Câu 9: (1,0 điểm) Anh/Chị hãy lí giải sự lựa chọn của Từ Thức ở cuối đoạ...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 9: (1,0 điểm) Anh/Chị hãy lí giải sự lựa chọn của Từ Thức ở cuối đoạn trích: Chàng bèn mặc áo cừu nhẹ, đội nón lá ngắn, vào núi Hoành Sơn, rồi sau không biết đi đâu mất.

Bài đọc:

     (Tóm tắt phần đầu: Từ Thức làm quan Tri huyện Tiên Du, nhân một buổi xem hội hoa mẫu đơn mà cứu giúp một người con gái đẹp. Vì tính ham thơ mến cảnh nên chàng đã từ quan mà chọn sống chốn nước biếc non xanh. Một hôm Từ Thức mải vãn cảnh mà lạc vào động tiên, gặp lại người con gái mà chàng đã cứu hôm đi hội, mới biết hóa ra cô gái đó chính là nàng tiên Giáng Hương, con của bà tiên cai quản vùng núi Phù Lai, động tiên thứ 6 trong 36 động tiên bồng bềnh ngoài biển cả. Để báo đáp ơn cứu mạng trước kia, phu nhân đã tác hợp cho Từ Thức và Giáng Hương nên duyên vợ chồng, làm lễ giao bái trước các quần tiên).

     Rồi có những người trẻ nhỏ, chia ra từng lớp mà múa điệu Lăng Ba. Đoạn, phu nhân mời tiệc. Giáng Hương rót rượu. Người bận xiêm lụa nói đùa rằng:

     - Nương tử hôm nay mầu da hồng hào, chứ không khô gầy như trước nữa. Người ta bảo ngọc nữ không chồng, câu ấy hỏi có tin được không?

     Quần tiên đều cười, duy người mặc áo xanh buồn rầu không vui mà nói rằng:

     - Mối duyên của cô em đây, thật cũng là tốt đẹp. Song nghĩ cái giá băng ngọc ở trên mây, mà đi kết mối tóc tơ ở cõi thế, vạn nhất tiếng tăm vỡ lở, thiên hạ chê cười, quần tiên chúng ta e không khỏi mang tiếng lây được.

      Bà Kim tiên nói:

     - Ta ở trong chốn lâu thành trên trời, chầu hầu cạnh đức Thượng đế, mênh mang trần hải, chưa từng đặt bước xuống bao giờ. Thế mà những kẻ hiếu sự họ còn bịa ra, nào bảo Dao trì hội kiến ở đời Chu, thanh điểu truyền tin ở đời Hán, ta còn thế, huống chi là lũ các nàng ư? Song tân lang ngồi đây, ta không nên bàn phiếm những câu chuyện khác làm rối lòng dạ người ta.

     […]

     Nhưng từ khi chàng bỏ nhà đi thấm thoát đã được một năm, ao sen đã đổi thay mầu biếc. Những đêm sương sa gió thổi, bóng trăng sáng nhòm qua cửa sổ, tiếng thủy triều nghe vẳng đầu giường, đối cảnh chạnh lòng, một mối buồn bâng khuâng, quấy nhiễu khiến không sao ngủ được. Một hôm trông ra bể, thấy một chiếc tàu buôn đi về phương nam, Từ trỏ bảo Giáng Hương rằng:

     - Nhà tôi đi về phía kia kìa, song biển cả trời xa, chẳng biết là ở tận đâu.

     Rồi nhân lúc rỗi, chàng nói với nàng rằng:

     - Tôi bước khách bơ vơ, lòng quê bịn rịn, lệ hoa thánh thót, lòng cỏ héo hon, dám xin thể tình mà cho được tạm về, chẳng hay ý nàng nghĩ thế nào?

      Giáng Hương bùi ngùi không nỡ dứt. Từ lang nói:

     - Tôi xin hẹn trong một thời kỳ bao nhiêu lâu, để về cho bạn bè gặp mặt và thu xếp việc nhà cho yên, sẽ lại đến đây để với nàng cùng già ở chỗ làng mây bến nước.

     Giáng Hương khóc mà nói:

     - Thiếp chẳng dám vì tình phu phụ mà ngăn cản mối lòng quê hương của chàng. Song cõi trần nhỏ hẹp, kiếp trần ngắn ngủi, dù nay chàng về, nhưng chỉ e liễu sân hoa vườn, không còn đâu cảnh tượng như ngày trước nữa.

     Nàng nhân thưa với phu nhân, phu nhân nói:

     - Không ngờ chàng lại thắc mắc vì mối lòng trần như vậy.

     Nhân cho một cỗ xe cẩm vân để chàng cưỡi về. Nàng cũng đưa cho chàng một bức thư viết vào lụa mà nói:

     - Ngày khác trông thấy vật này, xin đừng quên mối tình cũ kĩ.

