Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nhân vật An đã được nhà văn miêu tả qua những chi tiết nào:
+ Lời nói: Cách nói xưng hô với tía, má: tía - con, má - con; cách xưng hô với thằng Cò: mày - tao; không đôi co với Cò ("Chịu thua mày đó! Tao không thấy con ong mật đâu cả.").
+ Suy nghĩ: suy nghĩ về cách nuôi ong trên khắp thế giới.
+ Cảm xúc: cảm nhận về vẻ đẹp của khu rừng (ánh sáng, làn gió, loài vật,....)
+ Mối quan hệ với các nhân vật khác: đối với Cò: có lúc tự ái và sợ bị khinh, không dám hỏi nhiều; đối với tía, má: hỏi má nhiều, nói chuyện lễ phép với tía, má.
=> An là một cậu bé tò mò, ham hiểu biết, có sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế, có những cảm nhận đẹp, lãng mạn và nhạy cảm.
- Tôi đã thuộc khu vườn, có thể vừa nhắm mắt vừa đi mà không chạm vào vật gì.
- Bố thường hay đố tôi tìm ra bố
- Hai bố con trò chuyện giống như những người bạn
- Những cử chỉ khi rời nhà Sùng bà (bước đi ngập ngừng, dừng lại thở than, quay nhìn lại kỉ, sách, thúng khâu, bóp chặp trong tay chiếc áo đang khâu dở, và qua ngôn ngữ (đoạn hát sử rầu, nói thảm), đã thể hiện tâm trạng bàng hoàng đau đớn. Bấy lâu nay tình vợ chồng ấm êm hạnh phúc (sắt cầm tịnh hảo), giờ bỗng chia lìa tan tác (chăn gối lẻ loi). Rồi sau đó là ngậm ngùi xót xa cho duyên hẩm hiu, số phận bất hạnh (phận hẩm duyên ôi).
- Việc Thị Kính quyết tâm hình nam tử bước đi tu hành để giải thoát đau khổ mang hai ý nghĩa khác nhau, gần như đối lập nhau:
* Phải tiếp tục sống ở đời mới mong tỏ rõ người đoan chính.Đó là ý nghĩa tích cực.
Cho rằng mình khổ do số kiếp nên tìm vào cửa thiền để cầu Phật tổ chứng minh lòng dạ thẳng ngay, tiêu trừ oan nghiệt. Đó là ý nghĩa tiêu cực, cam chịu cúi đầu trước hoàn cảnh bất công, oan trái của con người trong xã hội cũ.
Qua cử chỉ, ngôn ngữ nhân vật, tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà: đau đớn vì bằng chứng của tình thủy chung bây giờ là dấu vết của sự thất tiết. Thị Kính đang bơ vơ trước cái vô định của cuộc đời, không biết sẽ về đâu?
Việc Thị Kính “trá hình nam tử đi tu hành” có ý nghĩa là giải thoát. Con đường giải thoát có hai mặt:
- Tích cực: muốn sổng ở đời để tỏ rõ con người đoan chính.
- Tiêu cực: cho rằng mình khổ do số kiếp, tìm cửa Phật để tu tâm.
Đây không phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ vì người phụ nữ này chưa đủ bản lĩnh vượt lên hoàn cảnh, cam chịu bằng sự chịu đựng nhẫn nhục. Thị Kính có đấu tranh nhưng mới chỉ dừng ở những lời trách móc số phận và ước muôn “nhật nguyệt sáng soi”.
Tâm trạng của Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà nàng hát:
“Thương ôi… gối lẻ loi”
- Các cặp từ đối lập bấy lâu- bỗng, sắt cầm- chăn gối lẻ loi… : sắc thái ý nghĩa đối lập diễn tả hai trạng thái trái ngược nhau chuyển đổi đột ngột
+ Từ cuộc sống hòa hợp đầm ấm đến tình cảnh chia lìa
→ Bị đẩy khỏi thế giới quen thuộc, người phụ nữ bỗng hóa bơ vơ giữa cái vô định giữa cái vô định cuộc đời.
- Thị Kính giả trai vào tu trong chùa càng khẳng định nàng không có lối thoát
+ Quan niệm về định mệnh, cho rằng sự khổ cực là do số kiếp nên quay về cửa Phật tìm lối giải thoát, tu tâm tích đức.
