soạn bài lao xao: trong bài lao xao, tác giả dành khá nhiều dòng để viết về chim chèo bẻo. điều này có tác dụng gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tác giả viết nhiều về loài chim chèo bẻo vì đây là loài chim khá có ích, giúp đuổi lũ diều hâu, ngày mùa chúng thức suốt đêm để hót cất tiếng gọi người vào sáng sớm. Tác giả thể hiện rõ thiện cảm của mình đối với loài chim này. Tính tập thể, đồng loại của loài chim này đã được tác giả đề cao.
Trong bài văn Lao Xao ,tác giả dành khá nhiều dòng để viết về chim chèo bẻo. Điều đó có dụng ý gì ??
“Chim Chèo Bẻo” Nơi Thượng Nguồn Sông Mã Nguyễn Anh Tuấn |
I. Những tấm vải đen cần người gỡ bỏ
Giữa thị trấn Sông Mã đầy bụi, tôi nóng lòng chờ đợi gặp Hờ A Di- người mà tôi mới chỉ biết đến qua vài bài thơ, truyện ngắn, cùng những lời truyền khẩu ly kỳ về anh… Mãi lâu sau mới thấy một bóng người thấp bé ngồi vất vưởng trên xe máy hớt hải phóng tới. Hoá ra, anh vừa đèo vợ về cơ sở hai cách thị trấn 7 cây số, nghe điện lại vội vàng ra ngay. Bắt tay anh, không hiểu sao tôi chợt có một ấn tượng rất đặc biệt…Anh mời tôi về thăm nhà anh- ngôi nhà vách đất sơ sài lợp phibrô, nằm trên một ngọn đồi cao nhất trong cái thị trấn miền núi đang phát triển như vũ bão thời thị trường…Vừa bước chân vào nhà, Hờ A Di nói vui: “Vợ ông Tú Xương nuôi đủ năm con với một chồng, còn tôi, nuôi đủ năm con với một vợ- lại là một vợ đau ốm quanh năm…”. Sáng hôm sau, tại cơ sở hai của Hờ A Di (thực ra là cơ sở chính) tôi đã được gặp vợ anh, một người đàn bà Mông truyền thống. Chị không biết cả chữ dân tộc lẫn chữ phổ thông, chỉ được nghe thơ và truyện của chồng qua giọng đọc của các con gái, lặng lẽ vượt qua tật bệnh, làm hậu phương cho chồng công tác…“Chỉ biết anh ấy làm văn hoá thôi…Mà chẳng đưa tiền đâu, chỉ mua gạo, mì chính về…Nhưng tôi có nương ngô nương lúa…” Cái nương ngô lúa ấy của gia đình anh, hàng năm chỉ thu hoạch được mỗi thứ 1 tấn- tương đương gần 10 triệu đồng…
Hờ A Di vào đời với công việc làm bốc vác ở cơ quan thương nghiệp huyện và tập tọng viết báo cho chương trình tiếng Mông của các đài PT huyện, tỉnh. Năm 73-75, anh được cử đi học “Trường đào tạo cán bộ dân tộc Mèo khu Tây Bắc”. Sau đó, anh được phân công làm đủ thứ: đội phó đội thông tin lưu động kiêm biên tập, lên tỉnh làm phóng viên đài PT, lại về huyện làm Định canh định cư, dịch tài liệu tuyên truyền, chiếu phim lưu động…Rồi đưa đẩy thế nào, anh sang làm tuyên giáo huyện.Chính trong thời kỳ này, anh đã gặp không ít chuyện “dở cười dở khóc”, luôn luôn bị dòm ngó, bị phê bình: “ Cậu làm việc riêng, không phải việc cơ quan!...”