Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
mày đừng so sánh tao với nó\n_vì nó là chó còn tao là người\n_Mày đừng bật cười khi nghe điều đó\n_vì cả mày và nó đều chó như nhau
Phần I
Câu 1:
Văn bản tập trung vào vấn đề nghị luận bàn về niềm tin vào bản thân, nỗ lực phấn đấu không bỏ cuộc để vượt qua những khó khăn, thác ghềnh bằng tự lực để chinh phục thành công.
Câu 2:
Biện pháp ẩn dụ:"thác ghềnh, chông gai trên đường" vì tác giả so sánh những chướng ngại vật trên đường đi hàng ngày của mỗi người cũng giống như những khó khăn, gian nan trên đường đời mỗi người phải trải qua để thành công.
Câu 3:
Tác giả đưa hai dẫn chứng về Walt Disney và Helen Keller là để làm dẫn chứng thuyết phục cho vấn đề cần nghị luận của mình đó là đã có những tấm gương gặp muôn vàn khó khăn trắc trở trong cuộc sống nhưng họ không buông xuôi hay dựa dẫm vào người khác mà biết cách đứng dậy sau vấp ngã và thành công.
Câu 4:
Em đồng ý với quan điểm:"Đôi khi niềm tin chúng ta có được cũng chỉ là học từ người khác". Những người đi trước và câu chuyện xoay quanh sự thành bại của họ chính là những bài học quý báu cho người sau. Những con người đi trước và thành công sau 1 quá trình gian nan đó chính là những bằng chứng sống để người đời sau tin tưởng vào mình dù có trải qua bao thác ghềnh, chông gai.
Phần II
Có một câu chuyện ngụ ngôn mà hồi bé chúng ta hay được nghe kể về cuộc đua của rùa và thỏ, con thỏ nhanh nhẹn nhưng lại tự phụ, xem thường đối thủ,tuy con rùa chậm chạp nhưng lại nỗ lực không ngừng, kết quả ai cũng biết, con rùa đã thắng con thỏ. Xuyên suốt câu truyện Rùa và Thỏ là ý chí của con rùa, nó không đầu hàng trước những thất bại. Rõ ràng, con thỏ có năng lực nhưng ý chí lại không tốt bằng con rùa, nó vẫn có thể về đến được vách đích nhưng con rùa vẫn chiến thắng nó,đó cũng là sự biểu trưng cho quyết tâm và ý chí của con rùa . Cũng có người từng nói “ Không phải đời người quá khó khăn, mà là do bạn nỗ lực chưa đủ”. Từ câu chuyện trên và câu nói trên, chúng ta có thể thấy được ý chí đóng 1 vai trò cực kì quan trọng trong mỗi bước tiến đến con đường thành công của mỗi con người.
Sức mạnh, trí tuệ hay thiên phú chỉ góp phần nào cho sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại, nhưng hơn thế nữa quyết định chủ yếu là ở ý chí. Vậy ý chí hay sự quyết tâm là gì mà nó lại đóng góp không nhỏ vào chính cuộc đời chúng ta? Ý chí, nghị lực là ý thức, tính tự giác, mạnh mẽ, quyết tâm dồn nén sức lực, trí tuệ để đạt được tiêu chí, mục đích. Ý chí cũng là phẩm chất tâm lí đặc trưng của con người, thể hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có nỗ lực khắc phục khó khăn.Ngay từ những điều đơn giản nhất trong cuộc sống, bạn được giao một công việc trong nhiều ngày, nhưng bạn đã cố gắng, tập trung để hoàn thành trước thời hạn và nhận thêm một việc làm mới, từ đó năng suất làm việc, hiệu quả công việc và sự tin tưởng từ người giao việc cũng từ đó tăng theo. Chỉ từ một sự quyết tâm nhỏ ấy thôi mà cũng kéo theo được vô cùng nhiều giá trị và lợi ích không chỉ đối với bản than mà còn đối với những người xung quanh chúng ta. Ý chí như thôi thúc bản thân mỗi chúng ta, như tiếp thêm cho ta phần nào sức mạnh để ngày càng tới gần hơn mục tiêu đã đề ra. Câu chuyện được minh chứng bởi Thomas Edison – nhà phát minh tài ba của thế kỉ XX, hơn 10.000 lần thất bại để đem được ánh sáng đến với nhân loại, nếu không có ông thì dường như việc bóng đèn xuất hiện với thế giới sẽ bị đẩy lùi đi mười mấy năm, rõ ràng, chính ý chí quyết tâm của Edison đã khiến con đường của nền văn minh hiện đại của con người trở nên ngắn lại.
