Tả bà kính yêu của em.....
Giúp mik nhé các bn mik cần gấp lắm!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Tasuketekurete arigato
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tiết 2 của buổi học sáng thứ sáu tuần qua, cô Thu Nga cho lớp 6A viết bài kiểm tra làm văn giữa học kì II. Do cô đã thông báo từ trước nên chúng em chuẩn bị khá chu đáo và có thái độ bình tĩnh, tự tin trước giờ làm bài.
Tùng, tùng, tùng… tiếng trống báo hiệu giờ học bắt đầu. Sân trường vắng lặng. Chỉ có tiếng gió lao xao và tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nắng sớm vàng tươi tỏa chiếu trên nền đất mịn. Không khí thơm ngát mùi hoa cỏ, mùi lúa lên đòng thoảng vào từ cánh đồng xa.
Cô Nga thong thả bước vào lớp. Chúng em đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc chiếc áo dài màu thiên thanh thật đẹp. Trông cô thanh thoát, dịu dàng. Cô tươi cười gật đầu đáp lại rồi yêu cầu chúng em lấy giấy bút ra làm bài. Cô đọc trước một lần đề bài rồi chép lên bảng. Từng dòng chữ mềm mại, rõ ràng hiện dần trên nền bảng đen: Em hãy tả lại một người thân của em. Cả lớp ồ lên mừng rỡ vì cô giáo đã cho làm nhiều bài tập về văn tả người. Hơn nữa, đây là một đề khá “tự do”, chúng em có điều kiện chọn lựa và miêu tả người mà mình yêu thích.
Hơn bốn mươi mái đầu xanh đăm chiêu suy nghĩ trước tờ giấy trắng. Im lặng tuyệt đối. Có thể nghe rõ tiếng chú thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà và cánh ong bay rì rì ngoài cửa sổ. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở: "Các em đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu của đề rồi lập dàn ý sơ lược trước khi viết. Hãy làm theo đúng các bước lí thuyết mà cô đã dạy”.
Em chọn tả người mẹ mà em yêu quý. Từng hình ảnh quen thuộc của mẹ lần lượt hiện lên trong tâm trí: mái tóc búi cao, gương mặt hiền từ, đôi mắt dịu dàng, độ lượng. Rồi cái dáng tảo tần, đôi tay hay lam hay làm… Đức hi sinh và lòng nhân ái của mẹ đối với chồng con, với mọi người… Em dồn tất cả tình thương yêu, kính trọng vào từng chữ, từng câu. Dần dần, bức c
Bên cạnh em, bạn Hằng cũng đang cắm cúi viết. Bạn ấy tả cu Ti, đứa em trai vừa tròn năm tuổi rất đáng yêu. Thỉnh thoảng, Hằng lại bật lên một tiếng cười khẽ. Chắc là bạn ấy nhớ lại chi tiết thú vị nào đó về cậu em khôi ngô và tinh nghịch của mình.
Thời gian lặng lẽ trôi, em đã viết gần xong bài. Chà! Mỏi cổ quá! Em đưa mắt nhìn khắp lớp. Các bạn vẫn cặm cụi viết. Chắc các bạn cũng có suy nghĩ và cảm xúc giống như em khi chọn tả người mình yêu quý. Chợt tiếng cô giáo vang lên: “Còn năm phút nữa. Các em hãy kiểm tra lại bài viết trước khi nộp cho cô”. Cô vừa dứt lời thì tiếng xôn xao nổi lên đây đó: “Thưa cô! Em chưa xong ạ ! “Thưa cô! Cô cho thêm vài phút nữa ạ!” Rồi tiếng hỏi nhau từ bàn nọ sang bàn kia: “Hùng ơi! Xong chưa?” “Tớ xong rồi! Còn cậu?” “Tớ cũng xong rồi!”. Cô Nga gõ nhẹ thước kẻ xuống bàn, thay cho lời nhắc nhở. Trật tự được lập lại. Ai nấy cố gắng hoàn thành bài viết của mình.
Tùng, tùng, tùng… tiếng trống lại vang lên giòn giã, báo hiệu đã hết giờ. Cô bảo chúng em dừng bút rồi bạn lớp trưởng lần lượt đi thu bài từng bàn. Lớp trưởng nộp bài cho cô, cô ân cần hỏi chúng em có làm được bài không. Cả lớp đồng thanh đáp: “Có ạ!”. Nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt hiền hậu của cô.
