Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
gggggiiiiiiuuuuussssssspppppp tttttoooooowwwwwssss vvvvoooowwwwiiiiisss
Tham khảo:
Trong năm 1909, về phía Đông của đầm nước mặn Tân Diêm có dải cồn cát ngăn cách đầm với biển, trên dải cồn cát Sa Huỳnh, M. Vinet là quan thuế người Pháp làm việc ở Sở thương chính tại cửa biển Sa Huỳnh đã phát hiện một kho chum khoảng 200 chiếc trong chứa nhiều đồ tùy táng, những chum gốm này do người dân đào lên để lấy trong đó các hạt trang sức mã não, thủy tinh. Ông đã công bố phát hiện kho chum Sa Huỳnh này trong Tập san của Trường Viễn Đông Bác Cổ (B.E.F.E.O)(Vinet, 1909), điểm thời gian năm 1909 được lấy làm mốc khởi đầu cho sự phát hiện và nghiên cứu về văn hóa Sa Huỳnh.
Năm 1923, La Barre khai quật tại Sa Huỳnh tìm thấy hơn 200 mộ chum, tài liệu được H. Parmentier chỉnh lý và công bố trong tập san của Trường Viễn Đông Bác Cổ (B.E.F.E.O)(H.Parmentier, 1924). Năm 1934, M.Colani khai quật tại điểm phát hiện văn hóa Sa Huỳnh thuộc làng Thạnh Đức và công bố tại hội nghị Tiền sử học Thái Bình Dương tổ chức tại Manila (Philippines) năm 1935 (M.Colani, 1935). Đến năm 1936, M.Colani xác lập thuật ngữ Văn hóa Sa Huỳnh (Sahuynh Culture) khi nghiên cứu các di tích tiền sử ở Quảng Bình được công bố trong bài viết "Ghi chú về tiền sơ sử Quảng Bình", đăng trên tạp chí "Những người bạn Huế xưa". Tên gọi Văn hóa Sa Huỳnh"Sahuynh Culture” của M.Colani dùng để chỉ nền văn hóa của cư dân tiền sử có táng tục mộ chum và lấy địa điểm Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) đặt tên cho nền văn hóa này (M.Colani, 1936). Như vậy thuật ngữ văn hóa Sa Huỳnh hay còn gọi là Sa Huỳnh cổ điển do các học giả người Pháp định danh, nội hàm thuật ngữ chứa đựng các di tích thuộc thời đại đồ sắt có đặc trưng chung về văn hóa khảo cổ.
Thời gian tồn tại văn hóa Sa Huỳnh trước công nguyên khoảng 500 năm và kết thúc ở thế kỷ 2 sau công nguyên. Văn hóa Sa Huỳnh có chung một không gian liền khoảnh khu vực miền Trung từ Hà Tĩnh vào đến Bình Thuận mà ở hai đầu của nó có sự giao thoa với văn hóa Đông Sơn (phía Bắc) và văn hóa Đông Nam Bộ (phía Nam). Những di tích thuộc thời đại đồng thau cách nay trên dưới 3000 năm đến 2600 năm phát triển trực tiếp hay gián tiếp lên văn hóa Sa huỳnh được gọi bằng thuật ngữ “Tiền Sa Huỳnh” hoặc giai đoạn sớm của văn hóa Sa Huỳnh, trong đó các dòng chảy văn hóa Tiền Sa Huỳnh phát triển trực tiếp lên Sa Huỳnh như Long Thạnh, Bình Châu I, Bình Châu II, Bàu Trám (lớp sớm), Bãi Ông. Gián tiếp góp phần vào sự hình thành Sa Huỳnh ví như văn hóa Xóm Cồn. Không gian phân bố của các di tích Tiền Sa Huỳnh tồn tại trong khu vực Nam Trung Bộ, giữa chúng đều có mối quan hệ, tuy thời gian có sớm muộn khác nhau nhưng cùng góp phần vào sự hình thành đỉnh cao Sa Huỳnh sắt (Đoàn Ngọc Khôi, 2004).