     Rồi trào nước mắt mà chia biệt.

     Chàng đi chỉ thoắt chốc đã về đến nhà, thì thấy vật đổi sao dời, thành quách nhân gian, hết thảy đều không như trước nữa, duy có những cảnh núi khe là vẫn không thay đổi sắc biếc màu xanh thủa nọ. Bèn đem tên họ mình hỏi thăm những người già cả thì thấy có người nói:

     - Thuở bé tôi nghe nói ông cụ tam đại nhà tôi cũng cùng tên họ như ông, đi vào núi mất đến nay đã hơn 80 năm, nay đã là năm thứ 5 niên hiệu Diên Ninh là đời ông vua thứ ba của triều Lê rồi.

     Chàng bấy giờ mới buồn bực bùi ngùi; muốn lại lên xe mây để đi, nhưng xe đã hóa làm một con chim loan mà bay mất. Mở thư ra đọc, thấy có câu: "Kết lứa phượng ở trong mây, duyên xưa đã hết, tìm non tiên ở trên biển, dịp khác còn đâu!" mới biết là Giáng Hương đã nói trước với mình những lời ly biệt. Chàng bèn mặc áo cừu nhẹ, đội nón lá ngắn, vào núi Hoành Sơn, rồi sau không biết đi đâu mất.

                                      (Trích Từ Thức lấy vợ tiên, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, in trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 1, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và tuyển soạn,

NXB Giáo dục, 1997,  tr 259 - 260)
1
4 tháng 11 2024

Sự lựa chọn của Từ Thức ở cuối đoạn trích phản ánh tâm trạng và sự khát khao tự do của nhân vật. Khi Từ Thức mặc áo cừu và đội nón lá, anh không chỉ thay đổi trang phục mà còn chuyển mình từ một người đàn ông bình thường sang một người hành hiệp tự do, thoát khỏi những ràng buộc của cuộc sống thường nhật.

Việc anh “không biết đi đâu mất” biểu hiện cho sự tìm kiếm bản thân, sự phiêu lưu và khám phá những điều mới mẻ. Điều này có thể thấy là một biểu tượng cho khát vọng sống chân thật và theo đuổi những điều mình đam mê, không bị ràng buộc bởi thực tại hay những quy chuẩn xã hội. Từ Thức chọn cách rời bỏ thế giới quen thuộc để hướng tới những điều chưa biết, thể hiện tâm hồn lãng mạn và tinh thần phóng khoáng của anh. 

Chọn lựa này cũng có thể gợi ý rằng Từ Thức đang tìm kiếm một ý nghĩa sâu sắc hơn trong cuộc sống, vượt ra ngoài những giá trị vật chất và danh vọng. Việc anh “không biết đi đâu” có thể là một cách thể hiện rằng hành trình quan trọng hơn đích đến, và trong cuộc sống, hành trình khám phá bản thân và thế giới xung quanh là một phần không thể thiếu.

9 tháng 9 2019

Thì sao? Đăng lên để dạy đời hay định làm gì?

9 tháng 9 2019

cái này là cô cho câu hỏi về nhà tự làm mai kt 15' nha bn 

Nguyễn Du – một đại thi hào của dân tộc, đã để lại cho đời nhiều tác phẩm văn học giá trị có sức ảnh hưởng lớn tới nhiều thế hệ, nổi bật trong số đó phỉa kể đến Truyện Kiều – một kiệt tác văn học Việt Nam. Bằng tâm huyêt và tài năng của mình, ông xây dựng thành công một hình tượng nhân vật bất hủ là Thúy Kiều – người con gái tài sắc vẹn toàn.Thúy Kiều là...
Đọc tiếp

Nguyễn Du – một đại thi hào của dân tộc, đã để lại cho đời nhiều tác phẩm văn học giá trị có sức ảnh hưởng lớn tới nhiều thế hệ, nổi bật trong số đó phỉa kể đến Truyện Kiều – một kiệt tác văn học Việt Nam. Bằng tâm huyêt và tài năng của mình, ông xây dựng thành công một hình tượng nhân vật bất hủ là Thúy Kiều – người con gái tài sắc vẹn toàn.

