K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:  Cột cờ Hà Nội - biểu tượng của Thủ đô nghìn năm văn hiến   Ảnh: Cột cờ Hà Nội       Cột cờ Hà Nội       Cột cờ Hà Nội được xây dựng xong từ năm 1812 vào thời Vua Gia Long triều Nguyễn trên phần đất phía nam của Hoàng thành Thăng Long. Trải qua hơn 200 năm in dấu và “sống” cùng những thăng trầm của mảnh đất Thủ đô ngàn...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Cột cờ Hà Nội - biểu tượng của Thủ đô nghìn năm văn hiến

Ngữ văn 10, Văn bản thông tin, olm 

Ảnh: Cột cờ Hà Nội

      Cột cờ Hà Nội

      Cột cờ Hà Nội được xây dựng xong từ năm 1812 vào thời Vua Gia Long triều Nguyễn trên phần đất phía nam của Hoàng thành Thăng Long. Trải qua hơn 200 năm in dấu và “sống” cùng những thăng trầm của mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến, những phần hư hỏng của Cột cờ đã được trùng tu lại, nhưng vẫn giữ được hiện trạng ban đầu. Và Cột cờ Hà Nội hiện nay là công trình còn nguyên vẹn và hoành tráng nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long. 

      Cột cờ Hà Nội trước đây còn có tên gọi Kỳ đài Hà Nội. Thời nhà Nguyễn, Kỳ đài còn có chức năng là vọng canh, vì theo trục bắc-nam, kiến trúc này chỉ cách Đoan Môn khoảng 300m, cách điện Kính Thiên 500m và cách cửa Bắc chừng gần 1.000m. Từ trên đỉnh của kỳ đài có thể quan sát cả một vùng khá rộng trong và ngoài khu thành cổ.

      Nhìn tổng thể cột cờ gồm những khối lăng trụ xếp chồng nhau, cao thót dần từ dưới lên trên. Bố cục cân đối ấy đã tạo những đường nét thẳng, khoẻ khoắn, vững vàng. Đứng dưới chân cột cờ, dù cảm thấy đỉnh cao ngất, nhưng không hề có cảm giác nặng nề, mà trái lại, dáng vẻ của nó hài hoà, thanh thoát giữa các tam cấp, thân cột và vọng canh. Ở mỗi cấp, tường xây được trang trí bằng những hoa văn khác nhau, tuy đơn giản nhưng lại tạo ra những đường nét mềm mại và mang vẻ đẹp riêng cho từng cấp.

      Công trình kiến trúc cổ kính này được xây dựng bao gồm ba tầng đế và một thân cột. Các tầng đế hình chóp vuông cụt, nhỏ dần, chồng lên nhau, xung quanh xây ốp gạch. Tầng một, mỗi chiều dài 42,5m; cao 3,1m có 2 cầu thang bằng gạch cổ dẫn lên. Tầng hai, mỗi chiều dài 27m; cao 3,7m có 4 cửa thông gió, cửa hướng Đông trên có đắp hai chữ “Nghênh Húc” (đón ánh sáng ban mai), cửa Tây với hai chữ “Hồi Quang” (ánh sáng phản chiếu), cửa Nam với hai chữ “Hướng Minh” (hướng về ánh sáng), cửa Bắc không đề chữ. Tầng ba, mỗi chiều dài 12,8m; cao 5,1m, có cửa lên cầu thang trông về hướng Bắc. Ở cửa hướng bắc được bố trí hai cầu thang lên sân thượng phía bên phải và trái, mỗi cầu thang gồm 14 bậc, có tay vịn bằng sắt. Sân thượng được bao quanh bằng lan can gỗ cùng với tường hoa trổ những hình lục giác có hình vuông ở giữa, được đan lồng với nhau trông tựa hình mạng nhện. 

      Trên tầng này là phần thân của cột cờ, cao 18,2m; hình trụ 8 cạnh, thon dần lên trên, mỗi cạnh đáy chừng 2m. Trong thân có 54 bậc cầu thang xây xoáy trôn ốc lên tới đỉnh. Toàn thể được soi sáng (và thông hơi) bằng 39 lỗ hình hoa thị và 6 lỗ hình dẻ quạt. Những lỗ này được đặt dọc các mặt, mỗi mặt có từ 4 đến 5 lỗ. Nhờ có các lỗ thông hơi chạy xung quanh thân cột nên ánh sáng tự nhiên và không khí lúc nào cũng được thông thoáng.

      Đỉnh Cột Cờ (Vọng canh) được cấu tạo thành một cái lầu hình bát giác, cao 3,3m, có 8 cửa sổ tương ứng với tám mặt, có thể đủ cho 5-6 người đứng quan sát. Giữa lầu là một trụ tròn, đường kính 0,4m, cao đến đỉnh lầu, là chỗ để cắm cán cờ (cán cờ cao 8m). Phần mái giống như hình nón đội, xương mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp ngói và giữa đỉnh mái có cột sắt cùng với ròng rọc để treo cờ.

      Toàn bộ cột cờ cao 33,4m, nếu kể cả cán cờ là 41,4m. Điều đặc biệt của cột cờ là giữa những ngày Hà Nội nóng nhất, nhiệt độ bên trong cột cờ vẫn luôn mát mẻ như có máy lạnh. Hơn nữa, kết cấu các cửa lên xuống của cột cờ được xây dựng rất khoa học, mỗi khi trời mưa to, nước cũng không thể chảy vào trong lòng tháp.

      Biểu tượng của Thủ đô nghìn năm văn hiến

      Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên được treo lên Cột cờ Hà Nội. Chính vì vậy, khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, hình ảnh Cột cờ Hà Nội đã được in trang trọng trên đồng tiền được phát hành đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

      Đến ngày 10-10-1954, Hà Nội tưng bừng rạo rực chào đón ngày hội lớn - ngày Thủ đô Hà Nội hoàn toàn được giải phóng. Cả Hà Nội dồn về cột cờ chờ đón giây phút lịch sử: Lễ thượng cờ Tổ quốc trên đỉnh “Cột cờ Hà Nội”. Đúng 15 giờ, khi còi Nhà hát Thành phố nổi lên, Đoàn quân nhạc cử Quốc ca, cờ Tổ quốc - lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên theo nhịp khúc quân hành. Lần đầu tiên sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, cờ Tổ quốc lại tung bay hiên ngang trên bầu trời lộng gió của thủ đô Hà Nội. 

      Giờ đây, Cột cờ Hà Nội là một điểm du lịch không thể bỏ qua trong hành trình khám phá lịch sử đất Hà Thành. Theo thống kê của Ban Quản lý Khu di tích Cột cờ - Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, mỗi ngày có 1.000 - 2.000 du khách đến thăm quan cụm di tích (Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam và Cột cờ Hà Nội) này. Điểm di tích này mở cửa tất cả các ngày trong tuần, trừ thứ hai và thứ năm đóng cửa để bảo dưỡng. 

      Hơn 60 năm qua, gắn trên đỉnh Cột cờ Hà Nội là lá cờ đỏ sao vàng năm cánh tung bay trên nền trời của Thủ đô, mãi mãi là biểu tượng vinh quang, là niềm tự hào của dân tộc, đất nước Việt Nam độc lập, tự do.

