Câu 1. (2 điểm)

  Viết đoạn văn nghị...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

     Sự ra đời của thuốc kháng sinh được coi là bước ngoặt lớn của nền y học, chúng giúp điều trị dứt điểm một số vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người chưa thực sự hiểu biết về loại dược phẩm này, họ có xu hướng lạm dụng thuốc. Mọi người cần từ bỏ việc lạm dụng thuốc kháng sinh bởi thói quen này dẫn đến nhiều nguy cơ mà con người phải đối mặt trong điều trị bệnh tật.

     Vậy thế nào là thuốc kháng sinh, là lạm dụng thuốc kháng sinh? Thuốc kháng sinh là các loại thuốc có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nên các bệnh lý nhiễm trùng hay được kết hợp trong việc điều trị một số loại bệnh khác. Lạm dụng thuốc kháng sinh là sử dụng bừa bãi, bất kì bị bệnh, ôm, ho hay như thế nào cũng dùng thuốc kháng sinh mà không đúng liều lượng. Hiện nay tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh của nhiều nhiều rất phố biến cụ thể như: “Tỷ lệ kháng erythromycin ở Việt Nam là 92,1%”, “Theo số liệu báo cáo của 15 bệnh viện trực thuộc Bộ, bệnh viện đa khoa tỉnh ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh,… về sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh giai đoạn 2008 – 2009 cho thấy: năm 2009, 30 – 70% vi khuẩn gram âm đã kháng với kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3 và thế hệ 4, gần 40 – 60% kháng với nhóm aminoglycosid và fluoroquinolon”, “ Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), kết quả khảo sát việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị cho thấy, nhận thức về kháng sinh và kháng thuốc của người bán thuốc lẫn người dân đều rất thấp. Có đến 88% số dân ở thành thị, 91% số dân ở nông thôn sử dụng kháng sinh không có đơn của bác sĩ”,....  Vậy lí do gì mà người dân lại sử dụng thuốc kháng sinh nhiều như vậy? Đầu tiên phải nói đến do bệnh nhân: Nhiều người tưởng rằng kháng sinh chữa được bách bệnh, nên hễ bị bệnh là dùng kháng sinh, vì ở ta việc mua bán kháng sinh còn dễ dàng. Khuynh hướng tự mua thuốc, tự chữa bệnh ngày càng phổ biến - đó là lý do dễ lạm dụng kháng sinh. Tiếp đến là do thầy thuốc: Trong thực tế hằng ngày, việc sử dụng kháng sinh cũng rộng rãi. Ví dụ, khi chưa xác định được loại vi khuẩn nào và nên dùng loại kháng sinh nào là thích hợp, nhưng theo yêu cầu của bệnh nhân, một số thầy thuốc cũng dễ chỉ định sử dụng kháng sinh. Biết là chưa thật xác đáng, nhưng một số thầy thuốc vẫn kê đơn kháng sinh. Đó cũng là một cách lạm dụng kháng sinh. Lạm dụng thuốc kháng sinh không chỉ lãng phí mà còn gây tổn hại đến sức khỏe, các bệnh do virut không chữa được bằng kháng sinh mà vẫn dùng kháng sinh. Gây khó khăn cho chẩn đoán: bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp mà dùng kháng sinh sẽ làm cho lu mờ các triệu chứng gây khó chẩn đoán. Có khi có tác dụng chữa nhưng lại dễ gây ra phản ứng dị ứng, mẫn cảm thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Sử dụng nhiều kháng sinh và liều cao có khả năng gây suy tủy, nhất là trường hợp sử dụng chloramphenicol nhiều. Một số kháng sinh như streptomycine, kanamycine dùng liều cao có thể gây điếc và suy thận. Lạm dụng kháng sinh làm cho vi khuẩn nhờn thuốc, kháng thuốc ngày càng nhiều, từ đó việc chữa trị bệnh càng khó khăn. Ngày nay các tụ cầu trùng kháng thuốc cephalosporin càng nhiều. Một số vi khuẩn khác cũng kháng thuốc do đó tác dụng chữa trị của kháng sinh ngày càng hạn chế. Nhiều người khi dùng thuốc kháng sinh chỉ cho rằng nó thuận tiện, giá thành cũng không quá đắt nhưng người dân lại đâu biết  rằng tác hại của nó vô cùng nghiêm trọng. Vậy nên mọi người cần làm gì để hạn chế hay bỏ tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh? Nguyên tắc bạn cần biết khi dùng thuốc kháng sinh đó là chỉ điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra và dùng chúng khi thực sự cần thiết, được bác sĩ đồng ý. Đúng liều: khi được bác sĩ kê đơn có thuốc kháng sinh, luôn uống đủ liều lượng đã được kê, không bỏ dở nửa chừng, ngay cả khi cảm thấy bệnh đã đỡ nhiều. Đúng chỉ dẫn: Không dùng thuốc kháng sinh thừa từ lần sử dụng trước; không chia sẻ thuốc kháng sinh trong toa thuốc đang dùng cho người khác uống, ngay cả khi đó là người thân của mình. Vì khi chia sẻ, sẽ thiếu liều thuốc cần uống và vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn mạnh mẽ lên và kháng lại các thuốc điều trị. Điều này gây nguy hiểm cho chính bản thân, cho gia đình và cộng đồng.