Thúy Kiều là người con gái xinh đẹp, hiếu thảo, có tài năng và đức độ hơn người. Trước tai họa bất ngờ của gia đình, cha bị vu oan, bị tra tấn dã man; nhà cửa bị lũ sai nha đầu trâu mặt ngựa cướp phá tan hoang, Kiều quyết định hành động ngoài dự tính của mọi người, ngoài dự tính của chính bản thân nàng: bán mình chuộc cha. Kiều đã gạt chữ tình sang một bên để đáp đền chữ hiếu. Suốt mười lăm năm lưu lạc “trải qua bao cuộc bể dâu”, nhưng không lúc nào Kiều nguôi nhớ đến gia đình và cha mẹ. Mặc dù cuộc đời nàng chìm ngập trong nỗi bất hạnh, đau thương, nhưng nàng vẫn cố gắng vươn lên và phẩm hạnh của nàng luôn tỏa sáng.

phan-tich-thuy-kieu-thuvienvanmau

Phân tích nhân vật Thúy Kiều

Lo xong cho cha mẹ yên bề, Kiều mới nghĩ đến tình yêu đầu đời thiêng liêng của mình với Kim Trọng. Nhớ tới lời hẹn ước, nàng nhờ Thuý Vân thay mình đền đáp tình chàng:

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tinh máu mủ thay lời nước non.

Rồi Kiều mới cảm nhận nỗi đau của chính mình:

Ôi Kim lang, hời Kim lang !

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

Lúc ở lầu Ngưng Bích, xa nhà chưa bao lâu mà nàng tưởng như đã trải qua biết “mấy nắng mưa”. Nàng hình dung cảnh cha mẹ đang ngóng chờ, rồi lo lắng ai sẽ thay mình chăm sóc khi cha mẹ về già.

Khi phải chấp nhận là gái lầu xanh, Kiều đau đớn tột cùng, càng nhớ cha nhớ mẹ. Nàng ân hận vì đã không làm tròn chữ hiếu, phải sống trong tủi nhục ê chề. Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần, nhưng không lúc nào nàng quên được Kim Trọng:

Tiếc thay chút nghĩa cũ càng,

Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng.

Là người con gái tài sắc vẹn toàn, Kiều cũng là một người sống có nhân, có nghĩa. Khi có cơ hội, nàng trả ẩn trước, báo oán sau. Những người giúp đỡ nàng, nàng đều đền ơn rất hâu. Còn với những kẻ đã gây ra tội ác, nàng  rat ay quyết liệt và dứt khoát. Hành động của nàng là hợp ý trời, lòng người và cũng là chân lí cuộc đời.

Sau khi báo ân báo oán, mọi cơ cực, oán trái, gian truân của đời Kiều như được trút sạch. Từ địa vị thấp hèn, Kiều có được địa vị, sống cuộc sống hạnh phúc, vinh hoa phú quý. Tưởng như mọi khổ ải đã chấm dứt, nào ngờ tai họa lại ập xuống mà nàng vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân. Vì tin lời hứa của Hồ Tôn Hiến, Kiều đã khuyên Từ Hải ra hàng để rồi bị lừa mà “chết đứng”. Ân hận, nàng tìm đến cái chết dế chấm dứt. Cội nguồn sâu xa của hành động sai lầm này là lòng nhân ái, nhẹ dạ tin người. Xét kĩ, ta có thể thông cảm và tha thứ cho nàng.

Nhưng rồi, một lần nữa, nàng được cứu sống. Bấy giờ nàng được đoàn tụ bên người thân và gia đình. Sau mười lăm năm, gặp lại chàng Kim, tái hợp tình xưa nghĩa là chuyện hiển nhiên, nhưng cũng bởi trân trọng tình mình, tình người mà Kiều đã:

Đem tình cầm sắt đổi ra cầm kì,

Nàng từ chối tất cả mọi lời khuyên.  Trước sau, Kiều vẫn chấp nhận thiệt thòi, hi sinh hạnh phúc của mình cho người khác. Tấm lòng nàng thật đáng ngợi ca muôn đời.

Đọc Truyện Kiều, ta cảm tưởng như tác giả dành trọn những yêu thương, trân trọng, xót xa cho Thúy Kiều – một người con gái tài hoa mà bạc mệnh. Tác phẩm như một tiếng kêu bi ai về thân phận người phụ nữ bị chà đạp cả về phẩm hạnh, nhân cách trong xã hội phong kiến đương thời.

0
7 tháng 7 2018

 Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi gắn liền với không khí của những ngày kháng chiến chống đế quốc Mỹ quyết liệt và hào hùng. Câu chuyện kể về những đứa con trưởng thành trong gia đình lớn cách mạng, hun đúc những vẻ đẹp truyền thống của quê hương. Mỗi một nhân vật trong tác phẩm đã thể hiện một cách đặc sắc phẩm chất, cá tính của con người Nam Bộ trung dũng kiên cường, gắn bó với gia đình, quê hương, trung thành với cách mạng. 

