Câu 10: (1,0 điểm) Qua đoạn trích, em có nhận xét gì về hình ảnh của nhữ...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 10: (1,0 điểm) Qua đoạn trích, em có nhận xét gì về hình ảnh của những bà mẹ Việt Nam anh hùng trong thời chiến?

Bài đọc:

           Má già trong túp lều tranh

Ngồi bên bếp lửa, đun cành củi khô

          Một mình má, một nồi to

Cơm vừa chín tới, vùi tro, má cười...

     Chết! Có tiếng gì rơi sột soạt?

     Má già run, trán toát mồ hôi

          Chạy đâu? Thôi chết, chết rồi!

Gót giày đâu đã đạp rơi liếp mành.

     Một thằng cướp, mắt xanh mũi lõ

     Đốc gươm dài tuốt vỏ cầm tay

          Rung rinh bậc cửa tre gầy

Nghênh ngang một ống chân đầy lối đi!

 

     Hắn rướn cổ, giương mi, trợn mắt

     Như hổ mang chợt bắt được mồi

           Trừng trừng trông ngược trông xuôi

Trông vào bếp lửa: Một nồi cơm to.

     Hắn rống hét: “Con bò cái chết!

     Một mình mày ăn hết này sao?

          Đừng hòng che được mắt tao

Khai mau, du kích ra vào nơi đâu?

          Khai mau, tao chém mất đầu!”

Má già lẩy bẩy như tàu chuối khô

     Má ngã xuống bên lò bếp đỏ

     Thằng giặc kia đứng ngõ trừng trừng

          Má già nhắm mắt, rưng rưng

“Các con ơi, ở trong rừng U Minh

      Má có chết, một mình má chết

     Cho các con trừ hết quân Tây!”

          Thằng kia bỗng giậm gót giày

Đạp lên đầu má: “Mẹ mày, nói không?”

          Lưỡi gươm lạnh toát kề hông

“Các con ơi! Má quyết không khai nào!”

          Sức đâu như ngọn sóng trào

Má già đứng dậy, ngó vào thằng Tây

     Má hét lớn: “Tụi bay đồ chó!

     Cướp nước tao, cắt cổ dân tao!

          Tao già không sức cầm dao

Giết bay, có các con tao trăm vùng!

          Con tao, gan dạ anh hùng

Như rừng đước mạnh, như rừng chàm thơm!

          Thân tao chết, dạ chẳng sờn!”

Thương ôi! Lời má lưỡi gươm cắt rồi!

          Một dòng máu đỏ lên trời

Má ơi, con đã nghe lời má kêu!

          Nước non muôn quý ngàn yêu

Còn in bóng má sớm chiều Hậu Giang.

 (Trích Bà má Hậu Giang, Tố Hữu, 1941)​

0
MÌNH ĐANG THAM GIA CUỘC THI VIẾT TRUYỆN TỰ SÁNG TÁC , CÁC BẠN ĐỌC VÀ NHẬN XÉT HỘ MÌNH NHA ( Truyện đã đc đăng kí bản quyền , vui lòng không coppy )                                                          Huyền Thoại Tên Sát Nhân Dưới Ánh Trăng Máu  Thanh Nguyệt nổi tiếng là một cô bé 15 tuổi xinh xắn,ngoan hiền,hiếu thảo và rất hòa đồng,lịch sự với những người xung...
Đọc tiếp

MÌNH ĐANG THAM GIA CUỘC THI VIẾT TRUYỆN TỰ SÁNG TÁC , CÁC BẠN ĐỌC VÀ NHẬN XÉT HỘ MÌNH NHA ( Truyện đã đc đăng kí bản quyền , vui lòng không coppy )

                                                          Huyền Thoại Tên Sát Nhân Dưới Ánh Trăng Máu

 

 Thanh Nguyệt nổi tiếng là một cô bé 15 tuổi xinh xắn,ngoan hiền,hiếu thảo và rất hòa đồng,lịch sự với những người xung quanh.Cha mẹ cô là chủ tịch tập đoàn NKR-vốn là một công ty kinh doanh đứng đầu trong ngành kinh doanh kinh tế thế giới.Dù gia cảnh giàu co1danh cao vọng trọng như thế nhưng gia đình cô sống khá bình dị,chỉ một căn nhà nhỏ những căn nhà bình thường khác mà thôi.Cả gia đình cô cũng không hề kiêu ngạo,tự tin thái quá về độ giàu có của mình mà ngược lại,họ còn rất than thiện hòa đồng với hang xóm láng giềng,vậy nên cả gia đình hay dòng họ của họ cũng được mọi người yêu quý và kính trọng lắm!

        Cuộc sống sẽ rất yên bình nếu như câu chuyện dừng lại ở đó.Nhưng không cuộc đời thật lắm trớ trêu ,nó đã sắp xếp ra một sự việc quá đỗi kinh hoàng cho cái gia đình nhỏ này…

        Đó là vào một hôm,khoảng 4h30’buổi chiều,Thanh Nguyệt vừa học xong một khóa học về,cô rảo bước nhanh trên con đường quen thuộc ,có hai hang cây xanh rợp bóng mát về nhà.Nhưng khác với mọi ngày, hôm nay cô rảo bước nhanh hơn, chả là hôm nay là một ngày cực kì quan trọng- ngày sinh nhật lần thứ 35 của chính người mẹ mà cô yêu quý. Cô muốn thật nhanh tiến về nhà, tự tay vào bếp làm một bàn ăn thật ngon để mừng sinh nhật mẹ. Cô hi vọng bà sẽ cảm thấy thích thú trước món quà bất ngờ đó, và khi đó có lẽ bà sẽ ôm cô vào lòng và dành tặng cho cô những nụ hôn âu yếm nhất.một lời cảm ơn ngọt ngào và đầy ắp những yêu thương

    Nhưng xui rủi làm sao,đoạn đường dẫn về nhà lại đang thi công sửa chữa,muốn về bằng đường vòng thì phải vòng qua hai khu phố nữa mới về đến nơi,mất hơn 3 tiếng đồng hồ chứ chẳng ít ỏi gì.Nhưng chọn cách đứng đây đợi cũng chẳng được,như thế này thì sẽ khong kịp mất,làm thế nào bây giờ?Đang lo lắng tột độ thì bỗng nhiên cô chợt nhớ tới một con hẻm nhỏ nằm ở cách trường không xa.Nếu đi về bằng nó chỉ mất khoảng 30' là cùng chứ mấy! Nhưng cha cô đã từng dặn là dù bất cứ chuyện gì xảy ra thì cũng không được đi vào con đường đó mà." Thôi kệ!Mình chỉ đi một lần thôi,sinh nhật của mẹ một năm chỉ có một lần,mình mà không về nhanh là không kịp mất".Nghĩ vậy,cô liền quay lại,hướng về nơi có con hẻm tối mà đi.

