Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dù là ai, ở độ tuổi nào thì cũng đều có thể gặp vấn đề với chức năng tuần hoàn. Tuy nhiên, yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới chức năng tuần hoàn điển hình có thể kể đến như:
- Cao huyết áp.
- Bệnh tiểu đường.
- Béo phì hoặc quá thừa cân nặng.
- Tiền sử gia đình đối với bệnh tim mạch.
- Nồng độ cao cholesterol trong máu.
- Nhịp tim rối loạn.
- Suy tim.
- Động mạch bị xơ vữa.
- Hút thuốc lá, có tiếp xúc nhiều với khói thuốc.
- Thường xuyên dùng chất kích thích và rượu bia.
Tham khảo!
Một số bệnh phổ biến ở đường dẫn khí và ở phổi:
Tên bệnh | Nguyên nhân gây bệnh | Biện pháp phòng tránh |
1. Viêm đường hô hấp cấp do virus | Do nhiều loại virus gây nên như virus SARS-CoV-2, virus MERS-CoV, Rhinovirus, Adenovirus,… | Hạn chế tiếp xúc với người bệnh viêm đường hô hấp cấp; rửa tay thường xuyên với nước rửa tay khô hoặc xà phòng; súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt mũi miệng; báo ngay cho cơ quan y tế nếu có triệu chứng;… |
2. Viêm mũi | Viêm mũi cấp tính thường là do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc dị ứng,… Viêm mũi mạn tính thường đi kèm với các bệnh lí viêm xoang – họng mạn tính. | Đối với viêm mũi dị ứng, tìm cách hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các chất gây dị ứng và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đối với viêm mũi không dị ứng, cần tránh xa tác nhân gây bệnh, không lạm dụng thuốc thông mũi, vệ sinh mũi đúng cách,… |
3. Viêm họng cấp | Có thể do các loại virus hoặc các chủng vi khuẩn gây ra nhưng virus là nguyên nhân thường xuyên hơn. | Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà; tránh tụ tập nơi đông người; tránh tiếp xúc với người bệnh; giữ ấm cơ thể tránh uống nước đá, hút thuốc, uống rượu gây kích ứng niêm mạc họng; xúc miệng bằng nước muối;… |
4. Viêm phế quản cấp | Thường là do virus, bệnh còn có thể xảy ra do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc tiếp xúc nhiều với các chất gây kích thích phổi như khói thuốc, bụi, ô nhiễm không khí. | Hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích, hóa chất gây hại, khói bụi; giữ ấm cơ thể; duy trì thói quen mang khẩu trang; tăng cường sức đề kháng cá nhân bằng chế độ dinh dưỡng hợp lí và thể dục thể thao thường xuyên; điều trị các bệnh lí nhiễm trùng tai, mũi, họng triệt để; tiêm phòng vaccine cúm;… |
5. Viêm phổi | Có nhiều tác nhân gây ra tình trạng viêm phổi, nhưng thường do vi khuẩn, virus và nấm. | Tiêm phòng; tăng cường vệ sinh cá nhân như thường xuyên vệ sinh tay, đeo khẩu trang, súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn; không hút thuốc lá; tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh;… |
6. Lao phổi | Xảy ra khi vi khuẩn lao tấn công chủ yếu vào phổi. | Tiêm vaccine phòng lao; hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân lao; thường xuyên mở cửa cho không khí trong phòng thông thoáng; đeo khẩu trang thường xuyên;… |
7. Ung thư phổi | Bất kì ai cũng có thể mắc bệnh ung thư phổi và tỉ lệ này sẽ gia tăng nếu người đó gặp phải các yếu tố sau: hút thuốc lá, tiếp xúc với các khí độc, xạ trị. | Không hút thuốc lá và hút thuốc thụ động; giảm lượng radon trong nhà bằng cách tăng cường thông gió, sử dụng máy lọc không khí,…; phòng chống phơi nhiễm phóng xạ; phòng chống ô nhiễm không khí; tăng cường đề kháng bằng cách ăn uống lành mạnh, tăng cường tập luyện thể dục thể thao; tầm soát ung thư định kì để được can thiệp sớm, giảm nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bản thân;… |
Tham khảo!