. Anh có thiên hướng nhìn thấy trong văn bản chính sách khô khan những yếu tố hình tượng, cảm xúc- con đường đến với đồng bào anh một cách ngắn nhất, trực tiếp và hiệu quả nhất- nhưng chính điều đó lại khiến anh không ít bận phải lao đao…Năm 2001, anh được dự trại sáng tác ở Tam Đảo. Chính qua trại này, anh được kết nạp vào Hội VHNTCDTTS. Nhưng anh lại tiếp tục bị xăm soi, bị phê bình, thậm chí còn bị chửi thậm tệ đến độ phải làm đơn xin thôi việc, làm đơn xin ra khỏi đảng. Quyết định gửi lên, đồng chí phó bí thư tỉnh uỷ gọi về: “Một nhà văn duy nhất người Mông của Sông Mã mà huyện không nuôi nổi thì các anh cũng không giữ nổi chức đâu!” Năm 2005, được chính thức trở về ngành văn hoá làm việc quả là một cơ hội đáng quý đối với Hờ A Di. Nhưng cũng phải qua rất nhiều gian nan, rồi Hờ A Di mới được thoả chí làm cái công việc mà anh khao khát: đi thực tế và sáng tác, và chỉ sáng tác mà thôi- khi biên chế về Trung tâm văn hoá huyện...Hình như câu “cơm áo không đùa với khách thơ” không có gì liên quan đến Hờ A Di và những người cầm bút con em đồng bào dân tộc trên vùng đất này, bởi họ đâu có thu nhập được chút “cơm áo” gì từ thơ với văn; họ đã chấm ngòi bút trong mồ hôi chính mình trộn với mồ hôi đắng đót của đồng bào- giống như bao thế hệ nghệ nhân dân gian đã làm vậy để tạo ra những Tiếng hát làm dâu, Tiếng hát mồ côi thống thiết. Nhu cầu cuộc sống cần sản sinh ra những nghệ sĩ ngôn từ kiểu Hờ A Di, thì cũng tất yếu cần những “bà đỡ” tận tuỵ ngay trong hàng ngũ công quyền để tiếng nói vắt ra từ tim óc của họ đến được với đông đảo quần chúng dù có thể còn đói ăn thiếu mặc nhưng không thể thiếu được đời sống tinh thần chỉ trong giây lát! Trưởng phòng Trung tâm văn hoá Lê Thứ kể: “Trước đây, bà con người Mông Sông Mã thường nhận được những bao sách từ Philippin gưỉ về, gồm học chữ Mông, phong tục, thơ ca dân gian Mông, kèm theo sách truyền đạo. Lúc đó, anh Di đang ở tuyên giáo, chịu trách nhiệm phân loại, anh ấy đề nghị chỉ thu giữ sách truyền đạo trái phép, số còn lại thì để đồng bào đọc. Nhưng đề nghị không được chấp nhận. Anh Di bèn tức tốc biên soạn hai cuốn Truyện cổ và Thơ ca dân gian Mông. Và phải chăng, đó cũng là một trong những động lực sáng tác thơ văn của anh ấy?”.Tôi phải một lần nữa thầm cảm ơn người trưởng phòng, và chợt nghĩ: những nhà phê bình văn học không thể đem các nguyên tắc lý luận để áp đặt điều gì cho sáng tác của Hờ A Di. Bởi anh viết những dòng thủ thỉ sẽ thấm vào lòng những con người rời khỏi nhà từ lúc nhọ mặt để trở về trong ánh đèn mỡ lợn hoặc ánh điện lom đom lấy lên từ suối cạn. Bởi khi anh nói “Lời bộc bạch của suối”, than khóc cho rừng già bị chặt phá “tan nát, khe khô dần” để đến nỗi “cá không bơi mà chỉ ngóc đầu” ; hoặc trong tâm trạng phải thốt lên “Lời than của kẻ nghèo khốn khó” đến bệnh viện cấp cứu, đưa phong bì cho y bác sĩ vài trăm, vài nghìn thì bị lắc đầu “Bệnh nặng không chữa được”, “ bệnh viện hết thuốc rồi!”