       Quả thực,đúng nhu8 cô nghĩ,ở đây vừa tối,vừa nhỏ lại quá vắng người trông cũng thật đáng sợ.Nhưng không sao,một chút ánh dương trói len lỏi qua cũng đủ để Thanh Nguyệt thấy đường mà về rồi.Chỉ cần cố gắng đi qua được chỗ này là cộ sẽ có cơ hội làm cho cha mẹ tin tưởng và yêu quý mình hơn nữa,vậy nên hi sinh một chút cũng chả sao cả.

     Khoảng 10' sau,đột nhiên vài tên nam sinh cuối cấp thân hình to khỏe,mình mẩy xăm trổ,khuyên tai khuyên mũi,đầu đỏ tóc xanh,áo quần lếch nhếch lôi thôi chặn lấy đường đi của cô,cô đếm nhẩm...hình như chúng có sáu tên thí phải.Một tên trong đám bước tới,nhìn từ đầu đến chân cô rồi cất giọng nói ồm ồm:

     "Chào cô em!Cô em có biết cô em đang đi vào đường nào không?"

Cô giật mình,run sợ đáp:

"Tôi...tôi không..."

Bỗng hắn cười phá lên,tiếp tục hắn nhìn cô rồi nói:

"Đây là dường,là địa bàn của tụi anh.Bất cứ ai đi qua đây cũng phải chả phí.Cô em cũng không ngoại lệ.Nhìn cô em cũng xinh xắn,dễ thương nên bọn anhy lấy rẻ...5triệu thôi!

Cô kinh ngạc thốt lên:

-CÁI GÌ?! 5 triệu? Tôi làm gì có lắm tiền đến thế! Trong túi tôi giờ chỉ còn vỏn vẹn vài trăm. Hay là các anh lấy tạm được không?

Chúng lại cười phá lên:

-Cái gì? Vài trăm ? Bọn này không lấy tiền lẻ.

Cô phải xuống giọng nài nỉ:

-Các anh cho tôi qua đi! Tôi đang có việc gấp. Tôi hứa ngày sau sẽ trả tiền đầy đủ cho các anh.

Một tên nhếch mép cười rồi đáp lai:

-Cô em nghĩ bọn này ngu lắm hả? Không có tiền thì cô em phải thay thế bằng thứ khác…-Bỗng hắn liếc xuống , ngắm nhìn thân thể cô bằng một ánh mắt nhuốm đầy dục vọng.

Nhận ra có chuyện chẳng lành, Thanh Nguyệt quay người lại , muốn chạy thoát thật nhanh. Đột nhiên, hắn rút ra một chiếc khăn mùi  xoa có tẩm thuốc mê rồi bất ngờ ôm chồm lấy,  bịt lấy miệng cô và làm cô ngất đi lúc nào cũng không hay.Trước khi nhắm mắt ngất đi,cô còn buông một lời nói: "Cha mẹ....cứu ...con...."

    Gần 30' sau,cô dột nhiên bừng tỉnh.Chân tay cô thì lại bị trói chặt trong một căn phòng trống,xung quanh là bốn cây dùng để thắp lửa,gần phía trên,mặt trời hoàng hôn soi qua ô cửa sổ nhỏ phía trên cao làm thắp sáng cả căn phòng.Và còn đáng sợ hơn nữa,trên người cô giờ đây còn không có một mảnh vải nào để che thân.Cô sợ hãi vùng vẫy hét lớn cầu cứu:"Có ai không?Cứu!Cứu!...Nhưng đáp lại những lời cầu cứu của cô chỉ là những âm thanh vọng ngược lại mà thôi.Bây giờ,cô-Thanh Nguyệt chỉ cầu mong một diều là sẽ có một ai đó đến để giải thoát cho mình,cô không muốn,không hề muốn như thế này một chút nào.

Đột nhiên,những tiếng bước chân lại vang lên,nó dừng lại ngay trước cửa phòng của cô làm cô phải lo lắng mà ngừng la hét.Trong cái không gian tĩnh lặng ấy,một giọng nam bỗng vang lên :

"Mày đã tìm hiểu về gia cảnh của con bé đó chưa?

Một giọng nam khác đáp trả:

"Mày nghĩ sao?Tao tìm hiểu kĩ lắm rồi.Không ngờ chúng ta lại với được cục vàng sống như vậy đấy!Con bé là đứa con gái độc nhất cùa chủ tịch tập đoàn NRK-một tập đoàn lớn đấy!"

    "Vậy à?May mắn quá nhỉ!"-Biết bao nhiêu tiếng cười khác lại tiếp tục vang lên.

         Một lúc sau,tiếng cửa phòng được mở ra,trong ít phút căn phòng đã được chúng thắp sáng.Trước mắt cô là vài tên côn đồ lúc chiều,trông thấy chứng cứ nhìn mình với ánh mắt thèm khát,cô càng vùng vẫy dữ dội hơn còn miệng thì cứ liên tục kêu cứu.Một tên thấy thế cất tiếng nói:

    "Trông cô em cũng đâu đến nỗi nào nhỉ?Đúng là tiểu thư đài cát có khác!À mà cô em cứ kêu ca thoải mái đi!Đây là một căn phòng trống của một ngôi nhà sưu tầm đồ cũ đã bị bỏ hoang,nó nằm ở sâu trong rừng cơ.Vì thế nên cô em cứ gào cứ thét đi,dù vậy cũng chẳng ai nghe thấy đâu!"

        Cô cất tiếng đe dọa với một giọng nói sợ sệt với những hàng nước mắt còn lăn trên mà:

    "Các người mà dám cả gan động đến tôi.Cha mẹ tôi chắc chắn sẽ không tha cho mấy người đâu!"

        Tên ban nãy quay sang đồng bọn và hỏi:

    "Tụi mày đã lo liệu gì chưa?"

        Một tên lên tiếng đáp:

    "Rồi!Tao lo cả rồi!Chúng ta sẽ có một tuần để biến con bé này thành nô lệ!Sau đó ... thì tao cũng tính cả rồi.

        Sau đó,chúng quay lai,nhìn cô với ánh mắt thèm thuồng của một con thú hoang vừa nhìn thấy miếng mồi ngon của mình vậy.Tiếp theo,chúng tiến đến,hết tên này đến tên khác giở những chò trơi kinh tởm,đồi bại với cô. Đây là lần đầu tiên trong đời Thanh Nguyệt cảm thấy nhục nhã và tổn thương đến như thế này,trong cô giờ đây chỉ có một hi vọng,một hi vọng duy nhất rằng cha mẹ cô sẽ sớm đi tìm,tìm đến và giải cứu cho đứa con gái bé bỏng này.Giở những cho đồi bại kinh tởm xong,bọn khốn nạn kia nghiễm nhiên mang đồ ăn tới và tháo dây trói cho cô.Sau đó,chúng "từ tốn"bước ra nhưng vẫn không quên khóa cửa căn phòng lại.Giờ đây,chỉ còn một cô gái trẻ đáng thương với bao hàng nước mắt,với bao sự cô đơn,sự tủi nhục,đang ở trong một căn phòng giữa cánh rừng hoang vắng mà thôi.