Tác phẩm được xây dựng theo kết cấu truyện ngắn hiện đại: là mạch hồi ức của anh tân binh Việt, đan xen giữa quá khứ và hiện tại, nối kết một cách tự nhiên tình cảm gia đình – quê hương – cách mạng. Không gian giàu kịch tính và thời gian nghệ thuật của tác phẩm tạo nên sự đan cái của những câu chuyện kể không theo trình tự tuyến tính mà có sự sắp xếp hợp lý, tạo ra sự liên tưởng nhiều chiều. Xoay quanh nhân vật trung tâm là hai chị em Chiến và Việt còn là hệ thống hình tượng nhân vật gắn bó với nhau trong tình ruột thịt, có những nét bản chất thống nhất như chảy ra trong cùng huyết thống, nhưng mỗi người một vẻ không ai giống ai. Chính những nét tiêu biểu đó đã góp phần tái hiện thành công phẩm chất đáng quí của những con người quê hương Nam bộ giàu lòng yêu nước, căm thù giặc, giúp người đọc hiểu rõ hơn về một thời đại hào hùng và giá trị nhân bản của cuộc kháng chiến chống Mỹ. 

Những nhân vật trong gia đình được giới thiệu gắn với hình ảnh thân thương của quê hương và những kỷ niệm cụ thể thời thơ ấu dữ dội của anh tân binh Việt. Chiến đấu giữa bầy giặc Mỹ, bị thương, lạc đồng đội, người chiến sĩ ấy giữa cơn mê tỉnh chập chờn đã nhớ về những hình ảnh thân thương nhất từ thời ấu thơ. Dường như đó chính là nguồn sức mạnh giúp anh vượt qua cái chết tìm về sự sống, tìm về đồng đội. Những con người trong gia đình Việt gắn với hồi ức thiêng liêng và cảm động làm sống dậy cả một quá khứ yêu thương và căm thù: chị Chiến, má, chú Năm. Hiểu theo một nghĩa rộng, đó cũng là những đứa con trong gia đình lớn: cách mạng. 
Tất cả những con người ấy cùng giống nhau ở lòng căm thù giặc sâu sắc, vì những tội ác mà chúng đã gây ra với người thân trong gia đình. Gắn bó với mảnh đất quê hương, những con người ấy còn giàu tình nghĩa, trung thành với cách mạng bởi cách mạng đã đem lại cho họ sự đổi đời thật sự. Dường như anh chiến sĩ Việt đã thừa hưởng được từ thế hệ đi trước, chú Năm và má, hành động dũng cảm gan góc và lòng say mê khao khát được đánh giặc. Trong các nhân vật được tái hiện, chú Năm và má được khắc hoạ với những nét riêng độc đáo. 

Chú Năm thể hiện đầy đủ bản tính tự nhiên của người nông dân Nam bộ hiền lành chất phác, giàu cảm xúc mơ mộng nội tâm. Một người từng trải qua đắng cay của cuộc đời làm mướn trước cách mạng, để thành bản tính ít nói. Đau thương hằn sâu từ cuộc đời gian khổ và với tư cách chứng nhân của tội ác của thằng Tây, thằng Mỹ và bọn tay sai phải chăng đã làm nên nét đa cảm trong gương mặt với đôi mắt lúc nào cũng mở to, mọng nước.Chất Nam bộ rặt trong con người ông thể hiện qua việc hay kể sự tích cho con cháu, và kết thúc câu chuyện thể nào cũng hò lên mấy câu. Néy đặc biệt độc đáo ở người đàn ông này là có sổ ghi chép chuyện gia đình. Cuốn sổ ghi đầy đủ những chuyện thỏn mỏn của nhiều thế hệ, như minh chứng cho tấm lòng thuần hậu của ông. Đoócòn là những trang ghi chép tội ác của kẻ thù gây ra, những chiến công của từng thành viên, như một biên niên sử. Bản thân ông cũng chính là một trang sử sống, khi gửi gắm, nhắn nhủ cho hai chị em Chiến và Việt: “chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó…”. Nhân vật đã thể hiện vẻ đẹp của tấm lòng sắt son, ý thức trách nhiệm của thế hệ đi trước. 

Má của Chiến và Việt là hội tụ phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Nam bộ anh hùng trong kháng chiến. Những ấn tượng tác giả để lại đậm nét trong người đọc về nhân vật này là về tính gan góc từ khi còn là con gái. Người đàn bà hết lòng thương yêu chồng con ấy đã phải trải qua thời khắc dữ dội khi kẻ thù chặt đầu chồng, nhưng má đã vượt lên đau thương để nuôi dạy đàn con khôn lớn trưởng thành. Hình ảnh người mẹ ấy đối mặt với họng súng quân thù như gà mẹ xoè cánh che chở đàn con, khiến kẻ thù phải run sợ trước đôi mắt của người vượt sông vuợt biển. Nuôi con và cả con của đồng chí, má là hiện thân của vẻ đẹp gan góc được tôi luyện trong đấu tranh, với đức hy sinh vô bờ bến lặng thầm, tảo tần lam lũ, đau thương chôn kín trong giọt nước mắt lặng lẽ kín đáo. Trong tâm hồn người phụ nữ ấy là tình yêu lớn lao, ý chí bất khuất kiên cường và cả tinh thần dám hy sinh, đổi mạng sống vì cách mạng. 

