K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

( Đây là phần dàn bài của mình nên bạn chỉ nên tham khảo thôi nha 🤗 )

Gợi ý:

1. Tổng: Khai triển câu chủ đề thành mở đoạn: Trong tác phẩm " Chuyện người con gái Nam Xương " tác giả Nguyễn Dữ đã khắc họa thành công vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương.

2. Phân tích:

* Nêu hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật Vũ Nương.

* Đi vào phân tích:

- Trước hết, trong cuộc sống hàng ngày: biết Trương Sinh hay ghen, nàng hết sức giữ gìn khuôn phép và không từng để gia đình xảy ra thất hòa.

- Khi tiễn chồng đi lính:

   + Vũ Nương ân cần rót rượu dặn dò đằm thắm yêu thương.

   + Nàng tha thiết bày tỏ nỗi nhớ nhung khắc khoải của mình.

   + Nàng luôn xót thương khi chồng phải dấn thân vào nơi trận mạc hiểm nguy.

   + Nàng cảm thông trước những gian truân, vất vả mà chồng phải chịu đựng.

   + Nàng coi trồng hơn mọi thứ vinh hoa phú quý. Đối với nàng, áo gấm phong hầu không có nghĩa lý gì khi phải đánh đổi bằng những khó khăn vất vả mà chồng phải trải qua.

   + Nàng chỉ thiết tha mong ngày chồng trở về mang theo hai chữ bình yên.

- Trong những ngày Trương Sinh đi lính:

  + VN ko nguôi nhớ thương ngóng chờ chồng, nỗi buồn nhớ cứ kéo dài theo năm tháng.

  + Ko thiết đến việc trang điểm, làm đẹp " tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng ".

  + Đỉnh cao của nỗi nhớ chồng trong lòng VN là nang thường chỉ bóng mình lên tường và bảo với con đó là cha nó => Hành động ấy trước hết xuất phát từ nỗi nhớ chồng da diết, nàng làm vậy để vơi đi nỗi khắc khoải luôn nhớ chồng luôn thấy hình bóng chồng bên mình, khẳng định vợ chồng như hình với bóng. Ngoài ra nó còn thể hiện khao khát vợ chồng sum họp để có cuộc sống gia đình đoàn tụ => VN là người phụ nữ đức hạnh, là hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa kia.

- Khi Trương Sinh đi lính trở về và nghi ngờ VN ko chung thủy: Nàng đã tìm mọi cách để minh oan cho bản thân.

  + Nói lên thân phận mình " thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu ".

  + Nói lên tình nghĩa vợ chồng " sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh ".

  + Tìm cách phân trần để chồng hiểu rõ lòng mình " cách biệt ba năm giữ gìn một tiết ". Lòng thủy chung cửa VN được thể hiện ở 3 năm Trương Sinh đi lính là 3 năm VN giữ gìn trinh tiết " ngõ liễu tường hoa chưa hề bén ngót ".

  + Cầu xin chồng đừng nghi oan cho mình.

  + Nói lên nỗi đau đớn tuyệt vọng khi ko hiểu vì sao lại bọ đối xử bất công, không có quyền được bảo vệ hạnh phúc.

( Ở đây bạn có thể dùng câu cảm thán: Chao ôi, tình cảnh của VN mới đáng thương làm sao ! ).

=> Nàng vô cùng đau đớn khi chồng ko tin tưởng lại còn chà đạp lên sự trong sạch và lòng thủy chung của mình, nàng đã hết lòng tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình nhưng ko thành.

- Khi sống dưới thủy cung:

  + Dù VN rất giận Trương Sinh nhưng nàng đã ứa nước mắt khi nghe Phan Lang nhắc đến chàng và nói sẽ có ngày trở về.

- Khi Trương Sinh lập đàn giải oan: Nàng trở về và dường như nàng đã tha thứ cho lỗi lầm của chồng.

* Nêu nghệ thuật ( đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật ).

3. Hợp: Khai triển câu chủ đề thành câu kết.

13 tháng 7 2021

Tham Khảo !