…thì quả thực không đang tâm để bàn về nghệ thuật câu chữ, hình tượng! Anh đang thực sự làm một “Chiến sĩ văn hoá”- hiểu theo cái nghĩa chính xác nhất của danh từ này- ở một vùng quê tự cung tự cấp chưa ổn định, sống bằng nương rẫy, trình độ dân trí quá thấp, các hủ tục và nạn mê tín còn nặng nề, và đồng bào anh thì mộc mạc, khảng khái nhưng cũng dễ bị kẻ xấu mua chuộc, lợi dụng…Chỉ cần đọc vài tên bài trong tập thơ Việt-Mông “Hoa đèn nở” của anh cũng đủ thấy: Răn dạy thanh niên không hút thuốc phiện- Đừng thách cưới- Người Mông ta cần bảo vệ rừng- Cho con cháu đi học- Nói với người vượt biên- Đừng đi làm vợ lẽ- v.v.Tôi tin rằng hiệu quả của chúng sẽ không thua kém- nếu không muốn nói là hơn- so với pháp luật và các văn bản nghị quyết, khẩu hiệu…Nhưng thơ văn Hờ A Di không chỉ tuyên truyền- dù là tuyên truyền một cách giàu tình và giàu lý lẽ theo lối đồng bào vùng cao. Thơ văn anh có nhiều dòng tinh tế miêu tả thiên nhiên, tình yêu trai gái với tâm lý chân thực - tuy mới chỉ là sự phát triển của các motif thơ ca dân gian Mông, và còn nặng về ghi chép, nhưng thật xứng đáng có một vị trí trong kho tàng văn học các dân tộc thiểu số hiện đại. Anh vừa hoàn thành công trình khảo cứu Ma bò bằng tài trợ ít ỏi của Hội VNDG , và đang tiếp tục tìm tòi khai thác những giá trị văn hoá dân gian cổ truyền không những của người Mông, mà còn của người Sinh mun, người Khơ mú, người La Ha, v.v. ở khắp các vùng hẻo lánh Sông Mã, Sốp Cộp… Khi đọc vài dòng ở bản thảo “Ma bò”, đôi mắt Di long lanh: “Con bò sừng cao đến tận trời, đuôi quệt dưới trần gian, mang chín thang thuốc chữa cho gia đình sống cuộc đời thanh bạch, trong như nước, trắng như gạo, xanh như rừng…” Trong những lời hát cúng tựa sử thi ấy, tôi chợt nhớ đến câu chuyện do chính Di kể: một ông bác, chỉ vì cần có một con bò cúng ma đã cam tâm đem cả cháu gái mình bán đi! Vẻ đẹp tâm linh và sự lạc hậu, cái cao cả và sự tối tăm…tất cả đang kết thành búi trong tâm thức ngàn đời, cần được người có hiểu biết và có tâm gỡ dần ra…Cứ thế, tên tuổi Hờ A Di- một nhà báo địa phương, một thi sĩ dân gian “dấn thân” đã dần dần được đồng bào nhiều dân tộc ở khắp vùng cao biên giới Việt- Lào biết đến và yêu quý. Để có thể xoá đi hết cái hình ảnh “trần gian trải vải đen” trong thơ ca đẫm lệ xưa, để mong gỡ dần cái tấm vải đen trùm kín mặt trong tiếng cúng ma rùng rợn còn tồn tại, cuộc sống vùng cao hôm nay còn cần đến không chỉ một cây bút có tấm lòng trong sạch và dũng cảm như Hờ A Di!. . II. Sự đối trọng bằng ngôn từ và đoạn sau của bài hát cũ
Ngôi nhà của A Di
Trong đêm vắng, gió ù ù qua kẽ vách, Hờ A Di mở mạng tiếng Mông nước ngoài và dịch cho tôi nghe. Một khuôn mặt béo phị, trọc đầu đang kênh kiệu tự nhận là “người Mông có quyền lực nhất thế giới”. Mặc dù đã chết, ông ta vẫn hung hăng kêu gọi thành lập Vương quốc Mông, đòi chính phủ Lào chấp nhận cho trở về xây dựng nước Lào, và tuyên bố: “ Chỉ người Mông mới cứu được người Mông!”…Tôi chợt nghĩ: cái gì có thể làm đối trọng tối ưu với những lời lẽ bốc mùi sắc tộc hiếu chiến kia, nếu không phải là những lời lẽ chân chính bằng tiếng Mông do những con người đứng về phía sự thật nói ra? Từ lâu nay, Hờ A Di, dù muốn hay không, cũng đã là người đại diện cho tiếng nói của hàng vạn người Mông trên vùng thượng nguồn Sông Mã này.Từ chỗ hồn nhiên làm thơ viết văn vì yêu thơ văn, anh đã tới chỗ ý thức được mỗi dòng, mỗi chữ mình