Em tự đánh giá bài viết của mình là “tạm được”, nhưng trong lòng vẫn nuôi hi vọng được cô cho điểm khá. Nghĩ đến lúc cầm trong tay bài văn được 7 hay 8 điểm, em vui lắm! Em sẽ đưa cho mẹ xem đầu tiên và nói thầm với mẹ rằng: “Mẹ ơi! Con có món quà nhỏ này tặng mẹ!”. Chắc mẹ em sẽ ngạc nhiên và thích thú vô cùng!hân dung hoàn hảo của mẹ đã được em vẽ nên bằng ngôn ngữ dạt dào cảm xúc.
Thời gian không có nhiều nên tớ cho bạn dàn ý làm bài nhé!
Mở bài:
Có ai sinh ra mà không được nhìn thấy nụ cười của mẹ, nụ cười ấy như là nguồn động viên, khích lệ chúng ta mỗi khi khó khăn, mệt mỏi. Các bạn yêu mẹ ở điểm gì, với riêng tôi nụ cười của mẹ là tôi thích nhất.
Thân bài
+ Nụ cười ấy thế nào ( ấm áp, tràn đầy tình yêu thương,.......)
+ Mỗi khi mệt mỏi nụ cười ấy động viên cũng như khích lệ bạn?
+ Nhớ lại kỉ niệm( lúc vào lớp 1 biết con rụt rè mẹ mỉm cười khích lệ con, lúc con tập đi xe đạp ........, trong học tập,........)
+ Từ 3 ý trên lưu ý khoảng 3-4 câu phải có một câu biểu cảm ( chao ôi, nhớ.......)
+ Khi mẹ vắng nhà thiếu vắng nụ cười ấy ( bản thân em cảm thấy ngôi nhà im ắng, thiếu một thứ rất quan trọng với bản thân,.....)
+ Có phải lúc nào mẹ cũng cười không? ( khi ốm thấy em buồn mẹ chỉ mỉm cười như một lời an ủi, khi bị điểm kém hoặc mắc phải lỗi nào đó thì trên khuôn mặt mẹ thế nào?,........)
+ Bản thân em có yêu nụ cười ấy không? Nó đem lại cảm giác gì cho bản thân em.
+ Cảm xúc của bản thân
Kết bài:
+ Lời hứa sẽ không làm mẹ buồn
+ Hi vọng nụ cười ấy sẽ mãi hiện trên khuôn mặt
+ Suy nghĩa riêng của bản thân.
Chúc bạn học tốt!
\(S=\dfrac{18+27}{2}\cdot14=45\cdot7=315\left(cm^2\right)\)
Quê hương, hai tiếng gọi thiêng liêng mà trìu mến vô ngần, quê hương in sâu trong tâm trí chúng ta bởi những hình ảnh của tuổi thơ. Quê hương là nơi ta lớn lên, là nơi ta đi để trở về. Là nơi mà nếu không nhớ ta sẽ không lớn nổi thành người. mỗi người yêu quê hương theo những cách khác nhau và hẳn đều lưu giữ cho mình những hình bóng đẹp đẽ khác nhau về cảnh trí quê hương. Như với tôi, dòng sông quê hương vẫn là dòng suối ngọt chảy suốt tâm hồn một thuở.
Hẳn là tuổi thơ ai cũng đều gắn liền với dòng sông, cánh đồng bát ngát. Nhưng dòng sông trong tâm trí, trong kỉ niệm và trong mỗi nơi lại thật riêng biệt, và nó như một dòng chảy bất tận trong tâm hồn, chảy từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Cho ta một nguồn suối ngọt lành, là mạch nguồn để đắm mình, nương náu. Quê hương tôi có con sông xanh biếc, nước sông trong soi tóc những hàng tre, tâm hồn tôi là một buổi trưa hè...chao ôi, những câu thơ ấy đã đánh thức tâm hồn tôi.
Dòng sông quê tôi tuôn dài, tuôn dài như áng tóc trữ tình cuồn cuộn mùi khói mèo tháng hai và mùi nắng mới hương xuân. Con sông thơ mộng, duyên dáng và dịu dàng kín đáo như tiếng vâng không nói ra của tình yêu. Bên bờ sông là những dặng phi lao xanh rì đang rì rào trong gió, như đang thì thầm với chúng tôi mỗi khi chúng tôi ghe thăm. Con sông này là nơi gắn với tuổi thơ tôi, với những đứa trẻ đồng quê yêu sông nước, yêu nghịch ngợm hồn nhiên. Con sông có lúc dữ dỗi và ào ào mãnh liệt cuộn xoáy như những lốc xoáy sâu thẳm. Có khi nó dịu dàng, say đắm giữa màu đỏ chói lói của tán phượng vào ngày hè. Nhưng nó đã ở đây, cùng thời gian của sự trưởng thành trong tôi mà đắp bồi cho xứ sở quê hương.
