K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 5 2024
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán vào năm 938 dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền, cách tổ chức đánh giặc của ông đã đóng góp quan trọng vào chiến thắng cuối cùng của quân Việt. Dưới đây là những điểm chính của cách tổ chức này:

1. **Sử dụng ưu điểm địa lý**: Ngô Quyền đã tận dụng sông Bạch Đằng để tạo ra một chiến thuật đánh giặc hiệu quả. Ông đã cho xây dựng các cọc tre và chuỗi rừng cây để gây trở ngại cho hải quân Nam Hán khi chúng tiến vào sông. Khi đợt lớn của đối phương đổ bộ, ông đã phát động cuộc tấn công bất ngờ từ hai phía, khiến quân Nam Hán rơi vào bẫy.

2. **Tiến hành phản công táo bạo**: Thay vì chờ đợi quân Nam Hán tiến vào nội địa và ngăn chặn tại đó, Ngô Quyền đã chủ động tiến công và đánh tan hải quân Nam Hán khi chúng đang trên đường tiến vào sông Bạch Đằng. Điều này ngăn chặn kẻ thù từ việc thiết lập lực lượng vững chắc trên lãnh thổ Việt Nam.

3. **Xây dựng lòng yêu nước và sự đoàn kết dân tộc**: Ngô Quyền đã liên minh với các tộc người bản địa và tạo ra lòng yêu nước và đoàn kết mạnh mẽ giữa các tầng lớp dân chúng. Điều này giúp tạo sự đồng lòng trong cuộc kháng chiến và đẩy lùi quân xâm lược.

Những chiến thuật và cách tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền đã chứng minh được hiệu quả và dẫn đến chiến thắng quan trọng trong lịch sử Việt Nam, khép lại một thời kỳ chống lại sự xâm lược của Ngô xâm lăng.
 
11 tháng 5 2024

Cách tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán vào năm 938 được tổ chức một cách thông minh và hiệu quả. Ông đã tận dụng địa lợi của sông Bạch Đằng, một địa điểm chiến lược có địa hình uốn lượn, có những cửa ngõ nước hẹp và nông. Ngô Quyền đã sử dụng thuyền thấp nước để di chuyển linh hoạt qua những khu vực nước cạn và bãi cát thấp, tạo điều kiện cho quân của mình tiến hành đánh phá quân xâm lược từ những hướng không ngờ. 

Ngô Quyền cũng đã khai thác triệt để yếu điểm của quân Nam Hán trong việc chỉ có thể chiếm được vùng đất trên sông mà không thể chiếm được các khu vực ven biển. Nhờ vào sự tổ chức linh hoạt và chiến thuật, Ngô Quyền đã đánh bại quân xâm lược và giành lại độc lập cho dân tộc. Đây thực sự là một chiến thắng đậm đà và quyết định trong lịch sử của Việt Nam.

27 tháng 4 2022

Tham khảo

Chủ động đón đánh quân xâm lược: Phân tích được thế mạnh, thế yếu của quân Nam Hán.

Bố trí trận địa bãi cọc ngầm trên sông. Chủ động bày trận địa phục kích, biết lợi dụng lợi thế của sông Bạch Đằng để tổ chức thủy chiến.

27 tháng 4 2022

THAM KHẢO:

- Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm mà không biết.

- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

- Đúng lúc triều rút nhanh, bãi cọc ngầm nhô lên, quân ta từ phía thượng lưu đánh mạnh xuống, quân mai phục hai bên bờ đánh tạt ngang. Quân Nam Hán rối loạn, xông vào đánh giáp lá cà rất quyết liệt. Quân địch bỏ thuyền chạy xuống sông, phần bị giết, phần bị chết đuối, bị hại đến quá nửa. Hoằng Tháo cũng bị thiệt mạng trong đám loạn quân.

– Quân ta chủ động: đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng

– Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn… chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc.

– Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc thuỷ triều xuống..

15 tháng 5 2016

Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo là: Sử dụng trận địa cọc ngầm, dụ quân địch lọt vào trận địa và chờ thủy triều rút đã giúp dân ta giành thắng lợi.

