Các bạn ơi giúp mình với mình cần rất rất rất gấp :
Câu 6. Những quốc gia nào ở Đông Nam Á có nền kinh tế nông nghiệp phát triển trù phú?
A. A-út-thay-a, Cam-pu-chia, Đại Việt.
B. A-út-thay-a, Chăm-pa, Đại Việt.
C. Ma-lắc-ca, Cam-pu-chia, Pan-gan.
D. Mô-giô-pa-hit, Cam-pu-chia, Đại Việt.
Câu 7. Vương quốc nào được ra đời trước thế kỉ X ở khu vực Đông Nam Á?
A. Cam-pu-chia.
B. A-út-thay-a.
C. Đại Việt.
D. Su-khô-thay.
Câu 8. Nơi nào ở Đông Nam Á được xem là chốn đô hội phát triển bậc nhất thế giới vào thế kỉ XV?
A. Ma-lắc-ca.
B. Chăm-pa.
C. Lang xang.
D. Cam-pu-chia.
Câu 9. Thế kỉ XIII, tôn giáo nào được du nhập vào Đông Nam Á và trở thành quốc giáo của nhiều vương quốc vùng hải đảo?
A. Hồi giáo.
B. Phật giáo.
C. Đạo giáo.
D. Thiên chúa giáo.
Câu 10. Nội dung nào không đánh dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á ở thế kỉ XIII?
A. Các nước thực dân phương Tây bắt đầu có mặt ở khu vực này.
B. Đại Việt chặn đứng cuộc xâm lược của quân Mông - Nguyên.
C. Sự xuất hiện của các quốc gia nói tiếng Thái ở lưu vực sông Mê Nam.
D. Mô-giô-pa-hit ra đời và thống nhất phần lớn các đảo thuộc In-đô-nê-xi-a.
Câu 5. Sự phân liệt của Mô-giô-pa-hit ở đầu thế kỉ XV đã dẫn đến
A. sự thành lập của vương quốc Ma-lắc-ca.
B. các đảo thuộc In-đô-nê-xi-a được thống nhất.
C. sự xuất hiện của các quốc gia nói tiếng Thái.
D. sự du nhập của Hồi giáo vào khu vực này.
Câu 11. Cơ sở nào dẫn đến sự phát triển nền văn học, sử học của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á?
A. Sự xuất hiện của chữ viết.
B. Ảnh hưởng của Phật giáo.
B. Các vương triều không ngừng mở rộng lãnh thổ.
C. Sự phát triển mạnh mẽ của nền nông nghiệp lúa nước.
Câu 12. Ý nào sau đây không phản ánh đúng sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế khu vực Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI?
A. Xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa.
B. Các quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp trù phú.
C. Nơi đây người ta có thể mua mọi hàng hóa.
B. Một số nước lại mạnh về thương mại biển.
Câu 13. Đâu là nhận xét đúng về các tác phẩm điêu khắc gỗ của Đại Việt, điêu khắc đá của Cam-pu-chia hay những bích họa màu sắc rực rỡ vẽ trên những ngôi chùa Pa-gan ở các thế kỉ XII – XIII?
A. Là những kiệt tác nghệ thuật của khu vực và thế giới.
B. Là những tác phẩm có được nét văn hóa bản địa đặc sắc.
C. Là những kiệt tác nghệ thuật của khu vực nhưng chưa ảnh hưởng đến thế giới.
D. Là những kiệt tác nghệ thuật chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Ấn Độ.
Câu 14. Nền văn hóa Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI chịu ảnh hưởng sâu sắc của
A. Phật giáo và Hồi giáo.
B. Thiên chúa giáo và Hồi giáo.
C. Nho giáo và Hin - đu giáo.
D. Hồi giáo và Nho giáo.
Câu 15. Đâu không phải là công trình kiến trúc nổi tiếng được xây dựng ở các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI?
A. Lăng Ta-giơ Ma-han.
B. Hoàng thành Thăng Long.
C. Kinh đô chùa Pa-gan.
D. Ăng - co Vát.
II. Vương quốc Lào
a. Nhận biết
Câu 1. Ai là chủ nhân của nền văn hóa cánh đồng Chum?
A. người Lào Thơng.
B. người Khơ-me.
C. người Lào Lùm.
D. người Mông cổ.
Câu 2. Thế kỉ XIII, một bộ phận cư dân di cư đến Lào là
A. Người Thái.
B. Người Khơ-me.
C. Người Việt.
D. Người Mường.
Câu 3. Người tập hợp và thống nhất các tộc Lào là
A. Pha Ngừm.
B. Khún Bolom.
C. Xulinha Vôngxa.
D. Chậu A Nụ.
Câu 4. Năm 1353, Pha Ngừm thống nhất các bộ tộc Lào và đặt tên nước là gì?
