Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
-Lý Thái Tổ chọn Đại La làm kinh đô vì đây là vùng đất trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không ngập vì lũ lụt, muôn vật tốt tươi phong phú.
-Nếu di dời kinh đô ra vùng đất rộng lớn và màu mỡ này thì con cháu đời sau sẽ xây dựng được cuộc sống âm no hơn.
Vì Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa.
Lý Công Uẩn lên ngôi trong hoàn cảnh là Lê Hoàn có nhiều con và ông đã trao ngôi cho con cả nhưng ít lâu sau con cả chết, sau đó ông ko truyền ngôi cho ai nữa và chết luôn. Các người con của ôn tranh giành quyền lực, ngai vàng. Một người con thắng, lên ngôi vua được 3 ngày rồi bị Lê Long Đĩnh sát hại. Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Vua suốt ngày chỉ ăn chơi sa đọa, hoang dâm vô độ rồi bị bệnh chết ( do quá dâm ). Triều thần chán ghét Tiền Lê nên cho Lý Công Uẩn - là người cực có tài lên làm vua
Lý Công Uẩn quyết định rời đô từ Hoa Lư ra Đại La vì Hoa lư có địa hình hiểm trở, xung quanh toàn núi non, rừng cây um tùm, chỉ thích hợp cho việc phòng ngự. Còn Đại La được thế rồng cuộn hổ ngồi, thế đất sáng sủa, phía trước có núi, phía sau có sông rất tiện lợi. Nhân dân không bị khổ vì thiên tai mà lại còn di chuyển dễ, là nơi thích hợp để phát triển kinh tế, khắp nơi màu mỡ là nơi thích hợp để ngự trị suốt đời
mk mún giúp bạn ý 2 lắm mà mk ko bít vẽ hình trong cái web này.
Lý Công Uẩn rời đô về thành Đại La vì nó ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt, phồn vịnh. Xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, là chỗ tụ hội quan yếu 4 phương, rất thích hợp cho nhà vua.
Lý Công Uẩn dời đô về ( Đại La ) Thăng Long vì :
- Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông, đất đai và hoa cỏ tươi tốt, màu mỡ và phát triển kinh tế cho đất nước
- Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, chỉ thuận lợi cho việc phòng thủ, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.
=> Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công Uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.
Lần sau bạn nhắc tên mình nhé, hoặc gửi tin nhắn cho mình, mình sẽ giúp cho
Nguyễn Đỗ Minh Khoa
tham khảo
Lý Công Uẩn rời đô về thành Đại La vì nó ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt, phồn vịnh. Xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, là chỗ tụ hội quan yếu 4 phương, rất thích hợp cho nhà vua.
Nhà Lý dời đô về Thăng Long ( đại la) vì :
- Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài, có đồng bằng rộng lớn, màu mỡ.
- Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.
- Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.
Lý Công Uẩn quyết định dời đô là vì :
+ Hoa Lư không thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.
+ Đại La có địa hình thuận lợi cho việc phát triển lâu dài.
Ý nghĩa của sự kiện dời đô :
+ Là một quyết định sáng suốt của Lý Công Uẩn đã chuyển từ vị thế phòng thủ đất nước. Suy thế phát triển lâu dài, đặt nền móng cho việc xây dựng kinh đô thị phát triển thịnh vượng và là trung tâm của đất nước.
Sau này mở ra bước ngoặt cho sự phát triển đất nước.
animepham-hoc24.vn
Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La vào năm 1010 và đặt tên mới là Thăng Long (nay là Hà Nội). Quyết định này được ghi lại trong Chiếu dời đô. Lý do ông dời đô là vì: Vị trí địa lý thuận lợi: Đại La nằm ở trung tâm đất nước, là nơi giao thoa giữa các vùng đồng bằng và núi rừng. Đây là nơi có địa thế cao ráo, rộng rãi, không bị ngập lụt, thích hợp để xây dựng kinh đô lâu dài. Phát triển kinh tế và giao thông: Đại La nằm gần sông Hồng, giúp việc giao thương, vận chuyển hàng hóa qua các vùng dễ dàng hơn. Hợp lý về chính trị: Việc dời đô thể hiện tầm nhìn chiến lược của Lý Công Uẩn trong việc xây dựng một đất nước mạnh mẽ, ổn định và lâu dài. Ông muốn thoát khỏi Hoa Lư, vốn là một vùng đất nhỏ hẹp và khó khăn để phát triển. Ý nghĩa phong thủy: Lý Công Uẩn nhận thấy Đại La có địa thế phong thủy tốt, được xem là "rồng cuộn hổ ngồi", là nơi linh thiêng và hứa hẹn mang lại phồn vinh cho đất nước. Quyết định này đã giúp Đại Việt trở nên hưng thịnh hơn, và Thăng Long trở thành trung tâm văn hóa, chính trị, và kinh tế trong suốt nhiều thế kỷ.
- Thành Đại La được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam, bắc, đông, tây tiện nghi núi sông sau trước.
- Đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, muôn vật hết sức tươi tốt mà phồn thịnh.
( Em vừa thi câu này luôn, ngày 27/12/2024, em còn nhớ đấy)