Trận Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của nhân dân ta chấm dứt hơn 1000 năm đô hộ Bắc Thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài cho nước ta.

Công của Ngô Quyền là: Đã mưu trí nghĩ ra cách đánh đuổi quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng độc đáo giúp nhân dân ta giành được đọc lập lâu dài cho nước ta.

8 tháng 5 2024

Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động, độc đáo ở chỗ:

- Chủ động: khi giặc còn ngấp nghé, ông khẩn trương tổ chức kháng chiến. Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách đánh giặc.

- Độc đáo:

+ Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc. 

+ Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...


Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/ke-hoach-danh-giac-cua-ngo-quyen-chu-dong-va-doc-dao-o-diem-nao-c81a14263.html

17 tháng 4 2016

a) Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

Kết quả : Cuộc kháng chiến chống Nam Hán lần thứ hai này kết thúc thắng lợi nhanh gọn. Chỉ trong vòng một ngày, toàn bộ đạo quân xâm lược hung hăng ngạo mạn với đoàn thuyền chiến lớn đã bị tiêu diệt ở ngay tại vùng cửa biển Bạch Đằng, nghĩa là tại địa đầu sông nước của Tổ quốc, khi chúng chưa kịp đặt chân lên mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc ta.

Ý nghĩa : Có thể nói trận Bạch Đằng năm 938 là trận quyết chiến chiến lược lớn nhất, có ý nghĩa to lớn nhất trong lịch sử quân sự Việt Nam từ thế kỉ X về trước. Thế trận Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 có ý nghĩa mở ra truyền thống đánh giặc trên sông nước Bạch Đằng. Nghệ thuật thủy chiến của Ngô Quyền đã để lại những bài học kinh nghiệm lớn mà tổ tiên ta trong các thế kỷ kế tiếp đã vận dụng thành công.

17 tháng 4 2016

b) Chủ động: Đón đánh quân xâm lược 
Độc Đáo: Bố trí trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng và dựa vào hiện tượng thiên nhiênChủ động: Đón đánh quân xâm lược 
Độc Đáo: Bố trí trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng và dựa vào hiện tượng thiên nhiên

Công lao của Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần hai:

- Đã huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.

- Biết tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng để đánh giặc.

- Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo - bố trí trận địa cọc ngầm.

- Biết lấy yếu thắng mạnh, đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù khiến chúng sợ mà không dám sang nữa.

-Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế, nhưng nước Việt đã thoát được ách thống trị ngàn năm của phong kiến phương Bắc, trở lại là một nước độc lập.

5 tháng 5 2021

- Đã huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.

- Biết tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng để đánh giặc.

- Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo - bố trí trận địa cọc ngầm.

- Biết lấy yếu thắng mạnh, đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù khiến chúng sợ mà không dám sang nữa.

- Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế, nhưng nước Việt đã thoát được ách thống trị ngàn năm của phong kiến phương Bắc, trở lại là một nước độc lập.

Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là trận chiến mở đầu thời kì độc lập cho nước ta, thoát khỏi ách đo hộ của triều đại phương Bắc.

Ngô Quyền là người lãnh đạo quân tướng giết Kiều Công Tiễn nhằm mục đích làm mất tướng giặc giỏi và làm quân lính của giặc sợ. Lưu Hoằng Tháo là con trai thứ chín của vua( bên phía muốn xâm lược) lập quân qua đánh. Ngô Quyền thấy trên sông Bạch Đằng thủy triều lên xuống nên chọn nơi đó là nơi đánh giặc( vì giặc qua xâm lược bằng đường thủy). Ông cho cắm cọc trên sông Bạch Đằng, chờ thùy triều lên xuống rồi giết quân xâm lược.

Kết quả trận chiến:

Lưu Hoằng Tháo bị giết, quân Nam Hán chết đuối quá nửa, số còn lại chạy về nước. Quân ta toàn thắng.

8 tháng 4 2016

Ý NGHĨA:

-Chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc

-Mở ra thời kì độc lập lâu dài cho tổ quốc.

-Khẳng định quyền làm chủ của nhân dân ta.