Không gian phân bố văn hóa Sa Huỳnh trải dài ở miền Trung Việt Nam; phía Bắc giao thoa với văn hóa Đông Sơn ở Bãi Cọi (Hà Tĩnh); phía Nam giao lưu với văn hóa Đông Nam Bộ ở Bình Thuận; phía Tây trải dọc theo thung lũng Đông Trường Sơn giao lưu với văn hóa Tây Nguyên; phía Đông văn hóa Sa Huỳnh vươn ra hệ thống các đảo trong vùng biển của Việt Nam như: Cù Lao Chàm, Cù Lao Ré, Phú Quý, Thổ Chu, Côn Đảo, Phú Quốc... ở đây văn hóa Sa Huỳnh giao lưu với văn hóa của vùng đảo Tây Thái Bình Dương theo dòng chảy văn hóa hải lưu.
Vùng trung tâm của văn hóa Sa Huỳnh nằm ở tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và Bắc Bình Định. Đặc biệt tại tỉnh Quảng Ngãi, văn hóa Sa huỳnh phân bố theo ba vùng sinh thái văn hóa rất đặc trưng và được xác thực qua các cuộc khai quật khảo cổ quy mô, đó là: Vùng núi – thung lũng sông Tang Hồ nước Trong; Vùng đồng bằng duyên hải – Long Thạnh, Bình Châu, Sa Huỳnh; Vùng đảo Cù lao Ré – Xóm Ốc, Suối Chình. Tại các điểm trung tâm này đã tìm thấy hàng trăm mộ chum, mộ vò, mộ đất của văn hóa Sa Huỳnh và hàng ngàn di vật đá, đồng, sắt, gốm, thủy tinh, đồ trang sức đá ngọc nephrit, agat.
Vậy thì mình làm lại nhé :
Một công dân Việt Nam tiêu biểu đó là Đại tướng Võ Nguyên giáp, ông là người hiền lành, nhân hậu. Em ấn tượng với Đại Tướng Võ Nguyên giáp bởi vì ông luôn cứu giúp người dân, không thấy khó chịu khi làm việc này . Và ông cũng đã quyên góp , ủng hộ những người gặp khó khăn. Một cuộc đời này của ông, ông hết mực vì dân, vì nước. Chưa hề nghĩ đến lợi ích cá nhân của mình, mà ông luôn nghĩ đến cuộc sống khổ cực của những người dân nghèo đói.Ông đã ra đi,để lại nhiều tiếc nuối, người dân yêu quý ông và em cũng không ngoại lệ. Em thấy Đại tướng Võ Nguyên giáp là một công dân tiêu biểu của Việt Nam, đáng để lấy tấm gương ấy.
Một công dân Việt Nam tiêu biểu đó là : cô Oanh . Tên đây đủ của cô là Bùi Kim Oanh , năm nay cô đã hơn 30 tuổi .Hiện cô đang làm giáo viên tại trường Trung Học Cơ Sở Đông Kết. Cô là một công dân việt Nam gương mẫu , tích cực với nghề , luôn làm những việc tốt đem đến cho học sinh . Em ấn tượng về cô bởi : cô chưa từng mắng lớp em không lý do , cô sẽ mắng cả lớp khi cả lớp hư , việc làm ấy , cho rằng cô muốn tốt cho cả lớp , muốn lớp thay đổi . Rất nhiều học sinh được cô dạy , họ đã trở thành một con người hoàn hảo , không ăn chơi , đua đòi như trước. Chính vì những việc làm này , mà em đã có cảm tình và ngưỡng mộ cô như một vị thần của em vậy . Cô xứng đáng là một công dân Việt Nam.
Mìn còn một bài nữa là :
Cô Hậu là giáo viên văn , cô là người nghiêm túc và luôn giúp đỡ những bạn học yếu môn Văn hoặc GDCD. Cô chưa từng trách mắng bạn nào , cô chỉ phạt những bạn thiếu ý thức , còn bạn nghe lời ( tuy không học giỏi ) nhưng cô vẫn luôn yêu quý những bạn ấy .em ấn tượng với cô vì : tuy cô đã có tuổi nhưng cô vẫn luôn kiên trì với nghề , vẫn miệt mài làm việc , vẫn tiếp tục trên sự nghiệp trồng người .Vậy nên em đã có những suy nghĩ tốt đẹp về cô . Và cô cũng xứng đáng để trở thành một công dân Việt Nam , gương mẫu .