     Nâng cao nhận thức ngay từ mỗi cá nhân bằng cách bắt đầu bằng thói quen tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ, không tự ý mua kháng sinh về dùng cho bất cứ ai hoặc dùng trong chăn nuôi. Nhắc nhở những người quen nếu thấy họ dùng kháng sinh bừa bãi.

     Có thể nói thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng mà chúng ta không nên chủ quan. Tốt nhất, mỗi người cần có ý thức sử dụng thuốc phù hợp, theo chỉ định của bác sĩ. Nếu sau một thời gian điều trị bạn không thấy hiệu quả, hãy đi tái khám và nhận tư vấn từ bác sĩ “hãy dùng kháng sinh đúng cách vì tương lai của chính chúng ta”.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:     Tình gia thất nào ai chẳng có, Kìa lão thân khuê phụ nhớ thương.      Mẹ già phơ phất mái sương, Còn thơ măng sữa, vả đương phù trì.      Lòng lão thân buồn khi tựa cửa, Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm.      Ngọt bùi, thiếp đỡ hiếu nam Dạy con đèn sách, thiếp làm phụ thân.      Này một...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

    Tình gia thất nào ai chẳng có,

Kìa lão thân khuê phụ nhớ thương.

     Mẹ già phơ phất mái sương,

Còn thơ măng sữa, vả đương phù trì.

     Lòng lão thân buồn khi tựa cửa,

Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm.

     Ngọt bùi, thiếp đỡ hiếu nam

Dạy con đèn sách, thiếp làm phụ thân.

     Này một thân nuôi già dạy trẻ,

Nỗi quan hoài mang mể biết bao.

     Nhớ chàng trải mấy sương sao,

Xuân từng đổi mới đông nào còn dư.

   (Trích Chinh phụ ngâm khúc, Những khúc ngâm chọn lọc, Tập 1, 

Lương Văn Đang – Nguyễn Thạch Giang – Nguyễn Lộc, giới thiệu,

Biên thảo, chú giải, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1987, tr.44-45)

Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình là ai?

Câu 3. Chỉ ra những hình ảnh, từ ngữ được dùng để miêu tả về mẹ già, con thơ.

Câu 4. Anh/chị hiểu gì về tâm trạng của nhân vật trữ tình qua hai câu thơ sau:

     Này một thân nuôi già dạy trẻ,

Nỗi quan hoài mang mể biết bao.

Câu 5. Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình hiện lên với những phẩm chất nào?

Câu 6. Đoạn trích gợi cho anh/chị tình cảm, suy nghĩ gì về người phụ nữ trong xã hội xưa?

6
14 tháng 5 2021

cả 2 đều sai

18 tháng 5 2021

Caau1: Thể thơ được sử dụng trong đoạn trích: song thất lục bát. 

Câu 2: Nhân vật trữ tình trong đoạn trích là người chinh phụ/ người phụ nữ có chồng đi chinh chiến nơi xa/ người vợ có chồng đi chinh chiến nơi xa.