      Được khởi công xây dựng từ năm 1805 và hoàn thành vào năm 1812, cột cờ Hà Nội là một trong những công trình kiến trúc làm nên dáng vóc của Hà Nội thời bấy giờ. Đến nay, cột cờ Hà Nội không chỉ là một biểu tượng hùng thiêng của Thủ đô, mà còn là một điểm đến du lịch không thể bỏ qua của Hà Thành. Năm 1989, cột cờ Hà Nội được công nhận là di tích lịch sử và thu hút được nhiều du khách tới thăm quan khi đến với Hà Nội. 

Lan Khanh (tổng hợp) 

Câu 1. Văn bản trên giới thiệu về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nào?

Câu 2. Nhan đề của văn bản thể hiện sự đánh giá như thế nào về Cột cờ Hà Nội?

Câu 3. Các đề mục nhỏ và nội dung của văn bản đã triển khai vấn đề được đưa ra ở nhan đề như thế nào? 

Câu 4. Theo em, vì sao văn bản Cột cờ Hà Nội - biểu tượng của Thủ đô nghìn năm văn hiến lại được coi là văn bản thông tin tổng hợp?

Câu 5. Phân tích tác dụng của các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản. 

0
(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:  GẶP QUỶ DỮ VÀ THẦN RỪNG (HỔ) (Trích chèo Trương Viên) Mụ:                                - Con ơi, bây giờ mẹ đói bụng khát nước, nhọc lắm... Mẹ không thể đi được nữa, con xem có gần nhà ai thì con xin cho mẹ một chút đỡ đói lòng. Thị Phương: (Nói sử)     - Mẹ ơi,                                         Con trông bên đông có lửa            ...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

GẶP QUỶ DỮ VÀ THẦN RỪNG (HỔ)

(Trích chèo Trương Viên)

Mụ:                                - Con ơi, bây giờ mẹ đói bụng khát nước, nhọc lắm... Mẹ không thể đi được nữa, con xem có gần nhà ai thì con xin cho mẹ một chút đỡ đói lòng.

Thị Phương: (Nói sử)     - Mẹ ơi,

                                        Con trông bên đông có lửa

                                        Mẹ ngồi đây, con thử vào coi

                                        Có cơm cháo xin người thí bỏ

Quỷ: (Ra)                        - Động ta đây nghiêm chỉnh sắp bày

                                        Ủa kìa người họa phúc tới đây

                                        Sai chúng quỷ ra vây bắt lấy

(Xưng danh)                    Mỗ bạch yêu tinh

                                        Chiếm cao san nhất động

                                        Ngày ngày thường bắt người nuốt sống

                                        Đêm thời đón khách nhai gan

                                        Lộc thiên trù đưa đến tự nhiên

                                        Nay được bữa no say... cha chả!

                                        Này người kia,

                                        Sơn lâm rừng vắng

                                        Đỉnh thượng non cao

                                        Chốn hang sâu sao dám tìm vào

                                        Đi đâu đó, kìa con, nọ mẹ?

Thị Phương:                   - Trình lạy ông thương đoái

                                        Mẹ con tôi đói khát lắm thay

                                        Xẩy nhà lạc bước đến đây

                                        Có cơm cháo xin người thí bỏ

Quỷ:                                - Không khiến kêu van kể lể

                                        Ta quyết nhai tuổi, nuốt sống không tha

Quỷ cái: (Ra)                  - Chàng ăn thịt gì cho thiếp tôi ăn với!

Quỷ:                                 - Ta ăn thịt Thị Phương.

(Lược một đoạn: Quỷ nói chuyện với Quỷ cái. Thương cho Thị Phương, Quỷ cái nhận Thị Phương là em kết nghĩa để nàng không bị ăn thịt. Quỷ cái còn cho Thị Phương năm lạng vàng để nàng đem về nuôi mẹ.)

Thị Phương: (Quay ra) - Mẹ thức hay ngủ mẹ ơi!

Mụ:                                 - Con vào đấy có được tí gì không?

Thị Phương:                 - Thưa mẹ, con vào đó, quỷ đông đòi ăn thịt.

Mụ:                               - Ăn cơm với thịt đông à?

Thị Phương:                 - Quỷ đông đòi ăn thịt con, mẹ ạ. Quỷ cái ra can rồi lại cho vàng.

Mụ: (Cầm vàng)          - Ở hiền rồi lại gặp lành (hát sắp)

                                     Gặp vợ chú quỷ cho thanh tre già

(Nói sử)                         Ới con ơi, 

                                     Mẹ cảm thương thân mẹ

                                     Mẹ lại ngại thân con (Hát văn)

                                     Như dao cắt ruột mẹ ra

                                     Trăm sầu, nghìn thảm chất đà nên con!

(Nói)                              - Con ơi, trời còn sớm hay đã tối mà con cứ dắt mẹ đi mãi thế này?

Thị Phương:                - Trình lạy mẹ,

                                     Vầng ô đã lặn

                                     Vắng vẻ cửa nhà

                                     Mẹ con ta vào gốc cây đa

                                     Nằm nghỉ tạm qua đêm sẽ liệu (ngồi nghỉ).

Thần rừng (Hổ): (Ra)  - Ra oai hùm gầm kêu ba tiếng

                                     Phóng hào quang chuyển động phong lôi

                                     Xa chẳng tỏ, nhảy lại ngó coi

                                     Giống chi chi như thể hình người

                                     Đi đâu đó? - Kìa con, nọ mẹ

                                     Muốn sống thời ai chịu cho ai

                                     Vào nộp mệnh cho ta nhai một.

Thị Phương:                - Trăm lạy ông,

                                     Nhẽ ngày hôm qua một tận không còn

                                     Tôi kêu trời khấn đất đã vang

                                     Qua nạn ấy, nạn này lại phải

                                     Ơn ông vạn bội

                                    Ông ăn thịt một, còn một ông tha

                                     Ông để mẹ già, tôi xin thế mạng.

Mụ: (Nói sử)                 - Trình lạy ông

                                     Con tôi còn trẻ

                                     Công sinh thành, ông để tôi đền

                                     Ông ăn thịt tôi, ông tha cháu nó.

Thị Phương:               - Thưa mẹ, mẹ để con chịu cho.

Mụ:                               - Ới con ơi, con còn trẻ người non dạ, để mẹ chịu cho.

Thần rừng (Hổ):         - Nhẽ ra thời ăn thịt cả không tha

                                     Thấy mẹ con tiết nghĩa thay là

                                     Tha cho đó an toàn tính mệnh.