      Một ngày....hai ngày...ba ngày sau,ngày nào mấy "con thú hoang"đó cũng đến,cũng mang cơm mang nước và cũng đều giở trò bỉ ổi kinh tởm nhất đối với cô.Nhưng lạ thay,trong từng ấy ngày,cha mẹ cô vẫn không hề tìm đến để giải cứu cho đứa con gái đáng thương đang trông ngóng từng phút giây này.

      Rồi đến ngày thứ tư,sau khi phải "đóng vai" vào một con búp bê để "phục tùng" cho bọn cầm thú này xong xuôi.Một tên trong số chung tiến lại gần đến cô,rồi hắn rút điện thoại ra,cho cô xem mấy tấm ảnh mà hắn đã chụp lúc sáng.Gì....cái quái...CÁI QUÁI GÌ THẾ NÀY ?!Tấm ảnh đó cho thấy cha cô...mẹ cô vẫn đang cười nói vui vẻ với khách hàng trong khi....trong khi chính đứa con gái của họ đã mất tích đến mấy ngày hôm nay.....

       Những tấm ảnh đó đã làm cho Thanh Nguyệt sững sờ,chết đứng ngay trong cái khoảnh khắc ấy.Cô ngồi quỵ xuống,đôi mắt bỗng nhiên đờ đẫn,vô hồn đến lạ thường...Nó giống như đôi mắt của một con quỷ vậy....Biết bao...biết bao hi vọng và tình yêu của cô đã thay đổi thành thù hận chỉ trong khoảnh khắc bé nhỏ.Trong cô ...giờ đây chỉ còn chọn vẹn hai chữ "thù hận"...

       Khi chúng đi khỏi,cô lững thững đứng dậy,cầm lấy bát cơm lên mà ăn trong tâm trạng vô hồn.Ăn xong,cô bỗng giơ tay lên,đập"CHOANG"....cái bát sành đã vỡ trong chốc lát.Cô cúi người xuống,nhặt lấy mảnh nhọn hoắt rồi dấu đi...Sau đó,cô lững thững đi về phía một góc tường mà ngồi bệt xuống,đầu áp xuống đầu gối mà khóc trong khổ đau đến tột cùng.

       Tối hôm sau,chúng lại đến,lại nhìn cô với ánh mắt dâm dục như bao ngày.Một tên tiến lại gần đến cô,nhưng khác với mọi ngày,lần này cô không còn ngồi không mà chờ đợi nữa...Cô bỗng bật dậy,nhanh như cắt,cô túm lấy cổ hấn nhấc lên bằng cánh tay trái tựa như yếu ớt của mình.Tưởng như con người bé nhỏ kia không thể làm hắn bị thương bằng cánh tay yếu ớt đó,nên hắn mỉm cười chế giễu:

     "Này này!Giờ nếu cô em bỏ tay ra thì anh sẽ tha cho cô em...Nếu không thì...."

Chưa kịp dứt câu tay cô đã xiết cổ hắn dần chặt hơn,chặt hơn tạo ra những tiếng kêu"RẮC....RẮC..."Sau đó,chúng thấy đồng bọn của mình đang vùng vẫy một cách dữ dội...Vài giây sau,hắn đã nằm im bất tỉnh....Thấy vậy,cô lạnh lùng vứt con mồi xuống đất...Hắn đã chết.Hắn nằm im mà chưa hề biết được chuyện gì xảy ra.....

      Một tên khác mạnh bạo bước tới,cúi người xuống xem xét xem đồng bon của mình ra sao,có lẽ hắn nghĩ tên đó đang đùa giỡn mà thôi.Thấy hắn vẫn đang"soi mói"cái xác của con mồi.Thanh Nguyệt bỗng nở nụ cười kèm theo một giọng nói ma quái:

 "Nó chết rồi...Nó gãy cổ rồi...Giờ đến lượt mày đấy...Con mồi thứ hai của tao à!"

 "Cái gì..?"-Hắn vừa ngước lên,Thanh Nguyệt đã đè hắn xuống,ngồi lên người hắn mà dùng chính nắm đấm của mình liên tiếp đánh vào ngực hắn.Có lẽ,với một người con gái bình thường những cú đấm đó chẳng hề hấn gì với hắn,nhưng Thanh Nguyệt thì khác,chỉ sau cú đấm thứ 3,hắn đã ói ra máu và sau cúa đánh thứ 5....hắn đã tắt thở.

       Thấy vậy,Thanh Nguyệt từ từ đứng lên,dùng đôi mắt lạnh như băng nhìn lấy bốn tên còn lại.Chúng run sợ kêu lên:

  "Thanh Nguyệt....Mày....Mày có phải là con người không?"
Một giọng nói ma quái lai được cất lên:

  "Tao thích cái mùi máu tanh này rồi đấy!À mà vừa nãy tụi mày hỏi tao cái gì cơ?Tao có phải là con người không ư?Tao cũng chẳng biết nữa.Vì ở trong cái xã hội này chỉ có hai loại:Con mồi và kẻ đi săn mà thôi.Tao từng là con mồi và chúng mày cũng từng là kẻ đi săn.Nhưng bây giờ thì khác,tao bây giờ...là Kẻ Đi Săn.Còn chúng mày...sẽ là những con mồi của tao...Giờ thì,bắt đầu cuộc "săn" thôi nhỉ!"

      Nói rồi,cô bất ngờ lao tới.Gì thế này?Cô nhanh quá...nhanh lắm...Tốc độ của cô giờ đã vượt xa tốc độ của một con người ."Xoẹt...Xoẹt...."hai tiếng cứa bỗng vang lên.Khi chúng nhìn sang,hai tên đã lăn ra đất chúng bị mảnh sành sắc nhọn trên tay cô cứa sâu vào cổ.Cô lại mỉm cười:

   “Đúng vậy nhỉ!Cuộc “săn” coi bộ dễ dàng quá!”

   “Mẹ kiếp!Một tên hét lên rồi nắm chặt nắm đấm,đấm thẳng vào mặt của Thanh Nguyệt.Nhưng cú đấm thì chưa đến nơi mà cô đã vươn tay ra trước,nắm chặt lấy cánh tay to lớn đó một cách dễ dàng. “RẮC…..RẮC…..”….những tiếng vụn lại vang lên,tiếng hét của tên kia đã cất lên,Thanh Nguyệt dễ dàng bẻ lấy tay của hắn làm nó gãy vụn cả ra.Sau đó,cô giật mạnh lấy cánh tay hắn,mất đà,hắn lao thẳng về phía cô,cô né sang một bên,rồi “phụt…..”….Cô cắm thẳng chiếc mảnh sành nhọn hoắt vào gáy hắn làm hắn chết ngay tại chỗ.

