Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã khắc họa cho người đọc thấy được tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng. Sau khi bố mất, mẹ đi làm ăn xa tận Thanh Hóa, Hồng phải sống cùng người cô độc ác. Bà cô muốn gieo rắc vào đầu cậu những hoài nghi để rồi “ruồng rẫy, căm ghét mẹ” nhưng điều đó vẫn không khiến cho tình yêu thương cũng như lòng kính trọng mẹ của Hồng mất đi. Ngay(Trợ từ) khi gặp lại mẹ, Hồng đã vô cùng ngạc nhiên và xúc động. Cậu chạy đến, ngồi trong lòng mẹ để cảm nhận hơi ấm của tình yêu thương. Chao ôi!(Thán từ) Nguyên Hồng đã sử dụng những hình ảnh chân thực, lời văn nhẹ nhàng khiến mỗi người đọc đều thấy cảm động khi đọc tác phẩm.
Trong những năm tháng nô lệ đau thương của đất nước, rất nhiều những chiến sĩ trung kiên của cách mạng Việt Nam đã bị bắt giam trong những nhà tù thực dân. Nhưng từ bóng đem căm hờn vẫn vút lên những tiếng thơ bày tỏ niềm say mê, khao khát với cuộc đời. Bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu là một trong số ấy. Sáu câu thơ đầu của bài thơ là bức trang phong cảnh thiên nhiên rực rỡ thể hiện sự phong phú, sôi nổi và niềm yêu đời tha thiết của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi:
"Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không..."
Bài thơ "Khi con tu hú" sáng tác vào tháng 7 năm 1939, khi nhà thơ trên bước đường hoạt động cách mạng bị địch bắt giam tại lao Thừa Thiên-Huế ( Tố Hữu bị địch bắt tháng 4 năm 1939- khi nhà thơ mới 19 tuổi). Bài thơ thể hiện tâm trạng ngột ngạt của người cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm giữa những bức tường vôi lạnh. Tâm trạng ấy càng trở nên bức bối khi nhà thơ hướng tâm hồn mình đến với bầu trời tự do bên ngoài.
Giữa tháng hè nắng, giữa cái im lìm đáng sợ của chốn lao tù chợt vang lên tiếng tu hú gọi bầy:
"Khi con tu hú gọi bầy"
Trong tiềm thức của con người VN, tiếng tu hú là tiếng gọi mùa:"Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa phượng nở, hoa gạo đỏ đầy ước mơ hi vọng...". Đó là màu hạ chói chang ánh nắng và đi cùng với đó là những sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Tiếng tu hú thân quen bất chợt vang vọng gợi lên trong tâm hồn người thanh nên trẻ tuổi đang sục sôi ước mơ, khát vọng nhưng bị mất đi sự tự do bao suy tưởng về một mùa hè ngập trang màu sắc và niềm vui.
"Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dạy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không..."
Trong tâm trí tác giả mùa hè rất sinh động và đẹp, màu vàng của lúa đang chín của những quả ngọt, âm thanh rộn ràng của những tiếng ve ngân lên như chào đón mùa hè, tiếng sáo diều... Tất cả đều hiện lên thật đẹp, sinh động gợi lên bao nhiêu rạo rực của người thanh niên.
Trong 6 câu thơ đầu tác giả đã kể lại những hình ảnh thân thuộc của mùa hè bằng phương pháp tả cảnh vô cùng sinh động. Những hình ảnh mùa hè được tác giả vẽ nên cùng với hiện thực đang bị giam cầm ngục tối nói lên sự khát khao mãnh liệt mong muốn được tự do. Đó là những rung động mãnh liệt với hơi thở của cuộc sống tự nhiên.
Vì trường đại học của tôi vẫn duy trì học và giảng dạy trực tuyến cho tới hết học kì hai, tôi đã phải thích nghi với việc lệch múi giờ cũng như sắp xếp thời gian học hợp lí.
Tôi nhận thấy việc học trực tuyến đem lại cho tôi rất nhiều cơ hội mà trước đây tôi chưa từng thấy ở những giảng đường lớn, và việc học trực tuyến vẫn giúp tôi tiếp thu được đầy đủ lượng kiến thức như học tại trường. Thứ nhất, học trực tuyến giúp tôi nắm bắt bài giảng tốt hơn, bởi giáo viên sẽ nói hoặc thu âm bài giảng qua mic và khi nghe giảng âm thanh sẽ rất rõ và dễ nghe. Điều này có lợi hơn nhiều cho việc nghe giảng của tôi bởi ở những giảng đường lớn và rộng, đôi khi giáo viên nói rất nhanh nhưng âm lượng lại không đủ lớn nên tôi chỉ nắm bắt được khoảng 60% nội dung bài giảng. Thứ hai, ở những tiết học trực tuyến, ngoài những cuộc gọi Zoom thì các giáo viên còn thường thu lại bài giảng và đăng tải lên trang mạng nội bộ của trường, do đó tôi có thể dễ dàng xem lại các bài giảng mọi lúc mọi nơi.