Con sông dịu dàng lắm, màu hè nước sông trong xanh ve như ngọc bích. Dòng nước mát ấy khiến chúng tôi không bao giờ hiền lành vuốt ve mà đều sà xuống để vẫy vùng, quẫy đạp. có lẽ nhờ nó mà chúng tôi biết bơi chăng, có lẽ nhờ nó mà tôi thấu cảm được một định nghĩa nho nhỏ về tuổi thơ đẹp và quý giá là thế nào.
Con sông này hiền lành và là nguồn nước sinh hoạt chính của người dân quê tôi. Hằng ngày, mọi người đều ra sông rửa rau, tắm rửa và đùa nghịch. Con sông cũng là nơi tâm hồn được thỏa mê vui thích mà chẳng e dè gì. Vậy nên con sông như người bạn tri kỉ của người dân nơi đây, con sông thân thương chảy giữa đôi bờ hư thực đã lớn lên cùng tâm hồn dào dạt và sôi nổi của tuổi thần tiên trong tôi. Cứ thế, chúng tôi lớn lên, chúng tôi gắn bó và lấy nó làm địa chỉ của tâm hồn, làm kí hiệu và dấu hiệu riêng cho tuổi thơ thuần khiết của mình.
Nhớ con sông quê hương, là nhớ lấy quê hương, là yêu quê hương nhỏ xinh bên dòng sông êm lặng, dịu dàng như người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Con sông như đã trở thành nàng thơ trong tâm hồn mỗi đứa trẻ thơ chúng tôi. Con sông mang lại những giá trị về vật chất nhưng nhiều hơn cả là về tinh thần, là nỗi niềm cổ tích thuở xưa. Quê hương đẹp, đẹp theo một cách riêng, và đáng nhớ về theo một cách riêng, để mỗi người nhớ về quê hương. Khi thì nhớ về cánh đồng xanh thẳng cánh cò bay, khi thì là con sông trong nước trôi êm ả, khi là cây đa giếng nước sân đình để làm nên một tuổi thơ trọn vẹn, tươi vui mà thiêng liêng tột cùng.
#Nguyễn Chí Bảo
làng quê em có một trận mưa cực lớn ok . mưa làm cho nhà em bay lên trên trời . Khi đang bay thì gặp ngọc hoàng . Chúng em xúm lại nói " **** " thì ngọc hoàng tức giận nói : " láo thật nhà ngươi sẽ bị một trận mưa kế tiếp và nó sẽ kinh khủng hơn ". Bọn em hoảng sợ và không biết nói gì hơn . Bố mẹ em tức giận : " Sao mày ngu thế hả con . Gặp ngọc hoàng trên trời phải biết sùng bái chứ ". Thế là em bị đánh cho no đòn . 1 năm sau , nhà em đi bơi ở giếng tự nhiên có người hét lên :" Ôi trời ơi ! sóng thần sóng thần ". Cả nhà em đứng dậy chửi :" *** *** *** , bị ngu à con dog làng quê yên bình như thế này làm gì có sóng thần ". Và rồi nhà em tẩn cho nó một trận tơi bời . Tự nhiên bỗng có ánh sáng trói trang hiên ra , hóa ra thằng bị ăn đánh SML là ngọc hoàng , ngọc hoàng nói : " Ta chỉ ATSM một lúc mà các người dám hỗn láo với ta (giọng mạnh đến nỗi làm cho con kiến chết) ! ta sẽ làm mưa làm gió trên đời này ! " và thế quê em bị ngọc hoàng làm trận mưa rào to vãi cả đái ra quần . và trận mưa đều đưa mọi người lên thiên đàng . Còn nhà em vẫn sống như bình thường.
nhưng sau trận mưa em hối tiếc vì mất cái ao phao vì quên chưa cất . Thế là em rất hối hận và không dám nói từ *** *** *** với ngọc hoàng để không làm mất cái áo phao
Đoạn Văn Miêu Tả Cảnh Sông Nước
Dưới chân Tháp Bà Ponaga, dòng sông Cái hiền hoà chảy ra biển. Hai bên bờ sông, nhà cửa lô nhô. Lác đác, vài cụm dừa mọc choài ra sông, tàu lá lao xao trong gió. Giữa sông, cù lao Hải Đảo rợp bóng dừa như một ốc đảo xanh lục giữa làn nước xanh lam. Cầu Bóng bắc qua sông nườm nượp xe cộ. Dưới chân cầu, nơi con sông đổ ra biển là cầu Cá. Thuyền đi biển sơn hai màu xanh đỏ, đậu san sát gần một mỏm đá nối lên như hòn non bộ. Vài chiếc tàu máy chạy trên sông. Tiếng còi ô tô gay gắt lẫn tiếng ghe máy chạy ì ầm làm dòng sông ồn ã lên. Nắng trưa bàng bạc lên dòng sông, mặt nước sông như dát một thứ ánh kim xanh biếc màu trời. Con sông, cửa biển và bến thuyền gắn bó bao đời là một trong những cảnh đẹp của thành phố Nha Trang được nhiều người biết đến.