         Còn một tên cuối.Thấy những cảnh đó,người hắn run bần bật cả lên.Cô tiến đến gần hắn,gần hắn…hắn nhanh chóng rút một con dao làm bếp dấu trong túi áo đâm vào cô.Nhưng cái tốc độ vượt xa con người lại cứu lấy cô một lần nữa.Cô dễ dàng né được cú đâm chết người đó.Cô nắm chặt tay lại đấm mạnh vào bụng hắn làm hắn phải buông thong con dao ra rồi văng đi khá xa.Cô cúi người xuống,nhặt con dao lên,tiến thẳng đến hắn,đứng trước hắn rồi mỉm cười với một ánh mắt lạnh bang.Hắn run rẩy van xin:

     “Thanh…..Nguyệt….Xin cô hãy tha cho tôi”

   Nghe thấy thế cô cười phá lên đáp trả:

     “Hahaha……!Mày muốn tao tha cho mày ư?Vậy sao trước kia tao cũng xin chúng mày tại sao chúng mày không tha cho tao?Chúng mày đã hủy hoại cả cuộc đời tao đấy con chó ạ!Tao sẽ không bao giờ tha thứ cho chúng mày!CHẾT ĐI!!!”

      Sau lời nói đó thì “phập”.Con dao sắc nhọn cắm thẳng vào đầu hắn làm hắn lăn ra chết ngay.Cô rút con dao ra,máu tuôn ra như suối,từng dòng máu đỏ tuôn ra khắp người cô.Cô mỉm cười.Một nụ cười thỏa mãn.Cô ngước lên,nhìn qua ô cửa sổ.Thật kì lạ!Ánh trăng đêm nay cùng với bầu trời thật khác lạ.Nó không còn là một màu trắng thanh khiết nữa,ánh trăng đêm nay thật đáng sợ,nó mang màu đỏ huyết,màu đỏ của sự chết chóc. Nhìn cảnh tượng đó cô cảm thấy căm hận vô cùng,cô thấy căm hận hai người mà chính cô đã từng yêu thương nhất,cô thấy căm hận cái nỗi buồn đang day dứt trong lòng, cô thấy căm hận cái tên “Thanh Nguyệt” mà do chính cha mẹ đã đặt cho cô.Cô đã tự nhủ,cái tên “Thanh Nguyệt” sẽ chính thức biến mất,từ bây giờ tên của cô sẽ không còn mang ý nghĩa của “ánh trăng thanh khiết” khi xưa nữa,cô sẽ khiến “ánh trăng” xưa kia thành “ánh trăng máu”.Vì vậy cô nắm chặt con dao,cúi người xuống,cắm thẳng vào người tên cầm thú kia rồi khắc lên hai chữ “Huyết Nguyệt”.

            Xong xuôi,cô nhấc con dao lên,lững thững bước ra đến sảnh của ngôi nhà.Cô đến từng phòng để tìm kiếm thứ gì đó có thể mặc tạm vào hay không,vì bây giờ cơ thể cô vẫn trần như nhộng.Một lúc sau,cô tìm thấy một chiếc váy,một đôi tất và một đôi giày đen bóng cũ kĩ,cô liền cúi xuống nhặt lấy nó rồi mặc đại lên người.Cô nhét con dao vào túi áo rồi lững thững bước ra,trong cô giờ đây đã xác định được rằng:Con mồi tiếp theo sẽ chính là cha mẹ ruột của mình.Nhưng vừa bước ra đến cửa ngôi nhà,cô bỗng thấy một chiếc mặt nạ tráng tinh,hốc mắt đen ngòm,đôi môi đỏ quyến rũ được uốn cong lên đóng giả nụ cười.Nghĩ nó có thể giúp mình che giấu thân phận,cô liền nhặt nó lên rồi mang vào và bắt đầu cất bước đi để chuẩn bị cho cuộc đi “săn” tiếp theo của chính mình.

         Tối hôm sau,cô giỡ bỏ mặt nạ và lững thững bước vào nhà.Chiếc chìa khoá duy nhất để mở được cánh cổng đó là vãng mạc của cha mẹ và cô.Vì thế,chỉ trong tích tắc,cánh cửa đã được mở ra mà cô không cần tốn tới một chút sức lực nào.Cô bước vào tiến thẳng tới phòng của cha mẹ,hai người vẫn ngủ say sưa,cô đưa tay vào túi,rút con dao còn dính máu tanh ra và “phập”….con dao cắm thẳng vào ngực người cha,máu thì cứ tuôn ra như suối,nó bắn cả lên mặt,lên người cô và phun ra tung tóe.Cảm thấy có một thứ gì đó nhớp nhớp,tanh tanh bắn vào mặt mình,mẹ cô chợt tỉnh giấc.Nhưng thật kinh hoàng,một sự việc kinh khủng đang diễn ra trước mắt bà,trước mắt bà là sự việc đứa con gái bé bỏng xinh xắn của mình đã hóa quỷ và giết chết chính cha ruột của nó.Theo phản xạ,bà run sợ hét lên.

          Nhưng cái phản xạ đó thật không đúng lúc chút nào.Thanh Nguyệt đã nghe thấy,đã biết rằng mẹ của cô đã tỉnh giấc,cô nhanh thoăn thoắt leo lên người của mẹ cô và chỉ thẳng mũi dao nhon còn dính máu vào cổ bà rồi cô nở nụ cười man rợ kèm theo một giọng đẫm buồn :

    “Xin chào……cha…mẹ….Các người đã phản bội tôi …giờ thì…..Trở về với nơi các người đã được sinh ra đi…..Trở về đi!”

        Sau lời nói đó, “phập” con dao một lần nữa đâm xuyên qua da,qua thịt và giết chết bà,giết chết người mà cô vẫn còn rất yêu quý.Khi chết,bà vẫn không thể nhắm mắt mà miệng còn lẩm bẩm cái gì đó,có lẽ bà muốn nói một thứ gì trước khi chết chăng?Nhưng không may cổ họng đã bị đâm rách khiến cho người mẹ bất hạnh đó không thể làm được điều đang dự định đấy.

       Một lúc sau,Thanh Nguyệt bước xuống giường cô đi về phía tủ để lấy chiếc bật lửa ,cô muốn thiêu rụi cả ngôi nhà này,thiêu rụi cái quá khứ giả tạo đó.Cô vừa chạm tay vào chiếc quẹt thì bỗng một chiếc điện thoại trong tủ sang choang lên,đáng ra cô sẽ không để ý đến nó nếu cô không nhận thấy được vài dòng tin nhắn mà số của cô nhắn cho cha mẹ .Cô nhấc nó lên,vào phần tin nhắn rồi đọc lại những tin mà cô đã gửi cho hai người lúc trước.

