K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2024
  • Vai trò chính của thoát hơi nước là hỗ trợ việc vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên cây, đồng thời giúp điều hòa nhiệt độ cây và hỗ trợ quá trình quang hợp.
  • Quá trình hút nước và muối khoáng luôn diễn ra đồng thời nhờ vào sự liên kết giữa quá trình vận chuyển nước và thẩm thấu của muối khoáng qua rễ.
  • Hoạt động thoát hơi nước qua lá diễn ra qua khí khổng và lớp biểu bì, giúp duy trì cân bằng nước trong cây, tạo lực hút và làm mát cây.
24 tháng 12 2021

D

8 tháng 9 2016

Vai trò của nước với cây là:

- Cung cấp nước và muối khoáng hoà tan cho cây

Vai trò của quá trình thoát hơi nước là: 

- Vào mùa hạ, thời tiết nóng làm cây thoát nhiều hơi nước qua lá hơn, nhờ thế mà mới thúc đẩy quá trình hút nước của rễ cây. Nhờ vậy mà cây mới phát triển lành mạnh.

- Vào mùa đông, thời tiết lạnh làm cây thoát ít nước hơn nhưng cũng vì thế mà quá trình hút nước của rễ cũng bị chậm lại. Như vậy cây vẫn đủ nước để sống nhưng quá trình phát triển thì chậm hơn so với mùa hạ.

18 tháng 9 2016

 mình nhác làm quá nên ko  muốn làm bài bạn làm dài quá

15 tháng 9 2016

Vai trò của nước với cây:

- Nước là thành phần cấu trúc tạo nên chất nguyên sinh (>90%).

- Nếu như hàm lượng nước giảm thì chất nguyên sinh từ trạng thái sol chuyển thành gel và hoạt động sống của nó sẽ giảm sút.

- Các quá trình trao đối chất đều cần nước tham gia. Nước nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến chiều hướng và cường độ của quá trình trao đối chất.

- Nước là nguyên liệu tham gia vào một số quá trình trao đối chất.

- Sự vận chuyển các chất vô cơ và hữu cơ đều ở trong môi trường nước.

- Nước bảo đảm cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất định. Do nước chiếm một lượng lớn trong tế bào thực vật, duy trì độ trương của tế bào cho nên làm cho thực vật có một hình dáng nhất định.

- Nước nối liền cây với đất và khí quyển góp phần tích cực trong việc bảo đảm mối liên hệ khăng khít sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường. Trong quá trình trao đổi giữa cây và môi trường đất có sự tham gia tích cực của ion H+ và OH- do nước phân ly ra.

- Nước góp phần vào sự dẫn truyền xung động các dòng điện sinh học ở trong cây khiến chúng phản ứng mau lẹ không kém một số thực vật bậc thấp dưới ảnh hưởng của tác nhân kích thích của ngoại cảnh.

- Nước có một số tính chất hóa lý đặc biệt như tính dẫn nhiệt cao, có lợi cho thực vật phát tán và duy trì nhiệt lượng trong cây. Nước có sức căng bề mặt lớn nên có lợi cho việc hấp thụ và vận chuyển vật chất. Nước có thể cho tia tử ngoại và ánh sáng trông thấy đi qua nên có lợi cho quang hợp. Nước là chất lưỡng cực rõ ràng nên gây hìện tượng thủy hóa và làm cho keo ưa nước được ổn định.

- Vai trò của quá trình thoát hơi nước qua lá:

+ Nhờ có  thoát hơi nước ở lá, nước được cung cấp tới từng tế bào của cây.
+ Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ có vai trò: giúp vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá  đến các bộ phận khác ở trên mặt đất của cây; tạo môi trường liên kết các bộ phận của cây; tạo độ cứng cho thực vật thân thảo.

+ Thoát hơi nước có tác dụng hạ nhiệt độ của lá vào những ngày nắng nóng đảm bảo cho các quá trình sinh lý xảy ra bình thường.

+ Thoát hơi nước giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá cung cấp cho quang hợp.

7 tháng 9 2016

• Vai trò của nước với cây:

 Là dung môi hòa tan các chất.

- Là thành phần cấu tạo nên nguyên sinh chất.

- Tham gia vào các phản ứng sinh hóa của tế bào với vai trò là cơ chất hoặc môi trường phản ứng.

- Liên kết các bộ phận của cơ thể thành một thể thống nhất

- Điều hòa nhiệt độ cho cây.

- Nước bảo đảm cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất định, là đệm đỡ bảo vệ cơ thể trước các tác động cơ học nhờ duy trì độ trương nước của tế bào.