Câu 3: “Mẹ già, con thơ” trong đoạn trích được miêu tả qua những hình ảnh, từ ngữ;

Mẹ già phơ phất mái sương,/ Lòng lão thân buồn khi tựa cửa,

Còn thơ măng sữa, /  Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm.

Câu 4: Tâm trạng của nhân vật trữ tình qua hai câu thơ: cô đơn, buồn tủi, nhớ thương chồng.

Câu 5: Nhân vật trữ tình hiện lên với những phẩm chất:

- Đảm đang, tần tảo.

- Giàu đức hi sinh.

Câu 6:

- Người phụ nữ trong xã hội xưa là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa, số phận bất hạnh nhưng sáng ngời phẩm chất tốt đẹp.

-> Tình cảm, suy nghĩ:

+ Xót thương, cảm thông với số phận bất hạnh, không được hạnh phúc.

+ Ngợi ca, trân trọng, cảm phục những phẩm chất tốt đẹp của họ.

Phần 1: Đọc - hiểu (3.0 điểm)            Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi:          MẸ VÀ QUẢ Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng​ Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt...
Đọc tiếp

Phần 1: Đọc - hiểu (3.0 điểm)

           Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi:

         MẸ VÀ QUẢ

Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng​

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

(Thơ Việt Nam 1945 - 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)

Câu 1: Nêu chủ đề của bài thơ? (0.5 điểm)    

Câu 2: Tìm phép điệp trong khổ thơ đầu và phép đối trong khổ thơ thứ hai. (0.5 điểm)

Câu 3: Trong nhan đề và bài thơ, chữ “quả” xuất hiện nhiều lần. Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa tả thực? Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng? (1.0 điểm)

Câu 4: Nghĩa của cụm từ in đậm trong hai dòng cuối của bài thơ “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi -  Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”. (1.0 điểm)

32
17 tháng 5 2021

câu 1:chủ đề cuả bài thơ là:sự nhận thưć cuả người con về công ơn cuả mẹ

câu 2 :phép điệp trong khổ thơ 1 là:những muà quả

phép đối:lũ chúng tôi lớn lên-bí và bầu lớn xuống

câu 3:

chữ "quả"mang ý nghiã tả thực:dòng 1 và dòng 3 cuả khổ đâù.

chữ "quả"mang ý nghĩa biểu tượng:dòng 1 và dòng 4 cuả khổ cuối.

câu 4:nghĩa cuả cuṃtừ quả non xanh :chưa đến độ chín ,chưa trưởng thành;chưa làm được nhưng điều xưng đáng với sự mong đợi cuả mẹ,chưa thanh̀ người tốt. 

PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ Những giọt nước bé nhỏNhững hạt bụi đang bayĐã làm nên biển lớnVà cả trái đất nàyCũng thế, giây và phútTa tưởng ngắn, không dàiĐã làm nên thế kỷQuá khứ và tương laiNhững sai lầm bé nhỏTa tưởng chẳng là gìTích lại thành tai hoạLàm chệch hướng ta điNhững điều tốt nhỏ...
Đọc tiếp

PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ

Ảnh đại diện

 

Những giọt nước bé nhỏ
Những hạt bụi đang bay
Đã làm nên biển lớn
Và cả trái đất này

Cũng thế, giây và phút
Ta tưởng ngắn, không dài
Đã làm nên thế kỷ
Quá khứ và tương lai

Những sai lầm bé nhỏ
Ta tưởng chẳng là gì
Tích lại thành tai hoạ
Làm chệch hướng ta đi

Những điều tốt nhỏ nhặt
Những lời nói yêu thương
Làm trái đất thành đẹp
Đẹp như chốn Thiên Đường

Câu 1: Chỉ ra những điều bé nhỏ được tác giả nhắc đến trong bài thơ

Câu 2: Theo tác giả ,mối quan hệ giữa những điều nhỏ bé và những điều lớn lao là gì? Anh chị tâm đắc nhất với phát hiện nào của người viết trong bài thơ?

Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ .

Câu 4: Anh chị có đồng tình với quan điểm của tác giả ở khổ 3:"Những sai lầm nhỏ bé...Làm ta chệch hướng đi." không? Vì sao?

PHẦN LÀM VĂN:

Từ nội dung bài thơ ở phần đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn(khoảng 200 chữ )trình bày quan niệm của mình về ý nghĩa của "những điều tốt nhỏ nhặt" trong cuộc sống.