(Trích Trương Viên, in trong Tuyển tập chèo cổ, Hà Văn Cầu, NXB Sân khấu, 1999)

Tóm tắt đoạn trích: Trương Viên quê đất Võ Lăng, nhờ mẹ sang hỏi cưới Thị Phương, người con gái của Tể tướng đã hồi hưu. Thấy chàng học giỏi, cha Thị Phương đồng ý và cho đôi ngọc lưu ly làm của hồi môn. Giữa lúc chàng đang dùi mài kinh sử thì được chiếu đòi đi dẹp giặc, chàng từ biệt mẹ già, vợ trẻ để ra chiến trường. Trong cảnh chạy giặc, Thị Phương đã dắt mẹ chồng lưu lạc suốt mười tám năm. Hai người bị quỷ dữ trong rừng sâu đòi ăn thịt, song may nhờ người vợ quỷ nhận làm chị em xin tha rồi cho vàng. Tiếp đó họ lại bị hổ dữ đòi ăn thịt. Thị Phương tình nguyện dâng mạng mình để cứu mẹ chồng. Hổ tha mạng cho cả hai mẹ con.

Câu 1. Xác định chủ đề của văn bản trên.

Câu 2. Chỉ ra những lối nói, làn điệu xuất hiện trong văn bản. 

Câu 3. Qua hai lần suýt chết, Thị Phương hiện lên là một người phụ nữ như thế nào?

Câu 4. Nhận xét về thái độ, cách ứng xử của người mẹ chồng đối với Thị Phương.

Câu 5. Em rút ra được những bài học nào từ văn bản? Chia sẻ suy nghĩ của em về những bài học đó.

0
(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:  Tiền tài như phấn thổ?  Tiền tài như phấn thổ Nghĩa trọng tợ thiên kim Con le le mấy thuở chết chìm Người tình bạc nghĩa kiếm tìm làm chi?       Khi còn nhỏ, tôi thường nghe mẹ hát như vậy. Phấn thổ tức là bụi đất. Cứ theo câu "trọng nghĩa khinh tài" mà giải, tiền bạc quả thật là đáng xem thường.        Thời gian qua đi, tôi lớn...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Tiền tài như phấn thổ? 

Tiền tài như phấn thổ
Nghĩa trọng tợ thiên kim
Con le le mấy thuở chết chìm
Người tình bạc nghĩa kiếm tìm làm chi?

      Khi còn nhỏ, tôi thường nghe mẹ hát như vậy. Phấn thổ tức là bụi đất. Cứ theo câu "trọng nghĩa khinh tài" mà giải, tiền bạc quả thật là đáng xem thường. 

      Thời gian qua đi, tôi lớn lên và nhìn thấy cuộc đời dường như không giống câu ca dao mẹ hát. Chúng ta vẫn được dạy rằng đồng tiền dễ làm tha hóa con người, rằng hãy tránh xa những người xem đồng tiền là trọng. Nhưng tôi chưa từng thấy ai kiềm tiền bằng trí lực của mình một cách chính đáng mà không xem trọng đồng tiền, dù họ giàu hay nghèo. Người ta nói đồng tiền là nguồn gốc của tội lỗi, nhưng nếu đúng như vậy thì tại sao nhà thờ và nhà chùa vẫn tiếp nhận nó như một thứ lễ vật?

      Chúng ta thường có cái nhìn ngưỡng mộ khi nghe ai đó nói rằng: "Tôi không quan tâm đến tiền bạc", nhưng rồi tôi đọc được câu này của Oscar Wilde: "Khi còn trẻ, tôi thường nghĩ rằng tiền bạc là thứ quan trọng nhất trong đời sống, bây giờ khi tôi già, tôi biết là đúng như vậy".

      Tôi đã sống qua nhiều năm tháng mới nhận ra bản chất của đồng tiền, và tôi ước gì khi tôi mới mười bảy tuổi, có ai đó nói cho tôi biết ý nghĩa đích thực của tiền, thứ mà chúng ta sẽ chạm đến mỗi ngày trong suốt cuộc đời, thậm chí có thể nhiều gấp nhiều lần chạm vào bàn tay người mình thương yêu.

      Tôi thực sự ưa thích cách nhìn về đồng tiền của nhân vật Francisco de Anconia trong tiểu thuyết Atlas Shrugged (Ayn Rand). Nhà tư bản công nghiệp này nói rẳng: "Tiền bạc đòi hỏi anh nhận ra rằng con người phải làm việc để đạt được lợi ích chứ không phải để chịu tổn hại... Những người thật sự ham mê tiền bạc nỗ lực làm việc để kiếm được tiển, và họ biết rằng mình xứng đáng có được nó".

      Phải chăng chúng ta nên trả lại cho tiền khuôn mặt giản dị của nó: Một công cụ dùng để trao đổi các giá trị tương xứng. Đừng khoác cho nó uy lực mà nó không có, cũng đừng gán cho nó tội lỗi mà nó không phạm. Cái làm con người sa ngã không phải là sức mạnh của đồng tiền, mà là những tham vọng không chính đáng của chính bản thân ta: Có được những thứ không phải của mình, sở hữu những thứ vượt quá công sức của mình, danh tiếng mà mình không xứng đáng, vật chất mà mình chưa đủ khả năng mua...

      Mẹ tôi dạy rằng hãy luôn xài ít hơn số tiền mình kiếm được. Trong khi phần đông chúng ta thường xài nhiều hơn số tiền mình làm ra. Một người bạn của tôi tâm sự rằng đôi khi cô thấy mình là kẻ ngốc, vì sung sướng nhét một đống Credit Card(1) trong ví để rồi mua những thứ mình không cần, bằng số tiền mình không có (mà vay qua credit card), cốt chỉ để chứng tỏ với những người không quen. Sau đó è cổ ra cày trả nợ. Có phải là vô nghĩa hay không? Đó cũng là sự khác nhau giữa Credit Card và Debit Card(2). Tôi ghi nhớ kinh nghiệm đau thương của cô nên quyết định làm Debit Card thay vì Credit Card. Có nhiều xài nhiều, có ít xài ít, không có thì đi "window shopping"(3) cho vui vậy thôi. Ngân hàng chắc buồn nhưng tôi thì ngủ yên. 

      Trong bài hát This is the Life của Al Yankovic có một câu rất hay: "So if money can't buy happiness, I guess I'll have to rent it" (Nếu tiền không thể mua được hạnh phúc, chắc tôi phải thuê thôi). Nhưng tôi tin rằng cái gì người ta có bán thì tiền đều có thể mua được. Chắc chắn như vậy. "Tiền không mua được hạnh phúc" chẳng phải vì tiền không có đủ sức mạnh mà vì không ai bán hạnh phúc. Giả sử tôi có đủ tiền để trả cho hạnh phúc của bạn, và nếu bạn thực sự hạnh phúc, bạn có bán nó cho tôi không? Người ta dám bán cả các ngôi sao trên trời nhưng tôi tin không ai bán hạnh phúc nếu như họ có nó.

      Ngoại trừ trong các quảng cáo. Tôi thấy trên Internet người ta bán một căn nhà vách đất ở miền nông thôn
nước Pháp với lời rao: "Chúng tôi bán hạnh phúc, và bạn đan được miễn phí ngôi nhà". Thật tài tình. Đó là lý do khiến chúng ta gần như phát điên lên vì shopping. Áo quần, xe cộ, đồ hi-tech... Nhưng vấn đề nằm ở chỗ đôi khi ta không biết chắc mình đang mua cái gì. Có khi nào bạn trả tiền cho một chiếc mũ bảo hiểm và nghĩ rằng mình đã mua được sự an toàn tuyệt đối không? Chúng ta vẫn nghe nhắc rằng: "Tiền có thể mua được ngôi nhà nhưng không mua được gia đình; mua được thuốc men nhưng không mua được sức khỏe; mua được sách nhưng không mua được tri thức; mua được chức tước nhưng không mua được sự kính trọng...". Đó là những lời thực sự đáng ghi nhớ. 

