Cho \(\Delta ABC\) có ba cạnh tương ứng là a; b; c
thỏa mãn \(a^3+b^3+c^3=3abc\) Hỏi \(\Delta ABC\) là tam giác gì
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Vì \(\Delta ABC=\Delta HIK\)
nên BC = IK (2 cạnh t/ư)
và \(\widehat{A}=\widehat{H}\) (2 góc t/ư)
b) Do \(\Delta ABC=\Delta HIK\)
=> AB = HI; AC = HK (2 cạnh t.ư); BC = IK (câu a)
và \(\widehat{A}=\widehat{H}\) (câu a); \(\widehat{B}=\widehat{I}\) và \(\widehat{C}=\widehat{K}\) (2 góc t/ư).
a) Ta có: \(\Delta ABC\backsim\Delta A'B'C'\) thì \(\left\{ \begin{array}{l}\widehat A = \widehat {A'};\widehat B = \widehat {B'};\widehat C = \widehat {C'}\\\frac{{A'B'}}{{AB}} = \frac{{A'C'}}{{AC}} = \frac{{B'C'}}{{BC}} = k\end{array} \right.\).
b) Xét tam giác \(DEF\) có:
\(\widehat D + \widehat E + \widehat F = 180^\circ \) (tổng ba góc trong một tam giác).
Ta có: \(\widehat D = 78^\circ ;\widehat E = 57^\circ \) thay số ta được
\(78^\circ + 57^\circ + \widehat F = 180^\circ \Rightarrow \widehat F = 180^\circ - 78^\circ - 57^\circ = 45^\circ \)
Ta có: \(\Delta DEF\backsim\Delta D'E'F' \Rightarrow \widehat D = \widehat {D'};\widehat E = \widehat {E'};\widehat F = \widehat {F'}\) (các góc tương ứng bằng nhau)
Do đó, \(\widehat D = \widehat {D'} = 78^\circ ;\widehat F = \widehat {F'} = 45^\circ \).
c) Ta có \(\Delta MNP\backsim\Delta M'N'P' \Rightarrow \frac{{MN}}{{M'N'}} = \frac{{MP}}{{M'P'}} = \frac{{NP}}{{N'P'}}\) (các cặp cạnh tương ứng có cùng tỉ lệ).
Với \(MP = 10;NP = 6;M'N' = 15;N'P' = 12\) thay vào ta được:
\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\frac{{MN}}{{15}} = \frac{1}{2}\\\frac{{10}}{{M'P'}} = \frac{1}{2}\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}MN = \frac{{15.1}}{2} = 7,5\\M'P' = \frac{{10.2}}{1} = 20\end{array} \right.\).
Vậy \(MN = 7,5;M'P' = 20\).
gọi 3 cạnh của Δlà a,b,c (a,b,c >0)
3 chiều cao của Δ là x,y,z (x,y,z>0)
ta có : \(\frac{a}{2}=\frac{b}{3}=\frac{c}{4}\)
đặt \(\frac{a}{2}=\frac{b}{3}=\frac{c}{4}=k\left(k>0\right)\)
\(\Rightarrow\)a=2k ;b=3k ; c=4k
ta có : 2S=a.x=b.y=c.z=2k.x=3k.y=4k.z ( S là diện tích )
\(\Rightarrow2x=3y=4z\Rightarrow\frac{2x}{12}=\frac{3y}{12}=\frac{4z}{12}\Rightarrow\frac{x}{6}=\frac{y}{4}=\frac{z}{3}\)
vậy 3 chiều cao tương ứng tỉ lệ vs 6;4;3
cho mk hỏi là tại sao từ 2x=3y=4z=>đc2x/12=3y/12=4z/12 zậy bn
a) Vì tam giác \(\Delta AMN\backsim\Delta ABC\) nên ta có \(\frac{{AM}}{{AB}} = \frac{{AN}}{{AC}} = \frac{{MN}}{{BC}}\) (các cạnh tương ứng)
Tỉ số đồng dạng là: \(\frac{{MN}}{{BC}} = \frac{4}{{12}} = \frac{1}{3}\).
b) Vì \(\Delta AMN\backsim\Delta ABC\) nên \(\widehat {AMN} = \widehat {ABC} = 65^\circ \)
Vậy \(\widehat {AMN} = 65^\circ \).
a: AM/AB=AN/AC=MN/BC=4/12=1/3
b: góc AMN=góc ABC=65 độ
a) Cạnh tương ứng với AC là HK
Góc tương ứng với góc I là góc B
b) Các cạnh bằng nhau: AB = HI ; BC = IK; AC = HK
Các góc bằng nhau: góc A = góc H; góc B = góc I; góc C = góc K
xét \(\Delta ABC\) và \(\Delta HIK\)
a) cạnh tương ứng với cạnh \(AC\)là \(HK\)
góc tương ứng với góc \(I\)là góc \(B\)
b) các cạnh = nhau: \(AB=HI\); \(AC=HK\); \(BC=IK\)
các góc = nhau \(\widehat{A}=\widehat{H}\); \(\widehat{B}=\widehat{I}\); \(\widehat{C}=\widehat{K}\)
Gọi AH là cc tương ứng với BC
Áp dụng HTL: \(AH=\dfrac{AB\cdot AC}{BC}=4,8\left(cm\right)\)
Tam giác đều, cần cm ko ?
Đẳng thức quen thuộc: \(a^3+b^3+c^3=3abc\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}a=b=c\\a+b+c=0\end{matrix}\right.\)
Do \(a;b;c\) là 3 cạnh của tam giác nên \(a;b;c>0\Rightarrow a+b+c>0\)
Ta có:
\(a^3+b^3+c^3=3abc\Leftrightarrow a^3+3a^2b+3ab^2+b^3+c^3-3ab\left(a+b\right)-3abc=0\)
\(\Leftrightarrow\left(a+b\right)^3+c^3-3ab\left(a+b+c\right)=0\)
\(\Leftrightarrow\left(a+b+c\right)\left(\left(a+b\right)^2-\left(a+b\right)c+c^2\right)-3ab\left(a+b+c\right)=0\)
\(\Leftrightarrow\left(a+b+c\right)\left(a^2+b^2+c^2+2ab-ac-bc\right)-3ab\left(a+b+c\right)=0\)
\(\Leftrightarrow\left(a+b+c\right)\left(a^2+b^2+c^2-ab-ac-bc\right)=0\)
\(\Leftrightarrow a^2+b^2+c^2-ab-ac-bc=0\) (do a+b+c>0)
\(\Leftrightarrow2a^2+2b^2+2c^2-2ab-2ac-2bc=0\)
\(\Leftrightarrow\left(a-b\right)^2+\left(a-c\right)^2+\left(b-c\right)^2=0\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a-b=0\\a-c=0\\b-c=0\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow a=b=c\)
Vậy ABC là tam giác đều