1. Mở bài:
- Giới thiệu địa điểm ngôi nhà
- Giới thiệu những đặc điểm dễ nhận biết nhất của ngôi nhà
2- Thân bài
* Miêu tả đặc điểm bên ngoài của ngôi nhà
- Nhà lớn hay nhỏ? Cũ hay mới? Được làm bằng gì? (Xây kiên cố bằng gạch hay được làm bằng gỗ, bằng tre?)
- Hình dáng của nó? (Chữ nhật, hình hộp, hình chữ L hay chữ T...)
* Miêu tả đặc điểm của ngôi nhà:
(Miêu tả từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới.)
- Cổng nhà, cửa vào nhà, các cửa sổ... làm bằng gì?
- Mái nhà lợp bằng gì? Màu vôi trần, tường? Nền nhà?...
- Các phòng trong nhà: Mấy phòng? Những phòng nào? Cách bài trí trong từng phòng ra sao? Gắn bó với các sinh hoạt cùa gia đình và bản thân em như thế nào?
3. Kết bài:
Nêu tình cảm của em đối với ngôi nhà ấy.
Tham khảo
Ai cũng có một món đồ chơi mà mình trân trọng và yêu thích. Đối với em, thứ đồ chơi mà em thích nhất là Miu Miu - món quà em được tặng nhân dịp sinh nhật năm tuổi mà bà đã tặng cho em. Khi bóc quà em đã rất thích thú khi nhìn thấy chú gấu này.
Chú gấu nhỏ được em đặt tên là Miu Miu. Nó cao khoảng năm mươi cm. Chú có bộ lông màu nâu mềm mại, khi sờ vào em cảm thấy nó mịn như nhung. Chú khoác trên mình một bộ yếm bò màu xanh trông thật dễ thương. Trên cổ chú được đeo một chiếc nơ chú rể trông rất là ngộ nghĩnh. Cái đầu chú tròn to với hai cái tai vểnh lên như đang muốn lắng nghe em nói chuyện. Đôi mắt chú to tròn như hai hột nhãn.
Chiếc mũi nhỏ xinh xinh được làm bằng nhựa đen. Thân hình chú thì mũm mĩm nên em thường ôm chú khi đi ngủ. Nhờ có chú gấu này mà em có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ khi phải ngủ một mình. Mỗi lần đi chơi xa em đều mang Miu Miu theo bên mình. Đôi tay và đôi chân của chú thì ngắn ngủn, lúc nào cũng dang ra như muốn em ôm vào lòng vậy. Những lúc rảnh rỗi, em lại mang chú gấu nhồi bông của mình ra chơi. Miu Miu đã trở thành người bạn thân thiết gắn bó với em đến tận bây giờ.
Giờ bà đã đi xa, mọi kỉ niệm tuổi thơ của em với bà đều gửi gắm trong bóng hình chú gấu Miu Miu này. Em sẽ giữ gìn và bảo vệ Miu Miu thật cẩn thận để chú sẽ mãi bên cạnh em.
Ai cũng có một món đồ chơi mà mình trân trọng và yêu thích. Đối với em, thứ đồ chơi mà em thích nhất là Miu Miu - món quà em được tặng nhân dịp sinh nhật năm tuổi mà bà đã tặng cho em. Khi bóc quà em đã rất thích thú khi nhìn thấy chú gấu này.
Chú gấu nhỏ được em đặt tên là Miu Miu. Nó cao khoảng năm mươi cm. Chú có bộ lông màu nâu mềm mại, khi sờ vào em cảm thấy nó mịn như nhung. Chú khoác trên mình một bộ yếm bò màu xanh trông thật dễ thương. Trên cổ chú được đeo một chiếc nơ chú rể trông rất là ngộ nghĩnh. Cái đầu chú tròn to với hai cái tai vểnh lên như đang muốn lắng nghe em nói chuyện. Đôi mắt chú to tròn như hai hột nhãn.
Chiếc mũi nhỏ xinh xinh được làm bằng nhựa đen. Thân hình chú thì mũm mĩm nên em thường ôm chú khi đi ngủ. Nhờ có chú gấu này mà em có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ khi phải ngủ một mình. Mỗi lần đi chơi xa em đều mang Miu Miu theo bên mình. Đôi tay và đôi chân của chú thì ngắn ngủn, lúc nào cũng dang ra như muốn em ôm vào lòng vậy. Những lúc rảnh rỗi, em lại mang chú gấu nhồi bông của mình ra chơi. Miu Miu đã trở thành người bạn thân thiết gắn bó với em đến tận bây giờ.
