(1,0 điểm) Tác giả dân gian sáng tác nên câu chuyện nhằm mục đích gì?
Bài đọc:
NÓI DÓC GẶP NHAU
Có một anh đi làm ăn xa lâu ngày về làng, bà con xúm đến hỏi chuyện lạ phương xa. Anh nọ được dịp, trổ tài nói dóc:
– Nhiều cái lạ lắm, nhưng lạ nhất là chuyện này: Có một cái ghe dài không lấy gì đo cho xiết. Một người tuổi hai mươi đứng ở đầu mũi bắt đầu đi ra đằng lái; đi đến giữa cột...
Đọc tiếp
(1,0 điểm) Tác giả dân gian sáng tác nên câu chuyện nhằm mục đích gì?
Bài đọc:
NÓI DÓC GẶP NHAU
Có một anh đi làm ăn xa lâu ngày về làng, bà con xúm đến hỏi chuyện lạ phương xa. Anh nọ được dịp, trổ tài nói dóc:
– Nhiều cái lạ lắm, nhưng lạ nhất là chuyện này: Có một cái ghe dài không lấy gì đo cho xiết. Một người tuổi hai mươi đứng ở đầu mũi bắt đầu đi ra đằng lái; đi đến giữa cột buồm thì đã già, râu tóc bạc phơ, cứ thế đi, đến chết vẫn chưa tới lái.
Trong làng ấy có một anh nói dóc khác, nghe thấy chuyện anh kia, liền kể ngay một câu chuyện khác:
– Thế đã lấy chi làm lạ! Tôi đi rừng thấy một cây cao ghê gớm. Có một con chim đậu trên cành cây ấy, đánh rơi một hột đa. Hột đa rơi xuống lưng chừng gặp mưa, gặp bụi rồi nảy mầm, đâm rễ thành cây đa. Cây đa lớn lên, sinh hoa, kết quả, hột đa ở cây đa đó lại rơi vãi ra, đâm chồi, nảy lộc thành nhiều cây đa con. Đa con lớn lên, sinh hoa kết quả, lại nảy ra đàn cây đa cháu, cứ thế mãi cho đến khi rơi tới đất thì đã bảy đời tất cả.
Anh chàng đi xa về nghe thế cãi:
– Làm gì có cây cao thế! Không thể tin được.
Anh kia lúc đó mới cười:
– Nếu không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ để đóng chiếc ghe của anh?
(Kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam, Nguyễn Cừ – Phan Trọng Thưởng biên soạn, sưu tầm, chọn tuyển, Sđd, tr. 220-221)