Bạn tham khảo :
Dàn ý Phân tích đặc điểm nhân vật An trong đi lấy mật (học sinh giỏi)a. Mở bài:
- Giới thiệu chung về đoạn trích “Đi lấy mật” và nhân vật An
b. Thân bài:
- An là một chú bé có cái nhìn tinh tế và có tình yêu vô cùng lớn với thiên nhiên:
+ Cảm nhận được ánh sáng trong khu rừng trong vắt...khiến ta cảm thấy như được bao qua là lớp thủy tinh
+ Cảm nhận gió và mặt trời theo cách riêng: Gió thổi “rao rao”, mặt trời thì là một “khối”
+ Làn hơi đất trong rừng đang tan theo ánh nắng, khiến khu rừng thêm kì bí
+ Thấy tiếng chim hót líu lo
+ Quan sát các động vật trong rừng: Con kì nhông đang nằm phơi lưng, Con Luốc đang bò tới, chim thật đẹp...
- An còn là một chú bé hồn nhiên và tinh nghịch như bao đứa trẻ khác:
+ Chen vào giữa tía nuôi và cò
+ Quảy tòn ten một cái gùi bé
+ Hăng hái đi tìm tổ ong
- An rất thông minh, chăm học:
+ Nhớ như in lời má nuôi dạy về cách tìm tổ ong và lấy mật
+ Hỏi má những điều chưa rõ
+ Nhớ những điều đã được học trong sách về tổ ong, ghi chép những lời thầy kể. Rồi so sánh với những gì má nuôi kể và thực tế nhìn thấy. Cuối cùng, tự đưa ra kết luận rằng: “Không có nơi nào, xứ nào có kiểu tổ vùng U Minh này cả.”
c. Kết bài:
- Khái quát lại đặc điểm nhân vật An trong đoạn trích.
Bạn tham khảo :
Đoạn trích “Đi lấy mật” được trích trong tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi, kể về cuộc sống của cậu bé An, lấy bối cảnh là miền Tây Nam Bộ những năm 50 của thế kỉ XX. Vì chiến tranh, An bị lạc mất gia đình và trở thành một đứa trẻ lang thang. Cậu được bố mẹ Cò cưu mang và trở thành con nuôi của họ. Sống với gia đình Cò, An được yêu thương như con đẻ và cũng học hỏi được nhiều điều mới lạ, thú vị. Qua đoạn trích “Đi lấy mật”, người đọc có dịp tham quan rừng U Minh và cảm nhận hai nhân vật An, Cò trong hành trình cùng cha nuôi đi lấy mật ong rừng đầy thú vị.
“Đi lấy mật” kể về một lần An cùng Cò và cha nuôi cùng nhau vào rừng U Minh đi lấy mật ong. Xuyên suốt đoạn trích là cảnh sắc đất rừng phương Nam được tác giả miêu tả hiện lên vô cùng sinh động, vừa bí ẩn, hùng vĩ, lại vừa thân thuộc, gắn liền với cuộc sống của người dân nơi đây qua những suy nghĩ của cậu bé An.
An là một cậu bé lanh lợi, yêu thiên nhiên và có những quan sát đầy tinh tế, mới mẻ. Khung cảnh thiên nhiên buổi sáng qua cái nhìn của nhân vật An cũng vì thế mà trở nên độc đáo, với không gian yên tĩnh, ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm. Trời không gió, không khí mát lạnh bởi hơi nước sông ngòi, mương rạch, của đất ẩm và dưỡng khí thảo mộc thở ra từ bình minh. Trong không gian ban mai đó, người tía hiện lên với những chi tiết như đi trước, dẫn đường cho An và Cò, đeo bên hông lủng lẳng chiếc túi, mang cái gùi bằng tre đan đã trát chai trên lưng và tay cầm chả gạc, vừa đi vừa phạt nhánh gai mở đường đi cho các con. An là một cậu bé lễ phép và ngoan ngoãn, thể hiện qua cách xưng hô với tía và má rất ôn hòa, lễ độ. Những hành động của cậu với ba mẹ nuôi vô cùng lễ phép, thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn. An cũng là một cậu bé ngoan ngoãn, ham học hỏi, khi liên tục hỏi tía, má những điều mà cậu còn thắc mắc hay vẫn muốn khám phá.