Giờ bà đã đi xa, mọi kỉ niệm tuổi thơ của em với bà đều gửi gắm trong bóng hình chú gấu Miu Miu này. Em sẽ giữ gìn và bảo vệ Miu Miu thật cẩn thận để chú sẽ mãi bên cạnh em.
Mỗi khi mùa tựu trường sắp bắt đầu, mẹ đều chuẩn bị sách vở và cặp sách mới tinh tươm để em đến trường. Năm nào cũng vậy, một năm mẹ sẽ sắm cho em một chiếc cặp theo ý thích của em. Năm nay cũng vậy, mẹ dẫn em đi chợ và tùy em lựa chọn.
Em đã chọn cho mình môt chiếc cặp màu xanh nước biển có hình dãy núi và con sông nhỏ chạy qua. Trên dòng sông có một chiếc thuyền nhấp nhô và một người phụ nữ đang cầm tay lái. Chiếc cặp của em có một chiếc khóa để nắp cặp khi mang ở phía sau lung. Có hai dây đeo màu xanh dương, bản to vằng hai đốt tay khép lại với nhau để khi đeo em không bị đau lung. Chiếc dây làm chắc chắn, có xốp ở bên trong nên đeo rất em vai. Mẹ bảo khi chọn cặp phải chọn những chiếc cặp không quá cứng để em có thể bỏ nhiều sách vở mà không quá nặng
Ở hai bên chiếc cặp có hai cái túi nhỏ nhỏ bằng lưới để em có thể để khẩu trang và giẻ lau bảng con. Em cũng có thể bỏ vào đó chiếc lọ đựng phấn xinh xinh, khi lấy ra rất dễ dàng.
Chiếc cặp sách của em có hai ngăn to và một ngăn nhỏ có kéo khóa. Em sẽ phân ra một ngăn để vở viết và một ngăn để sách giáo khoa. Ngăn kéo khóa em sẽ để hộp đựng bút, bảng con, bút chì màu và một số vật dụng khác. TRong cặp nhiều khi em còn mang theo đồ chơi như bi, vòng thổi để khi ra chơi có thể vui chơi với bạn bè.
Nhìn tồng thể chiếc cặp của em có chiều dài 40cm, chiều rộng gần 30 cm. Mẹ bảo khi em đeo cặp ở sau lung thì chiếc cặp dường như to hơn người em.
Đối với mỗi bạn học sinh thì chiếc cặp là người bạn than thiết nhất mỗi khi đến trường. Dù nắng hay mưa, dù nhiều sách vở hay ít sách vở thì chiếc cặp vẫn không bao giờ than thở nhọc nhằn. Em rất yêu quý chiếc cặp của mình.
Kỉ niệm về những giờ phút đầu có chiếc cặp in đậm mãi trong tôi. Đó là ngày tựu trường năm học mới. Chiếc cặp mà mẹ gửi bằng đường bưu điện từ cô đô Huế về cho tôi đúng vào dịp khai trường. Chao ôi! Một chiếc cặp mà tôi hằng mong ước bấy lâu nay.
Đó là một chiếc cặp giả da, màu đen huyền, to hơn sổ ghi điểm của cô giáo. Nó vữa có quai đeo vừa cổ quai xách rất tiện lợi. Mặt cặp không trơn bóng như bao chiếc cặp bằng ni lông tổng hợp mà có vẻ nham nham như vảy rồng vảy cá. Trông từ xa, mặt cặp nổi lên những đường vân đều đặn như một mái chùa lợp ngói cổ kính. Phía trước mặt cặp là một ngăn làm bằng tấm mi ca trong suốt có lồng một bức tranh lụa in hình chiếc cầu Tràng Tiền bắc qua sông Hương. Trên cầu, vài cô nữ sinh áo dài trắng với chiếc nón bài thơ che nghiêng đang lững thững qua cầu. Xung quanh cặp được viền bằng một đường chỉ khẩu màu hồng nhạt rất đẹp. Giữa hai mặt cặp là một đường dây kéo nối hai mặt cặp lại với nhau. Phía trong có hai ngăn được lót bằng thứ vải lụa mồng màu mận chín. Ngăn lớn tôi đựng sách giáo khoa và vở học trong ngày. Ngăn còn lại đựng đồ dùng học tập. Tất cả đều được xếp gọn gàng, ngăn nắp.