 • Vai trò của quá trình thoát hơi nước:

- Thoát nước là động cơ trên để hút nước lên cao.

- Thoát hơi nước sẽ làm cho khí khổng mở ra tạo điều kiện hấp thụ CO2 cho cây quang hợp.

- Thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ cho cây, chống quá trình đốt cháy lá.

- Thoát hơi nước còn duy trì độ bão hòa nước trong các tầng của thực vật, chống nóng cho môi trường xung quanh, góp phần hoàn thành chu trình nước trong tự nhiên.  

 
7 tháng 9 2016

• Vai trò của nước với cây:

 Là dung môi hòa tan các chất.

- Là thành phần cấu tạo nên nguyên sinh chất.

- Tham gia vào các phản ứng sinh hóa của tế bào với vai trò là cơ chất hoặc môi trường phản ứng.

- Liên kết các bộ phận của cơ thể thành một thể thống nhất

- Điều hòa nhiệt độ cho cây.

- Nước bảo đảm cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất định, là đệm đỡ bảo vệ cơ thể trước các tác động cơ học nhờ duy trì độ trương nước của tế bào.

 • Vai trò của quá trình thoát hơi nước:

- Thoát nước là động cơ trên để hút nước lên cao.

- Thoát hơi nước sẽ làm cho khí khổng mở ra tạo điều kiện hấp thụ CO2 cho cây quang hợp.

- Thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ cho cây, chống quá trình đốt cháy lá.

- Thoát hơi nước còn duy trì độ bão hòa nước trong các tầng của thực vật, chống nóng cho môi trường xung quanh, góp phần hoàn thành chu trình nước trong tự nhiên. 

19 tháng 9 2016

Thoát hơi nước ở cây có 3 vai trò chủ yếu: 

- động lực tận cùng để hút và vận chuyển nc: 
+ nước di chuyển theo cơ chế thẩm thấu đi từ thế nc cao về thế nc thấp 
+ cây phải tạo cho mình một thế nước thấp hơn thế nc trong đất mới có thể hấp thụ nc, hút nc ngược chiều trọng lực 
=>cây phải thoát nước thì mới có thể hút nc đc. => coi sự thoát hơi nước tạo ra một lực hút (lực này tạo bởi sự chênh lệch thế nước trong đất và cây) 

- lấy CO2 để quang hợp: 
+ thoát hơi nước ở lá thông qua khí khổng là chủ yếu. 
+khi khí khổng mới CO2 từ ngoài khuếch tán vào trong làm nguyên liệu cho quá trình quang hợp (từ đó có vai trò phụ như: ảnh năng suất cây trồng, quá trình sinh trưởng và phát triển....) 

- điều hòa nhiệt độ: nc thoát ra làm mát bề mặt lá. còn cơ chế làm mát: liên kết hidro trong nc bị phá vỡ=> thu nhiệt => làm giảm nhiệt độ môi trường=> làm mát bề mặt thoát nc

19 tháng 9 2016

_nếu cơ thế thiếu nước thì :
+ Làn gia lão hóa nhanh
+ Thường xuyên cảm thấy đói 
+ Giảm cơ bắp 
+ Da khô 
+ Đau khớp và xương 
+ Cơ thể mệt mỏi

     Mà thiếu quá lâu ý thì có thể sẽ die mất ! hi hi

1 tháng 9 2016

Vai trò của nước đối với thực vật

- Là dung môi hòa tan các chất.
- Là thành phần cấu tạo nên nguyên sinh chất.
- Tham gia vào các phản ứng sinh hóa của tế bào với vai trò là cơ chất hoặc môi trường phản ứng.
- Liên kết các bộ phận của cơ thể thành một thể thống nhất
- Điều hòa nhiệt độ cho cây.
- Nước bảo đảm cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất định, là đệm đỡ bảo vệ cơ thể trước các tác động cơ học nhờ duy trì độ trương nước của tế bào.

 Vai trò của quá trình thoát hơi nước:
- Thoát nước là động cơ trên để hút nước lên cao.

- Thoát hơi nước sẽ làm cho khí khổng mở ra tạo điều kiện hấp thụ CO2 cho cây quang hợp.

- Thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ cho cây, chống quá trình đốt cháy lá.

- Thoát hơi nước còn duy trì độ bão hòa nước trong các tầng của thực vật, chống nóng cho môi trường xung quanh, góp phần hoàn thành chu trình nước trong tự nhiên.  

Việc cung cấp nước cho cây trồng đứng đầu trong “tứ cần” (nước-cần-phân-giống).Vì thế, việc cung cấp nước cho cây trồng sinh trưởng, phát triển là nhu cầu tối quan trọng trong canh tác nông nghiệp.

