Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
động đất , núi lửa gây ra thiệt hại về tài sản và con người
để hạn chế tác hại của núi lửa , động đất người ta thường báo trước những điểm xảy ra
ở vn có động đất, cường độ rất đa dạng
vn trước kia có núi lửa hoạt động ở tây nguyên
Câu trên mình ko bít nha!!!!
Các biện pháp hạn chế thiệt hại do động đất gây ra:
+Xây nhà chịu chấn động lớn
+Lập các trạm nghiên cứu , dự báo
+Dự báo kịp thời,chính xác để sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm.
Núi lửa | Động đất |
Núi lửa là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun, một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng. | Động đất hay địa chấn là sự rung chuyển của mặt đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất. Nó cũng xảy ra ở các hành tinh có cấu tạo với lớp vỏ ngoài rắn như Trái Đất. |
* Bạn tham khảo :
1. Đề Xuất giải pháp để bảo vệ lớp vỏ trái đất
- Tiết kiệm nước: tiết kiệm nước ngay tại nhà, sử dụng ít hóa chất, xử lí chất thải độc hại đúng cách, giúp xác định nguồn nước ô nhiễm
- Bảo vệ đất: hạn chế xả rác thải, dùng phân trộn, trồng cây, ko chặt phá cây, ngăn chặn phá rừng và khai thác rừng.
- Bảo quản chất lượng không khí: dùng ít điện hơn, hạn chế lái xe và đi máy bay thường xuyên, mua các vật phẩm địa phương, ăn rau và thịt có nguồn gốc từ địa phương, trở thành nhà hoạt động bảo vệ ô nhiễm môi trường.
-. Bảo vệ các loài động vật: tôn trọng động vật, hoạt động bảo vệ môi trường sống của động vật, ăn cá được đánh bắt bền vững, biến tài sản của bạn thành nơi trú ẩn cho động vật hoang dã
-Tiết kiệm năng lượng: dùng đèn thắp sáng bằng năng lượng mặt trời, dùng ánh nắng mặt trời để đun nước, lắp đặt đèn cảm biến ánh sáng công suất thấp cho phòng tắm, lắp đặt vòi sen tái chế nước.
2,Nêu một số biện pháp hạn chế tác hại của động đất
- Nâng cao , bảo trì sức chịu đựng cho ngôi nhà đang sinh sống
- Tập luyện kĩ năng ứng phó với động đất , thiên tai
- Dự trữ nước , thực phẩm
nhưng cái núi lửa bạn nêu là cách khắc phục hậu quả chứ ko phải là biện pháp hạn chế núi lửa
Vì động đất xảy ra rất bất ngờ nên chúng ta không thể làm gì để ngăn chặn nó. Cách duy nhất để đối phó là làm sao giảm đến mức tối đa thiệt hại mà động đất gây nên.
- Khi động đất xảy ra
Để tránh bi thương, thậm chí mất mạng do động đất, nguyên tắc cơ bản nhất là tìm chỗ trú an toàn để tránh các vật cứng rơi vào đầu/người khi có rung lắc. Đối với những người đang ở trong nhà, có thể chui xuống gầm bàn/gầm giường, tránh xa các cửa kính, tránh di chuyển khi vẫn đang có chấn động. Nếu đang nấu ăn cần khóa ngay van bình gas. Dùng đèn pin soi thay vì diêm, bật lửa, nến... vì dễ gây hỏa hoạn.
Trong trường hợp đang ở ngoài đường cần dừng xe ở lề đường, lánh nạn ở những bãi đất trống, tránh khu vực đông đúc; tránh xa các tòa nhà cao tầng, tường cao, gầm cầu, đường dây điện, cột điện...Nếu đang ở trong sân vận động hay rạp hát, cần ngồi yên cho đến khi hết chấn động mới di chuyển ra ngoài theo trật tự. Khi ở gần bờ biển, cần phải di chuyển xa bờ biển bởi động đất có thể gây ra sóng thần.
- Sau khi động đất xảy ra
Tắt khóa gas và các nguồn điện không cần thiết để tránh hoả hoạn. Sau khi có động đất xảy ra, rất có thể có thêm dư chấn, vì vậy cần tiếp tục chú ý cẩn thận. Nếu nhà bị hư hỏng hay vị trí hiện tại có thể gây nguy hiểm, cần di chuyển đến khu lánh nạn. Trong khi di chuyển cần tránh xa các khu vực có cửa kính, đèn điện treo. Tuyệt đối không được dùng thang máy vì có thể bị kẹt do mất điện.
- Đề phòng
Những vật dụng trong nhà như ti vi, gương, máy tính, kệ sách, tủ.... nên được cố định và đặt xa giường ngủ để hạn chế nguy cơ đổ, dù đổ cũng hạn chế gây thương tích cho người. Dự phòng đèn pin, pin, rađiô, băng, thuốc men... tại những vị trí thuận tiện, dễ lấy. Thay đổi chúng thường xuyên khi hết hạn.