viết ra có ảnh hưởng thế nào đối với từng giọt mồ hôi nước mắt của đồng bào mình…Niềm khao khát trở thành nhà văn của anh đã kịp đồng hành với sự giác ngộ về sứ mệnh của một trí thức trước số phận dân tộc mình…Điều này không ngẫu nhiên, nó có căn nguyên sâu xa ở gia đình, dòng tộc . Di từng nói với tôi: “ Dòng tộc là một thứ rất quan trọng với người Mông chúng tôi, và có rất nhiều điều lý thú. Nếu cán bộ làm văn hóa, chính trị mà nắm chắc được thì vào lòng dân rất dễ dàng”. Di đã đưa tôi về thăm jao (làng) Pú Seo quê hương anh- giống như bao làng người Mông ở khắp vùng Tây Bắc vốn thừa đất thiếu nước, nhiều dốc hiếm bãi bằng, từng trải qua bao thời loạn rừng động núi, di cư liên miên, cho đến khi bố anh- lão nông Hờ Giống Páo, người đầu tiên của vùng bám trụ để tạo ra chốn định cư định canh lâu dài cho nhiều dòng họ, nhiều gia đình trên một vùng rẻo cao khắc nghiệt…Chính tại nơi đây, ở tuổi lên ba, Di được ông bà, cha mẹ kể cho nghe truyện cổ tích Mông, dạy hát những bài dân ca Mông. Cậu bé ham hiểu biết, yêu văn nghệ đó lúc nào cũng cặp kè cuốn sách lúc đi chăn trâu, khi làm cỏ lúa…Thầy giáo của trường Đào tạo cán bộ dân tộc Mèo Khu TB về huyện tuyển sinh đã ngạc nhiên trước một chú bé loắt choắt thuộc như cháo những bài thơ của Bàn Tài Đoàn, Nông Quốc Chấn…Giai đoạn có tính quyết định đối với cuộc đời Di chính là thời học tại trường sư phạm vùng cao huyện, tại đó anh được một thầy giáo miền xuôi động viên: “ Người Mông chưa có nhà văn… em có năng khiếu văn học, đừng để bỏ phí”. Với thời gian và lao động kiên trì, Di đã dần trở một người viết chuyên nghiệp. Anh mới được in truyện Người tình cũ (NxbVHDT) kể lại kỷ niệm mối tình đầu thời làm thương nghiệp; vừa viết xong truyện Trở về, nói tới cuộc di cư trái phép của đồng bào Mông sang Lào và thân phận khốn khổ của họ. Anh đang bắt tay vào viết truyện: “Trời cho chúng mình thương nhau” đề cập tới sự cần thiết phải phát triển nghề dệt lanh, nghề rèn truyền thống của người Mông thành hàng hoá. Anh thần người vẻ đau xót khi tôi hỏi vì sao hiếm khi tìm thấy một khung cửi trong những ngôi nhà ám khói, vì sao những bếp lò rèn nguội tanh? Tất cả đều có thể mua được ở chợ Chiềng Khương, chợ bên Lao Cai. Nhưng những chiếc váy Mông lộng lẫy, những tấm thổ cẩm tuyệt đẹp- sản phẩm của nghề dệt lanh độc đáo chỉ người Mông mới có và những con dao Mông sánh ngang lưỡi dao Đamat Thổ Nhĩ Kỳ giờ có nguy cơ sẽ chỉ còn tìm thấy trong các bảo tàng dân tộc học!
Những ngày lang thang cùng Di tới các làng bản ở một số xã vùng cao giáp biên giới như Mường Hung, Mường Cai…tôi còn nhận thấy ở Di khả năng nắm bắt nhanh nhạy các vấn đề xã hội, chính trị như một cán bộ tuyên huấn chính hiệu- vốn là công việc anh đã từng đảm nhiệm.Và, kết hợp khả năng đó với một trái tim nồng nàn xúc cảm, anh đã có thể viết ra những điều gần gũi, dễ hiểu, thiết thân đối với đồng bào anh. Di kể, hồi đi chiếu phim lưu động, “phim nào bà con xem xong phải chùi nước mắt thì mới nhớ lâu”.