Vậy là ngay từ đầu năm học lớp Bốn, tồi đã có một chiếc cặp sách mới như của Hà của Thủy rồi. Chiếc cặp mới sẽ cùng tôi đến lớp vui niềm vui của ngày hội khai trường. Tôi thầm cám ơn mẹ tôi đã chăm lo chu đáo việc học cho tối từ cái nhỏ đến cái lớn. Tôi sẽ Cố gắng học giỏi như mẹ thường mong ước.
1.VIẾT 1 BÀI VĂN TẢ ÔNG HOẶC BÀ .
BÀI LÀM
Trong gia đình, người mả em yêu quý nhất đó là bà của em. Bà là người gần gũi với em, chăm lo cho em từ thuở em mới lọt lòng. Bà ru em bằng những lời ru êm dịu.
Bà em năm nay đã già rồi, mái tóc đã bạc phơ vì bươn chải với thời' gian. Khuôn mặt đầy đặn, đẹp lão. Vầng trán cao đã có nhiều nếp nhăn. Em nghĩ rằng, mỗi nếp nhăn trên gương mặt bà là một chuỗi ngày dài vất vả. Đôi mắt bà không còn tinh anh nữa nhưng đôi mắt ấy thật dịu hiền khó tả. Đôi mắt đầy yêu thương, trìu mến.
Tuy lưng hơi còng nhưng bà đi lại rất nhanh nhẹn. Đáng chú ý nhất là đôi tay khéo léo của bà. Đôi bàn tay ấy đã chai sần, những ngón tay gầy gầy, xương xương nhưng bà làm biết bao nhiêu là việc. Bà rất thích lao động, ít nghỉ ngơi. Bà thích làm bánh, nấu ăn, dọn dẹp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.
Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình yêu bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em. Bằng những câu ca dao ru hò êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã đưa em vào giấc ngủ say nồng. Bà yêu thương tất cả mọi người, hay giúp đỡ người nghèo khó. Bà mong em học giỏi, thành tài. Bà dạy em những điều hay, lẽ phải. Bà nhắc nhở em phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè. Bà thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiên điều nhân nghĩa để giáo dục em.
Tấm lòng nhân hậu của bà đã làm tâm hồn em thêm phong phú, đã truyền thêm sức mạnh cho em để vững bước đi lên. Gia đình em ai cũng thích bà, làm theo điều mong muôn của bà. Em vẫn thường tha thẩn theo bà, lúc quét nhà, khi nhặt rau, múc nước giúp bà. Em thầm mong sao cho bà em đừng già thêm nữa.
1.hãy viết 1 bài văn tả ông hoặc bà.
Trong gia đình, tôi yêu quý tất cả mọi người, nhưng người mà tôi yêu mến nhất, kính trọng nhất vẫn là ông ngoại. Bất cứ lúc nào, hình ảnh của ông cũng thật ngọt ngào trong trái tim tôi.
Ông tôi chưa già lắm đâu, chỉ khoảng bảy mươi thôi. Dáng ông tầm thước như bao cụ già khác. Khuôn mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn của những ngày tháng khó khăn, vất vả. Gian khổ nhất là những năm tháng trong chiến trường miền Đông Nam Bộ xưa kia. Khuôn mặt vuông vuông chữ điền, nước da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim; vậy mà ông tôi trông vẫn đẹp lão lắm. Đặc biệt là với tôi, ông quả thật đẹp. Hạnh phúc nhất là được nằm trong lòng ông, tay vuốt ve chòm râu điểm bạc, ngước nhìn đôi mắt ấm áp, hiền từ của ông. Lúc đó tôi có cảm giác như đang ở trong truyện cổ tích, như có ông Bụt ở bên với bao phép màu tốt lành và đẹp đẽ.
Tôi rất thích nắm tay ông, được thấy hơi ấm nóng từ tay ông truyền sang, thật là khoan khoái. Bố mẹ đi làm suốt ngày, ông với tôi sao mà thân thiết thế. Giọng nói của ông trầm trầm và rất truyền cảm, bởi hồi trẻ ông đã là một cây” kịch nói nghiệp dư nổi tiếng của trung đoàn. Chính vì thế, ông ru hoặc kể chuyện, lũ cháu chúng tôi nghe, chỉ được một lúc là dip cả mắt lại. Ông tôi nhiều con cho nên cũng lắm cháu. Tôi chưa thấy ai yêu và quyến luyến với lũ cháu như ông. Ông thường thẳng thắn bộc bạch: Khi có cháu, lại thấy yêu cháu hơn con rất nhiều!”. Lũ chúng tôi cũng yêu quý và gắn bó với ông lắm. Nhất là tôi, thằng cháu “đích tôn” như ông vẫn trìu mến gọi vậy.