      Một người quen của tôi có cái bình sứ do tổ tiên để lại, vẫn dùng để cắm hoa trên bàn thờ. Một hôm có người hỏi mua, anh mừng quá bán luôn. Sau anh mới biết cái bình đáng giá gấp 30 lần số tiền anh được trả. Quả đắng ấy anh nuốt mãi không trôi.

      Điều tương tự cũng có thể xảy ra với những giá trị khác. Giả sử người ta có thể mua bán tình yêu, tình bạn, danh dự... Hãy cho tôi biết đổi tình bạn lấy một cái nhà là lợi hay thiệt? Nếu đổi tình yêu lấy danh tiếng? Hay hạnh phúc gia đình lấy địa vị xã hội? Đổi mối tình chân thật lấy một bóng sắc thoáng qua? Đổi sự tôn trọng lấy những lời tung hô? Đổi sự chính trực để lấy vài trăm triệu đồng thì khôn ngoan hay là không? Hạnh phúc của người yêu ta với hạnh phúc của người ta yêu, bên nào nhẹ hơn, bên nào thì nặng? Câu trả lời có thể khác nhau với mỗi người, nhưng có một sự thật là việc đánh giá sai giá trị của "món hàng" không những khiến ta bị thiệt hại mà còn khiến người khác nhìn ta như một kẻ thiếu khôn ngoan. Nhiều bi kịch xảy ra chỉ vì người ta đánh giá sai các giá trị khi đổi chác, những tiếc nuối, xót xa, hối hận, giày vò cũng bắt đầu từ đó. Vậy thì hãy sai bản chấc rằng ta đánh giá đúng giá trị của những gì mình muốn mua, hoặc bán. Để sau một cuộc đối chắc thứ có được vẫn tương xứng với những gì mà ta đã trao đi.

"Tiền tài như phấn thổ"

      Tôi hỏi mẹ sao cứ hát hoài câu đó, vì tôi không thể coi đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình như bụi đất được. Mẹ tôi trả lời rằng câu hát ấy không có ý nói tiền là thứ đáng coi khinh. Nó chỉ nhắc ta nhớ rằng: Đồng tiền có thể bị mất giá, nên những gì tiền mua được cũng có thể bị mất giá. Những tờ tiền có thể tan thành bụi đất, và những thứ mua được bằng tiền cũng vậy.

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Thế giới, 2022, tr.148 - 153)

Chú thích: 

(1) Credit Card: Loại thẻ tín dụng dùng trước trả sau.

(2) Debit Card: Loại thẻ tín dụng có bao nhiêu tiền chỉ dùng được bấy nhiêu.

(3) Window shopping: Đi xem hàng chứ không mua. 

Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

Câu 2. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.

Câu 3. Mục đích của tác giả qua văn bản trên là gì?

Câu 4. Nhận xét về cách lập luận, dẫn dắt của tác giả trong văn bản.

Câu 5. Em có suy nghĩ như thế nào về đoạn văn sau: Phải chăng chúng ta nên trả lại cho tiền khuôn mặt giản dị của nó: Một công cụ dùng để trao đổi các giá trị tương xứng. Đừng khoác cho nó uy lực mà nó không có, cũng đừng gán cho nó tội lỗi mà nó không phạm. Cái làm con người sa ngã không phải là sức mạnh của đồng tiền, mà là những tham vọng không chính đáng của chính bản thân ta: Có được những thứ không phải của mình, sở hữu những thứ vượt quá công sức của mình, danh tiếng mà mình không xứng đáng, vật chất mà mình chưa đủ khả năng mua...?

0
(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:  Huế đón bằng công nhận Di sản Tư liệu của UNESCO       Ngày 23/11, tại sân Đại triều điện Thái Hòa - Đại nội Huế (TP Huế) UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ đón bằng công nhận Di sản Tư liệu của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế”, công bố hoàn thành dự án “Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Huế đón bằng công nhận Di sản Tư liệu của UNESCO

      Ngày 23/11, tại sân Đại triều điện Thái Hòa - Đại nội Huế (TP Huế) UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ đón bằng công nhận Di sản Tư liệu của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế”, công bố hoàn thành dự án “Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hoà” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích điện Cần Chánh”. Sự kiện được tổ chức nhân dịp 79 năm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2024).

Ngữ văn 10, Đọc hiểu văn bản thông tin, olm 

Ảnh: Trao bằng công nhận Di sản Tư liệu của UNESCO cho "Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế"  

      Đến dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế, Lê Trường Lưu, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Nguyễn Văn Phương, ông Nguyễn Khoa Điềm - Nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương, ông Jonathan Wallace Baker - Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương…

      Cửu Đỉnh - Hoàng cung Huế do vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào năm 1835 - 1837 và được đặt trước sân Thế Tổ Miếu nhằm biểu thị sự trường tồn của triều đại, sự giàu đẹp và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam. Cửu Đỉnh - Hoàng cung Huế thể hiện trình độ đúc đồng tinh xảo của những người thợ thủ công ở Việt Nam với 162 họa tiết chạm khắc nhiều chủ đề khác nhau trên Cửu Đỉnh cùng nhiều giá trị ẩn sâu phía sau đã đưa Cửu Đỉnh vượt ra ngoài tầm vóc của quốc gia. Đây là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp.

      Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của đất nước Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á. Song hành cùng những thăng trầm của một triều đại, với bao biến cố của thời cuộc và biến thiên của thời gian vẫn còn vẹn nguyên tượng trưng cho vương quyền và sự tồn tại của triều đại phong kiến ở các nước Á đông.

      Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong lịch sử Việt Nam, Huế từng là trung tâm văn hóa chính trị của xứ Đàng Trong vào thời các chúa Nguyễn, thời Tây Sơn và là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất. Dưới bàn tay của các nghệ nhân, của các thợ lành nghề và công sức, trí tuệ, tài năng của cả dân tộc Việt Nam đã để lại cho Huế một quần thể kiến trúc tiêu biểu với sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc và thiên nhiên, là bức tranh rõ nét về chân dung kinh đô xưa của Việt Nam, mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam, chứa đựng những sắc thái văn hoá rất riêng của vùng đất Thuận Hoá - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế.

     Cũng tại buổi lễ, tỉnh Thừa Thiên Huế đã công bố hoàn thành dự án “Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hoà” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích điện Cần Chánh”.

(Theo Báo Văn nghệ, ngày 24/11/2024)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.

Câu 2. Sự việc chính nào được đề cập trong văn bản?

Câu 3. Theo em, vì sao văn bản Huế đón bằng công nhận Di sản Tư liệu của UNESCO lại được coi là một bản tin?

Câu 4. Mục đích của tác giả qua bài viết này là gì?