           Gì …cái gì thế này ? Vào 5 ngày trước,cô đã bị bắt và bị nhốt ở một căn phòng trống cơ mà?Tại sao…tại sao…vào thời gian đó lại có tin nhắn cô gửi cho mẹ cha rằng: “Con đi du lịch khoảng một tuần,cha mẹ đừng lo.Ngày nào con cũng sẽ nhắn tin về cho cha mẹ.” Từ dòng tin nhắn đó, cho đến bây giờ có tên khốn nạn nào đó đã giả danh cô rồi nói cho cha mẹ rằng cô không sao.Làm cho hai người không còn cảm thấy lo lắng cho cô.Làm cho cô đã hiểu lầm và giết chết chính cha mẹ mình.Bây giờ…..cơn giận dữ trong cô đã đạt đến tột cùng…..Con quỷ khát máu giết người đã hoàn toàn thay thế cho cô bé hiền lành hôm nào.Bây giờ,cô lại nhặt chiếc mặt nạ lên,đeo nó vào rồi bắt đầu với cái tên “Ánh Trăng”trong khi đôi mắt vô hồn vẫn còn chảy bao nước mắt.

          Từ hôm đó,vào cả ngày lẫn đêm,những ai bắt gặp một cô gái xinh đẹp mặc một chiếc áo khoác đen với đôi mắt vô cảm và đi đến làm quen với cô .Thì chắc chắn,chưa đầy 24sau chính người đó sẽ bị hạ sát một cách dã man và khi khám nghiệm…người ta cho thấy trên người nạn nhân luôn bị rạch hai chữ bằng mũi dao sắc nhọn.Hai chữ đó không gì khác chính là “Ánh Trăng”.Và một điều hết sức kì lạ,cứ mỗi tiểu đội cảnh sắt nào truy lùng lấy kẻ sát nhân “Ánh Trăng” đó,thì y như rằng ….chúng sẽ chết một cách không toàn thây….

         Đến tận bây giờ cũng có ai biết được rằng:đường sau huyền thoại sát thủ máu lạnh kinh hoàng đấy,là một quá khứ đau buồn của một cô gái trẻ hiền lành đầy những ước mơ ………

0
6 tháng 4 2020
Qua hai đoạn thơ trên em đã chứng tỏ người lính vất vả và chịu nhiều gian nan ốm đau bệnh tật chắp vá từng miếng vải của quần áo nhưng vẫn lạc quan giúp đỡ nhau kết nối với nhau để chống giặc điều đó đã lmf hình tượng ngời lính trở nên cao thượng hơn bao giờ hết
  Cuộc Đời Má Tôi - Chap 3Thời gian thấm thoắt trôi, rồi đến lúc tôi cũng phải xa má, xa quê vào thành phố để học. Mặc dù thấy má vui nhưng tôi biết má rất buồn, phải xa đứa con trai duy nhất của mình, đứa con mà vì nó má đã khổ sở thật nhiều, má đành cố giấu nỗi buồn để con mình yên lòng ra đi. Rồi ngày đi cũng sắp đến, tôi cố làm những việc sau cùng, viếng mộ ông bà, rồi...
Đọc tiếp

  Cuộc Đời Má Tôi - Chap 3

Thời gian thấm thoắt trôi, rồi đến lúc tôi cũng phải xa má, xa quê vào thành phố để học. Mặc dù thấy má vui nhưng tôi biết má rất buồn, phải xa đứa con trai duy nhất của mình, đứa con mà vì nó má đã khổ sở thật nhiều, má đành cố giấu nỗi buồn để con mình yên lòng ra đi. Rồi ngày đi cũng sắp đến, tôi cố làm những việc sau cùng, viếng mộ ông bà, rồi đi thăm các gia đình bà con nội ngoại để chuẩn bị cho một chuyến đi dài. Tôi đã tự hứa rằng nếu không có chuyện gì thì 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn thế, chừng nào tôi thành đạt, tôi sẽ trở về quê sống với má như những ngày trầm lặng đã qua, đó là ước mơ cuối cùng của cuộc đời tôi. Tôi rời quê trên một chiếc xe đò cũ, trong tôi biết bao kỉ niệm tràn về, khó tả…Những giọt nước mặn chát bất thần lăn trên đôi má khi xe qua đèo, những tưởng rằng sờn cảnh nghèo khổ tôi đã quên khóc như thế nào rồi chứ, sao hôm nay lạ vậy. Chiếc xe ì ạch, chậm chạp bò lên đỉnh đèo, hai bên toàn lâu sậy, chỉ còn vài tia sáng yếu ớt trên bầu trời đang đổ mưa phùn, trước cảnh vật như thế tôi không cầm được lòng mình nên đã vô tình làm rơi những giọt tâm trạng…

 

3
22 tháng 7 2018

Rất hay và miêu tả sâu sắc .

22 tháng 7 2018

hay lắm bn ạ

ra tiếp ik nhé

28 tháng 8 2017

Gợi ý:

Trong tiềm thức tác giả, "một bếp lửa ấp iu nồng đượm" luôn túc trực, lắng đọng: hình ảnh bà sóng đôi vs hình ảnh bếp lửa, gắn với sự chăm chút cho đứa cháu phải xa cha mẹ.

"Một bếp lửa" là động đến cõi cao sâu trong kí ức của mỗi người về về hơi ấm gia định, nhất là khi xa nhà sống ở nơi xa lạ và điệp ngữ này dùng để diễn tả cảm xúc đang dâng lên cùng với kí ức, hồi tưởng. Bếp lửa hiện lên nồng nàn trong tình cảm, dạt dào trong cảm xúc.

Giọng thơ của toàn bài mang nỗi cảm thương, nỗi nhớ nhung tha thiết cứ muốn trào dâng lấn áp tất cả.

Mỗi kỉ niệm thức dậy là biết bao tâm tình sống dậy. Mỗi kỉ niệm được bao bọc trong nỗi nhớ thương vừa trào dâng, vừa sâu lắng. Cả bài thơ là một dòng tâm trạng, một dòng hồi ức. Ngần ấy sự việc suốt mấy chục năm trời chỉ xoay quanh hình ảnh bếp lửa của bà. Lửa là ánh sáng, lửa là hơi ấm. Bếp lửa lặng thầm nuôi dưỡng mọi gia đình, nuôi dưỡng cả sự sống này. Nép mình trong bếp có gì mộc mạc, khiêm nhường hơn bếp lửa? Nhưng cũng có gì cao quý, thiêng liêng hơn? Cho nên nhớ về bếp lửa là nhớ về bà.

Bằng Việt đã thổi bừng lên hết thảy những bếp lửa"ấp iu nồng đượm" trong kí ức của mỗi chúng ta. Và cả mối tình bà cháu đẹp như tỏng truyện cổ tích của nhà thơ của như riêng của tuổi thơ chúng ta. Trong thơ ca còn có mối tình bà cháu nào cảm động hơn? Mối tình bà cháu đẹp như một dòng sông, dòng sông êm đềm và trong vắt, mặt dòng sông chở đầy kỉ niệm. Một bếp lửa và một làn sương sớm. Những kỉ niệm là một nhạc điệu tâm tình ầm ĩ, thầm thì, triền miêng như nỗi nhớ chất thơ lan tỏa trong từng con chữ có cả sắc màu, hương vị, kí ức và hồn người. Tình người lan tỏa vào cảnh, ấp ủ thành tình yêu quê hương.....