Lại một bất ngờ nữa khiến các bạn khó tin, chính ông tôi chứ không phải ai khác trong gia đình này là người ngoại trợ chính. Đứng cạnh Ông, bà tôi trờ nên vụng về, lúng túng, như bà thường tự nhận “Bà của cháu mồ côi sớm nên việc bếp núc, nội trợ đoảng vị quá!”. Cứ sáng sớm, sau khi tập thể dục, luyện vài bài dưỡng sinh là ông lại xách giỏ đi chợ. Ong đâm nghiện những tiếng chào mời, lời kì kèo qua lại của cái chợ nhỏ nằm tại khu chung cư của chúng tôi. Những thứ ông mua đều tươi rói, vừa ngon lại vừa đẹp mắt bởi nhiều màu sắc. Ong nấu nướng ngon lắm, mời các bạn đến nhà tôi mà xem, ông tôi sẽ trổ tài nghệ tuyệt vời của mình để các bạn thưởng thức. Đố có mà chê nổi.
Tôi còn quên chưa nói tới sự quan tâm đặc biệt nữa của ông mình về tình hình thời sự trong và ngoài nước. Không có chương trình thời sự nào của Truyền hình, của Đài Tiếng nói Việt Nam, của báo chí nào mà ông bỏ qua. Đã thế ông còn năng trao đổi với bạn bè, không gặp gỡ, không họp hành thì ông lại gọi điện thoại. Có lẽ, điện thoại của ông tôi chỉ để làm hai việc, hỏi thăm con cháu và bàn bạc về thời sự nóng hổi. Khi nói, ông tỏ ra say sưa, nhiệt tình như có bạn mình ở trước mặt vậy. Hầu hết các thông tin về thời sự, tôi được biết qua ông mình. Mĩ đánh I-rắc cũng khiến ông tôi buồn bực, phiền muộn vô cùng, làm cả nhà xót cả ruột.
Trong nhà tôi, ông thường coi vườn cây xanh trên tầng thượng là tài sản của mình. Trên đó có bao nhiêu là cây, là hoa. Thứ nào ngoài tên ra cũng đều có lí lịch riêng của nó. Nào là kỉ niệm ngày ở chiến trường về, ngày thăm Điện Biên Phủ, ngày sinh đứa cháu đầu,… Công ông tưới bón, chăm chút, băt sâu, tạo nên vườn cây này.
Sinh nhật vừa rồi của tôi, ông tặng một chiếc kèn nhỏ xinh. Tôi tự mày mò và bây giờ đã thổi được bài “Nhạc rừng” mà ông yêu thích. Ỏng tôi tự hào lắm, cứ khoe khắp khu nhà về tài của cháu mình. Nhưng tôi hiểu không phải vậy, chẳng qua ông yêu tôi quá thôi!
Tôi yêu quý yà kính mến ông rất nhiều và cũng biết ông yêu lại tôi như vậy. Ông là người hay là ông Bụt, tôi cũng không biết nữa.
“Cháu sẽ phải cố gắng nhiều đề làm vui lòng ông, ông ơi!”. Tôi vẫn nhủ thầm như vậy.
2.hãy viết 1 bài văn tả người già
Cả thời thơ ấu, em sống gần bên bà ngoại. Được bà chắt chiu nuông chiều, nên hơn ai hết, em kính yêu ngoại vô cùng.
Ngoại em, năm nay, đã ngoài bảy mươi tuổi. Vóc người cao cao. Tuy lưng hơi còng nhưng bà vẫn đi lại bình thường. Tóc ngoại em đã rụng nhiều, lơ thơ phần tráng hơn phần đen. Bà thường ăn trầu nên môi lúc nào cũng thắm đỏ. Mắt bà không sáng lắm, nhưng khi đeo kính, bà vẫn vá được cho em những lỗ áo do đùa giỡn với bạn bè bị rách. Đôi tay bà nổi gân xanh, da nhăn lại và trổ đầy những hạt đồi mồi nho nhỏ đen.
Suốt ngày, chẳng lúc nào em thấy ngoại chịu ngồi không. Hết giúp mẹ làm công việc lặt vặt trong nhà, bà lại nhổ cỏ, nên quanh vườn nhà luôn sạch bóng.
Mỗi khi em làm điều gì lầm lỗi bị ba mẹ rầy, bà đều cười hiền lành bảo:
- Trẻ con, nó mới thế.
