K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2024
Cuộc Kháng Chiến Chống Quân Nam Hán Nguyên nhân
  • Nam Hán có ý đồ xâm lược: Nhà Hán muốn mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam, đồng thời kiểm soát nguồn lợi từ các vùng đất màu mỡ của nước ta.
  • Nhà nước Âu Lạc suy yếu: Sau khi An Dương Vương thất bại, nhà nước Âu Lạc không còn đủ sức chống lại các cuộc xâm lược từ bên ngoài.
Diễn biến
  • Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40): Hai Bà Trưng lãnh đạo nhân dân ta nổi dậy đánh bại quân Hán, giành lại độc lập. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng và giành được thắng lợi.
  • Cuộc kháng chiến chống quân Hán xâm lược lần thứ hai (42-43): Quân Hán quay trở lại xâm lược nước ta nhưng đã bị quân ta đánh bại.
Kết quả
  • Giành lại độc lập: Nhân dân ta đã giành lại được độc lập, tự chủ.
  • Khẳng định ý chí chống giặc ngoại xâm: Cuộc kháng chiến đã thể hiện ý chí quật cường, quyết tâm bảo vệ đất nước của dân tộc ta.
Nguyên nhân thắng lợi
  • Ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta: Nhân dân ta luôn đoàn kết, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước.
  • Sự lãnh đạo tài tình của Hai Bà Trưng: Hai Bà Trưng là những người anh hùng dân tộc, có tài năng quân sự và được nhân dân hết lòng tin tưởng.
  • Lợi thế địa hình: Địa hình Việt Nam với nhiều sông ngòi, rừng núi đã tạo điều kiện thuận lợi cho quân ta trong việc chống giặc.

Kết luận:

Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán là một trong những trang sử hào hùng của dân tộc ta. Chiến thắng này đã khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam và truyền cảm hứng cho các thế hệ sau.

Bạn muốn tìm hiểu thêm về giai đoạn lịch sử nào không? Hoặc có bất kỳ câu hỏi nào khác, đừng ngần ngại hỏi nhé!

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

- Hoàn cảnh:

+ Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại. Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để hỏi tội, Kiều Công Tiễn sai người cầu cứu nhà Nam Hán. 

+ Năm 938, quân Nam Hán vượt biển sang xâm lược nước ta. 

+ Sau khi tiêu diệt Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền khẩn trương chuẩn bị chống xâm lược. Ông đã sai người đem cọc vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở vùng cửa biển - thuộc sông Bạch Đằng

- Diễn biến chính:

+ Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào cửa biển Bạch Đằng, Ngô Quyền  cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến, nhử quân giặc tiến vào sâu vào bãi cọc ngầm. 

+ Khi thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh tấn công, thuyền giặc va vào cọc nhọn,  Lưu Hoằng Tháo tử trận.

- Ý nghĩa: 

+ Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài cho lịch sử dân tộc Việt Nam.

+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

6 tháng 4 2016

Nguyên nhân của trận Trân Châu cảng:

- Mục tiêu chiến lược của Nhật Bản là Đông Nam Á. Với mục tiêu như vậy, Nhật sẽ phải đối đầu với 2 đối thủ chính là Mĩ và Liên Xô. Khi Đức tấn công Liên Xô, Nhật hướng tới đối đầu Mĩ, nhưng quan hệ Mĩ - Nhật ngày trở nên căng thẳng đến mức không thể giải quyết bằng đàm phán, mà phải dùng chiến tranh.

- Nhật hiểu rằng sức mạnh chủ yếu của Mĩ ở Châu Á - Thái Bình Dương là hạm đội Thái Bình Dương đóng tạ Trân Châu cảng. Do đó, muốn nhanh chóng đánh bại Mĩ thì phải bí mật, bất ngờ tiêu diệt hạm đội Mĩ ở Trân Châu cảng.

* Diễn biến - kết quả

- 5 giờ sáng ngày 7-12-1941, toàn bộ hạm đội đặc nhiệm Nhật đã được tập kết ở nơi cách Trân Châu cảng 200 hải lí, 5 giờ 30 phút hai máy bay trinh sát cất cánh... Ngay sau đó, 183 máy bay được lệnh cất cánh từ các tàu sân bay, mở đầu đợt 1 của cuộc tấn công, tiếp theo là 170 máy bay khác cho đợt tấn công thứ 2, đồng thời 29 tàu ngầm Nhật cũng dến gần Trân Châu cảng để chặn tàu Mĩ nào còn "sống sót"...