Tuy nhiên, việc học trực tuyến cũng mang tới cho tôi một số thử thách. Do tôi đã về Việt Nam, tôi đã phải trải qua sự lệch múi giờ khi học trực tuyến. Các lớp học của tôi đều diễn ra theo múi giờ Anh, vì vậy hàng ngày tôi thường phải học trong khoảng 18.00–23.00. Bên cạnh đó, chúng tôi có rất nhiều bài tập nhóm. Vì tôi là sinh viên quốc tế duy nhất , tôi sẽ phải tuân theo lịch trình của các bạn người bản xứ trong nhóm. Bởi vậy nên có những ngày tôi phải thức tới 3.00 sáng để làm việc nhóm cùng các bạn.
Tham khảo:
Từ trái nghĩa: in đậm.
Đoạn trích cuộc đối thoại giữa bé Hồng và bà cô đã giúp ta có thể cảm nhận một cách sâu sắc tình cảm mà bé Hồng dành cho mẹ mình. Mở đầu, nghe cô hỏi, Hồng muốn gặp mẹ nhưng nhận ra sự giả dối của bà cô nên đành im lặng, tìm câu trả lời phù hợp. Trong kí ức bé sống dậy vẻ mặt hiền từ và rầu rầu của mẹ. Từ “cúi đầu không đáp” đến “cười và đáp lại cô tôi” thể hiện sự phản ứng thông minh của Hồng. Chú biết cảnh giác trước âm mưu của bà cô, không muốn cô xâm phạm đến danh dự của mẹ. Sau lờì nói thứ hai, thứ ba của bà cô, (khi thái độ mỉa mai nhục mạ đã bộc lộ trắng trợn) thì bé́ Hồng không kìm nén nỗi đau đớn, phẫn uất, tủi nhục, xúc động vì thương mẹ, thương thân … Nước mắt em “ròng ròng chảy xuống hai bên mép rồi chan hoà, đầm đìa ở cằm và cổ”.Không cười gượng như lần trước, Hồng “cười dài trong tiếng khóc”. Chi tiết này chứng tỏ Hồng đang cố nén nỗi đau xót, phẫn uất đang trào dâng. Trước bà cô cay nghiệt, bé Hồng nhỏ bé mà tự tin, thông minh ̀ kiêu hãnh và dạt dào niềm tin về người mẹ khốn khổ...
Tâm trạng đau xót, uất ức của Hồng đạt đến đỉnh điểm khi nghe cô tươi cười kẻ về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình. Từ căm ghét cô, bé Hồng căm thù những hủ tục phong kiến ̣: “ Cô tôi chưa dứt câu… Giá những cổ tục là.…… mới thôi” Những so sánh liên tiếp, những động từ mạnh, giọng văn dồn dập thể hiện được nỗi uất hận, căm ghét mãnh liệt của bé Hồng đối với những hủ tục phong kiến mà bà cô là người đại diện.
Bạn tham khảo nha:
Trong văn bản" Lão Hạc" của Nam Cao, lão Hạc là hình ảnh điển hình cho những người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8 có cuộc sống nghèo khổ nhưng phẩm chất vô cùng cao đẹp. Lão là 1 người giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu và có lòng tự trọng cao. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương để rồi khóc thút thít như một đứa con nít .Vì là người có lòng tự trọng nên sau khi chết lão ko muốn lảm phiền tới hàng xóm,Lão đi lừ đừ đến nhờ ông giáo lấy số tiền đó để làm ma chay. Mọi người trong làng ko ai hiểu nguyên nhân tại sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu. Qua văn bản "Lão Hạc", tác giả đã cho ta thấy phẩm giá tốt đẹp và nhân cách trong sạch của lão Hạc nói riêng cũng như những người nông dân nói chung.
đưa bài thơ lên giúp nhe
Tôi đã đọc đời mình trên lá
người nâng niu lộc biếc mùa xuân
người hóng mát dưới trưa mùa hạ
người gom về đốt lửa sưởi mùa đông
Tôi đã đọc đời mình trên lá
lúc non tơ óng ánh bình minh
lúc rách nát gió vò, bão quật
lúc cao xanh, lúc về đất vô hình
Tôi đã đọc đời mình trên lá
có thể khổng lồ, có thể bé li ti
dẫu tồn tại một giây vẫn tươi niềm kiêu hãnh
đã sinh ra
chẳng sợ thử thách gì.