Ý chí giúp chúng ta toàn sức tập trung vào mục tiêu bằng cách ngăn cản các suy nghĩ không liên quan khác xảy đến. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiểu quả. Chủ tịch Hồ chí đã nói:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Câu nói này càng như khẳng định vai trò quan trọng và to lớn của sức mạnh ý chỉ và quyết tâm, đáng sợ nhất không phải là những người có tài năng thiên bẩm mà là những người có nghị lực vươn lên. Ý chí rèn luyện bản thân sự quyết đoán và nhạy bén trong mọi vấn đề cuộc sống từ đó thúc đẩy hành trình của bản thân trở nên tinh gọn. Nghị lực là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với bản thân mỗi người, tuy nhiên không phải ai cũng nhận ra được giá trị cốt lõi của nó. Trái ngược với những người có ý chí là những người thờ ơ, không đủ quyết tâm, nhụt trí trước những thử thách cuộc sống. Giới trẻ bây giờ không ít người chưa làm đã vội bỏ cuộc, thấy khó khăn đã nản chí, gặp thất bại thì hủy hoại và sống bất cần đời. Những người như thế thật đáng chê trách. Là học sinh, chúng ta cần khẳng định tư cách, ý chí, nghị lực vượt qua những khó khăn thử thách .Tài năng của con người được tạo bởi nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố tự rèn là yếu tố quan trọng nhất để đi đến thành công. Để thấy mình không thấp hơn người khác, bản thân phải có sự lao động chăm chỉ, cần cù, không chùn bước trước gian nguy, phải biết tự tin vào chính bản thân trên bước đường đời.
Nhìn chung, một lần nữa cần phải khẳng định lại giá trị của câu nói “ Ý chí tốt làm con đường ngắn lại”. Ý chí mang đến thành công và giúp ta chinh phục mọi khó khăn trên con đường gập ghềnh phía trước. Những con người thành công và nổi tiếng nhất đều là những người có ý chí rất mạnh mẽ.Vậy nên việc rèn luyện và giữ vững một ý chí kiên cường luôn là điều tất yếu trên chặng đường của cuộc đời
DÀN Ý
1. Đất nước nằm ngay trong bản thân của mỗi người, là một phần trong đời sống của mỗi người.
- Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần đất nước
- Em ơi em! Đất nước là máu xương của mình
2. Tác giả biện chứng về tinh thần đoàn kết gắn với sự trưởng thành của đất nước.
Khi hai đứa cầm tay
Đất nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn to lớn
- Chú ý khai thác khái niệm cầm tay, mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa đoàn kết và sự phát triển của đất nước
3. Sự trường tồn của đất nước gắn liền với sự tiếp nối của các thế hệ công dân.
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
- Chú ý khai thác mối quan hệ giữa Con ta - đất nước mơ mộng trong tương lai => Chứa đựng niềm tin vào sự trường tồn và tươi đẹp của Đất nước
4. Ý thức trách nhiệm công dân đối với đất nước
Phải biết gắn bó và san sẽ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời.”
- chú ý khai thác giọng điệu tự nhủ - nhắn nhủ và nghệ thuật điều kiểu câu cầu khiến “Phải biết...”, giả thích khái niệm “hóa thân”
5. Đánh giá chung:
- Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm : Trữ tình - chính luận.
Bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương” được Huy Cận viết vào năm 1960, được in trong tập “Bài thơ cuộc đời” (1963). Chùa Tây Phương là một chùa cổ đẹp nổi tiếng ở huyện Thạch Thất thuộc tỉnh Hà Tây. Có thuyết cho rằng chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ 18. (Sách Văn 12). Lại có thuyết khẳng định: Chùa Tây Phương được xây dựng khá lâu đời. Năm 1554, chùa được trùng tu. Năm 1660, chúa Trịnh Tạc đến thăm và cho sửa sang lại, chùa càng đẹp hơn, quy mô hơn. Đến đời Tây Sơn, chùa lại được trùng tu một lần nữa và đúc chuông “Tây Phương cổ tự” (theo Nguyễn Phi Hoành).