- Trong khi đó, Mĩ không biết một chút gì đang và sẽ xảy ra. Trận chiến đấu diễn ra từ 7 giờ 55 phút đến 9 giờ 45 phút sáng ngày 7-12-1941, qua hai đợt tấn công vào bến cảng và sân bay Trân Châu cảng, hải quân và không quân Nhật đã đánh chìm và làm thiệt hại nặng 18 tàu chiến lớn của Mĩ, trong đó có 8 thiết giáp hạm, phá hủy 232 máy bay chiến đấu, có đến 3581 người bị thiệt mạng.

* Tác động:

- Vụ Trân Châu cảng đã thúc đẩy việc Mĩ tuyên chiến với Nhật, chính thức chấm dứt chính sách biệt lập tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Ngày 1-1-1942, 26 nước tại Oa sing tơn kí Tuyên ngôn Liên hợp quốc quyết tâm chóng phát xít đến cùng và khối đồng minh chống phát xít hình thành.

30 tháng 11 2019

Vũ Minh TuấnNgọc HnueMinh AnBăng Băng 2k6Thảo PhươngLương Minh HằngAnh QuaHồ Bảo TrâmĐỖ CHÍ DŨNGHoàng Tử Hà

11 tháng 4 2016

Tóm tắt diễn biến của cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới:

Cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới là cuộc cách mạng ngày 18-3-1871.

- Ba giờ sáng ngày 18-3-1871, Chie cho quân đánh úp đồi Mông-mác, nơi tập trung đại bác cuarQuoocs dân quân, quần chúng nhân dân đã kịp thời đến hỗ trợ, binh lính ngả về phía nhân dân nên âm mưu của Chie thất bại, quân đội và Chie hoảng sợ chạy về phía Véc-xai.

- Ngày 18-3, theo lệnh của Ủy ban Trung ương, QUốc dân quân tiến vào trung tâm thủ đo, làm chủ cơ quan chính phủ. Chính quyền của giai cấp tư sản bị lật đổ. Ủy ban Trung ương Quốc dân quân thực hiện nhiệm vụ của một chính phủ lâm thời.

- Ngày 26-3 bầu cử Hội đồng công xã theo lối phổ thông đầu phiếu.

- ngày 28-3, công xã được thành lập và ra mắt quần chúng nhân dân Pa-ri.

* Vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc cách mạng:

Trong cuộc khởi nghĩa ngày 18-3, quần chúng nhân dân giữ vai trò là động lực cách mạng:

- Quần chúng lập cơ quan lãnh đạo - Ủy ban Trung ương Quốc dân quân.

- Phá tan âm mưu của chính phủ tư sản muốn tước vũ khí và giải tán Quốc dân quân.

- Tấn công vào trung tâm Pa-ri, chiếm các cơ quan chính phủ.

- Bầu cử Hội đồng công xã.

* Những điểm phong trào cách mạng Việt Nam học tập được từ cuộc cách mạng này:

- Từ bài học của Công xã Pari, CHủ tịch Hồ Chí Minh đã rút ra nhiều bài học quý báu cho cách mạng Việt Nam, như thành lập chính đảng của giai cấp công nhân, liên minh công nông.

- Sau khi tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê-nin (1920, Người ra sức hoạt động, chuẩn bị và đến ngày 3-2-1930, Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đã đi đến thắng lợi với cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam trước hết bắt nguồn từ tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất của người Việt. Lòng yêu nước và tư tưởng không chấp nhận mất nước, không cam chịu làm nô lệ là cội nguồn sức mạnh to lớn của quốc gia, dân tộc khi đối diện với các cuộc chiến tranh xâm lược, can thiệp từ bên ngoài.

+ Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam đều mang tính chính nghĩa, nhằm mục đích bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ, chống lại hành động xâm lược và ý đồ nô dịch của các thế lực ngoại bang. Tính chính nghĩa là cơ sở để tập hợp và phát huy sức mạnh toàn dân, đưa đến thắng lợi trước những kẻ thù hùng mạnh hơn từ bên ngoài.

+ Thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm còn gắn liền với tinh thần đoàn kết dân tộc, từ đoàn kết trong nội bộ vương triều, giữa tướng lĩnh và binh sĩ đến đoàn kết giữa triều đình với nhân dân, giữa các tầng lớp nhân dân và các dân tộc.

+ Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, hiệu quả cùng nghệ thuật quân sự sáng tạo, độc đáo và sự chỉ huy tài tình của các tướng lĩnh cũng là những yếu tố quan trọng, góp phần đưa đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

- Nguyên nhân khách quan: trong quá trình xâm lược Việt Nam, các thế lực ngoại xâm phải đối diện với nhiều khó khăn, như: hành quân xa, sức lực hao tổn, không thông thuộc địa hình, không quen thuỷ thổ, không chủ động được nguồn lương thực, thực phẩm,... Những yếu tố này khiến quân xâm lược không phát huy được sở trường, rơi vào thế bị động và từng bước suy yếu.