Tên bệnh | Nguyên nhân gây bệnh | Biện pháp phòng chống |
1. Bệnh mạch vành | Do sự xuất hiện có các mảng bám qua thời gian, như cholesterol và các chất khác bám trên thành mạch máu. Một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ xơ vỡ động mạch, gây ra bệnh mạch vành: tuổi cao, di truyền, béo phì, ít vận động, hút thuốc lá, nghiện bia rượu,… | Thay đổi lối sống: Ngừng hút thuốc lá và tránh khói thuốc; nói không với bia rượu; có chế độ ăn uống hợp lí (tránh các loại thức ăn nhanh, chế biến nhiều dầu mỡ và thực hiện chế độ ăn ít muối và ít đường, tăng cường các loại ngũ cốc thô, rau quả xanh, trái cây,…); luyện tập thể dục đều đặn; kiểm soát tốt các bệnh lí kèm theo như đái tháo đường, béo phì, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp,…; giữ tinh thần vui vẻ;… |
2. Suy tim | Do mắc một trong số các nguyên nhân nền như: bệnh lí mạch vành, tăng huyết áp, hẹp van tim, hở van tim, tim bẩm sinh có luồng thông trong tim, bệnh cơ tim giãn không liên quan đến thiếu máu cục bộ, bệnh lí tuyến giáp,… | Biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa suy tim là kiểm soát các yếu tố nguy cơ và điều kiện gây suy tim như: bệnh động mạch vành, huyết áp cao, $cholesterol$ cao, tiểu đường hay béo phì,…; có một chế độ ăn uống cân bằng, bớt mỡ,bớt muối; không hút thuốc lá; tăng cường vận động thể lực; kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng béo phì, thừa cân;… |
3. Huyết áp cao | Do chế độ ăn nhiều đường và muối, thức ăn chứa nhiều chất béo,…; do hệ quả của một số bệnh lí như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận,…; do tuổi già (mạch máu bị mất dần độ đàn hồi); do di truyền;… | Có chế độ ăn uống khoa học (hạn chế sử dụng thức ăn mặn, dầu mỡ; tăng cường rau xanh và hoa quả); hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia; luyện tập thể dục, thể thao vừa sức; kiểm soát cân nặng; tránh lo âu, căng thẳng, nghỉ ngơi hợp lí; khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm những mối nguy cơ có thể điều chỉnh được;… |
- Bệnh lao phổi:
+ Nguyên nhân: Do vi khuẩn lao gây nên
+ Triệu chứng: ho nặng, đau lồng ngực, ho ra máu, cơ thể suy nhược, sốt,...
+ Hậu quả: Làm phổi bị phá hủy, các cơ quan nội tạng khác cũng có nguy cơ bị vi khuẩn lao tấn công gây hại, ngoài ra sự phát tán qua không khí dễ dàng làm cho dịch bệnh dễ nổi lên ảnh hưởng đến xã hội
+ Biện pháp phòng tránh: tiêm phòng vaccine , ăn uống đủ chất, không sử dụng chất kích thích, chăm chỉ vận động thể thao, khi có dấu hiệu bệnh phải tự cách li và đi khám kịp thời
- Trong quá trình nuôi cá tôm ở mật độ cao phải dùng quạt nước vì quạt nước giúp tăng nồng độ oxygen trong nước giúp cá, tôm hô hấp dễ dàng
Tham khảo!
Một số biện pháp giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng.
- Ăn uống hợp vệ sinh, tránh các tác nhân gây hại cho cơ quan tiêu hóa.
- Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức.
- Ăn chậm, nhai kĩ; ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái khi ăn; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa đạt hiệu quả.
- Hậu quả:
+ Trẻ em cảm thấy tự tin
+ Bị lợi dụng tình dục
- Nguyên nhân:
+ Do u buồng trứng, u tinh hoàn
+ Do mắc các bệnh lí
+ Cách phòng tránh:
+ Có chế độ ăn uống hợp lí
+ Thường xuyên tập thể dục, thể thao
Các bệnh tiêu hóa | Nguyên nhân | Cách phòng tránh |
1. Tiêu chảy | - Do virut hoặc vi khuẩn - Do ăn uống không hợp vệ sinh | - Rửa tay trước khi trước ăn và sau khi ăn - Ăn chín uống sôi - Không ăn thực phẩm ôi thiu |
Các bệnh học đường | Nguyên nhân | Cách phòng tránh |
1. Bệnh béo phì | - Do lười vận động - Do ăn nhiều các đồ ăn nhanh, đồ ăn có chứa dầu mỡ, uống nhiều nước có gas,... | - Thường xuyên vận động - Ăn uống hợp lí - Không ăn đồ ngọt quá nhiều |
Tham khảo:
Bệnh tiêu hóa | Nguyên nhân | Hậu quả | Cách phòng tránh |
Sỏi mật | Sỏi mật hình thành là sự kết tụ của các chất cặn cứng có trong túi mật của cơ thể - bộ phận có chức năng lưu trữ, tiết ra mật là các enzyme hỗ trợ tiêu hóa. Sỏi mật hình thành thường do có quá nhiều cholesterol, chất thải hoặc do túi mật hoạt động sai cách. | gây đau nhức dữ dội, nguy hiểm hơn khi sỏi bị tắc nghẽn trong ống mật gây viêm sưng, xuất huyết | - Đi khám sức khỏe định kỳ - Luyện tập thể dục mỗi ngày. - Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. - Uống đủ nước mỗi ngày. - Ăn thực phẩm giàu đường bột và chất xơ - Ăn nhiều rau và hoa quả tươi.