Đối với Cò, An coi cậu là một người bạn, vừa là anh em trong nhà, cách xưng hô mày-tao vừa thân quen, vừa gần gũi: "Chịu thua mày đó! Tao không thấy con ong mật đâu cả." Khi đối diện với một người am hiểu vùng đất này như Cò, An luôn có thái độ tôn trọng, đôi lúc còn tự ái, không dám hỏi nhiều, âm thầm ghi nhớ những kinh nghiệm đã học được.
Tuy An thể hiện là một cậu bé khá trầm tĩnh và hiền lành, nhưng trong cậu có những suy nghĩ rất phong phú, bên cạnh việc cảm nhận tốt vẻ đẹp thiên nhiên, cậu còn có những cảm nhận, so sánh đặc biệt về cách nuôi ong và lấy mật từ khắp nơi trên thế giới, từ đó rút ra kết luận về sự đặc biệt trong cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng U Minh.
Bạn tham khảo :
I. Dàn ý Phân tích đặc điểm nhân vật người cha - tía nuôi của cậu bé An1. Mở đoạn:
- Giới thiệu tác phẩm, đoạn trích và nhân vật.
- Nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.
2. Thân đoạn:
- Hoàn cảnh:
+ Hai cha con đang nghỉ ngơi dưới gốc cây tràm sau khi lấy mật đầy hai thùng sắt.
+ Bỗng có tiếng máy bay của quân Pháp trên bầu trời.
- Đặc điểm của nhân vật người cha: tràn ngập tình yêu thương đối với con.
+ Nghe tiếng bom dội xuống rừng, ông ra sức bảo vệ con.
+ Nhanh chóng cùng An chạy thoát thân trước cuộc tàn sát của quân thù.
- Nhận xét, đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Xây dựng nhân vật thông qua lời nói và hành động cụ thể.
+ Sử dụng ngôn ngữ địa phương nhằm nhấn mạnh vào sự chất phác của người nông dân miền Tây.
- Nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật:
+ Thông qua nhân vật người tía, tác giả muốn thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca tình cảm gia đình thiêng liêng, gắn kết.
3. Kết đoạn:
- Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.
Bạn tham khảo :
Mỗi lần đọc đoạn trích "Rừng cháy", em không khỏi xúc động trước vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật người tía nuôi. Nếu trong "Đi lấy mật", ông hiện lên với vẻ ngoài khỏe khoắn của người nông dân chuyên đi rừng thì ở đoạn trích này, ông lại là người cha thương con vô bờ. Để làm nổi bật điều đó, tác giả đặt ông vào tình thế hiểm nghèo, đầy rẫy rủi ro. Hai cha con đang nghỉ chân dưới gốc cây tràm sau khi lấy mật thì nghe thấy tiếng động cơ gào rú. Âm thanh tĩnh lặng của rừng núi đại ngàn bị phá vỡ bởi tiếng máy bay. Ở trong hoàn cảnh đó, tình cảm ông dành cho bé An đã trở thành điểm tựa giúp hai cha con vượt qua được sự càn quét của kẻ địch. Để tránh khỏi làn đạn đang nã xuống rừng, ông nhanh trí đẩy con nằm gí xuống cỏ. Ông hành động vô cùng thận trọng và bình tĩnh, nhắc con không được ngóc đầu. Ông liên tục cập nhật tình hình bằng những câu "Nó thả cái gì đen đen xuống kia.", "Giặc đốt rừng, con ơi!". Hai chữ "nghe con" chan chứa biết bao nhiêu tình thương. Nhìn thấy An tiếc thùng mật lấy được, ông quát lớn "Chạy thoát thân đã!". Bằng cách xây dựng nhân vật qua lời nói và hành động cụ thể, nhà văn đã đem đến cho người đọc cảm nhận về sự nhân hậu, can trường của người tía nuôi. Chính tình yêu thương chân thành đã giúp con người vượt qua được những hiểm nguy. Từ ngữ địa phương cũng góp phần khắc họa sự chất phác, hồn hậu của người nông dân miền Tây. Thông qua nhân vật người tía, tác giả bày tỏ thái độ trân trọng, ngợi ca tình cảm gia đình thiêng liêng.