28 tháng 12 2023

1. ý nghĩa thắng lợi

 

      Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhân dân ta đã đánh thắng kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất của loài người tiến bộ trong thế kỷ 20, giành độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc Việt Nam yêu quý, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị kéo dài 115 năm của chủ nghĩa thực dân trên  đất nước ta. Nhân dân ta gạt bỏ được trở ngại lớn nhất trong cuông cuộc hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất đất nước, tiến lên CNXH. Do đó, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.

 

      Đối với nhân dân ta

 

      - Thắng lợi  của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đánh dấu bước ngoặt  rất cơ bản, quyết định của con  đường cách mạng mà Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra từ trong Chính cương vắn tắt năm 1930 - Con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tự do, ấm no, hạnh phúc.

 

      - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là kế tục thắng lợi Cách mạng tháng 8-1945, phát huy thắng lợi  của cuộc kháng chiến  chống thực dân Pháp (1945-1954), là trận đánh quyết định nhất  của cuộc  chiến đấu 30 năm (1945-1975) gian khổ, ác liệt, giành lại và giữ vững nền độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc. Từ đây, cả dân tộc ta tiến vào kỷ  nguyên mới: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đẩy lùi nghèo nàn, lạc hậu, tạo lập cuộc sống ấm no, hạnh phúc, công bằng, dân chủ, văn minh.

 

      - Qua cuộc chiến đấu và chiến thắng, Đảng ta, nhân dân ta, quân đội ta, cả dân tộc ta và mỗi người Việt Nam được rèn luyện cả về phẩm chất và tài năng, càng nhận thức sâu sắc hơn, đúng đắn hơn vị trí, khả năng và sức mạnh của mình trong thời đại mới.

 

      - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã nâng vị thế chính trị của Việt Nam trên thế giới lên một tầm cao mới và là niềm tự hào của mỗi người dân trong thế kỷ XX và mai sau.

 

      Đối với thế giới

 

      - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta là một thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì độc lập, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.

 

      - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã đập tan cuộc phản công lớn nhất, kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, của chủ nghĩa đế quốc vào trào lưu cách mạng của thời đại mà mũi nhọn là phong trào giải phóng dân tộc, mở  đầu sự phá sản của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới.

 

      - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước làm sáng tỏ tính hiện thực, tính phổ biến của xu thế phát triển của loài người tiến bộ, góp phần động viên cổ vũ các dân tộc dũng cảm, kiên cường giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, thực hiện công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người và trực tiếp góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc của nhân dân hai nước láng giềng Lào và Campuchia anh em.

 

      - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là biểu tượng mới về sức mạnh của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, làm tiêu tan huyền thoại về sức mạnh của đế quốc Mỹ.

 

      - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã nêu bật một chân lý: Trong thời đại ngày nay, một dân tộc nước không rộng, người không đông, kinh tế kém phát triển, song dân tộc ta đã đoàn kết chặt chẽ và đấu tranh kiên quyết dưới sự lãnh đạo của một đảng mác xít-lêninít, có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại thì hoàn toàn có thể đánh bại mọi thế lực xâm lược.

 

      2. Nguyên nhân thắng lợi

 

      1. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, là nhân tố quyết định hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

 

      Đảng ta nhận rõ sứ mạng, trọng trách lịch sử của mình trước giai cấp, trước dân tộc và phong trào cách mạng thế giới, đã ra sức xây dựng mình vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, theo đúng nguyên lý xây dựng Đảng macxít-lêninnít. Do vậy, đã đáp ứng ngày càng đầy đủ những yêu cầu rất khắt khe về sức mạnh tiền phong chiến đấu của một đảng giữ vai trò quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc ta. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã kịp thời đưa ra đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo, đồng thời kiên quyết chỉ đạo thực hiện bằng được mục tiêu, con đường nhiệm vụ cách mạng đặt ra.

 

      2. Nhân dân và các LLVT nhân dân ta đã phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, một lòng đi theo Đảng, đi theo Bác Hồ, chiến đấu dũng cảm ngoan cường, bền bỉ, lao động quên mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH và vì quyền sống của con người.