Nói về truyện cổ tích, từ xưa tới nay đã có rất nhiều câu chuyện hay như: Tấm Cám, Sọ Dừa, Sự tích trầu cau.. .Và trong số hàng ngàn những câu chuyện cổ tích ấy, có một số truyện được Nguyễn Dữ khai thác và sáng tạo thành tác phẩm viết bằng chữ Hán: Truyền kì mạn lục (Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền). Một trong hai mươi truyện thể hiện sâu sắc tính nhân văn cao cả của tác giả đối với số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam dưới ngòi bút tài hoa đầy sáng tạo của Nguyễn Dữ mang tên Chuyện người con gái Nam Xương.

Lấy tích từ truyện cổ tích Vợ chàng Trương, chắc hẳn ai cũng nhận ra phần sáng tạo của Nguyễn Dữ được thể hiện bắt đầu từ chi tiết xuất hiện thêm nhân vật Phan Lang và Vũ Nương được đưa xuống cung nước của Linh Phi. Với việc sáng tạo thêm những chi tiết hoang đường kì ảo ấy, Nguyễn Dữ đã làm rõ thêm nét đặc trưng, cái đẹp của thể loại truyền kì và đồng thời cũng mở rộng, đan xen vào đó những yếu tố thực hư, thời gian chính xác rõ ràng: “Cuối đời Khai Đại nhà Hồ, quân Minh mượn tiếng đưa Trần Thiêm Bình về nước phạm vào cửa ải Chi Lăng, nhân dân trong nước, nhiều người phải sợ hãi chạy trốn […]” để khẳng định rằng: đó là một bi kịch có thật. Bi kịch của những con người sống trong xã hội có chiến tranh nói chung và bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nam quyền hói riêng. Mặt khác, một lần nữa, Nguyễn Dữ đã lại hoàn chỉnh thêm vẻ đẹp tâm hồn cho Vũ Nương, đó là: dù đã ở một thế giới khác, Vũ Nương vẫn nặng lòng với chồng con, vẫn mong muốn khát khao được trả lại danh dự, được khẳng định phẩm giá của chính mình và đồng thời cũng thể hiện quan niệm, niềm mơ ước ngàn đời của nhân dân ta về sự bất tử, sự công bằng của con người trong cuộc đời: ở hiền ắt sẽ được gặp lành, người hiền, trong sáng, minh bạch sớm muộn rồi cũng được trời đất soi thấu và cứu giúp.

Trong truyện cổ tích Vợ chàng Trương, đặc biệt không có một lời hội thoại nào giữa các nhân vật nhưng ở Chuyện người con gái Nam Xương, tác giả Nguyễn Dữ đã khéo léo lồng ghép vào đó những lời thoại, lời tự bạch của nhân vật để khắc hoạ rõ nét nhất, chân thực nhất tâm lí, tính cách và thế giới nội tâm phong phú của nhân vật. Với người mẹ chồng của Vũ Nương, bà hiện lên là một người phụ nữ từng trải và nhân hậu. Vũ Nương được miêu tả như một người con gái hiền thục, trong trắng, dịu dàng, mềm mỏng, nhưng có tình có lí ngay cả trong những hoàn cảnh trớ trêu, đáng thương nhất. Những lời thoại giúp bộc lộ rất rõ thế giới tâm hồn và cảm xúc vô cùng phong phú của một người phụ nữ giàu tình cảm, trái ngược hẳn với Trương Sinh: tuy giàu có mà thô lỗ, ít học, cố chấp, mù quáng, ghen tuông,… Cuối cùng là sự thật thà, trong sáng, ngây dại của một đứa trẻ mà cụ thể ở đây là bé Đản – người con trai của Vũ Nương và Trương Sinh, đã vô tình gián tiếp gây ra cái chết bi thương cho mẹ nó.

Mặt khác, nhìn ở một mức độ sâu hơn, ta có thể cảm nhận được hai nét tính cách đối lập nhưng lại nhất quán trong tâm hồn người phụ nữ, đó là rất nhẫn nhục, chịu đựng nhưng cũng biết vùng lên để phản kháng, bảo vệ nhân phẩm và danh dự của mình. Việc Nguyễn Dữ để cho Vũ Nương được Linh Phi đưa xuống cung nước để rồi quay trở về trong kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ có thể hiểu rằng: Vũ Nương trở về một phần vì nhớ quê hương nhưng quan trọng nhất là nàng đã có thể khẳng định phẩm giá, tự minh oan cho mình và phải chăng, sự quay trở về ấy khiến cho một kẻ ít học, ghen tuông mù quáng, gia trưởng như Trương Sinh phải sám hối?

