K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 9

đây là mẫu giáo ý hả =))

3 tháng 9

Quá trình thống nhất nước Đức là một sự kiện quan trọng trong lịch sử châu Âu thế kỷ 20, và nó diễn ra qua nhiều giai đoạn quan trọng. Dưới đây là tóm tắt về diễn biến của quá trình này:

1. Bối cảnh lịch sử
  • Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945): Nước Đức bị chia cắt thành hai quốc gia: Cộng hòa Liên bang Đức (tức Đức Tây, hoặc Tây Đức) và Cộng hòa Dân chủ Đức (tức Đức Đông, hoặc Đông Đức). Tây Đức được quản lý bởi các nước phương Tây (Mỹ, Anh, Pháp), trong khi Đông Đức nằm dưới sự kiểm soát của Liên Xô.

  • Chiến tranh Lạnh: Sự chia cắt này phản ánh cuộc đối đầu giữa các cường quốc phương Tây và Liên Xô. Điều này đã dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang và nhiều căng thẳng chính trị.

2. Căng thẳng và các yếu tố thúc đẩy thống nhất
  • Khủng hoảng Berlin (1961): Xây dựng Bức tường Berlin đánh dấu sự chia rẽ rõ rệt hơn giữa Đông và Tây Đức. Điều này làm tăng thêm sự đối kháng và khát vọng thống nhất giữa các công dân Đức.

  • Cải cách tại Đông Đức: Vào cuối thập niên 1980, sự bất ổn và yêu cầu cải cách chính trị gia tăng ở Đông Đức. Mikhail Gorbachev, lãnh đạo Liên Xô, thúc đẩy chính sách "Perestroika" (cải cách) và "Glasnost" (công khai), điều này tạo điều kiện cho các phong trào dân chủ.

3. Diễn biến chính của quá trình thống nhất
  • Cuộc biểu tình và thay đổi chính trị: Vào mùa thu năm 1989, các cuộc biểu tình quy mô lớn diễn ra ở Đông Đức, với yêu cầu cải cách chính trị và tự do hơn. Sự gia tăng áp lực này dẫn đến sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào ngày 9 tháng 11 năm 1989.

  • Các cuộc đàm phán: Sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin, cuộc đàm phán giữa hai chính phủ Đức và các cường quốc quốc tế (Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô) diễn ra để bàn bạc về cách thống nhất.

  • Hiệp ước 2+4: Ngày 12 tháng 9 năm 1990, Hiệp ước 2+4 (hay Hiệp ước về các giải pháp liên quan đến Đức và các vấn đề liên quan) được ký kết. Hiệp ước này giữa hai nước Đức và bốn cường quốc liên quan (Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô) đã giải quyết các vấn đề liên quan đến thống nhất và sự rút lui của các lực lượng quân đội nước ngoài.

4. Thống nhất chính thức
  • Ngày 3 tháng 10 năm 1990: Đức chính thức tái thống nhất. Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) mở rộng để bao gồm các vùng lãnh thổ của Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức). Ngày này được gọi là "Ngày thống nhất Đức" và được coi là ngày kỷ niệm sự kết thúc của sự chia cắt giữa hai miền Đức.
5. Hậu quả và ảnh hưởng
  • Chuyển đổi kinh tế và xã hội: Sau thống nhất, Đông Đức phải đối mặt với sự chuyển đổi kinh tế và xã hội, điều này dẫn đến một số khó khăn trong giai đoạn đầu. Tây Đức đã phải đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế cho vùng Đông Đức.

  • Hòa nhập chính trị và xã hội: Sự hòa nhập không chỉ về mặt chính trị mà còn về mặt xã hội và văn hóa đã tốn nhiều thời gian và công sức. Sự khác biệt trong cách sống và tư tưởng giữa Đông và Tây Đức dần được khắc phục qua thời gian.

Quá trình thống nhất nước Đức là một ví dụ điển hình về sự thay đổi chính trị sâu rộng và là sự kiện lịch sử quan trọng không chỉ với nước Đức mà còn với toàn thế giới.