14 tháng 4 2023

Theo em, cây không sử dụng nước lãng phí. Vì khi thoát hơi nước cây sẽ trán được sự đốt nóng dưới ánh sáng Mặt Trời và không những vậy nó còn là động lực để cho rễ hút nước.

25 tháng 12 2016

dài quá, bấm máy mỏi tay à

25 tháng 12 2016

bạn nên viết ra từng câu 1 hơn

1/ Tại sao chúng ta lại thấy có vị ngọt, mặc dù chỉ ăn bánh mà không ăn đường ?2/ Trong quá trình quang hợp, cây xanh đã lấy ở môi trường những chất gì và trả lại cho môi trường những chất gì ?3/ Các chất được trao đổi giữa cơ thể và môi trường như thế nào ? Thường là những chất gì ?4/ Dựa vào những hiểu biết của mình, hãy hoàn thành chú thích ở hình 8.1 (sách vnen) và cho biết...
Đọc tiếp

1/ Tại sao chúng ta lại thấy có vị ngọt, mặc dù chỉ ăn bánh mà không ăn đường ?

2/ Trong quá trình quang hợp, cây xanh đã lấy ở môi trường những chất gì và trả lại cho môi trường những chất gì ?

3/ Các chất được trao đổi giữa cơ thể và môi trường như thế nào ? Thường là những chất gì ?

4/ Dựa vào những hiểu biết của mình, hãy hoàn thành chú thích ở hình 8.1 (sách vnen) và cho biết những chất được trao đổi giữa cây xanh với môi trường là gì ?

5/ Hãy dự đoán, điều gì sẽ xảy ra nếu cây ngừng trao đổi những chất trên với môi trường.

6/ Em hãy đọc những thông tin ở trên và cho biết

- Vai trò của nước với cây.
- Vai trò của quá trình thoát hơi nước qua lá.

7/ - Ý nghĩa của quá trình toát mồ hôi qua cơ thể
-Điều gì sẽ xảy ra nếu cơ thể thiếu nước ?
-Các cách đảm bảo đủ nước cho cơ thể hằng ngày (nên uống nước vào những khoảng thời gian nào trong ngày ?)

8/ Bảng 8.2. "Thức ăn" của thực vật và con người

STTThực vật Con người
1  
2  
3  
...  

Bạn nào trả lời mình tick cho (câu nào được thì trả lời nha)

3
19 tháng 10 2016

1) Trong nước bọt của người có chứa enzim amilaza có tác dụng phân giải tinh bột( bánh) thành đường mantozo nên ta thấy có vị ngọt

2) Trong quá tình quang hợp cây xanh lấy khí CO2 và thải ra khí oxi

19 tháng 10 2016

Ăn bánh thấy ngọt vì trong bánh có chứa ít nhiều chất bột đường.

Trong quá trình quang hợp, cây xanh hút khí oxi và thải ra khí cabonic.

Mấy câu sau tui k hok sashc Vnen

3 tháng 11 2016

7. Giun đất cũng giống như những sinh vật khác là hít thở bằng không khí.Dù nó sống ở dưới đất nhưng ở dưới đó cũng có một lượng không khí đủ để cho giun đất hít thở.Khi trời mưa,đất thấm ướt nước mưa khiến cho lượng không khí giảm đáng kể khiến giun đất không thể thở được nên mới phải ngoi lên mặt đất để thở.Cũng giống như việc chúng ta đổ nước vào tổ dế để bắt dế đó.

8.* Giống nhau:
- Tế bào cấu tạo điều có hạt diệp lục.
- Có khả năng tự dưỡng.
- Một số trùng roi có cấu tạo ngoài bằng chất xenlulozơ như thực vật.
* Khác nhau:
- Trùng roi xanh
+ Cấu tạo đơn bào
+ Vừa có khả năng sống tự dưỡng vừa có khả năng sống tự dưỡng
+ Có thể tồn tại khi thiếu ánh sáng.
+ Di chuyển được
+ Sống ở nước
- Thực vật:
+ Đại đa số là đa bào
+ Sống tự dưỡng
+ Chết khi thiếu ánh sáng
+ Không di chuyển được
+ Sống ở cạn là chủ yếu, một số sống ở nước

9. Đặc điểm chung :