0
I. Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:             (1) Enrico, hãy nhớ điều này: mỗi khi con gặp một cụ già, một kẻ khó, một người đàn bà đang bế con, một người què chống nạng, một người đang còng lưng gánh nặng, một gia đình đang tang tóc, con đều phải nhường bước cung kính. Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

            (1) Enrico, hãy nhớ điều này: mỗi khi con gặp một cụ già, một kẻ khó, một người đàn bà đang bế con, một người què chống nạng, một người đang còng lưng gánh nặng, một gia đình đang tang tóc, con đều phải nhường bước cung kính. Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.

            (2) Mỗi khi con thấy một kẻ sắp bị xe húc phải, nếu là một người lớn thì con phải thét lên báo cho người ta tránh, nếu là một em bé thì con hãy chạy đến cứu ngay. Thấy một đứa bé đứng khóc một mình, hãy hỏi tại sao nó khóc và an ủi nó, nếu con có thể làm được. Người già rơi cái gậy, con hãy nhặt lên cho người ta. Nếu hai đứa trẻ đánh nhau, con hãy can ngay chúng ta. Nhưng nếu là hai người lớn thì con hãy tránh xa ra, để khỏi phải chứng kiến cảnh hung dữ thô bao, làm cho tấm lòng thành ra sắt đá. (…) Con không được nhạo báng ai hết, đừng chen lấn ai hết, đừng la hét, phải tôn trọng trật tự của đường phố. Ở đâu mà con thấy cảnh thô lỗ diễn ra ngoài đường phố thì con chắc chắn sẽ thấy cảnh thô lỗ diễn ra trong các gia đình vậy.

         (Trích Edmondo De Amicis, Những tấm lòng cao cả,

NXB Văn học, Hà Nội, 2002)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. Theo tác giả, chúng ta cần phải kính trọng những điều gì?

Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của phép điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn (2)?

Câu 4. Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao?

26
15 tháng 5 2021

Gợi ý trả lời

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảm.

Câu 2: Theo tác giả, chúng ta cần phải kính trọng những điều sau: : tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.

Câu 3:

Điệp cấu trúc “nếu là … con hãy (con phải) được lặp lại 4 lần có tác dụng:

- Nhấn mạnh lời cha dạy con có cách ứng xử phù hợp với những tình huống có thể gặp trong cuộc đời để con trở thành một người tử tế, biết quan tâm, không bị ảnh hưởng bởi cái xấu.

- Tạo sự liên kết, logic cho văn bản.

Câu 4:

Thông điệp:

 Phải biết giúp đỡ những người gặp hoạn nạn.

16 tháng 5 2021

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: biểu cảm

Câu 2:

Theo tác giả, chúng ta cần phải kính trọng những điều: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết

Câu 3:

Phép điệp cấu trúc: nếu là….con hãy.

Được lặp di lặp lại 4 lần có tác dụng:

- Nhấn mạnh lời cha dạy con có cách ứng xử phù hợp với những tình huống có thể gặp trong cuộc đời để con trở thành 1 người tử tế, biết quan tâm, không bị ảnh hưởng bởi cái xấu

- Tạo sự liên kết, logic cho văn bản

Câu 4:

Theo em, thông điệp có ý nghĩa nhất là: phải biết giúp đỡ những người gặp hoạn nạn. Vì khi chúng ta mở rộng tấm lòng, chia sẻ với người khác những niềm vui,nỗi buồn của mình, học cách lắng nghe, đồng cảm, sẻ chia với những buồn vui, khó khăn của người khác. Khi đó, ta sẽ thấy yêu đời và yêu người hơn, cuộc sống này ấm áp yêu thương và đáng sống biết bao.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
28 tháng 8 2023

29 tháng 8 2023

 

Bài luận thuyết phục người khác

Bài luận về bản thân

Mục đích

Đưa ra các nguyên nhân, hậu quả và cách để thay đổi thói quen xấu nhằm thuyết phục thay đổi họ theo chiều hướng đúng đắn

Thuyết phục người khác tin vào phẩm chất, năng lực thực hiện nhiệm vụ, công việc hoặc hoạt động nào đó của chính mình