22 tháng 3 2018

Quá trình thống nhất nước Đức được thực hiện từ trên xuống thông qua ba cuộc chiến tranh với các nước láng giềng:

- Năm 1864, Bi-xmac gây chiến tranh với Đan Mạch, chiếm Hôn-xtai-nơ và Sơ-lê-xvich thuộc Hắc Hải và Bantich

- Năm 1866, Bi-xmac gây chiến tranh với Áo, Đức thành lập Liên bang Bắc Đức

- Năm 1870 – 1871, Bi-xmac gây chiến tranh với Pháp thu phục các bang miền Nam thống nhất nước Đức.

16 tháng 10 2018

* Những nét lớn:

   - Đến giữa thế kỉ XIX, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức phát triển nhanh chóng; từ một nước nông nghiệp, Đức trở thành nước công nghiệp. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp làm cho đội ngũ công nhân tăng nhanh.

   - Công nghiệp và thành thị phát triển nhanh chóng đã thôi thúc nhiều quý tộc địa chủ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa.

* Diễn biến:

   - Trở ngại lớn nhất cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức là đất nước vẫn trong tình trạng bị chia rẽ thành nhiều vương quốc lớn nhỏ, trong đó là Áo và Phổ là hai vương quốc lớn nhất. Vấn đề thống nhất đất nước ngày càng trờ thành yêu cầu cấp thiết.

   - Bộ phận quý tộc quân phiệt Phổ đại diện là Bi-xmác, được sự ủng hộ của giai cấp tư sản đã dùng vũ lực để thống nhất đất nước bằng ba cuộc chiến tranh với các nước láng giềng.

   - Với sự thất bại của Pháp trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ (1870-1871), Bi-xmác đã gạt được ảnh hưởng của Pháp, thu phục các bang miền Nam, hoàn thành việc thống nhất đất nước.

   - Ngày 18-1-1871, lễ thành lập Đế chế Đức được tổ chức tại Cung điện Véc-xai (Pháp), Vua Phổ Vin-hem I chính thức lên ngôi Hoàng đế. Bi-xmác trở thành Thủ tướng nước Đức. Tháng 4-1871, Hiến pháp mới được ban hành, quy định nước Đức là một liên bang gồm 22 quốc gia và 3 thành phố tự do, củng cố vai trò của quý tộc quân phiệt Phổ.

   - Như vậy, việc thống nhất nước Đức mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Đức.

22 tháng 5 2019

* Diễn biến chính:

   - Giữa thế kỉ XIX, I-ta-li-a vẫn bị chia thành 7 vương quốc nhỏ. Phần lớn các vương quốc theo chế độ quân chủ chuyên chế và chịu sự khống chế của đế quốc Áo; duy chỉ có Vương quốc Pi-ê-môn-tê là giữ được độc lập với chế độ chính trị và kinh tế tiến bộ hơn cả.

   - Giai cấp tư sản ở các vương quốc trên bán đảo I-ta-li-a đều muốn dựa vào Pi-ê-môn-tê để loại bỏ thế lực của Áo, thực hiện việc thống nhất I-ta-li-a. Bá tước Ca-vua – Thủ tướng Pi-ê-môn-tê, chủ trương dùng chiến tranh để thành lập nước I-ta-li-a thống nhất dưới sự lãnh đạo của Vương triều Xa-voa.

  - Tháng 4-1859, Ca-vua liên minh với Pháp tiến hành chiến tranh với Áo. Trong khi chiến sự đang diễn ra, quần chúng ở các vương quốc thuộc miền trung I-ta-li-a đã nổi dậy khởi nghĩa. Bọn phong kiến thống trị ở đây phải chạy sang Áo. Liên quân Pi-ê-môn-tê – Pháp, được sự hỗ trợ của đoàn quân tình nguyện Ga-ri-ban-đi, đã đẩy quân Áo vào tình thế vô cùng khó khăn. Tháng 3-1860, các vương quốc trên sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê.

   - Tháng 4-1860, phong trào khởi nghĩa của nhân dân ở đảo Xi-xi-li-a (miền Nam I-ta-li-a) bùng nổ đòi lật đổ chính quyên tay sai đế quốc Áo thống nhất đất nước. Ga-ri-ban-đi đem quân xuống giúp nhân dân Nam I-ta-li-a. Đội quân "Áo đỏ" hơn 1000 người do Ga-ri-ban-đi chỉ huy đã rời Giê-nô-va, vượt biển đổ bộ lên đảo Xi-xi-li-a.