|
Viêm loét dạ dày- đại tràng | chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, lạm dụng rượu bia, nhiễm khuẩn HP,... | gây những vết viêm loét khó lành ở niêm mạc dạ dày - đại tràng. Những vết loét này sẽ ngày càng lan rộng và ăn sâu nếu không được điều trị tốt, hậu quả gây chảy máu dạ dày, thủng dạ dày,... rất nguy hiểm. | - Hạn chế ăn các loại đồ chua, cay, nóng, chứa nhiều acid và chất kích thích, thực phẩm cay nóng: Ớt, mù tạt, tiêu… ... - Tránh dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid. ... - Tránh stress. ... - Tránh thức khuya.
|
Bệnh học đường liên quan đến dinh dưỡng | Nguyên nhân | Hậu quả | Cách phòng tránh
|
Bệnh béo phì | do yếu tố di truyền, do chế độ ăn uống không lành mạnh, lười hoạt động | Bệnh béo phí ở trẻ không không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của các em như dẫn đến bệnh tim mạch, ảnh hưởng đến hệ xương khớp, thoái hóa khớp… | Lựa chọn một chế độ sống lành mạnh, thường xuyên vận động, bố mẹ có thể nhờ trẻ làm một số việc nhà như dọn nhà, tưới cây, quét sân, nhà…Chế độ dinh dưỡng hợp lý, không quá nhiều chất béo, đồ ngọt. |
Bệnh nhiễm trùng đường tiểu | vi trùng xâm nhập vào đường nước tiểu | Hầu hết các vi trùng này không nguy hiểm nếu thải ra ngoài theo hệ bài tiết nhưng khi chúng lưu lại cơ quan khác trong đường tiết niệu sẽ dẫn đến bệnh viêm bàng quang, viêm thận… | Dạy trẻ cách giữ gìn vệ sinh các cơ quan đường tiết niệu, uống nhiều đủ lượng nước lọc trong ngày, không ăn nhiều đồ ăn có nhiều đường, nhiều protein, đồ ăn quá mặn các chất có thể tạo sỏi trong thận và bàng quang. Đặc biệt, trẻ em nên ăn chín, uống sôi, không nhịn đi vệ sinh. |
Đáp án B
(1). Việc điều trị kháng sinh cho các bò bị bệnh thường dẫn đến giảm hiệu quả quá trình tiêu hóa và hấp thu của chúng. à đúng, do kháng sinh tiêu diệt lợi khuẩn.
(2). Bộ răng của trâu, bò có sự thích nghi cao độ với chế độ ăn, trong đó có sự phân hóa răng cửa, răng nanh và răng hàm trong đó răng cửa và răng nanh kém phát triển, răng hàm phát triển mạnh để nghiền thức ăn. à sai, răng hàm có gờ cứng để nghiền cỏ.
(3). Ở bò, dạ lá sách đóng vai trò dạ dày thật của bò và làm nhiệm vụ tiêu hóa protein cũng như cellulose. à sai, dạ múi khí đóng vai trò như dạ dày thật.
(4). Quá trình tiêu hóa của bò có sự cộng sinh với các vi sinh vật có khả năng phát thải khí CH4, do đó chăn nuôi bò góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính. à đúng
- Các bộ phận của ống tiêu hóa ở người: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.
