnh rộng hơn

- Kết (2 câu cuối): tình cảm yêu nước, thương dân, lo lắng cho vận mệnh đất nước

Niêm

Chữ thứ 2 của 1 niêm chữ thứ 2 câu 8 (thanh trắc)

Chữ thứ 2 của 2 niêm chữ thứ 2 câu 3 (thanh trắc)   

Chữ thứ 2 của 4 niêm chữ thứ 2 câu 5 (thanh trắc)

Chữ thứ 2 của 5 niêm chữ thứ 2 câu 7 (thanh bằng)

Vần

hiệp theo một vần ở các câu 1, 2, 4, 6, 8 (Tây – tay – bay – mây – này)

Đối

Câu thứ ba đối với câu thứ tư, câu thứ năm đối với câu thứ sáu.

Nhịp

Bài thơ ngắt nhịp 2/2/3 ở các câu 1, 3, 4, 5, 6 và ngắt nhịp 4/3 ở các câu 2, 7, 8

13 tháng 9 2023

- Mục đích của bài Hịch tướng sĩ: khích lệ tinh thần, khơi dậy lòng căm thù giặc của binh sĩ, giúp binh sĩ hiểu được tâm tư của Trần Quốc Tuấn và thuyết phục binh sĩ chuyên tâm học hỏi, tập luyện theo cuốn Binh thư yếu lược.

- Đối tượng thuyết phục: binh sĩ.

13 tháng 9 2023

 khích lệ tinh thần, khơi dậy lòng căm thù giặc của binh sĩ, giúp binh sĩ hiểu được tâm tư của Trần Quốc Tuấn và thuyết phục binh sĩ chuyên tâm học hỏi, tập luyện theo cuốn Binh thư yếu lược

14 tháng 9 2023

- Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- 4 phần: Khởi, thừa, chuyển, hợp.

- Chủ đề: Ý thức cá nhân, tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

16 tháng 9 2023

- Ngôi thứ nhất xưng tôi

- Lí do chọn ngôi kể: là những trải nghiệm của chính bản thân người viết, thể hiện góc nhìn chân thực

NG
14 tháng 9 2023

Bố cục:

- Đoạn 1 (từ đầu đến “đến nay còn lưu tiếng tốt”): tác giả nêu ra các gương trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước đã được lưu truyền trong sử sách để khích lệ lòng người.

- Đoạn 2 (từ “Huống chi ta” đến “ta cũng vui lòng”): từ việc phơi bày bộ mặt xấu xa của sứ giặc, tác giả bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc.

- Đoạn 3 (từ “Các ngươi ở cùng ta” đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không?”): từ khắc sâu mối gắn bó ân tình giữa chủ và tướng, tác giả phân tích rõ thiệt hơn, được mất, đúng sai để chấn chỉnh những sai lạc trong hàng ngũ tướng sĩ.

- Đoạn 4 (từ “Nay ta chọn binh pháp” đến hết): nêu ra việc trước mắt phải làm và kết thúc bằng những lời khích lệ nghĩa khí tướng sĩ.

Xác định nội dung , ý nghĩa , nghệ thuật của bài cây bút thần

 Ý nghĩa :

  • Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lý xã hội :
    • Những người lao động nghèo khổ và bị áp bức luôn yêu thương nhau và nhận được sự giúp đỡ, “ở hiền gặp lành”
    • Kẻ thống trị và cường quyền tham lam, độc ác nhất định bị tiêu diệt và trừng trị thích đáng.
  • Truyện còn thể hiện mơ ước và niềm tin vào những khả năng kì diệu của con người.
  • Thông qua truyện, dân gian cũng gửi gắp thông điệp: mỗi người cần có sự đam mê và nỗ lực cố gắng, nuôi dưỡng tài năng và trí tuệ của mình.
  •  
13 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Bố cục: 

+ Khổ 1+2: Bức tranh thiên nhiên mùa xuân ở Chiêm Hóa.

+ Khổ 3+4: Vẻ đẹp con người trong mùa xuân.

+ Khổ 5: Giới thiệu lễ hội xuân ở vùng Chiêm Hóa.

- Mạch cảm xúc: kết cấu giản đơn, bình dị, đi từ khung cảnh thiên nhiên đến con người và những rung cảm, nét đặc sắc riêng về cảnh sắc khi bước sang xuân tại quê hương.