Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Biện pháp cải tạo đất | Mục đích | Áp dụng cho loại đất nào? |
- Cày sâu bừa kĩ, bón phân hữu cơ. | - Tăng bề dày của lớp đất canh tác. | - Có tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng như đất bạc màu |
- Làm ruộng bậc thang. | - Hạn chế dòng nước chảy; hạn chế xói mòn rửa trôi. | - Đất dốc (đồi, núi). |
- Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh. | - Tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi. | - Đất dốc; đất cần được cải tạo. |
- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên. | - Hoà tan chất phèn trong nước, tháo nước có hòa tan phèn thay thế bằng nước ngọt. | - Đất phèn. |
- Bón vôi. | - Khử chua. | - Đất chua. |
Loại phân bón | Đặc điểm chủ yếu | Bón lót hay bón thúc |
---|---|---|
Phân hữu cơ | Các chất dinh dưỡng không hòa tan, cần có thời gian phân huỷ thành chất hòa tan cây mới sử dụng được | Bón lót |
Phân đạm, phân kali, phân hỗn hợp | Dễ hòa tan nên cây sử dụng được ngay | Bón thúc |
Phân lân | Ít hoặc không hòa tan | Bón lót |
Loại phân bón | Đặc điểm chủ yếu | Bón lót hay bón thúc |
---|---|---|
Phân hữu cơ | Các chất dinh dưỡng không hòa tan, cần có thời gian phân huỷ thành chất hòa tan cây mới sử dụng được | Bón lót |
Phân đạm, phân kali, phân hỗn hợp | Dễ hòa tan nên cây sử dụng được ngay | Bón thúc |
Phân lân | Ít hoặc không hòa tan | Bón lót |
Câu 1. [TH] Mục đích của việc làm cỏ, vun xới là gì?
(1) Diệt cỏ dại.
(2) Làm cho đất tơi xốp.
(3) Diệt sâu, bệnh hại.
(4) Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn.
(5) Chống đổ.
A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (2), (4), (5).
C. (1), (2), (3), (5). D. (1), (2), (3), (4), (5).
Câu 2. [NB] “Cho nước ngập tràn mặt luống” là phương pháp tưới nào?
A. Tưới thấm. B. Tưới theo hàng.
C. Tưới ngập. D. Tưới phun mưa.
Câu 3. [NB] “Tiến hành tỉa bỏ các cây yếu, bị sâu, bệnh, chỗ có cây mọc dày” là biện pháp chăm sóc cây trồng nào?
A. Làm cỏ. B. Vun xới. C. Dặm cây. D. Tỉa cây.
Câu 4. [TH] Phương pháp tưới nào được áp dụng cho cây lúa?
A. Tưới thấm. B. Tưới theo hàng.
C. Tưới ngập. D. Tưới phun mưa.
Câu 5. [TH] Nhóm phân bón nào sau đây dùng để bón thúc?
A. Phân kali, phân hữu cơ. B. Phân kali, phân đạm.
C. Phân lân, phân hữu cơ. D. Phân đạm, phân lân.
Câu 6. [NB] Khi thu hoạch nông sản cần đảm bảo những yêu cầu nào?
A. Đúng độ chín.
B. Nhanh gọn.
C. Cẩn thận.
D. Đúng độ chín, nhanh gọn, cẩn thận.
Câu 7. [TH] Các loại nông sản như cà rốt, su hào, sắn,… được thu hoạch bằng phương pháp nào?
A. Hái. B. Đào. C. Nhổ. D. Cắt.
Câu 8. [NB] Bảo quản nông sản nhằm mục đích gì?
A. Hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút chất lượng của nông sản.
B. Tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản.
C. Hạn chế sự hao hụt về số lượng và tăng giá trị của nông sản.
D. Hạn chế giảm sút chất lượng nông sản và kéo dài thời gian bảo quản.
Câu 9. [NB] “Để nông sản trong kho hay các phương tiện chứa đựng phải kín, không cho không khí xâm nhập” là phương pháp bảo quản nào?
A. Bảo quản thông thoáng. B. Bảo quản lạnh.
C. Bảo quản kín. D. Bảo quản tự nhiên.
Câu 10. [TH] Các loại nông sản như sắn, khoai, ngô, đỗ,… được chế biến bằng phương pháp nào?
A. Sấy khô. B. Chế biến thành tinh bột hay bột mịn.
C. Muối chua. D. Đóng hộp.
Câu 11. [NB] “Làm cho sản phẩm lên men nhờ hoạt động của vi sinh vật” là phương pháp chế biến nào?