Yêu cầu

- Tìm hiểu đề (Đọc kĩ đề bài; xác định đối tượng của bài viết, mục đích của bài viết thuyết phục từ bỏ thói quen hoặc quan niệm nào)

- Nêu lí do và phân tích các ảnh hưởng tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm cần phải thay đổi, từ bỏ

- Có các dẫn chứng cụ thể, sinh động về những hình ảnh tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm đó

- Dự đoán phản ứng và lập luận của người có thói quen, quan niệm mà em muốn thuyết phục để nêu ý kiến phản biện của em

- Xác định rõ mục đích, yêu cầu cần viết của bài luận

- Tìm hiểu về đối tượng cần thuyết phục (họ là ai, học có yêu cầu gì, họ cần gì ở mình ?)

- Suy nghĩ về chính mình: mong muốn, khả năng, điều kiện, điểm mạnh, điểm hạn chế, mức độ hoàn thành công việc

- Xác định những luận điểm và những lí lẽ, dẫn chứng sáng tỏ cho mỗi luận điểm trong bài viết

- Lựa chọn cách trình bày sao cho hiệu quả, hấp dẫn

- Nhờ những người có kinh nghiệm đọc, góp ý để hoàn thiện bài viết

Nội dung chính

Thuyết phục người có thói quen chưa tốt, quan niệm chưa đúng từ bỏ những thói quen và quan niệm ấy

Nhằm giải trình một cách trung thực những điểm nổi bật nhất về bản thân trong tương quan với mức độ yêu cầu của tổ chức cá nhân, hoạt động cần thực hiện

15 tháng 5 2021

Câu 1: Ý nghĩa của sự tử tế trong cuộc sống.

- Giải thích “sự tử tế” là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác.

- Ý nghĩa của sự tử tế trong cuộc sống:

+ Khi giúp đỡ người khác bằng tấm lòng chân thành, ta sẽ thấy vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc, được mọi người yêu quý, kính trọng.

+ Những người nhận được sự tử tế, quan tâm, sẻ chia cảm thấy có động lực để vững vàng, có niềm tin hơn vào cuộc đời.

+ Khi tất cả mọi người đều đối xử với nhau bằng sự tử tế, tốt bụng, xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

- Phản đề:

+ Phê phán những người sống vô cảm, xấu xa.

+ Không phải sự tử tế nào cũng chân thành, có những người làm việc tốt để đánh bóng tên tuổi bản thân -> lên án.

- Liên hệ bản thân.

Câu 2:

            Bài làm của học sinh đảm bảo các ý sau:

1. Giới thiệu tác phẩm “Chinh phụ ngâm” và tác giả, dịch giả.

a. Tác giả Đặng Trần Côn (?):

- Sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII.

- Là người thông minh, tài hoa, hiếu học.

- Tính cách “đuyềnh đoàng ko buộc”- tự do, phóng túng nên ko đỗ đạt cao, chỉ đỗ Hương cống và giữ các chức quan thấp.

- Các tác phẩm: Chinh phụ ngâm, thơ và phú bằng chữ Hán.

b. Dịch giả:

- Đoàn Thị Điểm (1705- 1748):

+ Hiệu: Hồng Hà nữ sĩ.

+ Quê: Giai Phạm - Văn Giang - xứ Kinh Bắc.

+ Là người nổi tiếng tài sắc, tính cách khác thường.

+ 37 tuổi kết hôn với ông Nguyễn Kiều- một tiến sĩ góa vợ. Năm 1743, ông Nguyễn Kiều đi xứ Trung Quốc. Trong thời gian ông đi xứ, Đoàn Thị Điểm sống cuộc sống ko khác người chinh phụ là mấy " đồng cảm

c. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm:

- Đầu đời vua Lê Hiển Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành.

- Triều đình cất quân đánh dẹp.

" Đặng Trần Côn “cảm thời thế mà làm ra”.

d. Đoạn trích

- Vị trí: từ câu 9 – câu 16 trong đoạn trích sách giáo khoa.

