K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 9 2024

Bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư mang đến cho người đọc cảm giác ấm áp và tươi mới của những tia nắng đầu tiên trong ngày. Tác giả đã khéo léo sử dụng hình ảnh nắng mới để biểu đạt sự khởi đầu, sự sống và hy vọng. Những câu thơ nhẹ nhàng, tinh tế như những giọt nắng len lỏi qua từng kẽ lá, mang đến một bức tranh thiên nhiên sống động và tràn đầy sức sống. Nắng mới không chỉ là ánh sáng mà còn là biểu tượng của niềm tin và sự lạc quan (câu ghép: kết hợp hai mệnh đề bằng từ “mà còn”). Qua đó, Lưu Trọng Lư đã gửi gắm thông điệp về sự đổi mới và sự vươn lên trong cuộc sống. Mỗi tia nắng mới như một lời nhắc nhở rằng, dù có khó khăn đến đâu, chúng ta vẫn có thể tìm thấy ánh sáng và hy vọng. Bài thơ không chỉ đẹp về hình ảnh mà còn sâu sắc về ý nghĩa, khiến người đọc cảm nhận được sự ấm áp và động lực để tiếp tục bước đi. Lưu Trọng Lư đã thành công trong việc truyền tải cảm xúc và tư tưởng qua từng câu chữ, làm cho “Nắng mới” trở thành một tác phẩm đáng nhớ trong lòng người yêu thơ.

8 tháng 5 2022

bài thơ nào?

8 tháng 5 2022

ngắm trăng 

 

13 tháng 4 2022

Tham khảo

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...

Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: “Người thuê viết nay đâu?”, là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: “mỗi năm mỗi vắng”. Thật! Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. Bài thơ Ông đồ như muốn nhắc nhở chúng ta đừng nên lãng quên quá khứ, hãy biết trân trọng và gìn giữ những giá trị đẹp đẽ của văn hóa, tinh thần để không phải hối tiếc, ân hận.

25 tháng 4 2023

Gợi ý cho em các ý để em viết: 

Mở bài: Giới thiệu về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Khi con tu hú 

Giới thiệu về vấn đề cần nói tới (6 câu đầu bài thơ) 

Thân bài: 

Nêu lên dấu hiệu của mùa hè: 

+ Chim tu hú: Kéo từng đàn đến, đậu trên các cành cây 

+ Lúa chiêm chín: Cánh đồng lúa chín đang chờ thu hoạch sau nhiều ngày chờ đợi 

+ Trái cây: Vào vụ, trái cây chín đỏ các cành và có hương vị ngọt ngào, dấu hiệu đặc trưng của mùa hè 

+ Vườn râm: Những chú ve đang tạo thành một dàn đồng ca mùa hạ trên các tán cây 

+ Bắp: Được phơi vàng cả sân như ánh nắng 

+ Trời: Quang đãng, trong xanh, mang cảm giác bình yên thoải mái 

+ Diều sáo: Mùa hè là mùa các bạn nhỏ được nghỉ học ở nhà đi thả diều  

Cảm nhận của em về bức tranh mùa hạ trong đoạn thơ:  

Tác giả đã cảm nhận mùa hè một cách chi tiết, tinh tế với những dấu hiệu đặc trưng và tinh thần yêu tự do, thoải mái.  

Kết bài. 

Bày tỏ suy nghĩ của em về đoạn thơ. 

Câu cảm thán gợi ý: 

Chao ôi!, Ôi... 

_mingnguuyet.hoc24_ 

25 tháng 4 2023

giúp mình với