25 tháng 10 2017

Tình cảm gia đình là một nguồn cảm hứng bất tận đối với các thi sĩ, đã có rất nhiều tác phẩm làm xúc động lòng người khi viết về đề tài thiêng liêng này. Bài thơ “Bếp lửa” của tác giả Bằng Việt cũng viết về đề tài này, thắp sáng tình cảm gia đình bằng hơi ấm thấm đượm tình bà cháu nồng nàn. Bằng những vầng thơ theo dòng hồi tưởng, gợi nhớ về tuổi thơ của đứa cháu xa nhà, bài thơ “Bếp lửa” đã ca ngợi đức hi sinh, sự tần tảo và tình thương bao la của bà, đồng thời thể hiện sự kính yêu và lòng biết tha thiết của cháu đối với bà.
Ra đời vào năm 1963, bài thơ “Bếp lửa” đã tái hiện chân thật một khoảng kí ức tuổi thơ của người cháu bên bà của mình. Tuổi thơ của người cháu gắn liền với hình ảnh người bà thân thương và bếp lửa ấp iu nồng đượm khiến người cháu mỗi khi nhớ về lại có những cảm xúc vô cùng yêu thương xen lẫn cảm phục người bà của mình. Bài thơ không chỉ nói lên tình cảm của người cháu giành cho bà mình mà còn khẳng định rằng bếp lửa không chỉ làm ấm tình cảm bà cháu mà còn sưởi ấm một đời người.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa khơi gợi cho người cháu nhớ về bà mình:


Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa


Hình ảnh “bếp lửa” trong màn sương sớm đã được khắc họa giản dị nhưng rõ nét và sống động qua ba câu thơ. “Bếp lửa” có lúc sáng mãnh liệt, có lúc yếu, không định hình đã trở thành một đồ dùng, một hình ảnh gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam. Đó không chỉ là nơi để đun nấu mà còn là nơi sum họp, ghi dấu những niềm vui, nỗi buồn của mọi gia đình. Điệp ngữ “một bếp lửa” cùng với các từ láy “chờn vờn”, “ấp iu” đã gợi nên sự ấm áp, đầy tình thương yêu như tấm lòng bà. Từ “ấp iu” gợi lên sự khéo léo của bàn tay bà khi bà nhóm bếp lửa, tấm lòng yêu thương, chi chút của bà đến con cháu. Trong hồi tưởng của cháu, hình ảnh người bà luôn hiện diện cùng bếp lửa qua bao năm tháng. Hình ảnh của bà hiện lên một cách nhẹ nhàng nhưng vô cùng đẹp đẽ trong trái tim người cháu, bà vẫn luôn nhóm bếp lửa mỗi sáng mỗi chiều suốt cả cuộc đời. Hình ảnh “bếp lửa” là biểu hiện cụ thể và sinh động về sự tần tảo, chăm sóc và yêu thương của người bà đối với con cháu trong mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Trước sự hy sinh của bà, người cháu luôn “thương bà biết mấy nắng mưa”. Từ đó làm bật lên tình cảm sâu nặng của người cháu một cách thật tự nhiên, không thể tà xiết vì những “nắng mưa”, khó nhọc vất vả của cuộc đời bà. Từ “thương” diễn đạt rất chân thật mà giản dị không chút hoa mỹ tấm lòng yêu mến bà của cháu.
Từ tình yêu thương và nỗi nhớ da diết, người cháu nhớ về kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà:


Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy


Những vần thơ nhẹ nhàng như lời kể lại những năm tháng thơ ấu đầy gian khổ của cháu với bóng đêm của nạn đói năm 1945. Khi nhớ về những ngày thơ ấu gian khổ bên bà, người cháu nhớ về năm đói kém mà cháu sống trong sự cưu mang, tình yêu thương sâu đậm của bà khi bố phải đi “đánh xe”, để cháu lại quê nhà cho bà chăm bẵm. Các cụm từ ““đói mòn đói mỏi” đã diễn tả chân thật những cực khổ của hai bà cháu trong thời kì đó. Hình ảnh “bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy” đã cho thấy cái đáng sợ của giặc đói, tỉnh cảnh cực khổ của nhân dân ta dưới thời kì đó:


Con đói lả ôm lưng mẹ khóc
Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi
Kiếp người cơm vãi cơm rơi
Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi!


Kí ức tuổi thơ và tình cảm đậm sâu của bà trong cháu vẫn cứ vẹn nguyên:


Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay


Người cháu vẫn như cảm nhận được mùi khói chất chứa đầy nỗi vất vả cực nhọc của hai bà cháu vẫn còn cay nồng nơi sống mũi, mùi khói “hun nhèm” cả kí ức tuổi thơ, chân thực và mang đầy nghĩa tình sâu nặng. Nơi sống mũi của người cháu cay nồng, lan tỏa trong tâm hồn người cháu không chỉ vì khói cay của rơm rạ, củi.. bị ướt sương mà còn là khói bom đạn, là khó khăn thiếu thốn trong chiến tranh và tình yêu thương con cháu da diết của bà. “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay” đã thể hiện rất chân thực và xúc động niềm thổn thức của người cháu khi nhớ về những năm tháng tuổi nhỏ bên người bà kính yêu. Với những chi tiết và ngôn từ giản dị, chân thực, đoạn thơ đã thấm đượm bao tình cảm sâu nặng của người cháu với bà của mình.
Trong màn sương khói mờ mịt của thời thơ ấu, tác giả tiếp tục đắm mình trong những hồi tưởng về tuổi thơ ở cạnh bà:


Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!