2. Cảm nhận tâm trạng người chinh phụ trong đoạn trích.

a. Cảm nhận ngoại cảnh (câu 9 – 16)

- Tiếng gà: “gà eo óc gáy sương năm trống”: “eo óc” từ láy tượng thanh diễn tả âm thanh nhức nhối, thê lương, vang lên, vọng từ xa đến cho thấy không gian tĩnh mịch, vắng vẻ.

-> Chinh phụ đã thao thức qua cả một đêm dài

Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.

-> Báo hiện đã hết một ngày dài: “phất phơ” là từ láy tượng hình, gợi nhịp điệu chậm rãi, tẻ nhạt.

-> tâm trạng con người buồn chán, ngao ngán.

=> Hai hình ảnh tương hỗ để diễn tả sự thao thức triền miên, khắc khoải của chinh phụ trong cô đơn, lê loi.

=> Đau khổ trong vô vọng

=> Từ nỗi cô đơn bủa vây, chinh phụ cảm nhận thấm thía nỗi cô đơn hơn bao giờ hết:

Khắc giờ đằng đẵng như niên: thời gian trôi qua rất nặng nề, vô vị.

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa: nỗi buồn trải dài mênh mông đến không cùng.

-> Dùng biện pháp so sánh để diễn tả cụ thể tâm trạng của chinh phụ để thấy nỗi buồn mênh mông.

b. Thể hiện qua sự gắng gượng chạy trốn nỗi cô đơn (câu 13- câu 16)

- Gương đốt hương:

+ để tìm sự thanh thản trong mùi trầm thoang thoảng

+ tìm sự che chở ở thế giới siêu nhiên, thần bí.

-> Trái với mục đích hướng đến của chinh phụ, thực tế lại “hồn đà mê mải”, chinh phụ càng chìm đắm sâu hơn trong sầu muộn.

- Gượng soi gương: để tìm thú vui trong việc chỉnh trang nhan sắc.

-> Nhưng khi soi gương lại phải đối diện với hai điều:

+ Đối mặt với sự cô đơn, thấm thía tình cảnh bi đát của mình: chỉ một mình mình một bóng

+ Nhận thấy tuổi xuân đang dần tàn phai.

-> Nước mắt càng thêm chan chứa “lệ lại châu chan”, càng thấy buồn khổ hơn bao giờ hết.

=> Người chinh phụ thấm thía hơn tuổi xuân của mình tàn phai trong cô đơn, sầu muộn.

- Gượng đánh đàn: nhưng khi chạm đến đàn lại tự ý thức về tình cảnh của mình:

+ Thấy tủi thân trước những biểu tượng của đôi lứa ẩn chứa trong các nhạc cụ:

·         Đàn sắt, đàn cầm: gảy hòa âm với nhau được ví cảnh vợ chồng hòa thuận.

·         Dây uyên: dây đàn uyên ương – biểu tượng cho lứa đôi gắn bó, hòa hợp.

·         Phím đàn loan phượng – biểu tượng của lứa đôi gắn bó.

=> Tất cả các nhạc cụ để có đôi có lứa, chỉ có mình mình cô đơn, lẻ bóng.

=> Càng cô đơn, tủi thân

-> Thậm chí thấy lo lắng, khi chơi đàn rất sợ:

+ Dây đàn bị đứt

+ Phím đàn bị chùng

-> Biểu hiện cho sự không may mắn của lứa đôi, là điềm gở.

=> Tìm đến những nhạc cụ nhưng cũng không chạy trốn được nỗi cô đơn.

=> Chinh phụ cố gắng tìm quên bằng cách tìm đến những thú vui của phụ nữ quý tộc xưa. Càng tìm quên lại càng đối diện với bi kịch của mình, càng thấm thía bi kịch của mình và càng đau khổ hơn bao giờ hết.

15 tháng 5 2021

answer-reply-image

answer-reply-image

Mong Add Chấm Ạk

17 tháng 5 2021

câu 1 :

Nhân dân ta có rất nhiều câu ca dao hay viết về cha mẹ như:

"Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kinh́ cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con''.

Người mẹ là người cùng ta thực hiện mơ ước cuả ta mẹ luôn hy sinh bản thân minh̀ để cho con cómột cuộc sống tốt đẹp hơn 

 

 

18 tháng 5 2021

Câu 1

1. Mở bài:

- Dẫn dắt vào bài bằng các tình càm cao quý trong cuộc sống của mỗi người: tình cảm gia đình, tình anh em, tình cảm bạn bè,..