Với sự sáng tạo đầy tính nhân văn ấy, dường như tính bi kịch của câu chuyện được tăng lên rất nhiều, càng động chạm tới nỗi xót xa tột cùng trong sâu thẳm tâm hồn mỗi độc giả. Đó là một kết thúc mang đậm tính bi kịch. Nỗi đau khổ luôn luôn đeo bám con người, đeo bám Vũ Nương. Nàng ở dưới cung nước, sống giữa xa hoa với bầy tiên nữ, ngày ngày được hưởng thụ sung sướng nhưng vẫn không thể không nhớ con, không thể không nhớ về một thời hạnh phúc với gia đình… Nỗi đau khổ ấy, bi kịch cuộc đời ấy luôn đeo bám con người, nhất là người phụ nữ, ngay cả khi họ chết. Đó mãi là bi kịch và hạnh phúc thì mãi xa vời…

Cuộc đời sinh ra chẳng ai mong muốn cái chết. Vậy mà một người phụ nữ giàu tình cảm, hết mực yêu chồng thương con như Vũ Nương lại phải tự mình từ chối cơ hội được trở về bên mái ấm bé nhỏ chốn nhân gian ấy… Có lẽ bởi nàng muốn ở lại chốn cung nước vì coi trọng tình nghĩa, để đền đáp ơn cứu mạng của Linh Phi đã tạo cơ hội cho nàng được tự minh oan cho chính mình. Từ đó, chủ đề của tác phẩm được nâng lên thành lời tố cáo, lời lên án đanh thép, mạnh mẽ đối với xã hội phong kiến thời bấy giờ: con người không thể tìm thấy, không thể khẳng định được danh dự, phẩm giá của mình ở xã hội phong kiến mục ruỗng mà chỉ có thể làm điều ấy ở cõi chết mà thôi. Xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công không biết coi trọng phẩm giá tốt đẹp của người phụ nữ, không có chỗ cho người phụ nữ. Họ không có chỗ trong xã hội ấy, xã hội nơi mà niềm tin, tình yêu, niềm hạnh phúc bé nhỏ của người phụ nữ cũng không thể lên tiếng.

Trong tất cả các tác phẩm văn học ở mọi thời đại, hình ảnh và số phận đáng thương của người phụ nữ luôn là một mảng đề tài gợi nhiều xúc cảm đối với cả tác giả lẫn độc giả. Cũng như vậy, sự cảm thông, bằng tấm lòng xót xa thương cảm sâu sắc cho thân phận người phụ nữ kết hợp với ngòi bút tài hoa, Nguyễn Dữ đã khắc hoạ chân dung nàng Vũ Nương thực sự đáng thương khiến người đọc không khỏi ứa nước mắt…

13 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Chuyện người con gái Nam Xương dựa trên chuyện vợ chàng Trương về cốt truyện , nhưng ở đây tác giả Nguyễn Dữ đã thêm thoắt một vài chi tiết mang màu sắc hoang đường thần kì để câu chuyện trở nên hay hơn

Nguyễn Dữ thêm phần cuối đó là cảnh Vũ Nương ở dưới thuỷ cung gặp Phan Lang- gởi chiếc thoa về cho Trương Sinh- Cảnh nhà Trương Sinh cỏ mọc um tùm không người chăm sóc- Cảnh Trương Sinh lập đàn tràng giải oan và cảnh Vũ Nương hiện về trong chốc lát rồi chia tay, để lại Trương Sinh chìm trong nỗi hối hận.

27 tháng 9 2021

Bn tham khảo dàn ý nha:

Chi tiết Vũ Nương chỉ cái bóng của mình rồi nói với đứa con là Cha Đản chứng tỏ:
- Vũ Nương là một người mẹ rất thương con, không muốn cho con thiếu thốn tình cảm của cha.
- Vũ Nương là một người vợ thủy chung với chồng, lúc nào cũng nghĩ đến chồng.
- Vũ Nương rất cô đơn chỉ biết chỉ biết truyện trò cùng bóng.
Việc đưa vào những yếu tố kì ảo, để Vũ Nương hiện hồn về trong chốc lát có làm dịu đi chút ít tính bi kịch của tác phẩm vì như thế là Vũ Nương không chết, với chồng nàng đã được minh oan. Nhưng dù sao nàng vẫn không được sống với chồng con, hạnh phúc trần gian đâu còn nữa.Đó vẫn là một bi kịch