Câu 5. Chỉ ra và phân tích tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản. 

0
(4 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:  Có phải người châu Á là tổ tiên của người châu Úc?       Lục địa châu Úc là một hòn đảo lớn với bốn mặt giáp biển, khi nhà hàng hải châu Âu đầu tiên phát hiện ra nó thì đã có rất nhiều thổ dân sống ở đây. Họ bé nhỏ hơn rất nhiều so với những người da trắng, họ có làn da màu nâu đen, tóc màu đen, họ sống cuộc sống nguyên...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Có phải người châu Á là tổ tiên của người châu Úc?

      Lục địa châu Úc là một hòn đảo lớn với bốn mặt giáp biển, khi nhà hàng hải châu Âu đầu tiên phát hiện ra nó thì đã có rất nhiều thổ dân sống ở đây. Họ bé nhỏ hơn rất nhiều so với những người da trắng, họ có làn da màu nâu đen, tóc màu đen, họ sống cuộc sống nguyên thủy dựa vào đi săn và hái lượm. Cùng với sự khai thác lục địa châu Úc, đã có một số lượng lớn người di cư đến đây, số lượng người thổ dân ngày càng giảm đi và hiện nay khó có thể tìm ra tung tích của họ. Vì vậy họ đã để lại cho chúng ta một câu đố mãi mãi không có lời giải đáp: Tổ tiên của những người thổ dân đó là ai? Lẽ nào họ có nguồn gốc ở trên hòn đảo lẻ loi này sao?

      Tổ tiên của người thổ dân châu Úc là người châu Á.

     Ban đầu, dựa vào đặc điểm hình dáng bên ngoài và phương thức sống của những người thổ dân châu Úc, mọi người phán đoán rằng chắc họ là một tộc người cổ xưa cũng có nguồn gốc độc lập, tự hình thành hệ thống giống như những tộc người khác ở trên đất liền. Nhưng cùng với những phát hiện không ngừng của các nhà khảo cổ học, một số những dấu tích được tìm thấy ở trong lòng đất khiến mọi người bắt đầu có những nghi ngờ về những quan điểm trước đây, trong đó có một quan điểm mới như sau: Tổ tiên của người thổ dân châu Úc đó đến từ châu Á.

     Quan hệ giữa lục địa châu Úc và lục địa châu Á.

     Bốn mươi nghìn năm trước, mực nước biển xung quanh châu Úc thấp hơn hai trăm mét so với hiện nay, lúc đó, một số hòn đảo ở phía Bắc châu Úc lộ ra và nối liền với châu Á. Những người đi biển đã đi qua rất nhiều hòn đảo nhỏ, cuối cùng đến được lục địa châu Úc và bắt đầu cuộc sống mới. Chỉ đến khi sống ở đó sau hai mươi nghìn năm, mực nước biển dâng lên, châu Úc và lục địa châu Á mới không còn liên hệ gì nữa. Cuộc sống canh nông của người châu Á cũng không có cách nào để đi thuyền sang châu Úc, cho nên người dân châu Úc vẫn phải sống cuộc sống săn bắt và hái lượm như thời nguyên thủy. Do đó, tổ tiên của người châu Úc chính là người châu Á. Quan điểm này cũng có một số khảo cổ để chứng minh, nhưng không đủ tính xác thực tỉ mỉ hoàn toàn. Tuy nhiên, có một người đưa ra những nghi ngờ về việc người châu Á là tổ tiên của người châu Úc. Họ cho rằng: Đặc trưng hình dáng bên ngoài của người châu Úc và người châu Á có những điểm khác biệt lớn, nói họ có quan hệ cội nguồn là không đáng tin. Những điểm khác biệt này là kết quả biến dị gen di truyền của loài người mấy chục nghìn năm trở lại đây hay sao?

Ngữ văn 10, Đọc hiểu văn bản thông tin, OLM

 Ảnh: Thổ dân châu Úc

     Thật đáng tiếc, sau khi những kẻ thực dân giẫm gót sắt của mình lên mảnh đất này, di dân của các nước cũng không ngừng đến nơi đây, sự xâm nhập và ngấm dần nền văn minh hiện đại đã làm cho những người thổ dân nơi đây không những giảm mạnh về số lượng mà những thói quen trước đây của họ cũng dần dần thay đổi. Vì thế, muốn làm sáng tỏ lịch sử của những người thổ dân là một vấn đề rất khó. Có lẽ chúng ta vĩnh viễn cũng không thể có cơ hội làm rõ tổ tiên của những người thổ dân này rốt cục là ai. Cũng giống như loài người từ trước đến nay vẫn còn nằm trong vòng tìm hiểu nghiên cứu nguồn gốc, thì đối với tổ tiên của người châu Úc cũng sẽ vẫn là một vấn đề tranh luận không dứt, mãi mãi là một câu đố lớn không có lời giải đáp.

(Trích Những bí ẩn trên thế giới chưa được giải đáp, Nguyễn Văn Huân, NXB Dân trí, 2018)

Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

Câu 2. Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.

Câu 3. Mục đích của tác giả qua bài viết này là gì?

Câu 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.

Câu 5. Nhận xét, đánh giá cách trình bày thông tin và quan điểm của tác giả qua văn bản. 

1
30 tháng 11
Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

Văn bản trên thuộc kiểu văn bản thuyết minh kết hợp nghị luận. Đây là một văn bản thuyết minh khi tác giả giới thiệu, giải thích về lịch sử, nguồn gốc của người thổ dân châu Úc, đồng thời cũng có những quan điểm, lập luận để đưa ra vấn đề tranh luận và lý giải về nguồn gốc của người châu Úc.

Câu 2. Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.

Văn bản sử dụng các phương thức biểu đạt chủ yếu sau:

  1. Thuyết minh: Tác giả giải thích về sự hình thành, sự tồn tại của người thổ dân châu Úc, giới thiệu các giả thuyết về tổ tiên của họ, cũng như các phát hiện khảo cổ học liên quan.
  2. Nghị luận: Tác giả đưa ra các quan điểm và tranh luận về nguồn gốc của người thổ dân châu Úc, với các quan điểm đối lập về việc người châu Á có phải là tổ tiên của người thổ dân châu Úc hay không.
  3. Miêu tả: Tác giả miêu tả về đặc điểm ngoại hình và đời sống của người thổ dân châu Úc, tạo hình ảnh sinh động về họ.
  4. Tường thuật: Tác giả kể lại các sự kiện lịch sử và phát hiện khảo cổ học để chứng minh cho quan điểm của mình.
Câu 3. Mục đích của tác giả qua bài viết này là gì?

Mục đích của tác giả qua bài viết này là:

  • Giới thiệu và thảo luận về nguồn gốc của người thổ dân châu Úc, những giả thuyết khác nhau về tổ tiên của họ.
  • Khơi dậy sự tò mò và suy ngẫm cho người đọc về câu hỏi "Tổ tiên của người thổ dân châu Úc là ai?" và nhấn mạnh rằng vấn đề này vẫn chưa có lời giải đáp rõ ràng.
  • Trình bày quan điểm của tác giả về giả thuyết người châu Á là tổ tiên của người thổ dân châu Úc, cùng với các lập luận và phản biện từ các ý kiến trái chiều.
Câu 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.

Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là hình ảnh (ảnh minh họa về người thổ dân châu Úc).

  • Tác dụng: Hình ảnh giúp người đọc hình dung rõ hơn về đặc điểm ngoại hình của người thổ dân châu Úc, làm cho nội dung bài viết thêm sinh động và dễ hiểu. Hình ảnh này hỗ trợ việc tạo sự kết nối giữa lý thuyết và thực tế, cũng như giúp người đọc cảm nhận một cách trực quan về đối tượng mà bài viết đang thảo luận.
Câu 5. Nhận xét, đánh giá cách trình bày thông tin và quan điểm của tác giả qua văn bản.

Nhận xét:

  • Cách trình bày thông tin: Tác giả trình bày thông tin một cách logic, rõ ràng. Các quan điểm, giả thuyết được nêu ra một cách mạch lạc, có dẫn chứng từ các phát hiện khảo cổ học và những sự kiện lịch sử. Văn bản có sự phân tích và đối chiếu giữa các ý kiến trái ngược nhau về nguồn gốc của người thổ dân châu Úc.

  • Quan điểm của tác giả: Tác giả giữ một thái độ khách quan và cởi mở, không khẳng định chắc chắn mà chỉ đưa ra các giả thuyết và tranh luận về vấn đề nguồn gốc của người thổ dân châu Úc. Điều này thể hiện sự tôn trọng các ý kiến khác nhau và tạo ra không gian cho người đọc tự suy nghĩ, đánh giá.

Đánh giá:

  • Văn bản khá chặt chẽ về mặt lập luận, cung cấp thông tin phong phú và đa chiều về nguồn gốc của người thổ dân châu Úc.
  • Tác giả khéo léo kết hợp giữa thông tin khoa học và suy luận cá nhân, từ đó tạo ra một văn bản thuyết phục và có tính kích thích tư duy.
(4 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:       (Lược một đoạn: Đăm Săn cùng tôi tớ vào rừng chặt cây thần.)      Tôi tớ: “Cây xờ-múc, cây xờ-mun, những cây gốc không thấy, ngọn không có, những cây đã sinh ra Hơ Nhị, Hơ Bhị đó ông ạ. Đó là cây xờ-múc ở phía đông nhà, là cây pơ-lang ở phía tây hiên, những cây đã sinh ra Hơ Nhị, Hơ Bhị đó ông ạ. Đó là những cây gốc trong...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

     (Lược một đoạn: Đăm Săn cùng tôi tớ vào rừng chặt cây thần.)

     Tôi tớ: “Cây xờ-múc, cây xờ-mun, những cây gốc không thấy, ngọn không có, những cây đã sinh ra Hơ Nhị, Hơ Bhị đó ông ạ. Đó là cây xờ-múc ở phía đông nhà, là cây pơ-lang ở phía tây hiên, những cây đã sinh ra Hơ Nhị, Hơ Bhị đó ông ạ. Đó là những cây gốc trong suối, thân trong thung, bóng rợp cả một vùng, tên gọi là gì không rõ. Gốc cây người đi quanh phải một năm. Cành cây chim chuyền phải một tháng. Tán cây chim bay hết một hơi. Gốc cây trong suối, thân cây trong thung, cây cao không cao, thấp không thấp, đủ chọc đến trời. Gốc cây trong suối, thân cây trong thung, đó là cây Tông Lông vốn có tự xưa. Thân do trời trồng, gốc do trời vun, tự nó vực dậy, tự nó vươn lên. Đó là một cây cành lá xum xuê, một cây của vực thẳm khe sâu, gãy phía nào không rõ, ngã phía nào không hay. Cây thần đó ông ạ.”

     Đăm Săn: “Bớ các con, vậy thì ta hạ cây này nào. Ai gãy rìu, hay rèn ngay rìu. Ai gãy chà gạc, hãy rèn ngay chà gạc.”

     (Lược một đoạn: Hơ Nhị, Hơ Bhị sau nhiều ngày chờ đợi, quyết định vào rừng tìm Đăm Săn.)

     Đến lúc họ tới được nơi ở của Đăm Săn thì họ thấy cây bị chặt đã rung lên.

     Hơ Nhị: “Ơ nuê, ơ nuê! Sao nuê lại làm như vậy? Đó là cây xờ-múc ở phía đông nhà, là cây pơ-lang ở phía tây hiên, những cây sinh ra bà xưa, ông cũ của chúng tôi đó. Nếu nuê cứ phăm phăm chặt như vậy, chúng tôi sẽ chết mất. Nuê sẽ ăn gan bò trong thau, ăn gan trâu trong mâm, uống rượu ché tuk, ché tang một mình một cần. Thôi nuê ở lại, chúng tôi về đây.”

     Hơ Nhị, Hơ Bhị đứng nhìn Đăm Săn. Chàng vẫn hăm hở chặt, trông chàng cứ như đang trong ngày hội giết lợn giết trâu, ăn đông uống vui mừng mùa khô năm mới vậy.

     Đăm Săn: “Bớ các con, bớ các con! Hãy dũi như lợn, hãy báng như dê, hãy tới tấp vung tay búa tay rìu như chớp giật trong đêm tối.”

     Tôi tớ: “Ối ông ơi, ối ông ơi! Gốc cây trong suối, thân cây trong thung, cây như muốn gãy. Gốc trong suối, thân trong khe, cây đang lung lay muốn gãy rồi ông ạ.”

     Đăm Săn: “Cây lung lay muốn gãy nhưng gốc chưa đứt. Bớ tất cả làng ta, hãy cứ dũi như lợn, cứ báng như dê, hãy cứ tới tấp vung tay búa tay rìu như chớp giật trong đêm tối cho ta!”

     Dân làng chặt thì cầm đèn sáp. Đăm Săn chặt thì cầm đuốc. Bóng cây tối như đêm. Cây đang đu đưa nhè nhẹ, rồi lắc lư từ gốc đến ngọn. Nó muốn gãy. Hơ Nhị, Hơ Bhị thấy vậy bỏ chạy. Hai chị em sợ quýnh, muốn chạy ra xa, những rồi cứ quấn lấy cây mà chạy. Cây xà xuống đầu hai người.

     Đăm Săn: “Ơ Hơ Nhị, ơ Hơ Bhị, chạy tránh đi nhanh.”

     Hơ Nhị, Hơ Bhị chạy phía tây, cây ngã theo phía tây. Chạy phía đông, cây ngã theo phía đông. Hai chị em chạy vào vùng Mnông, cây ngả theo vào vùng Mnông. Chạy xuống vùng Bih, cây ngã theo xuống vùng Bih. Chạy ra vùng Adham, cây cũng ngả theo ra vùng Adham.

     Đăm Săn: “Ơ Hơ Nhị, ơ Hơ Bhị, chạy đường về làng.”