   - Sau đó, miền Nam I-ta-li-a được sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê (10-1860), thành lập Vương quốc I-ta-li-a. Vua Pi-ê-môn-tê là Em-ma-nu-en II được tôn làm Quốc vương, Bá tước Ca-vua làm thủ tướng.

   - Năm 1866. I-ta-li-a liên minh với Phổ chống Áo, giải phóng được Vê-nê-xi-a. Năm 1870, với sự thất bại của Pháp trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ, Rô-ma đã thuộc về I-ta-li-a.

   - Cuộc đấu tranh thống nhất I-ta-li-a mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản, lật đổ sự thống trị của đế quốc Áo và các thế lực phong kiến bảo thủ I-ta-li-a, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

* Nhận xét:

   - Quá trình thống nhất I-ta-li-a đi từ dưới lên, dựa vào vai trò của quần chúng nhân dân.

   - Cuộc đấu tranh thống nhất I-ta-li-a mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản. tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

26 tháng 12 2018

Quá trình thống nhất I-ta-li-a được tiến hành với vai trò quan trọng của vương quốc Pi-ê-môn-tê:

- 4/1859, cuộc chiến tranh chống Áo của liên minh Pháp – Pi-ê-môn-tê thắng lợi. Đồng thời cao trào cách mạng của quần chúng chống Áo cũng bùng nổ mạnh mẽ ở miền Trung. Kết quả 3/1860, các vương quốc miền Trung sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê.

- 4/1860, khởi nghĩa của nhân dân ở Xi-xi-li-a cùng với đội quân “áo đỏ” cả Ga-ri-ban-đi thống nhất được miền Nam, sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê. Vương quốc I-ta-li-a được thành lập, do vua Pi-ê-môn-tê làm QUốc vương, Ca-vua làm thủ tướng.

- 1866, I-ta-li-a liên minh với Phổ chống Áo giải phóng được Vê-nê-xi-a

- 1870, cuộc chiến tranh Pháp – Phổ bùng nổ, quân Pháp bị thất bại, Rô-ma thuộc về I-ta-li-a. Cuộc đấu tranh thống nhất I-ta-li-a hoàn thành.

20 tháng 1 2019

Đáp án: C

4 tháng 5 2021

1, 

Tình hình nước Đức giữa thế kỉ XIX:

* Tình hình kinh tế:

- Đến giữa thế kỉ XIX, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức phát triển nhanh chóng, từ một nước nông nghiệp Đức trở thành nước công nghiệp.

- Công nghiệp và các thành thị phát triển nhanh chóng đã thôi thúc nhiều quý tộc địa chủ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa.

* Tình hình chính trị:

- Phân tán về chính trị, chia cắt lãnh thổ, thị trường không thống nhất. Điều này cản trở kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Yêu cầu lớn là thống nhất đất nước.

* Tình hình xã hội:

- Giai cấp công nhân ra đời nhưng còn non yếu.

- Nhiều quý tộc, địa chủ chuyển hướng kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa trở thành quý tộc tư sản hóa gọi là Gioongke.

2, 

Quá trình thống nhất I-ta-li-a được tiến hành với vai trò quan trọng của vương quốc Pi-ê-môn-tê:

- Tháng 4-1859, cuộc chiến tranh chống Áo của liên minh Pháp - Pi-ê-môn-tê thắng lợi. Đồng thời cao trào cách mạng của quần chúng chống Áo cũng bùng nổ mạnh mẽ ở miền Trung. Kết quả, tháng 3-1860, các vương quốc miền Trung sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê.

- Tháng 4-1860, khởi nghĩa của nhân dân ở Xi-xi-li-a cùng với đội quân “áo đỏ” của Ga-ri-ban-đi thống nhất được miền Nam, sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê. Vương quốc I-ta-li-a được thành lập, do vua Pi-ê-môn-tê làm Quốc vương, Ca-vua làm thủ tướng.

- Năm 1866, I-ta-li-a liên minh với Phổ chống Áo giải phóng được Vê-nê-xi-a.

- Năm 1870, chiến tranh Pháp - Phổ bùng nổ, quân Pháp thất bại, Rô-ma thuộc về I-ta-li-a. Cuộc đấu tranh thống nhất I-ta-li-a hoàn thành.


 



 

31 tháng 10 2019

Đáp án A

6 tháng 12 2019

Đáp án: D

15 tháng 3 2018

Chọn B