Ngắm nhìn các pho tượng La Hán chùa Tây Phương – công trình mĩ thuật tuyệt diệu Huy Cận lòng vấn vương về nỗi đau đời khát vọng cứu đời của người xưa. Trong niềm vui đổi đời, nhà thơ vô cùng cảm thông với ông cha những thế kỷ trước, càng tin tưởng tự hào về chế độ mới sẽ mang lại hạnh phúc cho toàn dân. Sau khổ thơ đầu nhập đề bằng những vấn vương, ám ảnh của nhân vật trữ tình về các pho tượng chùa tây Phương,đến đoạn thơ này gồm 4 khổ thơ. Trong đó ba khổ đầu, mỗi khổ là một pho tượng hiện lên với những dáng vẻ, tư thế khác nhau tiêu biểu cho cả quần thể tượng.
Pho tượng La Hán thứ nhất là hiện thân của sự tích diệt đến khô gầy. Chân với tay chỉ còn lại “xương trần”. Tấm thân gầy như đã bị “thiêu đốt”. Mắt sâu thành “vòm” với cái nhìn “trầm ngêm đau khổ?”. Dáng ngồi tĩnh tọa bất động qua mấy ngàn năm:
“Đây vị xương trần chân với tay
Có chí thiêu đốt tấm thân gầy
Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt
Tự bấy ngồi y cho đến nay”.
Pho tượng La Hán thứ hai như chứa đựng biết bao vật vã, dằn vặt, đau khổ. Mắt thì “giương”, mày thì “nhíu xệch”. Trán như đang “nổi sóng biển luân hồi” vô cùng vô tận. Môi cong lên “chua chát”. Tâm hồn khô héo. Bàn tay “gân vặn”, mạch máu thì “sôi” lên. Các chi tiết nghệ thuật, những nét khắc, nét chạm bằng ngôn ngữ đã gợi tả vẻ dữ dội đầy ấn tượng: về một chân tu khổ hạnh:
“Có vị mắt giương, mày nhíu xệch
Trán như nổi sóng biển luân hồi
Môi cong chua chát tâm hồn héo
Gân vặn bàn tay mạch máu sôi”
Pho tượng La Hán thứ ba rất dị hình. Ngồi trong tư thế “chân tay co xếp lại” chẳng khác nào chiếc thai non “tròn xoe”. Đôi tai rất kì dị “rộng dài ngang gối”. Vị tu hành này như suốt đời “nghe đủ chuyện buồn” của chúng sinh:
“Có vị chân tay co xếp lại
Tròn xoe tựa thể chiếc thai non
Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối
Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn”
Tóm lại, phần đầu bài thơ rất đặc sắc. Nghệ thuật tả các pho tượng rất biến hoá, nét vẽ, nét tạc nào cũng sống động và có hồn. Tượng La Hán là những tĩnh vật, nhưng tượng nào cũng được tả trong những tư thế và cử chỉ khác nhau, với một cõi tâm linh sâu thẳm. Các vị La Hán như đi tìm phép nhiệm màu cứu nhân độ thế, đang vật vã trong bế tắc. Nhà thơ không chỉ phản ánh một xã hội quằn quại đau khổ trong những biến động và bế tắc không tìm được lối ra mà còn thể hiện một tinh thần nhân đạo đáng quý, trân trọng và cảm thông.
Từ việc quan sát và miêu tả sắc sảo các pho tượng, đoạn thơ gợi lên những cảm nhận và suy tưởng sâu sắc về những khổ đau, bế tắc của cha ông trong quá khứ. Đoạn thơ bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với những cuộc đời cũ khi chưa tìm được lối ra.