Ngô Quyền có công:

-Ngô quyền cho thuyền ra Khiêu chiến nhữ địch vào trận địa bãi cọc ngầm lúc Triều dâng.

-Nước Triều rút, Ngô Quyền dốc tràn lực phản công→Quân Nam Hán bị tiêu diệt.

4 tháng 5 2021

- Ngô Quyền đã có công:

+ Huy động nhân dân tham gia chống quân xâm lược.

+ Lợi dụng địa thế của sông Bạch Đằng để lập kế hoạch đánh giặc.

+ Tổ chức và trực tiếp chỉ huy quân đánh giặc trên sông Bạch Đằng.

+Đánh tan quân Nam Hán, chấm dứt thời kì đất nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ- Ngô Quyền đã có công:

+ Huy động nhân dân tham gia chống quân xâm lược.

+ Lợi dụng địa thế của sông Bạch Đằng để lập kế hoạch đánh giặc.

+ Tổ chức và trực tiếp chỉ huy quân đánh giặc trên sông Bạch Đằng.

+Đánh tan quân Nam Hán, chấm dứt thời kì đất nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ- Ngô Quyền đã có công:

+ Huy động nhân dân tham gia chống quân xâm lược.

+ Lợi dụng địa thế của sông Bạch Đằng để lập kế hoạch đánh giặc.

+ Tổ chức và trực tiếp chỉ huy quân đánh giặc trên sông Bạch Đằng.

+Đánh tan quân Nam Hán, chấm dứt thời kì đất nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ

mình vừa thi xong đấy

chúc thi tốt nha

4 tháng 5 2021

Nhờ có chiến thắng của Ngô Quyền mà đất nước đã được giải phóng hoàn toàn, kết thúc hơn 1 nghìn năm bị đàn áp của các triều đại phong kiến phương bắc. Mở ra một nền độc lập lâu dài của dân tộc, có thể nói Ngô Quyền là người dũng cảm, có tài trong việc bỳ binh bố trận

 CHÚC BẠN THI TỐT

4 tháng 7 2020

Hành động của Kiều Công Tiễn và những chuẩn bị của Ngô Quyền trước và trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán (thế kỉ X).

- Năm 931, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của quân Nam Hán, thay họ Khúc nắm quyền tự chủ

- Đến đầu năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn - một nha tướng của ông, ám hại để đoạt chức Tiết độ sứ

- Nhân dân và các tướng lĩnh rất bất bình, trong đó có Ngô Quyền ( là con rể của Dương Đình Nghệ). Tháng 10/ 938, Ngô Quyền đem quân đánh Kiều Công Tiễn

- Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán, lợi dụng cơ hội này, quân Nam Hán kéo vào xâm lược nước ta lần thứ 2

- Ngô Quyền nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Hà Nội) , bắt giết Kiều Công Tiễn và khẩn trương chuẩn bị chống xâm lược. Để chuẩn bị cho trận chiến trên sông sông Bạch Đằng, Ngô Quyền dùng kế đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng - đóng hàng nghìn cọc đẽo nhọn và có bịt sắt, cho quân mai phục hai bên bờ sông. Khi thủy triều lên, ông cho một toán quân ra khiêu chiến, giả vờ thua, nhử quân Nam Hán vào bên trong bãi cọc. Vừa lúc nước triều rút, cọc nhô lên, quân ta đổ đánh. Thuyền giặc vướng cọc lại bị đánh từ nhiều phía, tan vỡ .Chủ tướng giặc là Hoằng Tháo bị giết tại trận

Qua đó em có nhận xét như thế nào về Kiều Công Tiễn và Ngô Quyền?

- Kiều Công Tiễn :

+ Là một kẻ tham lam chỉ vì ham danh lợi mà vô ơn khi giết chết Dương Đình Nghệ là chủ tướng cũ của mình

+ Sau khi giết Dương Đình Nghệ, nghe tin Ngô Quyền kéo quân ra bắc liền cầu cứu nhà Nam Hán, chỉ vì lợi ích riêng của bản thân, tham sống sợ chết mà bán nước, "cõng rắn cắn gà nhà" .Cuối cùng bị Ngô quyền giết chết ở thành Đại La

=> Hành động của Kiều Công Tiễn vô cùng thâm độc và nhục nhã khi cầu cứu nhà Nam Hán là kẻ thù của mình

- Ngô Quyền:

+ Là bậc anh hùng tuấn kiệt, trí dũng song toàn

+ Có công chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành lại độc lập dân tộc.