Đoạn thơ như đang kể về một câu chuyện cổ tích nhưng lại làm hiện rõ những năm tháng khó nhọc đứa cháu lớn lên trong sự yêu thương, đùm bọc của người bà. “Tám năm ròng” kháng chiến đầy vất vả gian lao nhưng đối với tác giả đó là một khoảng thời gian thật đẹp, thật sâu sắc, vui buồn cùng bà bên bếp lửa của người cháu. Từ bếp lửa nhỏ bé thân thương, tuổi cháu trải dài trên “những cánh đồng xa” với tiếng chim tu hú vang vọng, gợi lại trong tâm hòn người cháu bao kỉ niệm khó quên về người bà, về bếp lửa. Từ đó gợi lên khoảng thời gian cháu đã bắt đầu tự lập, nhóm lên ngọn lửa tình cảm thắm nồng dành cho trong tim cháu. Tiếng chim tu hú lúc vang vọng lúc mơ hồ, lúc lại gần gũi, xót xa như giục giã, như khắc khoải gợi về miền thương nhớ, gợi về quê hương nơi có người bà giàu tình yêu thương với con cháu. Từ đó cho thấy tình cảnh vắng vẻ, cô quạnh và nỗi mong nhớ cha mẹ người cháu của cả hai bà cháu. Nhà thơ đang kể, bất chợt quay sang tâm sự “bà còn nhớ không bà?” để nhớ về những câu chuyện bà hay kể, nhớ những việc làm tận tụy đầy yêu thương của bà dành cho cháu. Âm thanh đồng quê gần gũi và bình dị của tiếng tu hú “tha thiết” như lời nói từ tấm lòng của cháu, tiếng quen thuộc đọng lại qua những lần bà “kể chuyện những ngày ở Huế”. Bằng nét thơ sáng tạo, người cháu đã thể hiện tình cảm của mình dành cho bà khi tâm sự chân thành với với những tiếng chim tu hú bình dị trên những cánh đồng xa. Tiếng chim tu hú trong khổ thơ làm cho không gian kỷ niệm có chiều sâu khiến cho nỗii nhớ của cháu về bà bỗng trở nên thăm thẳm và vời vợi.
Trong kí ức của mình, tác giả chẳng thể nào quên được dù bao nhiêu mùa tu hú đi qua thì bà vẫn luôn tảo tần, chăm sóc cháu:


Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,


Những lời thơ bình dị đã thể hiện chân thật sự tận tình chăm sóc cháu của bà khi “mẹ cùnng cha công tác bận không về”. Tình thương của bà đối với cháu to lớn như biển trời bao la, bà đảm nhận vai trò của một người cha, một người mẹ và một người thầy. Bà chăm chút cho cháu từ cái ăn, cái mặc đến cả việc học hành. Bà dạy cho cháu những bài học làm người, chăm chút cho cháu dẫu bà phải vất vả lo toan bao điều. Từ "bà" được lặp lại nhiều lần cùng với cấu trúc "bà-cháu" sóng đôi gợi lên tình cảm gắn bó, ấm áp của tình bà cháu. Hình ảnh “nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc” mang đầy màu sắc trẻ thơ vô cùng đẹp đẽ, giản dị mà hàm súc. Hình ảnh ấy cho thấy cháu đã hiểu được những khó khăn của bà và yêu bà mình, ngày ngày giúp bà “nhóm bếp lửa” đỡ đần phần nào công việc của bà.
Tâm hồn cháu lúc này chỉ còn ngập tràn niềm yêu thương với bà, cháu trách những chú chim tu hú:


Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?


Bằng lời thơ tha thiết và trầm buồn, cháu như đang trách cứ những chú tu hú bay ngoài đồng xa không đến ở cùng bà để bà đỡ cô quạnh, buồn tủi hay tác giả đang trách chính bản thân mình vô tâm. Cách nói này đã bộc lộ kín đáo, ý nhị tình cảm thương yêu, xót xa của tác giả trước nỗi cô đơn và sự vất vả của bà.
Kỉ niệm cũ như những thước phim quay chậm về bà cháu trong chiến tranh:


Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh



Chiến tranh, một danh từ bình thường nhưng sức lột tả của nó thì khốc liệt vô cùng, nó đã gây ra đau khổ cho bao người, bao nhà. Và hai bà cháu trong bài thơ cũng trở thành một nạn nhân của chiến tranh: gia đình bị chia cắt, nhà bị giặc đốt cháy rụi… Trong hoàn cảnh ấy, người bà hiện lên thật đẹp với tấm lòng hy sinh cao cả. Từ “lầm lụi” thể hiện hình ảnh người bà củng như bao người hàng xóm lặng lẽ sớm hôm muốn chia sẻ gánh vác cùng con cháu những vất vả lo toan. Gian khổ là thế nhưng có được sự giúp đõ của hàng xóm, tình cảm của những người cùng cảnh ngộ, hai bà cháu đã dựng lại được “túp lều tranh”.
Bà vẫn chịu thương chịu khó cặm cụi vì không muốn con mình lo lắng:


Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày viết thưchớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”


Chiến tranh gian khổ nhưng bà luôn “vững lòng”, chính phẩm chất cao đẹp ấy đã làm cho luôn tự hào khi cháu nhớ về bà.Lời dặn của bà chân thật và cảm động, chan chứa bao ý nghĩa từ tấm lòng bà văng vẳng bên tai cháu. Qua đó không chỉ thể hiện tình cảm yêu thươg con cháu của bà mà còn đề cao phẩm chất cao quý, đức hi sinh nhẫn nại của những người phụ nữ Việt Nam để yên lòng người nơi chiến tuyến. Trong ý thơ còn hàm chứa cả lòng khâm phục và kính trọng mà cháu dành cho bà, như tình cảm hướng về tổ quốc, về những người thân yêu.
Từ bếp lửa thân thương, cháu nghĩ đến ngọn lửa thắp sáng của người bà kính yêu:


Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẳn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng


Ba câu thơ như một nốt nhấn, một điệp khúc khó quên trong bản tình ca về bà cháu đầy thiêng liêng và cao quý. Hình ảnh ngọn lửa toả sáng trong câu thơ có sức truyền cảm mạnh mẽ. Giữa những mất mát đau thương bà vẫn ngày ngày nhóm bếp lửa, chất chứa bao nét đẹp ý nghĩa, sự tinh tế, bình dị đơn sơ và tình yêu thương của cháu với bà. “Rồi sớm rồi chiều” bà vẫn nhen lên ngọn lửa như nhen nhóm lên trong lòng người cháu một tình cảm rộng lớn, ấp ủ bằng tình thương bao la dạt dào suốt cuộc đời bà luôn dành cho cháu. “Bếp lửa” của tình yêu gia đình, quê hương giờ đây đã trở thành một “ngọn lửa” mang đậm giá trị biểu tượng, bếp lửa ấy được bà nhem lên từ ngọn lửa trong lòng bà. Ngọn lửa ấy là ngọn lủa của tình yên thương, ngọn lửa của niềm tin vào kháng chiến, ngọn lửa ấm nồng như tình bà cháu, ngọn lửa đỏ hồng soi sáng cho con đường cháu đi. Qua đó hình ảnh người bà hiện lên tuy mộc mạc nhưng rất rực rỡ, bà luôn cần cù chắt chiu, giàu nghị lực và đức hi sinh cao cả như bao người phụ nữ Việt Nam trong cuộc kháng chiến.
Đi qua những hồi ức, tác giả chợt suy ngẫm về cuộc đời bà với triết lí sâu xa:


Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớ
m


Với cảm xúc “biết mấy nắng mưa” được lặp lại từ khổ 1 như một điểm nhấn nói về rất nhiều “lận đận”, nhiều “nắng mưa” của cuộc đời bà. Thế nhưng bà vẫn luôn âm thầm chịu đựng, cần mẫn và chu đáo chăm lo cho con cháu của mình. Dù đã “mấy chục năm” đi qua gian khổ nhọc nhằn nhưng bà vẫn giữ “thói quen dậy sớm”, bà vẫn gian nan, vất vả tưởng như không bao giờ dứt. Cháu vẫn thương mãi thói quen của bà, thương bà nhóm bếp lửa yêu thương suốt cả cuộc đời cháu. Bả đã nhóm lửa bằng cả lòng đôn hậu để những vần thơ của cháu thấm đẫm tình cảm sâu nặng và lòng biết ơn sâu sắc.
Chiến tranh đã đi qua, nhưng bà ngày ngày vẫn nhóm bếp:


Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng-bếp lửa!