A. Lan Xang.
B. Chân Lạp.
C. Pan-gan.
D. Champa.
Câu 5. Đâu là biểu tượng quả bầu mẹ trong truyền thuyết Viêng Chăn?
A. Thạt Luổng.
B. Chùa vàng.
C. Ăng-co Vát.
D. Ăng-co Thom.
Câu 6. Chữ viết của Lào cùng dạng với chữ viết của nước nào?
A. Cam-pu-chia và Miến Điện.
B. Cam-pu-chia và Việt Nam .
C. Thái Lan và Mi-an-ma.
D. Ấn Độ và Trung Quốc.
b. Thông hiểu:
Câu 1. Địa bàn sinh sống của người Lào Lùm chủ yếu ở đâu?
A. Đồng bằng ven sông Mê Công.
B. Sống ở những vùng đồi núi.
C. Sống trên sông nước.
D. Du canh du cư.
Câu 2. Tôn giáo nào có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa, xã hội của Lào?
A. Phật giáo.
B. Hin-đu giáo.
C. Hồi giáo.
D. Bà Là Môn giáo.
Câu 3. Văn hóa Lào chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa nào?
A. Văn hóa Ấn Độ
B. Văn hóa Thái.
C. Văn hóa Khơme.
D. Văn hóa Trung Quốc.
Câu 4. Ý nào không phản ánh đúng tình hình vương quốc Lan Xang giai đoạn phát triển thịnh đạt (từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII)?
A. Là quốc gia cường thịnh nhất trong khu vực Đông Nam Á.
B. Tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện và củng cố vững chắc, có quân đội hùng mạnh.
C. Nhân dân có cuộc sống thanh bình, đất nước có nhiều sản vật, có quan hệ buôn bán với nhiều nước, kể cả người châu Âu.
D. Luôn giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng, nhưng cũng cương quyết trong việc chống xâm lược.
Câu 5. Yếu tố nào là cơ sở để thống nhất các bộ tộc Lào?
A. Phật giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa, xã hội của Lào.
B. Hin-đu giáo chiếm địa vị độc tôn trong xã hội Lào.
C. Các bộ tộc Lào phải đoàn kết để chống quân xâm lược Miến Điện.
D. Thiên chú giáo được du nhập vào Lào thay thế cho các tôn giáo khác.
c. Vận dụng:
Câu 1. Nội dung nào sau đây không chứng minh cho sự phát triển thịnh vượng của vương quốc Lan Xang ở các thế kỉ XV dến XVII?
A. Trở thành vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất ở Đông Nam Á.
B. Cuộc sống dân cư thanh bình và trù phú với nhiều loại sản vật quý.
C. Đất nước được chia thành các mường, đặt quan cai trị và nhà vua chỉ huy quân đội.
D. Quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng và giữ vững độc lập trước sự tấn công của Miến Điện.
Câu 2. Đâu là điểm khác biệt nổi bật nhất về chính sách đối ngoại của Lào so với Cam-pu-chia.
A. Không gây chiến tranh xâm lược các nước khác.
B. Thường giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng.
C. Thần phục vương quốc Xiêm.
D. Đẩy mạnh bành trướng xâm lược bên ngoài.
Câu 3. Đâu là hiện vật tiêu biểu còn tồn tại đến ngày nay của tộc người Lào Thơng?
A. những chiếc Chum đá khổng lồ.
B. các đền, tháp nguy nga.
C. các công cụ bằng đá khổng lồ.
D. các công cụ bằng đồng.
Câu 4. Giá trị văn hoá truyền thống được bảo tồn và phát triển trở thành một nhu cầu sinh hoạt văn hoá của dân tộc Lào là
A. điệu múa Lăm-vông.
B. múa rối nước.
C. điệu hát Lăm.
D. điệu hát Xoan.
III. Vương quốc Cam-pu-chia
a) Nhận biết:
Câu 1. Các vị vua của vương quốc Cam-pu-chia không ngừng mở rộng quyền lực vào thời kì nào?
A. Thời kì Ăng-co.
B. Thời kì vàng.
C. Thời kì hoàng kim.
D. Thời kì Phnôm Pênh.
Câu 2. Từ thế kỉ XIV trở đi, chữ khơ-me của Cam-pu-chia dần thay thế chữ viết nào?
A. Chữ Phạn.
B. Chữ tượng hình.
C. Chữ La-tinh.
D. Chữ Pa-li.
Câu 3. Từ thế kỉ XIII đến ngày nay, tôn giáo nào giữ vai trò chủ đạo của vương quốc Cam-pu-chia?
A. Đạo Phật.
B. Đạo Hin-đu.
C. Đạo giáo.
D. Thiên chúa giáo.
Câu 4. Một trong những tác phẩm sử thi tiêu biểu của người Cam-pu-chia thời phong kiến là
A. sử thi Riêm-kê.
B. sử thi Ra-ma-ya-na.
C. sử thi Đăm-săn.
D. sử thi Ra-ma Kiên.
Câu 5. Đâu là công trình kiến trúc tiêu biểu của người Cam-pu-chia thời phong kiến?