10 tháng 11 2016

Nguyễn Dữ là một nhà văn sáng tạo. Cái kết truyền thống của "Vợ chàng Trương" là Vũ Nương nhảy sông tự vẫn, cuối cùng khi nhận ra nàng bị oan, người ta mới dựng đền thờ nàng gần đấy. Song dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ thì tác phẩm trở nên độc đáo lên hẳn. Ông biết kết hợp cốt truyện truyền thống với các chi tiết kì ảo, làm nổi bật ước mơ của nhân dân ta, như chi tiết kì ảo cuối truyện, Vũ Nương không chết mà được cứu sống, sống dưới thủy cung, hưởng cuộc sống hạnh phúc bất tử vĩnh viễn. Nhưng chính chi tiết này cũng là chi tiết khiến người đọc đau xót. Đây có thật là cái kết vẹn toàn? Vũ Nương khi sống không được hưởng hp trọn vẹn. Đến lúc nàng có được những gì đáng được hưởng thì nó chỉ mờ nhạt, giống như hư ảo (chi tiết Vũ Nương võng lọng hiện lên từ dưới sông cuối truyện)

Mình học truyện này từ năm ngoái, đến giờ cũng chỉ nhớ được có thế, có gì ban nên hỏi các thầy cô giáo để rõ hơn nhé :')

13 tháng 3 2016

Xưa có chàng Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ mới cưới là Vũ Thị Thiết, còn được gọi là Vũ Nương đang bụng mang dạ chửa. Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con trai thơ dại, nghi vợ không chung thuỷ. Vũ Nương oan ức, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự tử. Sau khi vợ chết, một đêm hai cha con Trương Sinh ngồi bên đèn, đứa con chỉ cái bóng trên tường và nói đó chính là cha nó vẫn đến đêm đêm. Trương Sinh vỡ lẽ ra rằng vợ mình bị oan. Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn, chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn. Phan Lang gặp Vũ Nương trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, bèn lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang, Vũ Nương hiện lên giữa dòng sông nhưng không trở lại trần gian nữa.

18 tháng 9 2019

Truyện kể về người con gái Nam Xương, có tên là Vũ Thị Thiết. Nàng là người có dung hạnh vẹn toàn, chồng là Trương Sinh tính tình hay ghen, Vũ Nương sắp đến kì sinh nở thì chồng bị gọi đi lính.

Ở nhà Vũ Nương sinh con và chăm nom mẹ chồng rất mực chu đáo, vì nhớ thương ***** chồng nàng ngày càng ốm nặng rồi mất, nàng lo tang ma chu đáo như với cha mẹ đẻ mình. Để đỡ nhớ chồng, nàng hay đùa với con bằng cách chỉ cái bóng của mình lên vách và nói với con đó là cha Đản.

Từ chiến trường trở về, Trương Sinh đau buồn ra thăm mộ mẹ, bế Đản theo, ra đến đồng đứa trẻ quấy khóc vì đứa bé bảo Trương không phải là cha Đản, cha Đản đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. Không cần hỏi cho rõ ngọn ngành, Trương đã nổi cơn ghen tam bành đánh đuổi Vũ Nương đi, không ai có thể khuyên can được. Không thể thanh minh được, Vũ Nương đành nhảy xuống sông tự tận, lấy cái chết để minh oan cho mình. Nàng được Linh Phi vợ vua Nam Hải cứu.

Trương Sinh tuy giận nhưng vẫn thương xót. Một buổi tối Đản chỉ vào cái bóng trên tường và nói "Đấy cha Đản lại đến kia kìa". Trương Sinh ân hận vô cùng nhưng việc đã rồi.

Dưới động rùa, Vũ Nương đã gặp lại Phan Lang người cùng làng, nàng gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương lập đàn giải oan cho mình. Trương bèn lập đàn giải oan cho nàng, quả thấy Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa ở giữa dòng với cờ tán võng lọng rực rỡ cả bến sông thoắt ẩn thoắt hiện. Nàng từ biệt và không trở về dương gian được nữa.