Nắm vững các lối thoát hiểm khi ở chung cư, nhà cao tầng; theo dõi thông báo và chỉ dẫn của cơ quan phòng, chống thiên tai và cứu nạn cứu hộ. Lưu số điện thoại khẩn của cấp cứu, phòng cháy chữa cháy và các cơ quan chức năng khác để gọi yêu cầu giúp đỡ khi cần, như 114 - cứu hỏa, 115 - cấp cứu..
Tham khảo: Động đất hay Địa chấn là sự rung chuyển trên bề mặt Trái Đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất và phát sinh ra sóng địa chấn. Hoạt động địa chấn của một khu vực là tần suất, loại và kích thước của trận động đất trải qua trong một khoảng thời gian. Từ chấn động cũng được sử dụng cho rung động địa chấn nhưng không gây ra động đất. Nó cũng xảy ra ở các hành tinh,vệ tinh có cấu tạo với lớp vỏ ngoài rắn như Trái Đất.
Ở bề mặt Trái Đất, các trận động đất biểu hiện bằng cách rung chuyển và di chuyển hoặc phá vỡ mặt đất. Khi tâm chấn của một trận động đất lớn nằm ngoài khơi, đáy biển có thể bị dịch chuyển đủ để gây ra sóng thần. Động đất cũng có thể kích hoạt lở đất và hoạt động núi lửa.
Theo định nghĩa chung, trận động đất từ được sử dụng để mô tả bất kỳ sự kiện địa chấn nào dù là tự nhiên hay gây ra bởi con người, người tạo ra sóng địa chấn. Động đất được gây ra chủ yếu là do vỡ các đứt gãy địa chất mà còn do các sự kiện khác như hoạt động núi lửa, lở đất, vụ nổ mìn và thử hạt nhân. Điểm vỡ của trận động đất ban đầu được gọi là chấn tiêu (hypocenter) hoặc trọng tâm của nó. Tâm chấn là điểm ở mặt đất ngay phía trên chấn tiêu.
Núi lửa là một vết đứt gãy trên lớp vỏ của một hành tinh, như là Trái Đất cho phép dung nham, tro núi lửa, và khí thoát ra từ một lò magma ở dưới bề mặt.
Một vụ phun trào của Núi Pinatubo ngày 12 tháng 6 năm 1991, 3 ngày trước khi vụ phun trào đạt đỉnh Vòi dung nham phun trào từ một nón núi lửa tại Hawaii, 1983Núi lửa trên Trái Đất xảy ra vì lớp vỏ của nó được chia thành 7 mảng kiến tạo lớn, cứng rắn nổi trên lớp phủ nóng hơn và mềm hơn.[1] Do đó, trên Trái Đất, núi lửa thường xuất hiện ở ranh giới giữa các mảng kiến tạo, và hầu hết là ở dưới nước. Ví dụ, một sống núi giữa đại dương, như là sống núi giữa Đại Tây Dương, có núi lửa do các mảng kiến tạo phân kỳ, trong khi vành đai lửa Thái Bình Dương có núi lửa do các mảng kiến tạo hội tụ. Núi lửa cũng có thể hình thành nơi các mảng kiến tạo kéo dài và mỏng đi, ví dụ như ở đới tách giãn Đông Phi hay cánh đồng núi lửa Wells Gray-Clearwater và đới tách giãn Rio Grande tại Bắc Mỹ. Loại hoạt động núi lửa này thuộc "thuyết mảng". This type of volcanism falls under the umbrella of "plate hypothesis" volcanism.[2] Hoạt động núi lửa không gần ranh giới mảng kiến tạo cũng có xuất hiện, và được giải thích là các chùm manti. Những "điểm nóng", ví dụ như Hawaii, được cho là hình thành từ nếp trồi với magma dâng lên từ ranh giới lớp lõi – lớp phủ, sâu 3,000 km trong lòng Trái Đất. Núi lửa thường không được tạo ra khi hai mang kiến tạo trược lên nhau.
Núi lửa phun trào có thể tạo nên nhiều mối nguy hiểm, không chỉ trong khu vực lân cận của vụ phun trào. Một mối đe dọa là tro núi lửa, ảnh hưởng xấu đến máy bay, đặc biệt là những loại có động cơ phản lực, có thể làm nóng chảy những hạt tro, sau đó tro nóng chảy sẽ dính vào cánh tua bin và thay đổi hình dạng, làm hỏng tua bin. Những vụ phun trào lớn có thể thay đổi nhiệt độ bởi tro và những giọt axit sulfuric che mờ mặt trời và làm tầng khí quyển thấp (tầng đối lưu); tuy nhiên, chúng cũng hấp thụ nhiệt lượng tỏa ra từ Trái Đất, làm ấm lớp khí quyển cao hơn (tầng bình lưu). Trong quá khứ, mùa đông núi lửa đã gây ra những nạn đói trên diện rộng.