Hai chị em Chiến và Việt đã được thừa hưởng tất cả những vẻ đẹp của thế hệ đi trước, tính cách được tạo nên từ truyền thống gia đình, từ hoàn cảnh đặc trưng: thương cha má, cùng chung lo toan công việc cách mạng, giàu tình nghĩa với quê hương. Không phải ngẫu nhiên hai chị em đã cùng xung phong tòng quân một ngày, để trả mối thù cha bị chặt đầu, má bị trái cà nông quân thù sát hại. Trong hoàn cảnh khốc liệt của cuộc chiến

Cho đoạn văn sau :Chiếc hộp giấy vàngHồi đó một người bạn tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vị nó đã phí phạm cả một cuộn giấy gói hoa màu vàng Tiền bạc thì co hẹp, thế mà đứa con gái cử cổ trang hoàng chiếc hộp quà giáng sinh để dưới cây thông khiến bạn tôi nổi giận. Dù có bị phạt đi nữa, sáng hôm sau đứa con gái cũng mang hộp quà đến cho cha và nói: “Con tặng cho cha...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau :

Chiếc hộp giấy vàng

Hồi đó một người bạn tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vị nó đã phí phạm cả một cuộn giấy gói hoa màu vàng Tiền bạc thì co hẹp, thế mà đứa con gái cử cổ trang hoàng chiếc hộp quà giáng sinh để dưới cây thông khiến bạn tôi nổi giận. Dù có bị phạt đi nữa, sáng hôm sau đứa con gái cũng mang hộp quà đến cho cha và nói: “Con tặng cho cha nhân dịp giáng sinh". Anh cảm thấy ngượng ngùng vì phản ứng gay gắt của mình hỏi hôm trước nhưng rồi cơn giận lại bùng lên lần nữa khi anh mở hộp ra thấy hộp trống không.

Anh nói to với con: "Bộ con không biết rằng khí cho ai món quà thì phải có gì trong đó chứ."

Đứa con ngơ ngác nhìn cha sợ hãi nước mắt lưng tròng: “Cha ơi nó đâu có trống rỗng Con đã thổi những nụ hôn vào hộp. Con bỏ đầy những tình yêu của con vào đỏ. Tất cả dành cho cha mà." Người cha nghe tim mình thắt lại.  và cho biết đó là câu gì ?

Câu 4 :  Qua cách hành xử của người cha trong câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

(Trả lời bằng 3 đến 5 câu văn )

Anh em giúp mình nhé mai mình kiểm tra rồi nhé .

1
7 tháng 4 2021

 Qua cách hành xử của người cha trong câu chuyện, em rút ra được bài học cho bản thân là.Nên nhìn nhận sự việc cẩn thận, sâu sắc (đặc biệt đối với trẻ thơ) để tránh mắc sai lầm đáng tiếc xảy ra. Luôn lắng nghe, thấu hiểu, tôn trọng nguyện vọng, sở thích, trí tưởng tượng sáng tạo của mọi người.Cần biết trân trọng và không quá nặng nề về giá trị vật chất trong những món quà khi được trao tặng.

-Bạn có thể thêm 1 số tử hoặc câu văn để bài thêm hoàn chỉnh nha mình chỉ tìm ý thôi

Ngày cuối cùng của tháng Mười dương lịch là ngày Halloween. Đây là một lễ hội bắt đầu vào buổi chiều tối ngày 31-10 cho tới 12 giờ đêm.Lễ Hội HalloweenTrong dịp này, trẻ em và thiếu niên được mặc "y phục Halloween" để đi đến từng nhà, gõ cửa để nhận kẹo và chúc tụng... Theo tục lệ, các em nhỏ thường cầm theo lồng đèn làm bằng vỏ quả bí ngô được đục theo hình mặt người...
Đọc tiếp

Ngày cuối cùng của tháng Mười dương lịch là ngày Halloween. Đây là một lễ hội bắt đầu vào buổi chiều tối ngày 31-10 cho tới 12 giờ đêm.

Lễ Hội Halloween

Trong dịp này, trẻ em và thiếu niên được mặc "y phục Halloween" để đi đến từng nhà, gõ cửa để nhận kẹo và chúc tụng... Theo tục lệ, các em nhỏ thường cầm theo lồng đèn làm bằng vỏ quả bí ngô được đục theo hình mặt người để ánh sáng xuyên ra ngoài...

Những cuộc hội hè vui chơi trong đêm Halloween thường xoay quanh các đề tài như chuyện may rủi trên đời, các chuyện kể về ma quỷ và phù thủy...

Nguồn gốc chữ Halloween

Thánh Lễ được truyền giảng vào ngày này gọi là Allhallowmas. Thời gian đêm trước ngày "Các Thánh" (hay Chư Thánh) đã được xem như là All Hallows Eve hay Halloween. Nguyên nghĩa chữ "Hallow" là Thánh. Halloween là lối viết tắt của "All halows’ Evening."

Các tập tục trong ngày Halloween

"Trick Or Treat" Đây là sinh hoạt chính của hầu hết trẻ em và thiếu niên tại Hoa Kỳ trong đêm Halloween. "Trick" nguyên nghĩa là: đánh lừa, trò chơi tinh ma nghịch ngợm: "Treat" là tiếp đón, đối xử tử tế, tiếp đãi. Các em nhỏ và thiếu niên, thanh niên hóa trang với áo quần và mặt nạ hình ma quỷ, rồi cầm lồng đèn đi từ nhà này sang nhà khác trong xóm, gõ cửa và nói "trick or treat." Câu này có nghĩa là: “Nếu muốn chúng tôi không chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đi.” Thông thường những người láng giềng luôn luôn muốn tránh việc "trick" nghĩa là chơi đòn đánh lừa nên thường tiếp đón (treat) chúng bằng kẹo và trái cây (theo tục lệ có nhét đồng tiền ở bên trong).

 

Biểu tượng chính của đêm "Halloween" là cái đèn lồng của chàng Jack - "Jack-ó-lanterns." Các biểu tượng phụ là phù thủy, ma quỷ và mèo đen.

Truyền Thuyết Về Halloween

Theo truyền thuyết của nước Ái Nhĩ Lan (Ireland) thì từ ngữ "Jack-ó-lanterns" đến từ một người có tên là Jack. Jack là một chàng thiếu niên đã chết nhưng linh hồn không được phép vào Thiên Đàng vì lý do: lúc sống, anh ta vốn là một người tham lam, bủn xỉn, thường cất giấu tiền bạc, keo kiệt không hề bố thí cho ai một chút gì. Thế nhưng anh ta lại cũng không thể vào Địa Ngục vì lúc còn sống anh ta đã từng chơi đùa với ma quỷ, nên quỷ không bắt anh.

Chuyện kể rằng: một hôm có con quỷ đến quấy phá một vùng dân cư, chẳng may bị báo động, người ta đến cầu cứu các vị tu sĩ đem các vật thánh đến "yểm" và "khóa các cửa" ra vào. Thế là con quỷ bị bắt... Jack đã nhận ra đó là con quỷ thường vui đùa với mình và Jack đã tìm cách gỡ vật "yểm ma quỷ" mở đường cho quỷ chạy thoát.

 

Để đền ơn cứu mạng, quỷ hứa với Jack là sẽ không bắt hồn Jack về Địa Ngục. Do đó, khi Jack chết vì một tai nạn, hồn Jack bị Thiên Đường từ chối. Jack liền tìm đến Địa Ngục, nhưng quỷ không cho vào... vì lời hứa trước. Thấy Jack lạnh lùng khổ sở, quỷ bèn lấy một ít than hồng ở Địa Ngục bỏ vào trong ruột một quả bí ngô và đưa cho Jack để sưởi ấm... trên đường trở lại trần gian. Để cho không khí thông vào nuôi lửa, Jack phải đục thủng quả bí ngô.. và ánh lửa từ trong đã chiếu ra soi sáng nẻo đường lang thang của Jack. Có lẽ Jack phải cầm đèn đi lang thang trên mặt đất cho đến ngày phán xét cuối cùng của nhân loại.

Ngày Halloween bắt nguồn từ đâu?

Lễ hội Halloween ngày nay bắt nguồn từ dân tộc Celt, là một dân tộc sống cách đây hơn 2,000 năm trên các vùng đất bây giờ là Anh quốc, Ái Nhĩ Lan và miền Bắc nước Pháp. Dân tộc Celt bắt đầu năm mới vào ngày 1 tháng 11 Dương Lịch. Một lễ hội được cử hành vào đêm trước năm mới để vinh danh vị thủ lãnh đã quá cố là Samhain. Ngày lễ hội này báo hiệu sự bắt đầu của mùa lạnh, của những ngày tối tăm thường được liên kết với sự tàn tạ và sự chết của loài người. Dân tộc Celt tin rằng Samhain cho phép những linh hồn người chết được trở về nhà trên trần gian vào đêm hôm đó.

 

Vào năm 43 (Tây lịch kỷ nguyên), người La Mã chinh phục vùng đất của dân tộc Celt và cai trị khoảng 400 năm (vùng này bây giờ là Anh Quốc). Trong giai đoạn này có hai lễ hội Samhain của dân tộc Celt. Một trong hai lễ đó là FẺALIA được cử hành vào cuối tháng Mười để vinh danh những ngưòi đã chết, lễ thứ hai dành cho Pomona, nữ thần La Mã về cây và quả. Có lẽ vì nữ thần Pomona mà quả táo (apple) đã được kết hợp vào lễ hội Halloween. Sau ngày lễ Chư Thánh, tại Anh Quốc, còn có ngày "Các vong hồn" vào mồng 2 tháng 11. Tại Anh Quốc, Halloween đôi khi được gọi là Nutcrack Night or Snap Apple Night vì mọi người trong gia đình ngồi quanh lò sưởi kể chuyện và ăn đậu phụng rang hoặc nhai "táo".

Vào ngày "Các vong hồn," những người nghèo đi "khất thực cô hồn" (went-a-souling) và họ sẽ được bố thí bánh trái gọi là "soul cakes" (bánh vong hồn) để họ hứa là sẽ cầu nguyện cho "các vong hồn."

Halloween đến Mỹ do những di dân đầu tiên, đa số đến từ Anh Quốc và một số từ các vùng thuộc dân tộc Celt, họ đã đem qua Mỹ khá nhiều phong tục khác nhau. Nhưng vì nhiều lý do, mãi đến thập niên 1800 mới trở thành tục lệ được nhiều người hưởng ứng.

 

Vào giữa thế kỷ 19, tục lệ "trick or treat" chưa được phổ biến ở các thành phố lớn vì ở những nơi này "hàng xóm láng giềng" hầu như không có; nhiều người ở cạnh nhau mà không quen biết nhau, cho nên Halloween đôi khi gây ra những sự việc tai hại. Ngày nay, nhiều cộng đồng, nhiều tổ chức đã đứng ra bảo trợ các tục lệ vui chơi của ngày Halloween, nên nó đã trở thành một ngày lễ hội rất được chào đón của thiếu niên và một số thanh niên.

Ý Nghĩa Của Ngày Halloween

Ý nghĩa giáo dục

Hành động và cuộc đời của Jack đã trở thành những kinh nghiệm để tuổi trẻ rút ra một bài học làm người, đó là:

Sống không nên tham lam, bủn xỉn, keo kiệt

Phải có lòng bác ái, từ bi, biết giúp đỡ kẻ khó khăn Không nên chơi đùa với ma quỷ.

Ma quỷ hiểu theo nghĩa bóng là những trò lừa lọc, đe dọa, làm cho người khác sợ hãi, những việc làm tinh quái do trí thông minh và tưởng tượng của tuổi trẻ sáng tạo ra có khi làm hại đến người, đến xã hội... Chơi đùa, giao du với ma quỷ sẽ dễ bị cám dỗ đi vào đường tối tăm và tội lỗi.

 

 

Tuy nhiên, chuyện anh chàng Jack trong đêm Halloween cũng ghi nhận một thái độ sòng phẳng của quỷ, đó là "ân đền, oán trả" và "giữ lời hứa." Dù rằng sự "giữ lời hứa" này đã làm cho Jack rơi vào thân phận cô hồn lang thang vất vưởng. Đối với các xã hội Âu, Mỹ Halloween đã trở thành lễ hội vui chơi hằng năm cho trẻ em và cả người lớn. Ít người quan tâm tìm hiểu ý nghĩa nhân bản của nó.

Ý Nghĩa Nhân Bản

Nếu đào sâu hơn, có lẽ sẽ tìm thấy tính cách nhân bản trong câu chuyện. Thử đặt câu hỏi: tại sao dưới ánh sáng khoa học và kỹ thuật mà các nước Âu, Mỹ vẫn dành một ngày lễ hội cho người của "cõi Âm" mà đại diện là chàng Jack?

Jack là nhân vật tưởng tượng nhưng đã thực sự hiện thân trong cuộc đời, trong thân phận làm người... mà lại là một người cô đơn. Khi chết, Jack trở thành cô hồn, không chỗ dung thân... Thiên Đàng và Địa Ngục đều từ chối!

 

Truyền thống lễ hội Âu Mỹ đã dành cho Jack một ngày. Một ngày được trở lại với cõi dương. Trong ngày đó, Jack có thể sống vui chơi thoải mái, vì người sống đã hóa trang thành ma quỷ để linh hồn Jack có chỗ trà trộn vào cho đỡ cô đơn. 

Đây là ý nghĩa nhân bản của lễ hội Halloween. Với ý nghĩa nhân bản này, ngày lễ Halloween và Rằm tháng Bảy Âm lịch của nước ta có thể xem như là ngày hai cõi Âm, Dương hội ngộ trong niềm thương cảm bao la...