Lào Cai được biết đến là địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng, sinh thái, leo núi. Nhưng tôi ấn tượng nhất với nghề đan lát, bằng những đôi tay khéo léo mà con người chúng ta có thể tạo ra những sản phẩm thủ công rất đơn giản, đẹp và vô cùng tiện ích cho cuộc sống thường nhật của người dân. Ta có thể làm ra rổ rá, mâm ăn cơm, ghế từ các nguyên liệu phong phú: mây, tre nứa và dây rừng. Nghề này không phân biệt lứa tuổi nên không chỉ người lớn làm mà còn các em nhỏ cũng thế, được dạy để lưu giữ nét đẹp văn hóa tổ tiên để lại. Quá trình thực hiện rất công phu, phải kiên nhẫn làm ra từng món đồ như thế thật tuyệt vời! Giá thành của sản phẩm cũng không quá cao, tùy theo chất liệu, kích thước. Đây có thể nói là một trong những nghề truyền thống lâu đời của tỉnh Lào Cai, nó thật hay!
ok nhá.
Hoa là công dân Việt Nam vì Hoa sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Gia đình Hoa thường trú ở Việt Nam đã nhiều năm.
Quê hương,cội nguồn của văn hóa dân tộc.Thật vậy ,quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên,là nơi ông cha ta nghìn năm bảo vệ và giũ gìn truyền thống dân tộc.Quê hương là những gì thân thương gần gũi và gắn bó nhất trong đời sống hàng ngày …là những câu chuyện ngày xưa bà thường hay kể,là những khúc hát ầu ơ ru ta sớm ngày,là những chiếc cuốc,chõng tre ,thúng cha hay làm…Quê hương là nơi chúng ta,những người còn sống báo hiếu cha ông vào dịp lễ tết ,bằng những mâm cơm giản dị tưởng nhớ về người đã khuất.Quê hương không hiện đại và văn minh nhủ đo thị nhưng nó là cội nguồn là lẽ sống ,là bản sắc văn hóa dân tộc mà ta cần thừa hưởng và phát huy
bạn tham khảo sơ nha
chúc bn học tốt
Tham Khảo:
Là một vùng đất trẻ, Cà Mau quê em mới chỉ được khai phá từ những thập niên cuối thế kỷ XVIII. Miền đất này được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho những điều kiện mà nhiều nơi khác không có được: ba mặt tiếp giáp biển (tổng cộng là 250km) và một hệ thống sông rạch chằng chịt (chiều dài tổng cộng hơn 7000km). Chợ nổi Cà Mau chính là sự giao hoà của con người và thiên nhiên ở miền sông nước hữu tình này.
Chợ nổi nằm trên sông Gành Hào (thuộc trung tâm thành phố Cà Mau), cách cầu Gành Hào khoảng hơn 200km, thuộc địa bàn phường 8. Ngày trước, chợ ở giữa ngã ba Chùa Bà, cách đó khoảng hơn chục cây số. Xưa kia, đây là nơi tụ tập kiếm sống của người tứ xứ và bán nhiều loại hàng hoá khác nhau. Bây giờ, chợ chỉ còn bán các sản vật của miệt vườn.
Ngay mờ sáng, từ hàng trăm ngàn con sông rạch khác, các ghe xuồng từ các vùng quê của các huyện Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn... đem hàng về chợ nổi trên sông Gành Hào này. Trong làn sương mù lãng đãng trên sông nước, những chiếc ghe to, ghe nhỏ chở nặng hàng đậu sát vào nhau trên mặt nước dập dềnh, chuẩn bị cho một ngày mới.
Chợ nổi Cà Mau hội tụ rất nhiều loại trái cây và sản vật miệt vườn như: đu đủ, xoài, ổi, chôm chôm, khóm thơm (dứa), dừa nước, dưa gang, khế, bí bầu, cà chua, khoai tây... Trong nắng gió phương Nam, chợ bừng lên hương sắc của những miệt vườn ở đâu đó bên sông Tiền, sông Hậu, sông Trẹm,... Đôi khi còn có những ghe bán chiếu rong - những ghe chiếu đã trở thành cảm hứng để soạn giả Viễn Châu thuở nào viết nên bài ca vọng cổ "Tình anh bán chiếu" nổi tiếng đến hôm nay.