Tố Hữu là một thi sĩ- chiến sĩ. Thơ Ông gắn liền với Đảng với quê hương. Đối với ông, thơ ca không ngoài mục đích phục vụ chính trị, phục vụ cách mạng. Trong nguồn mạch thơ trữ tình chính trị, ông tìm về quá khứ của thế hệ cha ông để đồng cảm, thấu hiểu, để tìm nguồn sinh lực mới cho thời đại mới hôm nay. Bài “Kính gửi cụ Nguyễn Du” là một trong những bài tiêu biểu cho việc tìm về quá khứ để đồng cảm trân trọng cha ông xưa.
Bài “Kính gửi cụ Nguyễn Du”được Tố Hữu viết năm 1965,lúc ấy nhà thơ có dịp qua quê hương Nguyễn Du và nhân kỉ niệm hai trăm năm ngày sinh Nguyễn Du. Ông xúc động viết bài thơ này. Sau khi cảm nhận thấm thía lòng thương người và nỗi niềm trăn trở của Nguyễn Du, Tố Hữu đã thốt lên những vần thơ thật xúc động:
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày
Hỡi người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng người
Với sự cảm nhận sâu sắc, ngưỡng mộ tài năng và lòng thương người bao la của Nguyễn Du, Tố Hữu đã vết hai câu mở đầu đoạn với lòng trân trọng:
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Tố Hữu ca ngợi giá trị nhân bản của tiếng thơ Nguyễn Du, một tiếng thơ vang động đến hồn thiêng sông núi. Bằng cách so sánh ẩn dụ tài tình, Ông đã nâng tầm cao giá trị của tiếng thơ Nguyễn Du. Ông đã ví tiếng thơ ấy là “non nước” vọng về từ ngàn năm trước. Tiếng thơ ấy vọng về đây trong niềm tự hào hân hoan đón nhận của hậu thế. Tiến thơ ấy thật đáng trân trọng, thật đáng ngượng vọng. Hai câu thơ đã khái quáược tầm vóc, giá trị to lớn của thơ Nguyễn Du cũng tài năng của cụ. Mặt khác hai câu thơ trên còn thể hiện tình cảm cao đẹp của Tố Hữu- thế hệ hôm nay ngưỡng vọng về quá khứ của cha ông. Tố Hữu tiếp tục nâng tầm cao giá trị thơ Nguyễn Du có tính vĩnh hằng ở hai câu sau:
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày
Nghìn năm là mãi mãi, sẽ không quên Nguyễn Du. “ Nghìn năm” là khoảng thời gian của bao thế hệ hôm nay và mai sau sẽ nhớ. Đó là tấc lòng tri ân của các thế hệ hôm nay và mai sau sẽ không quên thơ Nguyễn Du. Tiếng thơ Nguyễn Du được ví như “tiếng mẹ ru những ngày”. Tiếng mẹ gần gũi và thân thiết quá. Tiếng thơ Nguyễn Du là tiếng thương, tiếng nhẹ nhàng ân tình, gửi bao ước mơ và khát vọng cháy bỏng. và vì thế tiếng thơ Nguyễn Du là
tiếng ru của mẹ, ân tình, ngọt ngào lắng đọng vào mỗi thế hệ.
Khúc hát ru ân tình ấy là lời thủ thỉ cho con cháu – thế hệ hôm nay vững bước đi lên. Với sự trân trọng va biết ơn Nguyễn Du, Tố Hữu đã chắp bút viết nên những câu thơ hay như thế. Hai câu cuối là lời đồng vọng của quá khứ hòa nhập cùng thế hệ hôm nay để vang lên bài ca tự hào
Hỡi người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng người
Nhà thơ khẳng định Nguyễn Du là người của quá khứ nhưng cũng là người của hôm nay là “người xưa” mà “của ta nay”. Nhà thơ xin hòa ca khúc vui của hôm nay vào khúc bi ai xưa để chia sẻ, cảm thông và kính trọng quá khứ.
bằng lối tập Kiều nhuần nhuyễn,, giọng điệu ân tình tha thiết, đậm chất dân tộc. Khổ thơ đã thể hiện rõ lòng trân trọng thơ Nguyễn Du cũng như tài năng Nguyễn Du với. Đoạn thơ cũng cho thấy Tố Hữu có sự cảm nhận đầy đủ so với các nhà thơ cùng thời.