Được nước, em sà vào lòng bà nũng nịu. Bà vuốt ve khuyên nhủ em phải ngoan ngoãn. Những lúc ấy, em thấy sung sướng dưới che chở của ngoại. Thường tối đến, em hay nằm kề bên để nghe ngoại kể chuyện. Giọng bà chậm rãi hiền hậu như bà tiên trong cổ tích và thoang thoảng hương trầu cau khiến bây giờ, mỗi khi nghe mùi ấy là em cảm thấy ấm áp và nhớ bà ngay.
Ước gì ngoại em cứ sống mãi bên em thì còn hạnh phúc nào hơn?
Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi.
Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con.
Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: "Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi" luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng.
Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: "Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui". Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém "Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào". Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi.
Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà
Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà.
Bà thích chăm sóc cây cảnh, Sáng sáng, bà dậy sớm tưới cây trên sân thượng. Những chồi non, nụ hoa không phụ công chăm sóc của bà, luôn tưng bừng khoe sắc thắm. Những lúc rảnh rỗi, bà ngồi ngắm không biết chán những cái cây đang dần dần lớn lên.
Tối tối, khi đi ngủ, bà thường kể chuyện cho tôi. Nghe các câu chuyện của bà, tôi như được hoá thân vào các nhân vật, khi thì là cô Tấm dịu hiền, khi lại là cô tiên tốt bụng. Bà mua cho tôi rất nhiều sách, nhờ đó kiến thức của tôi được rộng mở hơn.
Em lớn lên trong những câu chuyện cổ tích của bà, những câu chuyện đã cùng em lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn và cũng chứa đựng biêt bao tình cảm thương yêu của bà dành cho em. Bà ngoại chính là người em vô cùng yêu mến và kính trọng, ở bà luôn có một tình cảm ấm áp, khiến cho em vui vẻ, hạnh phúc mỗi khi ở bên bà.
Bà ngoại của em năm nay bảy mươi sáu tuổi, mái tóc của bà đã chấm bạc, đôi mắt của bà đã có những nếp nhăn của tuổi già, càng làm cho sự hiền hậu, nhân từ trong đôi mắt bà thêm ấm áp, chan chứa yêu thương. Em rất yêu đôi mắt của bà, bởi lúc nào bà cũng nhìn em bằng ánh mắt nhân hậu, yêu thương nhất, mang lại cho em cảm giác yên bình, chở che như khi còn nhỏ vậy. Bà ngoại em tuy đã lớn tuổi nhưng bà vẫn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh, những công việc nhà bà vẫn làm rất thành thạo và khéo léo, mỗi lần về thăm bà thì bà ngoại lại làm cho em những món ăn thật ngon như: thịt kho tàu hay sườn xào chua ngọt…, không những vậy, bà còn dạy em làm những món ăn đơn giản nên mỗi lần được về thăm bà thì em đều cảm thấy rất vui vẻ.
Khi còn nhỏ, vì bố mẹ em bận công tác nên mẹ em đã gửi em cho bà ngoại chăm sóc, bà đã chăm sóc cho em vô cùng chu đáo, yêu thương quan tâm em từ những thứ nhỏ nhặt nhất, dạy em những điều hay lẽ phải và kể cho em thật nhiều câu chuyện cổ tích thú vị. Bà hay kể cho em về câu chuyện chàng Thạch Sanh dũng cảm giết đại bàng cứu công chúa Quỳnh Nga, hay cô Tấm dịu hiền bước ra từ quả thị, nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn… Những câu chuyện của bà gắn liền với những kí ức tuổi thơ của em.
Bà ngoại là một người vô cùng đảm đang, tháo vát. Khi còn trẻ bà đã vừa lo việc đồng áng, vừa chăm sóc cho năm người con thơ dại, tuổi ăn tuổi lớn, bà em có thể làm được rất nhiều thứ, như bện chổi, đan rổ, làm quạt nan…Bà em rất khéo tay nên những vật dụng mà bà làm ra đều vô cùng đẹp mắt và xinh xắn. Và hiện nay, tuy bà đã lớn tuổi nhưng bà vẫn làm những công việc chăm sóc vườn tược, trồng rau, trồng quả…Bà luôn nói với chúng em nếu không làm gì mà chỉ ngồi một chỗ thì bà rất buồn tay, buồn chân, vì vậy mà bà trồng trọt, chăn nuôi như một thú vui của cuộc sống.
Tuy em không thể thường xuyên về thăm bà ngoại nhưng tình cảm yêu mến của em dành cho bà thì không bao giờ phai nhạt, những kí ức bên bà luôn sống động trong tâm hồn, gợi nhắc về tấm lòng nhân hậu, yêu thương của bà dành cho em. Em mong bà sống thật lâu cùng với chúng em để chúng em có thể yêu thương, phụng dưỡng bà, báo đáp phần nào công ơn dưỡng dục của bà dành cho chúng em.