A. Đền Ăng-co Vát.
B. Thạt Luổng.
C. Thánh địa Mỹ Sơn.
D. Đại bảo tháp San-chi.
Câu 6. “Vành cung thịnh vượng Biển Hồ” là thuật ngữ lịch sử dùng để chỉ
A. khu vực có nền nông nghiệp phát triển, dân cư đông đúc thời Ăng-co.
A. khu vực có nhiều người khéo tay, giỏi nghề thủ công, làm gốm, đồ trang sức.
B. khu vực có nhiều cư dân chủ yếu sống bằng đánh bắt cá ở Biển Hồ.
C. khu vực có nhiều cung điện nguy nga, dân cư đông đúc thời Ăng-co.
b) Thông hiểu
Câu 1. Đâu là nội dung không phản ánh đúng nét nổi bật của Cam-pu-chia thời kì phát triển nhất (thế kỉ IX – XV)?
A. Chuyển kinh đô về Phnôm Pênh.
B. Kinh tế phát triển mạnh, xã hội ổn định.
C. Không ngừng mở rộng quyền lực, lãnh thổ của vương quốc.
D. Đạt được nhiều thành tựu về văn hóa (xây dựng đền, tháp,…)
Câu 2. Từ cuối thế kỉ XIII, Cam-pu-chia bắt đầu suy yếu do
A. liên tục bị người Thái tấn công và cướp phá.
B. bị quân Mông — Nguyên nhiều lần tấn công.
C. thực dân Pháp xâm chiếm.
D. quân đội Miến Điện xâm chiếm.
Câu 3. Thế kỉ X – XIII, ở khu vực Đông Nam Á, Cam-pu-chia được gọi là
A. vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất.
B. vương quốc phát triển nhất, hòa hiếu với các nước láng giềng.
C. vương quốc hung mạnh nhất, hòa hiếu với các nước láng giềng.
D. vương quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của văn hóa Ấn Độ.
Câu 4. Vì sao từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX gọi là thời hậu Ăng-co của vương quốc Cam-pu-chia?
A. Bị người Thái xâm chiếm, phải dời kinh đô Ăng-co.
B. Xây dựng hai quần thể Ăng-co Vát và Ăng-co Thom.
C. Đất nước suy kiệt, bị quân Mông - Nguyên xâm chiếm.
D. Xảy ra những cuộc mưu sát và tranh giành quyền lực.
Câu 5. Ý nào không phản ánh đúng sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia thời kì Ăng-co?
A. Giành chiến thắng trước sự tấn công của người Thái vào thế kỉ XV.
B. Các vua không ngừng mở rộng quyền lực của mình ra bên ngoài.
C. Kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển.
D. Hình thành nên một khu vực thịnh vượng ở Bắc Biển Hồ.
c) Vận dụng
Câu 1. Đâu không phải là đặc điểm sự phát triển rực rỡ nền văn hóa của người Cam-pu-chia?
A. Xây dựng được quần thể kiến trúc thánh đường.
B. Xây dựng được hàng trăm đền, tháp lớn nhỏ.
C. Sáng tạo nền văn học dân gian rất phong phú.
D. Sớm sáng tạo ra chữ viết riêng của mình.
Câu 2. Công trình kiến trúc quần thể Ăng-co Vát và Ăng-co Thom là biểu trưng của tôn giáo nào?
A. Biểu trưng của Phật giáo.
B. Biểu trưng của Nho giáo.
C. Biểu trưng của Ấn Độ giáo.
D. Các tôn giáo trên hoà quyện.
Câu 3. Hình ảnh trong quốc kì của vương quốc Cam-pu-chia được lấy từ ý tưởng của công trình kiến trúc nào?
A. Công trình kiến trúc đền Ăng-co Vát.
B. Công trình kiến trúc đền Ăng-co Thom.
C. Công trình kiến trúc Thạt Luổng.
D. Đền Hin-đu giáo Đa-sa-va-ta-ra
Câu 4. Đâu không phải là những biểu hiện về sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co?
A. Chưa có chữ viết riêng, Phật giáo được du nhập vào nhưng không chiếm được ưu thế trong xã hội.
B. Lãnh thổ được mở rộng bao gồm cả vùng hạ lưu sông Mê Nam và vùng trung lưu sông Mê Công.
C. Dân cư tập trung đông đúc quanh kinh đô, hình thành nên một khu vực thịnh vượng ở bắc Biển Hồ.
D. Có hàng trăm đền, tháp lớn nhỏ được xây dựng, trong đó nổi bật là Ăng-co Vát, Ăng-co Thom.
loá mắt quá
Bạn cách câu hỏi ra nhé bạn!