Bài thơ “ Kính gửi cụ Nguyễn Du” cũng như Đoạn thơ lục bát này phảng phất hơi thơ Truyện Kiều. Tố Hữu đã tổng kết đánh giá cuộc đời Nguyễn Du thật chính xác và sâu sắc. Đó còn là tiếng lòng trân trọng của hậu thế đối với Nguyễn Du.
ĐỀ 1:
Câu 1 :Văn bản thuộc thể thơ 6 chữ.
Câu 2 : Ở đây, qua hai cụm từ "không được" và "không bao giờ được" cho thấy thái độ của người cha ở đây rất nghiêm khắc, dứt khoát.
Câu 3 : Người cha nhắc nhở con : "Biết tôn trọng lẫn nhau, yêu thương nhau chân thành, nhất là với những người có hoàn cảnh kém may mắn, bởi họ rất dễ bị tổn thương".
ĐỀ 2:
Câu 1 : Phương thức biểu đạt chính của đoạn là nghị luận.
Câu 2 : Từ ngữ thực hiện phép liên kết giữa câu 1 và câu 2 của đoạn văn trên được thế hiện ở từ “nó” (chủ ngữ của câu 2). Đó là phép thế.
Câu 3 : Người nắm giữ chìa khóa tương lai là : các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ. Chìa khóa ấy là cánh cửa mở ra hào bình, bình đẳng.
Câu 4 : Thành phần biệt lập trong đoạn văn trên : các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ. Tên gọi của thành phần biệt lập đó là thành phần phụ chú.
Câu 5 : Thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn là một thái độ trân trong, biết ôn những người nắm giữ "chìa khóa" và bằng giọng văn nhẹ nhàng, tác giả đã nhắc nhở các thế hệ sau này cần nhớ ơn những người giữ "chìa khóa" vì đã mở ra một cuộc sống hòa bình, bình đẳng như ngày nay.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bàinêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình huống bất thường nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận;kết h ợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
– Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, chuyên viết về cuộc sống và con người nông thôn.
– Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, tác giả đã sáng tạo được tình huống “nhặt vợ” độc đáo.
* Nêu nội dung ý kiến: khẳng định thành công của tác giả trong việc xây dựng tình huống độc đáo (tính chất bất thường), giàu ý nghĩa nhân bản (thể hiện khát vọng bình thường của con người).
* Phân tích tình huống:
– Nêu tình huống: Tràng – một nông dân ngụ cư nghèo khổ, ngờ nghệch, xấu xí, đang ế vợ bỗng nhiên “nhặt” được vợ giữa nạn đói khủng khiếp.
– Tính chất bất thường: giữa nạn đói kinh hoàng, khi người ta chỉ nghĩ đến chuyệnsống – chết thì Tràng lại lấy vợ; một người tưởng như không thể lấy được vợ lại “nhặt” được vợ một cách dễ dàng; Tràng “nhờ” nạn đói mới có được vợ còn người đànbà vì đói khát mà theo không một ngư ời đàn ông xa lạ; việc Tràng có vợ khiến cho mọi
người ngạc nhiên, không biết nên buồn hay vui, nên mừng hay lo;…
– Khát vọng bình thường mà chính đáng của con người: khát vọng được sống (người đàn bà đói khát theo không về làm vợ Tràng); khát vọng yêu thương, khát vọng về mái ấm gia đình (suy nghĩ và hành động của các nhân vật đều hướng tới vun đắp hạnh phúc gia đình); khát vọng về tương lai tươi sáng (bà cụ Tứ động viên con, người vợ nhặt nhắc đến chuyện phá kho thóc, Tràng nghĩ đến lá cờ đỏ sao vàng,…);…
* Bình luận:
– Thí sinh cần đánh giá mức độ hợp lí của ý kiến, có thể theo hướng: ý kiến xác đáng vì đã chỉ ra nét độc đáo và làm nổi bật ý nghĩa quan trọng của tình huống truyện trong việc thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác giả.
– Có thể xem ý kiến là một định hướng cho người đọc khi tiếp nhận tác phẩm Vợnhặt, đồng thời là một gợi mở cho độc giả về cách thức tiếp cận truyện ngắn theo đặc trưng thể loại.
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Tiếp
BÀI 3