Chợ trên sông nên khách mua hàng cũng phải đi xuồng hoặc đò. Khách đi chợ chỉ cần ngồi trên con đò lướt nhẹ qua những ghe hàng, nhìn những thứ được treo lúc lắc trên các nhánh cây dựng trên ghe (gọi là cây "bẹo") là sẽ biết ghe đó bán hàng gì. Đó là những lời chào mời lặng lẽ nhưng thật hấp dẫn. Nếu bạn ghé vào, sẽ được người bán hàng hiếu khách mời nếm thử một thứ trái cây với phong cách bình dị, chân thành và phóng khoáng thật dễ thương của con người đất Mũi.
Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.
Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.
Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia
Chùa Keo, còn được gọi là chùa Thần Quang Tự, nằm tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đây là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam và được công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá Quốc gia và Di tích quốc gia đặc biệt
Nguồn gốc của chùa Keo có liên quan đến Thiền sư Dương Không Lộ. Dưới thời vua Lý Thánh Tông, chùa Keo được xây dựng bởi Thiền sư Dương Không Lộ từ năm 1061 tại hương (làng) Giao Thủy, phủ Hà Thanh (nay là các xã thuộc ven sông Hồng huyện Nam Trực và Trực Ninh, tỉnh Nam Định). Ban đầu, chùa có tên gọi là Nghiêm Quang Tự, sau đổi thành Thần Quang Tự. Vì làng Giao Thủy có tên Nôm là Keo, nên ngôi chùa này còn được gọi là chùa Keo
Chùa Keo nằm bên dòng sông Hồng thơ mộng và là một điểm du lịch và tâm linh quan trọng, thu hút đông đảo du khách và Phật tử đến thăm chiêm bái 2. Nếu bạn có cơ hội, hãy ghé thăm chùa Keo để khám phá kiến trúc độc đáo và tìm hiểu về lịch sử lâu đời của ngôi chùa này .
Chùa Keo Thái Bình: Ngôi chùa cổ kính và linh thiêng
Chùa Keo, hay còn gọi là chùa Thần Quang, là một ngôi chùa cổ kính và linh thiêng tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa được xây dựng vào thế kỷ 17, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử và được Bộ Văn hóa và Thông tin công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đặc biệt vào năm 2017.
Lịch sử và kiến trúc
Chùa Keo được xây dựng theo phong cách kiến trúc thời Lê, với bố cục gồm nhiều hạng mục như: tam quan, sân chùa, tòa tiền đường, tòa hậu đường, tòa Thiên Hương, tòa Giá Roi, nhà Tổ, giếng nước, v.v. Các tòa nhà được thiết kế hài hòa, cân đối, tạo nên một tổng thể kiến trúc độc đáo và ấn tượng.
Giá trị văn hóa và lịch sử
Chùa Keo Thái Bình không chỉ là một di tích lịch sử - văn hóa quan trọng mà còn là một trung tâm sinh hoạt tâm linh của người dân địa phương. Chùa thờ Phật, Thánh Dương Không Lộ và những người có công với việc xây dựng chùa. Nơi đây lưu giữ nhiều hiện vật quý giá như: tượng Phật, tượng pháp, chuông đồng, bia đá, v.v.
Vẻ đẹp độc đáo
Chùa Keo Thái Bình thu hút du khách bởi vẻ đẹp cổ kính, thanh bình và không gian tâm linh thiêng liêng. Chùa được bao bọc bởi những hàng cây cổ thụ, tạo nên một bầu không khí trong lành và mát mẻ. Du khách đến đây có thể tham quan các hạng mục kiến trúc độc đáo, chiêm bái Phật, cầu bình an và may mắn.
Lễ hội chùa Keo
Hàng năm, vào dịp tháng Giêng âm lịch, chùa Keo tổ chức lễ hội truyền thống thu hút đông đảo du khách thập phương. Lễ hội bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh như: rước kiệu, tế lễ, thi đấu các trò chơi dân gian, v.v.
Chùa Keo Thái Bình là một điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử và tâm linh Việt Nam. Nơi đây hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị và khó quên.