Điệp từ nhóm được nhắc lại bốn lần mang bốn nghĩa khác nhau, vang lên theo từng cung bậc tình cảm lớn dân, tỏa sáng dần nét "kỳ lạ", thiêng liêng và nhất là tình nghĩa của bà. Đó như là một lời khẳng định bà chính là người nhóm lên trong lòng cháu ngọn lửa bằng đức hi sinh cao cả, thể hiện niêm xúc động thiết tha, kết lại trong miền kí ức của người cháu. Bà “nhóm tình yêu thương khoai sắn ngọt bùi” dạy cho cháu tình yêu xóm làng, yêu mảnh đất quê hương nghèo khổ, bà “nhóm nồi xôi gạo mới xẻ chung vui” dạy cho cháu biết yêu thương, san sẻ với mọi người. Cuối cùng, người bà kỳ diệu ấy "nhóm dậy", thức tỉnh và bồi đắp cho đứa cháu về tâm hồn và cách sống, bà còn là người truyền lửa và giữ cho ngọn lửa ấm lòng cháy sáng trong lòng mọi người. Người bà kì diệu như vậy ấy, rất giản dị nhưng có một sức mạnh kì diệu tứ trái tim, ta có thể bắt gặp người bà như vậy trong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh:

“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.”


Âm điệu thơ này dạt dào như sóng, lan tỏa như lửa ấm như đó chính là cảm xúc đang dâng trào, đang tỏa ấm trong trái tim nhà thơ.Mỗi câu, mỗi chữ cứ hồng lên, nồng ấm biết bao tình cảm nhớ thương về bà. Câu thơ “Ôi kì lạ và thiêng liêng-bếp lửa” bộc lộ rõ nhất thái độ kính trọng và cảm xúc đang dâng trào ào ạt trong tâm hồn người cháu. Câu thơ chỉ có 8 chữ mà có sức khái quát cả suy nghĩ lẫn tình cảm của tác giả đối với bếp lửa gắn liền hình ảnh người bà, với cách ngắt nhịp là một dấu lặng đầy nghệ thuật chứa đựng bao cảm xúc và suy nghĩ không thể diễn tả hết bằng ngôn từ.
Chính tấm lòng của bà đã khiến cho cháu có thể quên đi dù cháu đã trường thành:


Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...


Đoạn thơ đã đúc kết thật đằm thắm lòng thương nhớ, kính yêu và biết ơn bà sâu sắc. Bao năm dài đằng đẵng, đứa cháu giờ đã khôn lớn sống trong một khung cảnh mới, một cuộc đời mới đầy đủ và ấm no nhưng chẳng thể nào nguôi nhớ về bà. Đặc biệt câu hỏi tu từ “sớm mai này bà đã nhóm bếp lên chưa?” đã người cháu chẳng thể quên được bếp lửa thân thương. Câu hỏi khép lại bài thơ đã để lại sức ám ảnh day dứt như nhắc nhở người cháu phải nhớ về bà, phải nhớ về bếp lửa quê hương.
Bằng những lời thơ trong sáng, bình dị và giàu chất trữ tình, âm điệu thơ trữ tình sâu lắng và hình tượng “bếp lửa” mang đầy ý nghĩa và những hình ảnh ẩn dụ sâu sắc, bài thơ mang triết lí sâu xa, thầm kín. Những gì là thân thiết của tuổi thơ mỗi ngưởi có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu thương và lòng biết ơn bà là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương và đó cũng là sự khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước.
Qua những hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thảnh, bài thơ Bếp lửa đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với gia đình, quê hương, đất nước. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận và sự sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bếp lửa gắn liền với người bà “Bếp lửa” là một ài học đạo lí thao thiết. Bài thơ nhắc nhở ta về lối sống thủy chung ân nghĩa, có lòng biết ơn, đối xử ân nghĩa với gia đình, láng giềng và quê hương, cội nguồn dân tộc.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏiMột người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe,nước mắt ông dàn dụa,đôi môi tái nhợt,áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.Tôi lục hết túi nọ đến túi kia,không có lấy một xu,không có cả khăn tay,chẳng có gì hết.Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào.Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông.-Xin ông đừng giận cháu! Cháu...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe,nước mắt ông dàn dụa,đôi môi tái nhợt,áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia,không có lấy một xu,không có cả khăn tay,chẳng có gì hết.Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào.Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông.

-Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả

Ông nhìn tôi chằm chằm,đôi môi nở nụ cười:

-Cháu ơi,cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy,tôi chợt hiểu ra: Cả tôi nữa,tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông

a, Xác định phương thức biểu đạt

b, Lời của nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết

c,Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó

d,Bài học rút ra từ văn bản trên?

 

Giúp mình với ạ:"(

0
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
9 tháng 8 2018

a. Nhân vật "con bé" đã vi phạm phương châm lịch sự. Vì đứa trẻ nói không có từ ngữ xưng hô, nói trống không với người lớn.

b. Có sự vi phạm đó vì nhân vật "con bé" không chịu nhận anh Sáu là ba. Vì người cha đi đánh trận từ khi con bé còn trong bụng mẹ nên con bé chỉ nhìn thấy cha qua tấm ảnh. Người cha đi đánh giặc có vết thẹo dài trên má nên con bé không nhận ra cha mình.

- ​Từ láy được sử dụng: chờn vờn.

- Tác dụng: gợi tả hình ảnh ngọn lửa lúc to, lúc nhỏ, lúc cao, lúc thấp; soi tỏ hình ảnh của người và vật xung quanh. Từ láy "chờn vờn" còn có tác dụng dựng nên một hình ảnh gần gũi, quen thuộc từ bao đời nay có trong gia đình Việt nam, nhất ở ở nông thôn.

10 tháng 8 2021

Từ láy: chờn vờn.

Từ láy ấy giúp em hình dung khung cảnh ngọn lửa người bà nhen lúc to lúc nhỏ trong thời điểm sáng sớm khi trời còn sương. Hơn nữa còn giúp gợi hình ảnh quen thuộc gần gũi với thời tuổi thơ của những người sống ở nông thôn từ xưa đến nay.

30 tháng 1 2019

hay đấy

học tốt 

năm mới vui vẻ

!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

30 tháng 1 2019

Happy New Year

Chúc mọi năm mới có nhiều tk hơn nhen