     Hơ Nhị, Hơ Bhị liền chạy theo đường về làng… Hai chị em về gần đến làng thì cây sà xuống quá đầu. Họ vào đến làng thì cây lao xuống. Họ vào tới cửa thì cây ầm ầm sụp đổ, tiếng dội đến trời xanh. Cây cối khắp nơi đều gãy theo. Rừng gần rừng xa đều tan tác. Các cây cổ thụ cũng gãy hết, cành toác ra như bị bão giật, thân gục xuống như bị lốc xô. Hai chị em bị vật lăn ra giữa nhà, bị quật ngửa ra gần cửa. Hơ Nhị thì nằm ở đây, váy tuột đằng váy, áo tuột đằng áo. Hơ Bhị vào đến nhà trong thì lăn ra chết ở cửa buồng. Còn Đăm Săn từ lúc ấy cũng chạy theo sau. Tóc xổ đằng tóc, khăn tuột mặc khăn, thấy váy nhặt váy, thấy áo nhặt áo đem về. Anh chàng chạy suốt, vừa chạy vừa khóc. Về đến nhà, thấy Hơ Nhị nằm chết giữa nhà, liền bế Hơ Nhị vào buồng. Vào đến buồng lại thấy Hơ Bhị nằm chết ở cửa buồng liền đỡ luôn Hơ Bhị lên đùi. Thế là một bên đùi anh chàng đỡ Hơ Bhị, còn một bên đùi thì anh chàng đỡ Hơ Nhị. Tôi trai tớ gái trong nhà có bao nhiêu người đều hớt hải chạy đến xem hai người chị em bị cây đánh khác nào hồn đã rơi mất trong suối, vía đã lạc mất trong rừng. Mọi người oà lên khóc.

     Tôi tớ: “Ối anh ơi, ối anh ơi! Hai chị chúng tôi chết hết cả rồi. Chúng tôi ở với ai bây giờ.”

     (Lược một đoạn: Đăm Săn khóc thương vợ thâu đêm suốt sáng. Rồi chàng căn dặn mọi người lo ma chay chu đáo, còn chàng sẽ lên trời để gặp ông Trời.)

     Ông Trời: “Cháu lên có việc gì đấy, cháu?”

     Đăm Săn đứng lặng thinh không nói không rằng. Ông Trời chìa thuốc mời, tức thì chàng tóm lấy đầu ông.

     Đăm Săn: “Tôi chém ông đây này, ông ơi!”

     Ông Trời: “Chuyện gì mà cháu muốn chém ông vậy cháu?”

     Đăm Săn: “Chuyện gì mà tôi muốn chém ông à? Chuyện tôi kêu tôi gọi, ông không thưa. Chuyện tôi khóc tôi than, ông không nghe. Chuyện rượu tôi đem cúng, lợn trâu tôi đem giết để làm lễ, mà cổng chốt ông không mở, cổng sắt ông vẫn đóng chặt. Ông ơi, ông hãy nhìn thằng Đăm Săn cháu ông đây này, nước mũi ròng đầy cả chén hoa, nước mắt rỏ ròng đầy cả bát sứ, lênh láng khắp chiếu chăn. Ối ông ơi, vợ cháu chết mất rồi. Người vợ nấu cơm đơm canh, người vợ dệt khố dệt áo cháu chết mất rồi! Chính ông là người đã treo ching với char, trộn dầu với sơn, xe duyên chắp mối vợ chồng cháu. Chính ông đã ép ngựa phải chịu cương, ép trâu phải chịu thừng, ép duyên trai với gái. Cháu không ưng không chịu thì ông hăm cháu phải hốt phân ngựa phân bò cho Hơ Nhị, Hơ Bhị. Ông bảo cháu chỉ có lấy Hơ Nhị, Hơ Bhị mới trở nên một tù trưởng giàu có, ching lắm char nhiều. Vậy giữa lúc ching cháu đang đổi, char cháu đang sắm, tôi trai tớ gái cháu đang có này, ai là người nấu cơm canh, ai là người dệt khố, dệt áo cho cháu đây, ông?”

     Ông Trời: “Ơ cháu! Vậy thì cháu hãy lấy ngải kpo, ngải kpun đem mài trong ba năm, đem tắm trong ba sáng cho Hơ Nhị, Hơ Bhị.”

     Đăm Săn: “Cháu còn làm như vậy để làm gì nữa hả ông? Đã chết rồi thì sao còn đứng dậy được? Đã rữa ra rồi thì sao còn sống lại được, sao mặt mày còn được như cũ, thân hình còn được như xưa. Biết chọn váy áo, xuyến vòng như các cô gái còn son nữa chứ?”

     Ông Trời: “Vậy thì cháu lấy củ nén cháu phun vào lỗ tai, cháu lấy gừng cháu phun vào lỗ mũi. Chạng vạng tối cháu ra làm phép ở ngoài sàn sân.”

     Thế là vì duyên vì số, Hơ Nhị, Hơ Bhị đã lúa mục cỏ nát, bị ma quỷ bắt đi, nay lại được ông Trời cho sống lại.

(Trích Sử thi Đăm Săn)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Vì sao sau khi Đăm Săn đốn hạ cây thần, chị em Hơ Nhị, Hơ Bhị lại chết?

Câu 3. Chỉ ra một chi tiết kì ảo trong văn bản và phân tích tác dụng của chi tiết kì ảo đó.

Câu 4. Tóm tắt văn bản trên bằng những sự kiện chính và nhận xét về cốt truyện của văn bản.

Câu 5. Hành động quyết đốn hạ cây thần và bắt vạ ông Trời của Đăm Săn cho thấy chàng là người như thế nào? Những hành động ấy thể hiện điều gì ở con người thời đó?

1
30 tháng 11

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là kể chuyện. Văn bản thuật lại một phần trong sử thi Đăm Săn, kể về hành trình của Đăm Săn chặt cây thần, sự chết của Hơ Nhị và Hơ Bhị, cùng những sự kiện kỳ ảo liên quan đến hành động của Đăm Săn và ông Trời.

Câu 2: Vì sao sau khi Đăm Săn đốn hạ cây thần, chị em Hơ Nhị, Hơ Bhị lại chết?

Sau khi Đăm Săn đốn hạ cây thần, chị em Hơ Nhị, Hơ Bhị chết vì cây thần gãy và gây tai họa cho họ. Cây thần, khi bị chặt, đã ngã theo mọi hướng mà Hơ Nhị và Hơ Bhị chạy, khiến họ bị cây đè, dẫn đến cái chết. Cây thần là một biểu tượng quan trọng trong nền văn hóa của dân làng, và việc chặt hạ nó đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là đối với những người có mối liên hệ với cây thần như Hơ Nhị và Hơ Bhị.

Câu 3: Chỉ ra một chi tiết kì ảo trong văn bản và phân tích tác dụng của chi tiết kì ảo đó.

Một chi tiết kỳ ảo trong văn bản là khi cây thần bị chặt và ngã theo hướng mà Hơ Nhị và Hơ Bhị chạy. Cây thần có khả năng tự thay đổi hướng theo sự di chuyển của họ, và sau đó, cây đổ khiến cả hai chị em bị chết. Đây là một chi tiết kỳ ảo vì cây thần có sức mạnh huyền bí, dường như có sự sống và sức ảnh hưởng đến con người, thể hiện mối liên hệ mật thiết giữa thiên nhiên và con người trong thế giới quan của dân tộc mà sử thi này phản ánh. Tác dụng của chi tiết này là làm nổi bật tính thần thánh và quyền lực của cây thần, đồng thời tăng thêm sự bi kịch cho câu chuyện.