A. Sấy khô. B. Chế biến thành tinh bột hay bột mịn.
C. Muối chua. D. Đóng hộp.
Câu 12. [TH] Các loại nông sản như rau, quả nên được bảo quản bằng phương pháp nào?
A. Bảo quản thông thoáng. B. Bảo quản lạnh.
C. Bảo quản kín. D. Bảo quản tự nhiên.
Câu 13. [NB] Chế biến nông sản nhằm mục đích gì?
A. Hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút chất lượng của nông sản.
B. Tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản.
C. Hạn chế sự hao hụt về số lượng và tăng giá trị của nông sản.
D. Hạn chế giảm sút chất lượng nông sản và kéo dài thời gian bảo quản.
Câu 14. [NB] “Trên cùng một diện tích, trồng hai loại hoa màu cùng một lúc hoặc cách nhau 1 thời gian không lâu để tận dụng diện tích, chất dinh dưỡng, ánh sáng,…” là phương pháp canh tác nào?
A. Luân canh. B. Xen canh. C. Tăng vụ. D. Gối vụ.
Câu 15. [NB] Ý nghĩa của biện pháp tăng vụ là gì?
A. Tăng sản phẩm thu hoạch. B. Tăng độ phì nhiêu.
C. Điều hòa dinh dưỡng đất. D. Giảm sâu bệnh.
Câu 16. [TH] Cây ngô thường được trồng xen canh với loại cây nào?
A. Cây hoa hồng. B. Cây đậu tương.
C. Cây hoa đồng tiền. D. Cây đu đủ.
Câu 37: Số lần cần chăm sóc cây rừng sau khi trồng ở 2 năm đầu là:
A. 2 – 3 lần mỗi năm.
B. 1 – 2 lần mỗi năm.
C. 3 – 4 lần mỗi năm.
D. 4 – 5 lần mỗi năm.
Câu 38: Bao lâu sau khi trồng cây rừng cần phải làm cỏ xung quanh gốc cây?
A. 1 – 3 tháng.
B. 5 – 6 tháng.
C. 6 – 7 tháng.
D. 3 – 5 tháng.
Câu 39: Độ sâu xới đất cần phải đạt được là:
A. 8 – 13 cm.
B. 5 – 10 cm.
C. 15 – 20 cm.
D. 3 – 5 cm.
Câu 40: Trong tỉa và dặm cây, nếu hố có nhiều cây ta phải:
A. Chỉ để lại 1 cây.
B. Nhổ hết đi trồng lại cây mới.
C. Chỉ để lại 2 – 3 cây.
D. Bón thêm phân để nuôi nhiều cây.
Câu 41: Trong tỉa và dặm cây, nếu hố có cây chết ta phải:
A. Trồng bổ sung cây cùng tuổi.
B. Trồng bổ sung loài cây khác.
C. Không trồng cây vào hố đó nữa.
D. Trồng bổ sung cây đã trưởng thành.
Câu 42: Làm rào bảo vệ bao quanh khu rừng nên sử dụng cây nào cho hiệu quả?
A. Cây mây
B. Cây dâm bụt
C. Cây dứa
D. Cây dâu tằm
Câu 43: Đất nào là đất trung tính?
A. pH = 6.6 - 7.5
B. pH > 6.5
C. pH > 7.5
D. pH = 0 < 6.5
Câu 44: Đất nào giữ nước tốt?
A. Đất sét
B. Đất cát
C. Đất cát pha
D. Đất thịt
Câu 45: Loại đất nào sau đây giữ chất dinh dưỡng kém nhất?
A. Đất cát
B. Đất sét
C. Đất thịt nhẹ
D. Đất cát pha
Câu 46: Hạt nào có kích thước nhỏ nhất?
A. Hạt sét
B. Hạt cát
C. Hạt bột
D. Hạt bụi
Câu 47: Căn cứ vào tỉ lệ các loại hạt trong đất, đất nào không phải loại đất chính?
A. Đất chua
B. Đất cát
C. Đất thịt
D. Đất Sét
Câu 48: Trồng rừng bằng cây con có bầu khác bước nào so với trồng rừng cây con rễ trần?
A. Rạch bỏ vỏ bầu
B. Lấp đất
C. Nén đất
D. Tạo lỗ trong hố
Câu 49: Khi trồng giống cũ dài ngày, một năm có mấy vụ gieo trồng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 50: Để phát triển chăn nuôi toàn diện, cần phải đa dạng hóa về:
A. Các loại vật nuôi.
B. Quy mô chăn nuôi.
C. Thức ăn chăn nuôi.
D. Cả A và B đều đúng.
:(