Anh cho tôi biết có nhiều phim về người Mông do Thái Lan, Philippin làm (kể cả chương trình ca nhạc), bà con rất thích- ví như phim “Sự tích con chim Pócư Úacâu"… Anh băn khoăn: vì sao ta không làm được những phim như thế cho đồng bào? Mở vô tuyến ra, phim truyện chỉ toàn thấy người đẹp bốc lửa thành thị, nhà cao phố rộng, tiện nghi loá mắt…Nếu thỉnh thoảng có phim về đồng bào dân tộc thì bà con lắc đầu ngán ngẩm, vì chúng quá ngây ngô, ngọng nghịu, lại “râu ông nọ cắm cằm bà kia”! Di bảo: “Tôi muốn viết kịch bản nói về người Mông, nhưng chẳng biết có ai dám lên vùng cao để làm phim không?” …Vui, buồn, trăn trở với mỗi nỗi niềm đời thường, Di hàng ngày đi, quan sát, hỏi han, ghi chép, để rồi đêm về gõ chiếc máy vi tính cũ do trung tâm văn hoá tặng, cần mẫn góp thêm vào cái công việc dạy “cách làm ăn làm uống”, “đường lý đường lẽ” cho đồng bào anh…Và anh còn phải lo cho cái gia đình nặng gánh của mình, lo đắp lại cái ao cá mà trận mưa lũ vừa qua cá chạy đi hết, lo tìm cách bón phân giữ nước cho những cây nhãn ít bói quả trong vườn, lo tiền mua sách vở và đóng góp trường học cho hai con gái nhỏ, lo tiền thuốc ***** vợ…Song, có lẽ điều quan trọng nhất đối với Hờ A Di là: những nguồn tài trợ in sách của trung ương, của địa phương tuy không đáng kể, nhưng cũng giúp các “đứa con tinh thần” của anh ra đời và đến được với đồng bào Mông như những “món quà của Thượng đế”…
Vợ, con gái và cháu ngoại
Giờ đây, trên con đường đến với thơ văn, Hờ A Di có lẽ chỉ còn gặp trở ngại lớn nhất là những hòn đá núi, những khúc sống trâu, những vũng lầy…trên các đoạn đường bị băm nát khi anh điền dã tới những làng bản vùng cao heo hút và hiểm trở.
Tôi hiểu: trong con người nhỏ thó đen sắt lại vì mưa nắng kia quả được hun đúc bởi cái nghị lực sống não lòng của những con người bao đời tồn tại trên dốc cao chìm khuất giữa sương mù, và hiện đang đứng trước không ít thử thách nặng nề để sống cho ra sống…Tôi chợt nghĩ lại cái ấn tượng ban đầu gặp Hờ A Di...Người Mông xưa thường buồn bã ví dân tộc mình như một cánh chim: “ Người ta có ruộng, người ta ăn thóc mọc dưới đất…Người Mông ta không có ruộng, ta bay trên trời cao tìm quả ngọt trong rừng…” Tôi từng được nghe kể về loài chim Chèo bẻo, loài chim nhỏ nhắn có sức sống kiên cường, dũng cảm và mưu lược, chiến thắng được cả diều hâu hung dữ…Phải, tôi đã có thể ví anh như một con chim Chèo bẻo đáng yêu giữa vùng rẻo cao biên cương đang say mê hát thêm đoạn sau cho bài hát cũ- để bài hát có thể chuyển từ buồn đau sang khát vọng tự do, cùng với ý chí vươn lên đổi đời…/. |
Vì chèo bẻo là loài chim có ích: giúp đuổi diều hâu, ngày mùa thức suốt đêm để sáng đánh thức con người. Tác giả muốn thể hiện tình yêu của mình với chèo bẻo đồng thời đề cao tính tập thể của loài chim này.
Vì từ XÔN XAO phù hợp với câu hơn hai từ LAO XAO, RÌ RÀO. XÔN XAO là từ thể hiện niềm vui của cảnh vật trong vườn Bác khi đón Bác trở về
Tham Khảo
Tác giả đã thể hiện cảm xúc vui sướng, hạnh phúc khi được trải qua những mùa hè êm đềm, bình yên ở quê hương.
vui sướng, hạnh phúc khi được trải qua những mùa hè êm đềm, bình yên ở quê hương.
Qua bài văn, ta thấy được sự am hiểu của tác giả về các loài chim, tác giả hiểu về các nhóm loài khác nhau, biết về đặc điểm, đặc tính của từng loài, từng loại. Phải có vốn kiến thức sâu rộng mới có thể liên hệ những loài chim ấy với nhau. Từ đó, ta cũng thấy được sự yêu mến của tác giả đối với thiên nhiên xung quanh.
tác giả dành khá nhiều dòng để viết về chim chèo bẻo. điều này có tác dụng gì?
Chúng đem lại niềm vui cho con người, chia sẻ niềm vui được mùa .
Chim chèo bèo là loài chim trị ác
- Bài văn đem đến những thông tin thú vị về các loài chim, từ tập tính, hình dáng cho tới thói quen bắt mồi…
- Giúp ta thêm hiểu, trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương.