K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 10 2024

tham khảo

Mùa thu của xứ Bắc có bầu trời cao xanh trong đã hiện lên trong thơ Nguyễn Khuyến là “trời thu xanh ngắt”. Màu sắc ấy là màu của trời thu mà cũng là cái tình tha thiết của thi nhân đối với mùa thu, đối với quê hương lang cảnh. Không gian mở ra thăm thẳm “mấy tầng cao”, một cần trúc (trúc chứ không phải là tre) vươn lên trên nền trời thu “xanh ngắt”. Nét cong mềm của “cần trúc” vươn lên một cách thanh cao, không ủy mị như rặng liễu đìu hiu buông xuống trong thơ mùa thu của Xuân Diệu. Từ láy “lơ phơ” gợi tả vẻ thưa thớt của những lá trúc lay động bởi gió heo may mùa thu. Từ láy "hát hiu” gợi được sự rung động của cành trúc, hay là sự rung động của tâm hồn thi nhân trước cảnh thu, trời thu đượm buồn?

Bức tranh mùa thu trong Thu vịnh cứ được thêm hòa sắc mới, đường nét, hình ảnh mới:

Nước biếc trông như tầng khói phủ

Song thưa để mặc bóng trăng vào

Hình ảnh mùa thu được pha thêm màu “nước biếc", thêm một sắc xanh tha thiết nữa, màu của áo thu trong xanh, với “khói phủ” nhạt nhòa. “Khói” dãy gợi nhứ “khói sóng" trong thơ Thối Hiệu “Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai . Cảnh đêm thu thật là huyền diệu. Lại thêm có trăng. Thi nhân mở ra đón trăng “Song thưa để mặc bóng trăng vào". Trong đêm thu thanh tĩnh, trăng là người bạn tri kỉ của thi nhân. Có ánh trăng thu, bức tranh mùa thu trong thơ thêm sáng. Mọi vật trong đêm thu được pha thêm ánh trăng huyền ảo, mộng mơ.

Cảnh thu thêm huyền hoặc, từ màu hoa cho đến tiếng chim:

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái

Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

Hoa mùa thu không đổi, không có sắc màu vì khói phủ nhạt nhòa hay nhà thơ mất hết ý niệm về thời gian? “Mấy chùm trước giậu" làm sao biết được đó là hoa gì, màu sắc như thế nào. Chỉ biết đó là “hoa năm ngoái”. Tứ thơ của Nguyễn Khuyến còn trừu tượng hơn, ở đây chẳng có hoa đào, hoa cúc gì cả. Hình ảnh “hoa năm ngoái” thể hiện thời gian ngưng đọng, tâm trạng bất biến của thi nhân. Câu thơ thể hiện một nỗi buồn man mác. Âm thanh mùa thu là một tiếng ngỗng trời xa lạ “ngỗng nước nào”. Tiếng ngỗng trời lạnh cả không gian mùa thu đã làm thổn thức nỗi lòng của thi nhân.

Đêm thu huyền diệu dã gợi cảm hứng cho nhà thơ. Thi hứng cũng chợt đến trong nỗi niềm u uẩn của thi nhân:

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút.

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

 

Trước cảnh thu huyền diệu, nhà thơ đã bộc lộ trực tiếp nỗi lòng của mình. Theo quan điểm của Nguyễn Khuyến mà cũng là quan điểm của các nhà thơ chân chính, thơ gắn liền với nhân cách, nhân cách lớn thì thơ lớn.

Rung động trước mùa thu, cất bút định làm thơ, Nguyễn Khuyến cảm thấy “thẹn với ông Đào”. Ông Đào ở đây tức là Đào Tiềm (Đào Uyên Minh), một nhà thơ nổi tiếng ở Trung Quốc thời Lục Triều. Ông đỗ tiến sĩ, ra làm quan, rồi chán ghét cảnh quan trường thối nát đã treo ấn từ quan, lui về ẩn dật và có bài Qui khứ lai từ rất nổi tiếng. Sao cụ Nguyễn lại “thẹn” với ông Đào? Thái độ này chưa từng thấy đối với các thi nhân cổ kim. về khoa bảng, ông Đào đỗ tiến sĩ, cụ Nguyễn cũng đỗ tiến sĩ, cụ Nguyễn lại còn có Tam Nguyên, người đời gọi cụ là Tam Nguyên Yên Đổ. Về tài học, thơ của Nguyễn Khuyến kém gì thơ Đào Uyên Minh? Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ cổ điển lớn nhất của nước nhà được Xuân Diệu phong là “Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam" và hết lời ngợi ca. Có lẽ cụ Nguyễn “thẹn với ông Đào'' là về khí tiết. Cụ Nguyễn thiếu cái dũng khí của ông Đào, người đã tư quan một cách dứt khoát, trở thành một nhân vật lừng danh về khí tiết trong giới quan trường Trung Hoa. Còn Nguyễn Khuyến thì lúng túng khi ra làm quan (thời đó ra làm quan tránh sao khỏi là tay sai của giặc Pháp) và lừng khừng khi đồng cảm của người đời. Đã về ẩn dật rồi, cụ Nguyễn vẫn còn chưa nguôi ân hận về những năm tham gia guồng máy chính quyền thối nát tàn bạo thời bấy giờ. Câu thơ của một tấm lòng chân thực là nỗi niềm u uẩn của một nhân cách lớn, của một nhà thơ lớn.

Thu vịnh là một bài thơ hay viết về mùa thu cua Nguyễn Khuyến. Bức tranh mùa thu với màu sắc thanh đạm, đường nét uyển chuyển, không gian cao rộng, cảnh  vật huyền ảo dưới ánh nắng trắng trong thể hiện nỗi lòng tha thiết của nhà thơ đối với quê hương đất nước. Nhân vẻ đẹp của đêm thu. Nhà thơ cũng bộc bạch tâm sự sâu kín, chân thật của mình hết sức cảm động.

Thiên nhiên mùa thu của quê hương làng cảnh Việt Nam, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Khuyến đẹp một cách thanh cao, gợi cảm, hồn hậu, khiến chúng ta càng thêm yêu, thêm quý quê hương đất nước của mình.

13 tháng 1 2020

đúng vì nó là như thế

20 tháng 12 2018

Nhảy qua đèo ngang, bỗng mất đà

Đập đầu vô đá, máu tuôn ra

Hấp tấp dưới núi tìm y tá 

Y tá theo zai đ** có nhà.

20 tháng 12 2018

TRONG TÙ KHÔNG GẬY CŨNG KHÔNG ĐAO

HOÀN CẢNH ĐÊM NAY KHÓ GIẾT NGƯỜI

NGƯỜI NGẮM TRĂNG SOI NGOÀI CỬA SỔ

TRĂNG NHÒM KHE CỬA GIẾT NHÀ THƠ

16 tháng 4 2020

- Câu chuyển - chuyển ý (câu quan trọng để bộc lộ ý thơ trong bài thơ tứ tuyệt): Khi vượt qua hết những khó khăn, khổ cực sẽ lên đến đỉnh cao chót vót.

- Câu hợp – gắn kết với câu chuyển để tổng kết, thâu tóm ý thơ: đứng trên đỉnh cao nước non ngàn dặm thu vào tầm mắt.

-Hai câu cuối của bài thơ ''Đi đường'' được thể hiện theo cấu trúc theo mối quan hệ điều kiện - hệ quả.

=> kết cấu  vô cùng hài hòa trong 2 câu thơ cuối : câu chuyển đã miêu tả sự gian nan, khó khăn đi đường núi để rồi kết bằng một câu rất bất ngờ, khỏe khoắn cân bằng lại tất cả, biến những gian nan trở thành thử thách rèn luyện ý chí và tinh thần để đi tới chiến thắng vẻ vang.
 

2 tháng 2 2023

bạn đưa bài thơ (ngữ liệu) lên nhé.

2 tháng 2 2023

à ok

 

 

2 tháng 2 2023

ủa mà bạn ơi, trình bày = đoạn văn hay trl câu hỏi bạn?

2 tháng 11 2023

đoạn văn nha bạn -.-

 

18 tháng 3 2022

Em có thể làm theo dàn ý như sau :

1. Giới thiệu chung

 Tác giả

- Tên thật là Nguyễn Kim Thành

- 1920 - 2002

- Quê quán: Thừa Thiên Huế

- Gia đình: chịu ảnh hưởng từ mẹ

Thể thơ lục bát -> Gần với văn học dân gian.

->Chất thơ mộc mạc, giản dị.

- Nhà thơ chiến sĩ

->Thơ ca là vũ khí -> tinh thần chiến đấu

- Nhà thơ trữ tình chính trị:

+ Sự kiện lịch sử đi vào thơ ông một cách tự nhiên.

+ Được thể hiện bằng giọng điệu chan chứa tình cảm.

-Tác phẩm chính:

Từ ấy (1937 - 1946)

Việt Bắc (1946-1954)

Tác phẩm

- Hoàn cảnh ra đời: 4/1939, đang bị giam tại nhà lao Thừa Phủ, Huế.

- Nhan đề: trạng ngữ chỉ thời điểm -> sức gợi.

- Thể thơ: lục bát -> nhịp, vần -> gần gũi.

- Nội dung: Khát vọng tự do

2. Phân tích, chứng minh

a. Bức tranh thiên nhiên

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không

-Cảm nhận bởi một người tù -> cô đơn, dùng thính giác, trí tưởng tượng để cảm nhận vẻ đẹp bên ngoài. Người tù không hề lẻ loi.

- Bức tranh tràn ngập ánh sáng, nét vẽ chi tiết:

+ Tu hú: loài chim đặc trưng cho mùa hè. Hành động “gọi bầy” chứng tỏ chúng không hề lẻ loi, trái lại với người trong tù rất cô đơn.

+ Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần: đều hướng tới mùa thu hoạch

+ Vườn râm rộn ràng tiếng ve -> âm thanh náo nhiệt.

+ Bắp vàng hạt, sân đầy nắng đào. -> sắc màu rực rỡ, tươi sáng.

+ Màu của trời xanh rộng mở, không gian khoáng đạt.

+ Đỉnh điểm của sự khoáng đạt là đôi con diều sáo lộn nhào tự do trong không trung.

ð  Tất cả những hình ảnh này đối nghịch với sự cô đơn của người tù.

-Mọi cảnh vật đều ở trạng thái phát triển -> trọn vẹn.

=>Bức tranh ngập tràn âm thanh được cảm nhận bởi một con người trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết.

b. Khát vọng tự do mãnh liệt

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ơi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu

- Tác giả xuất hiện một cách trực tiếp.

- “Ta nghe” tác giả dùng thính giác để lắng nghe nhịp thở của thời gian.

Vườn râm dậy tiếng ve

-> hè dậy: Trước đó chỉ là nét vẽ còn giờ đây là sự khẳng định không khí ngập tràn sắc hè.

=>Tác động đến cảm xúc của nhà thơ.

-Động từ “đạp tan” thể hiện sự mạnh mẽ cuả tuổi trẻ ->khát vọng vượt thoát khỏi ngục tù.

- Biện pháp nhân hóa -> động lực ở bên trong ngày càng mạnh mẽ.

- Cảm xúc bộc lộ một cách tự phát, rất thật. -> khát vọng tự do.

- Con chim tu hú “cứ kêu” là vô tình nhưng vang vọng trong không gian bài thơ.

3. Tổng kết

Nội dung

- Bức tranh thiên nhiên vào hè Được miêu tả bằng thính giác và trí tưởng tượng của người tù.

->Vừa chi tiết, vừa nhiều cảm xúc

+ Mở ra ánh sáng tươi mới, gợi nhớ, ẩn chứa về tuổi trẻ.

- Bộc lộ trực tiếp tâm trạng, muốn vượt thoát khỏi

Nghệ thuật

- Nhan đề gợi ra thời điểm, từ đó bộc lộ cảm xúc trực tiếp của tác giả.

=> Bài thơ càng lúc càng có thêm sức hút.

- Thể thơ lục bát – quen về hình thức

                            - lạ về cấu tứ: tả tình, tả cảnh.

- Huy động được nhiều giác quan: thị giác, thính giác, vị giác -> sinh động.

19 tháng 3 2022

cái này lm hết à chị