+ Củng cố và xây dựng đất nước, giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất sau này.

=> Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền đã mở ra thời địa mới- thời đại đôc lập tự chủ lâu dài của dân tộc ta


17 tháng 4 2016

Câu 1:

-Cuối thế kỉ IX nhà Đường suy yếu.

-905, Tiết Độ Sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức.

-Khúc Thừa Dụ kêu gọi nhân dân chiếm thành Tống Bình, tự xưng là Tiết Độ Sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.

-906, nhà Đường buộc phong Khúc Thừa Dụ là Tiết Độ Sứ.

-907, Khúc Thừa Dụ mất.

-Khúc Hạo lên thay cha xây dựng đất nước.

Câu 2:

-Chia lại khu vực hành chính.

-Cử người trong coi mọi việc đến tận xã.

-Định lại mức thuế.

-Bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc.

-Lập lại sổ hộ khẩu.

-ý nghĩa:

+Người việc tự cai quản, tự quyết định tương lai của mình.

+Chấm dứt trên thực tế ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc.

Câu 3:

-Nhà Nam Hán có ý định xâm lượt nước ta từ rất lâu.

-Khúc Thừa Mĩ thuần phục nhà Hậu Lương.

-930:Quân Nam Hán xâm lượt nước ta.

-Khúc Thừa Mĩ chống cự nhưng thất bại, quân Nam Hán chiếm thành Tống Bình.

-931:Dương Đình Nghệ tấn công chiếm thành Tống Bình, đánh tan quân tiếp viện.

-Nhân dân ta giành quyền tự chủ.

-Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết Độ Sứ.

Câu 4:

-937:Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức Tiết Độ Sứ.

-Ngô Quyền kéo quân ra Bắc trị tội Kiều Công Tiễn.

-Kiều Công Tiễn cầu cứu quân Nam Hán.

Câu 5:

-Ngô Quyền nhanh chóng kéo quân vào Đại La(Tống Bình-Hà Nội) giết chết Kiều Công Tiễn chuẩn bị đánh giặc.

-Dự định diệt giặc trên sông Bạch Đằng.

Câu 6:

Diễn biến:

-Cuối 938, thuyền chiến của giặc do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào nước ta theo cửa biển sông Bạch Đằng.

-Ngô Quyền cho thuyền ra khiêu chiến nhữ địch vào trận địa bãi cọc ngầm lúc Triều dâng.

-Nước Triều rút, Ngô Quyền dốc tràn lực phản công→Quân Nam Hán bị tiêu diệt.

Kết quả:

-Cuộc kháng chiến thắng lợi.

Ý nghĩa:

-Chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc.

-Mở ra thời kì độc lập lâu dài cho tổ quốc.

-Khẳng định quyền làm chủ của nhân dân ta.

 

2 tháng 5 2016

a đù

27 tháng 4 2021

hu hu lịch sử dài quá hic hic 

tăng bạn tip ôn thi của hoc24 khocroi

undefined

17 tháng 3 2016

Ngô Quyền đã có công:

- Biết huy động sức mạnh toàn dân, mưu cao, mẹo giỏi...
- Biết lấy yếu thắng mạnh, đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù khiến chúng sợ mà không dám sang nữa.
-Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế, nhưng nước Việt đã thoát được ách thống trị ngàn năm của bọn phong kiến phương Bắc, trở lại là một nước độc lập.

 

11 tháng 4 2016

- Biết huy động sức mạnh toàn dân, mưu cao, mẹo giỏi...
- Biết lấy yếu thắng mạnh, đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù khiến chúng sợ mà không dám sang nữa.
-Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế, nhưng nước Việt đã thoát được ách thống trị ngàn năm của bọn phong kiến phương Bắc, trở lại là một nước độc lập.