 

      Đó là thắng lợi của cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh, ngoan cường, bền bỉ và anh dũng; thắng lợi của bản lĩnh và trí tuệ của nhân dân và các LLVT nhân dân ta trong cả nước, của hàng chục triệu đồng bào yêu nước trên tuyến đầu Tổ quốc đã nêu cao tấm gương kiên cường, bất khuất. Người trước ngã, người sau tiến lên đạp bằng mọi chông gai thử thách, quyết tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt. Đồng bào, chiến sĩ miền Bắc luôn hướng về miền Nam ruột thịt, động viên con em lên đường "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", lao động quên mình, tạo ra cơ sở vật chất xây dựng CNXH, thực sự là hậu phương lớn chi viện toàn diện, liên tục cho cuộc kháng chiến ở miền Nam. Đồng thời, trực tiếp đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của địch, bảo vệ vững chắc miền Bắc XHCN.

 

      3. Cả nước đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, trên dưới một lòng triệu người như một, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

 

      Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đứng trước những khó khăn thử thách, truyền thống quý báu đó càng được phát huy cao độ. Trong Đảng, đoàn kết thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng đã tạo nên sức mạnh lãnh đạo cách mạng nâng cao lòng tin của toàn  dân với Đảng và trở thành động lực xây dựng khối đoàn kết toàn dân. Nhân dân ta đoàn kết trong chiến đấu, lao động sản xuất, khắc phục khó khăn, thiếu thốn, thống nhất về chính trị, về nhận thức và hành động, trên cơ sở tình cảm giai cấp, tình đồng chí, nghĩa đồng bào. Điểm nổi bật về sự đoàn kết thống nhất là tình đoàn kết Bắc - Nam. Sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã trở thành nhân tố quan trọng, sức mạnh to lớn, góp phần đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược.

 

      4. Kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp đánh Mỹ và thắng Mỹ.

 

      Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta ra sức tăng cường đoàn kết quốc tế, coi đó là một bộ phận hợp thành của đường lối chống Mỹ, cứu nước và đặt hoạt động đối ngoại, đấu tranh ngoại giao thành một mặt trận có tầm quan trọng chiến lược, góp phần tạo nên sự vượt trội về thế và lực của nhân dân ta; tạo nên một mặt trận rộng lớn của nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam và ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược.

 

      5. Đoàn kết, liên minh chiến đấu với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia.

 

      Phát huy truyền thống láng giềng anh em gắn bó với nhau từ xa xưa, Đảng và nhân dân ta đã chủ động đoàn kết, liên minh chiến đấu với nhân dân Lào, nhân dân Campuchia. Sự đoàn kết liên minh đó được thể hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, lợi ích của mỗi nước, cùng nhau đoàn kết chống kẻ thù chung, bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia cho cả ba dân tộc.

 

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Tham khảo: Nét chính về kháng chiến chống quân Xiêm (1785) và quân Thanh (1789)

- Kháng chiến chống quân Xiêm:

+ Hoàn cảnh: sau khi chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ, Nguyễn Ánh chạy sang nước Xiêm cầu cứu. Lợi dụng cơ hội đó, cuối tháng 7/1784, vua Xiêm phái 5 vạn quân kéo vào Gia Định, chiếm đóng gần hết miền Tây Nam Bộ.

+ Diễn biến chính: Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ đưa 2 vạn quân vào Gia Định, bố trí mai phục trên sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm tới Xoài Mút (Tiền Giang). Sáng ngày 19/1/1785, quân Tây Sơn dụ quân Xiêm vào trận địa mai phục, rồi đồng loạt tấn công.


+ Kết quả: gần 4 vạn quân Xiêm bị tiêu diệt, buộc phải rút về nước; quân Tây Sơn làm chủ vùng Gia Định.

- Kháng chiến chống quân Thanh:

+ Hoàn cảnh: sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh. Lợi dụng cơ hội đó, cuối năm 1788, vua Thanh cử Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 29 vạn quân ồ ạt tràn vào nước ta.

+ Diễn biến chính: Trước thế mạnh của giặc Thanh, quân Tây Sơn chủ động rút lui khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng và gấp rút xây dựng phòng tuyến thuỷ bộ ở Tam Điệp - Biện Sơn. Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn, tiến về Thăng Long. Đêm 30 Tết Kỷ Dậu (1789), quân Tây Sơn bất ngờ tấn công và tiêu diệt gọn quân Thanh ở đồn tiền tiêu. Mùng 3 Tết Kỉ Dậu (1789), quân Tây Sơn bao vây và triệt hạ đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Rạng sáng mùng 5 Tết Kỉ Dậu (1789), quân Tây Sơn giành thắng lợi quyết định ở đồn Ngọc Hồi và Đống Đa (Hà Nội).
+ Kết quả: Quân Thanh đại bại, buộc phải rút chạy về nước.

Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785) và quân Thanh (1789)

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của quân Xiêm và Mãn Thanh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của dân tộc.

- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.