- Cơ thể đối xứng tỏa tròn
- Ruột dạng túi
- Tấn công và tự vệ bằng tế bào gai
- Sống dị dưỡng
- Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, giữa là tầng keo.
10 .
_ Vòng đời của sán lá gan khá phức tạp. Đầu tiên ấu trùng trứng sán lá gan được thải ra ngoài theo đường phân trâu, bò... Khi gặp môi trường nước ấu trùng sẽ nở ra, xâm nhập vào vật chủ trung gian là ốc nước ngọt có tên khoa học là Limnea Truneatula. Sau đó ấu trùng này thoát ra ngoài chuyển thành trạng thái ấu trùng có tên khoa học là Fasciola gigantica. Chúng sẽ bám vào các cây rau (ví dụ rau ngổ, rau cải xoong, rau muống, rau cần,...) Những loại rau này nếu người ăn không rửa sạch, nấu chín thì sẽ có nguy cơ bị nhiễm ấu trùng sán lá gan lớn.
_ Trâu, bò nước ta thường mắc bệnh sán lá gan nhiều vì:
- Trong nước có nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan.
- Trâu bò thường uống nước có nhiều kén sán lá gan.
- Trâu bò gặm cỏ trực tiếp ngoài thiên nhiên có nhiều ấu trùng sán lá gan.
- Trong cây cỏ thuỷ sinh có nhiều kén sán.
-Nước ta mưa nhiều tạo điều kiện cho trứng sán nở thành ấu trụng
-Đồng ruộng nước ta có nhiều loài ốc là vật chủ trung gian thích ứng cho sự phát triển của ấu trùng
-Trâu bò phần lớn ăn cây cỏ mọc hoang, uống nước ao ruộng chứa rất nhiều sán lá gan
11 .
Giun đốt : đỉa , rươi , giun đất , giun đỏ
Vai trò : làm thức ăn cho ng và động vật . làm cho đất tươi xốp , thoáng khí , màu mỡ .
12 .

- Cắt đứt nguồn nhiễm, điều trị người nhiễm, tẩy giun định kỳ. Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm).

- Chống phát tán mầm bệnh, tăng cường vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, vườn tược sạch sẽ. Quản lý chặt chẽ phân nước rác. Mỗi gia đình cần có hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi. Không dùng phân tươi chưa ủ kỹ bón ruộng. Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà... tha phân gây ô nhiễm môi trường.

- Không ăn uống chưa nấu chín, ôi thiu, cần rửa kỹ thực phẩm dưới vòi nước sạch.

- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.

Khoảng 20-50% người Việt có thể bị nhiễm giun, đa phần là trẻ em, học sinh. Với tỷ lệ này, Việt Nam hiện là nước có số người nhiễm giun đường ruột cao ở châu Á, theo Tổ chức Y tế thế giới. Ước tính hàng năm người dân Việt Nam tiêu tốn 1,5 triệu lít máu và 15 tấn lương thực để nuôi giun. Tình trạng môi trường sống ô nhiễm cùng với kiến thức vệ sinh hạn chế nên người dân Việt Nam, đặc biệt là trẻ em dễ trở thành đối tượng của các bệnh lý nguy hiểm do nhiễm giun lâu dài.

 
3 tháng 11 2016

1. Thực vật: tự dưỡng, có chất diệp lục(lục lạp)
ko có khả năng tự di chuyển
phản ứng chậm với phản ứng bên ngoài, không có hệ thần kinh
quang hợp: hấp thụ co2 thải ra o2
có vách tế bào

Động vật: dị dưỡng, khôgn có chất diệp lục
có khả năng di tự chuyển
phản ứng nhanh với kích thích bên ngoài, có hệ thần kinh
hô hấp: hấp thụ o2 thải ra co2
không có vách tế bào

2.Thế giới động vật xung quanh chúng ta vô cùng đa dạng và phong phú:
+Đa dạng về số loài
+Đa dạng về kích thước cơ thể.
+Đa dạng về số lượng cá thể.

3.Dị dưỡng là kiểu dinh dưỡng của những sinh vật không có khả năng cố định cacbon hoặc sử dụng các hợp chất hữu cơ để phát triển.

4. Trùng sốt rét :

Một người có thể nhiễm bệnh sốt rét qua 3 cách thức sau đây:

  • Do muỗi truyền (phổ biến)
  • Do truyền máu
  • Truyền qua nhau thai

Trùng kiết lị : Bệnh thường lây truyền qua phân. Người thân trong gia đình bị bệnh, đi cầu không rửa tay, lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm shigella. Cũng có thể trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh. Trẻ thích chơi với súc vật, sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng…Trong nhà có ruồi, ruồi bu vào phân người chứa vi khuẩn rồi bu trên thức ăn…

5. Tế bào gai có vai trò tự vệ, tấn công và bắt mồi. khi bị kích thích, sợi gai có chất độc phóng vào con mồi.

6. Giun : đũa , tóc , móc , kim ,....