- Nhấn mạnh tình mẫu tử là loại tình cảm có vị trí đặc biệt quan trọng

2. Thân bài:

* Khái quát chung thế nào là tình mẫu tử:

+ Đây là một tình cảm thiêng liêng giữa mẹ và con

+ Tình mẫu tử thể hiện sự gắn bó, yêu thương và chăm sóc

*  Bình luận về tình mẫu tử:

+  Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và có vai trò đặc biệt với mỗi con người:

- Từ khi con người sinh ra đã có mẹ ở bên, có sự yêu thương che chở của mẹ: mẹ mang thai, sinh chúng ta, chăm chúng ta,….

- Mẹ là người có tấm lòng cao cả, tha thứ mọi lội lầm dù lớn đến mức nào của chúng ta

- Tình mẫu tử cũng là truyền thống đạo lí của dân tộc ta từ xưa

+  Tình mẫu tử đối với mỗi người:

- Một người có tình mẫu tử sẽ có cuộc sống hạnh phúc, được yêu thương

- Ai không có tình mẫu tử thì rất bất hạnh và là một thiệt thòi

+  Vai trò của tình mẫu tử:

- Tình mẫu tử soi sáng đường cho chúng ta đi

- Giúp chúng ta thức tỉnh khi có chút vấp ngã trong cuộc sống

* Trách nhiệm của chúng ta trước tình mẫu tử:

+ Chúng ta cần giữ gìn và tôn trọng tình cảm thiêng liêng này

+ Không ngừng học tập và báo đáp công ơn mẹ cha

+ Không có những hành động thiếu tình mẫu tử

3. Kết bài

Đưa ra cảm nghĩ của bản thân về tình mẫu tử

- Đây là một tình cảm rất thiêng liêng

- Chúng ta phải tự hào vì được có tình mẫu tử

- Cố gắng học tập để báo hiếu cha mẹ

Câu 2:

1.   Mở Bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Du và đoạn trích “Trao duyên”.
- Nêu nội dung chính của 12 câu thơ đầu trong đoạn trích “Trao duyên”.

2.   Thân Bài

a. Hai câu thơ đầu
-  Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân nối duyên với Kim Trọng.
-  Lời nói, hành động trang trọng (từ “cậy”, “lạy”, “thưa”) nhưng cũng mang sắc thái nài ép Thúy Vân nhận lời giúp đỡ.

b. Sáu câu thơ tiếp theo
- Thúy Kiều giãi bày nguyên nhân dẫn đến việc nhờ cậy Thúy Vân giúp mình. Đó là sự dang dở trong tình yêu với Kim Trọng: “Giữa đường đứt gánh tương tư”.
-  Hình ảnh ẩn dụ “gánh tương tư”: Chỉ tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng.
-  Nàng chia sẻ với em gái về câu chuyện tình yêu của mình. Kể từ khi gặp Kim Trọng, hai người đã nảy sinh tình cảm cùng thề nguyền, đính ước nhưng bỗng nhiên sóng gió xảy ra với gia đình Kiều, nàng đành hi sinh chữ “tình” để làm tròn chữ “hiếu” với cha mẹ.

c. Bốn câu cuối
- Thúy Kiều thuyết phục Thúy Vân bằng những lí lẽ xác đáng. Nàng nhắc đến “ngày xuân”, tuổi trẻ của Thúy Vân vẫn còn dài và nhắc đến tình nghĩa chị em máu mủ khiến Thúy Vân không thể từ chối việc nàng cậy nhờ.
-  Dù cho bản thân mình có “thịt nát xương mòn” thì Kiều vẫn vui vẻ, “ngậm cười” nơi chín suối. Nàng quả là người con gái sống tình nghĩa và có đức hi sinh.
-Thành ngữ “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối” được Nguyễn Du sử dụng tài tình và khéo léo.
- Giọng điệu xót xa, đau đớn.

3.   Kết Bài
-  Nêu cảm nhận riêng của bản thân về 12 câu thơ đầu.
- Khẳng định giá trị của 12 câu thơ đầu trong đoạn trích “Trao duyên”.