Có hay ko các bn, để mk thi làm văn tự do ấy mà

0
Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương (1). Người đã thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính hay ghen, đối với vợ phòng ngừa thái quá (2). Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa(3).(Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45)Câu...
Đọc tiếp

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương (1). Người đã thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính hay ghen, đối với vợ phòng ngừa thái quá (2). Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa(3).

(Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45)

Câu hỏi:

1/ Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả? 2/ đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

3/ Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

4/ Bộ phận in đậm ở câu (1) trong đoạn trích làm thành phần gì trong câu?

5/ Giải thích cụm từ “tư dung tốt đẹp” và từ “dung hạnh” được sử dụng trong hai câu đầu đoạn trích.

6/Em hãy nêu ra phương thức liên kết trong đoạn văn trên?

7/ Hãy nhận xét về cách giới thiệu nhân vật của nhà văn trong đoạn trích trên. Qua đó em biết gì về tình cảm của nhà văn với nhân vật?

1
8 tháng 10 2021

1/ Đoạn văn trên trích từ tác phẩm Truyền kì mạn lục, đoạn văn trích trong truyện thứ 16/20 truyện, câu chuyện: Chuyện người con gái Nam Xương. Tác giả là Nguyễn Dữ.

2/ Phương thức biểu đạt là miêu tả, tự sự.

3/ Nội dung chính: Miêu tả nhân vật Vũ Nương về sắc đẹp, tính tình, và chuyện chàng Trương cưới nàng về làm vợ.

4/ (cho mik hỏi là bộ phận in đậm là bộ phận nào?)

5/ "tư dung tốt đẹp": nhan sắc và dáng vẻ tốt đẹp.

"dung hạnh": nhan sắc và đức hạnh.

6/ phương thức liên kết: phép nối, phép lặp, phép thế.

+ phép nối: từ ngữ để nối 'song'.

+ phép lặp: từ 'Trương'

+ phép thế: từ 'nàng','vợ' thế cho từ 'Vũ Nương'.

  Nguyễn Dữ - Cây bút văn xuôi xuất sắc sống ở thời kì chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong,vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn, trong đó tiêu biểu là Chuyện người con gái Nam Xương và nhân vật Vũ Nương.     Vũ Nương trong...
Đọc tiếp

  Nguyễn Dữ - Cây bút văn xuôi xuất sắc sống ở thời kì chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong,vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn, trong đó tiêu biểu là Chuyện người con gái Nam Xương và nhân vật Vũ Nương.
     Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người sỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.

TÌM MỘT CÂU GHÉP

0
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:Lúc đến nhà, Phan đem chuyện kể lại với họ Trương. Ban đầu Trương không tin. Nhưng khi nhận được chiếc hoa vàng, chàng mới sợ hãi mà nói:- Đây quả là vật dụng mà vợ tôi mang lúc ra đi.Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Lúc đến nhà, Phan đem chuyện kể lại với họ Trương. Ban đầu Trương không tin. Nhưng khi nhận được chiếc hoa vàng, chàng mới sợ hãi mà nói:
- Đây quả là vật dụng mà vợ tôi mang lúc ra đi.
Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.
(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)
a) Lời nói của Vũ Nương với Trương Sinh thể hiện những phẩm chất nào của nàng?
b) Theo em, đây là một đoạn kết có hậu hay không có hậu? Vì sao?
c) Viết đoạn văn tổng - phân - hợp (khoảng 12 câu), phân tích ý nghĩa nhân đạo của đoạn kết trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép theo quan hệ tương phản (gạch dưới câu ghép đó).

2
2 tháng 5 2018

a. Lời nói của Vũ Nương thể hiện phẩm chất vị tha, sống có tình có nghĩa của nàng.

b. Đây là một kết thúc vừa có hậu vừa không có hậu:

-  Là một cái kết có hậu:

+ Vũ Nương được cứu sống.

+ Được sống bất tử, giàu sang.

+ Được minh oan trên bến Hoàng Giang.

-  Nhưng không có hậu vì nàng không hạnh phúc thực sự:

+ Vẫn nhớ thương gia đình.

+ Vẫn mong trở về dương thế mà không thể.

Kết thúc này là kết thúc tất yếu, góp phần khắc họa hình tượng nhân vật Vũ Nương. Nàng là  tiêu biểu cho phận bạc của biết bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, nặng nề lễ giáo, hà khắc.

2 tháng 5 2018

Đoạn văn tự viết nhé em!

Lần đầu tiên trong lich sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với...
Đọc tiếp

Lần đầu tiên trong lich sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không một chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

Đọc đoạn văn trên và thực hiện các yêu cầu sau:

Nêu nội dung chính của đoạn văn?

Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của tác giả?

Từ văn bản, viết đoạn văn rút ra những bài học cho bản thân

0