Câu 4: Tóm tắt văn bản trên bằng những sự kiện chính và nhận xét về cốt truyện của văn bản.

Tóm tắt: Đăm Săn và tôi tớ vào rừng để chặt cây thần. Cây này có ý nghĩa rất lớn đối với dân làng, được cho là gắn liền với tổ tiên và có quyền lực thần bí. Sau khi Đăm Săn quyết tâm chặt cây, cây rung lên mạnh mẽ và chị em Hơ Nhị, Hơ Bhị phản đối. Họ chạy trốn nhưng bị cây đè chết. Đăm Săn đau buồn và quyết lên trời tìm ông Trời để tìm cách cứu vợ. Ông Trời đã chỉ cho chàng cách để Hơ Nhị và Hơ Bhị sống lại. Cốt truyện có yếu tố kỳ ảo, thể hiện sự đối đầu giữa con người và thế lực thần linh, cũng như mối quan hệ giữa các lực lượng thiên nhiên và con người trong quan niệm dân gian.

Nhận xét: Cốt truyện mang đậm yếu tố kỳ ảo, phản ánh tín ngưỡng và quan niệm của người xưa về sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên. Mặc dù có sự can thiệp của các thế lực thần linh, nhưng cốt truyện cũng đề cao ý chí và hành động quyết liệt của nhân vật Đăm Săn trong việc bảo vệ những người thân yêu.

Câu 5: Hành động quyết đốn hạ cây thần và bắt vạ ông Trời của Đăm Săn cho thấy chàng là người như thế nào? Những hành động ấy thể hiện điều gì ở con người thời đó?

Hành động quyết đốn hạ cây thần và bắt vạ ông Trời của Đăm Săn cho thấy chàng là người can đảm, quyết đoán, không sợ hãi trước quyền lực thần linh. Chàng thể hiện sự dũng cảm khi chặt cây thần dù biết rằng đó là một hành động có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, và sau khi cây thần gây tai họa, Đăm Săn không ngần ngại đối mặt với ông Trời để tìm cách cứu vợ. Điều này phản ánh tính mạnh mẽ, kiên quyết và khả năng đối phó với thử thách của con người thời đó. Các hành động của Đăm Săn cũng thể hiện niềm tin vào sự công bằng và quyền lực của con người, dù phải đối mặt với những lực lượng thần thánh và bất khả chiến bại. Những hành động này là đặc trưng của người anh hùng trong các sử thi, luôn đối đầu với khó khăn và chiến đấu để bảo vệ gia đình và cộng đồng.

28 tháng 11

dịch ra hả

 

28 tháng 11

đúng rồi

28 tháng 11

Héc-to (Hector) và Ăng-droo Mác (Andromache) là hai nhân vật quan trọng trong tác phẩm "Cuộc chiến thành Troy" (Iliad) của Homer. Không gian xuất hiện của họ thường gắn liền với những bối cảnh cụ thể, phản ánh cuộc sống và số phận của họ trong cuộc chiến.

1. **Héc-to**:
   - Là một trong những anh hùng vĩ đại của thành Troy, Héc-to đại diện cho lòng dũng cảm, danh dự và tình yêu gia đình. Các cảnh xuất hiện của anh thường diễn ra tại chiến trường, nơi anh chiến đấu chống lại quân Hy Lạp để bảo vệ thành phố Troy.
   - Héc-to cũng có những khoảnh khắc thể hiện tình cảm với gia đình, đặc biệt là khi anh gặp gỡ vợ mình, Ăng-droo Mác, và con trai. Những cảnh này thường mang tính nhân văn, thể hiện mâu thuẫn giữa nghĩa vụ chiến đấu và tình yêu thương với gia đình.

2. **Ăng-droo Mác**:
   - Là vợ của Héc-to, Ăng-droo Mác đại diện cho sự hy sinh và nỗi đau mất mát trong bối cảnh chiến tranh. Không gian mà cô xuất hiện thường là trong cung điện của Troy hoặc các khu vực an toàn, nơi cô lo lắng cho Héc-to và con trai của họ.
   - Cô thường thể hiện nỗi sợ hãi về số phận của chồng mình trong trận chiến và nỗi lo lắng về tương lai của con trai khi mất đi người cha. Đây là những khoảnh khắc đầy cảm xúc, nhấn mạnh thiệt hại của chiến tranh đến cuộc sống gia đình.

Tóm lại, không gian xuất hiện của Héc-to và Ăng-droo Mác không chỉ là nơi diễn ra các hành động, mà còn là bối cảnh tâm lý thể hiện những xung đột giữa nghĩa vụ và tình yêu, giữa chiến tranh và hòa bình. Bạn có muốn khám phá thêm về một trong hai nhân vật hoặc các khía cạnh khác trong tác phẩm không?

28 tháng 11

Héc-to (Hector) và Ăng-droo Mác (Andromache) là hai nhân vật quan trọng trong tác phẩm "Cuộc chiến thành Troy" (Iliad) của Homer. Không gian xuất hiện của họ thường gắn liền với những bối cảnh cụ thể, phản ánh cuộc sống và số phận của họ trong cuộc chiến.

1. **Héc-to**:
   - Là một trong những anh hùng vĩ đại của thành Troy, Héc-to đại diện cho lòng dũng cảm, danh dự và tình yêu gia đình. Các cảnh xuất hiện của anh thường diễn ra tại chiến trường, nơi anh chiến đấu chống lại quân Hy Lạp để bảo vệ thành phố Troy.
   - Héc-to cũng có những khoảnh khắc thể hiện tình cảm với gia đình, đặc biệt là khi anh gặp gỡ vợ mình, Ăng-droo Mác, và con trai. Những cảnh này thường mang tính nhân văn, thể hiện mâu thuẫn giữa nghĩa vụ chiến đấu và tình yêu thương với gia đình.

2. **Ăng-droo Mác**:
   - Là vợ của Héc-to, Ăng-droo Mác đại diện cho sự hy sinh và nỗi đau mất mát trong bối cảnh chiến tranh. Không gian mà cô xuất hiện thường là trong cung điện của Troy hoặc các khu vực an toàn, nơi cô lo lắng cho Héc-to và con trai của họ.
   - Cô thường thể hiện nỗi sợ hãi về số phận của chồng mình trong trận chiến và nỗi lo lắng về tương lai của con trai khi mất đi người cha. Đây là những khoảnh khắc đầy cảm xúc, nhấn mạnh thiệt hại của chiến tranh đến cuộc sống gia đình.

Tóm lại, không gian xuất hiện của Héc-to và Ăng-droo Mác không chỉ là nơi diễn ra các hành động, mà còn là bối cảnh tâm lý thể hiện những xung đột giữa nghĩa vụ và tình yêu, giữa chiến tranh và hòa bình. Bạn có muốn khám phá thêm về một trong hai nhân vật hoặc các khía cạnh khác trong tác phẩm không?