STT | Bộ phận | Tiêu hóa cơ học | Tiêu hóa hóa học |
---|---|---|---|
1 | Miệng | x | x |
2 | Thực quản | x | |
3 | Dạ dày | x | x |
4 | Ruột non | x | |
5 | Ruột già | x |
`hat{xAB}`
Tiêu hóa là quá trình biến thức ăn thành những chất có thể hấp thu qua thành ống tiêu hóa để vào máu. Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ miệng cho đến ruột già. Bất kỳ nguyên nhân nào làm thay đổi, cản trở, đảo lộn quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa đều được gọi là rối loạn tiêu hóa.
Đây không phải là một bệnh lý mà là hậu quả của một số nguyên nhân nhất định. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài và không được chữa trị đúng cách thì người bệnh rất có thể sẽ mắc phải các chứng bệnh liên quan đến tiêu hóa, trong đó điển hình là ung thư đường ruột.
Rối loạn tiêu hóa thường biểu hiện dưới nhiều triệu chứng khác nhau, có thể xảy ra đồng thời ở nhiều bộ phận của hệ tiêu hóa, cũng có thể chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận nhất định. Các triệu chứng thường gặp như:
Chướng bụng: luôn cảm thấy bụng căng, khó chịu đặc biệt là sau khi ăn xong. Thức ăn không được tiêu hóa hết, ứ đọng trong ống tiêu hóa gây nên tình trạng này.
Buồn nôn, nôn mửa: Các nguyên nhân gây kích thích đường tiêu hóa sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, nôn mửa.
Ợ hơi, ợ nóng: Các rối loạn tại dạ dày và tá tràng thường gây nên tình trạng ợ hơi, ợ nóng. Nếu bạn thấy mình thường xuyên có triệu chứng này chứng tỏ bạn đang gặp phải vấn đề về hệ tiêu hóa rồi đấy.
Đau bụng âm ỉ: Hầu như ai bị rối loạn tiêu hóa đều kèm theo đau bụng. Cơn đau có thể xảy ra ở vùng bụng trên, vùng dạ dày, vùng bụng dưới. Ban đầu nhẹ, sau đó lan rộng và nặng hơn, đặc biệt là sau khi ăn đồ cay nóng, đồ chua hoặc bị ngộ độc thực phẩm.
Đại tiện bất thường: các dấu hiệu bao gồm: tiêu chảy, táo bón, đại tiện nhiều lần trong ngày,… tất cả là do sự rối loạn chức năng đào thải của hệ tiêu hóa. Tình trạng này kéo dài, đặc biệt là tiêu chảy sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi, suy nhược.
Chán ăn: Khi bị các vấn đề về tiêu hóa, bệnh nhân thường có cảm giác đắng miệng, không muốn ăn uống gì.
Chế độ dinh dưỡng: thức ăn và nước uống là tác nhân dễ gây ra chứng rối loạn tiêu hóa nhất. Vì thế, việc cân bằng dinh dưỡng và lựa chọn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa là rất cần thiết. Bạn nên thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn đồ quá cay nóng, quá chua, quá nhiều đạm hoặc mỡ. Đối với bệnh nhân tiêu chảy mạn tính không nên ăn nhiều thức ăn giàu xơ. Người bệnh nên được bổ sung men tiêu hóa và các loại thức uống có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa.
Sử dụng thuốc: bạn có thể sử dụng kháng sinh đúng liều để điều trị các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải được sự đồng ý của bác sĩ. Vì thế bạn cần đến khám và nhờ bác sĩ kê đơn điều trị nếu xuất hiện các dấu hiệu nặng.
Điều trị tại bệnh viện: các trường hợp rối loạn tiêu hóa nặng cần được cấp cứu kịp thời tại bệnh viện. Bệnh nhân sẽ được truyền dịch nếu bị mất nước do nôn, tiêu chảy. Các trường hợp sốt cao, mất máu do đi ngoài ra máu, tiêu chảy mất nước,… cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
4. Cách phòng ngừaĂn uống đủ chất, ăn chín uống sôi, hạn chế các thực phẩm gây kích thích hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy.
Đối với người thường xuyên táo bón, cần bổ sung nhiều chất xơ và rau xanh để hỗ trợ quá trình đào thải của cơ thể.
Hạn chế sử dụng các thức uống có cồn.
Bổ sung men vi sinh, bổ sung lợi khuẩn tốt cho đường ruột.
Tập thói quen đi vệ sinh khoa học, mỗi ngày đều nên đi vệ sinh 1 lần vào cùng một thời điểm.
Bổ sung các vitamin và khoáng chất, nâng cao sức đề kháng chống các tác nhân sinh vật gây nên chứng rối loạn tiêu hóa.