Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cuộc sống trao trả cho chúng ta những gì chúng ta ban phát. Cuộc sống là một tấm gương phản chiếu những hành động của chúng ta. Nếu muốn được yêu thương, thì phải biết thương yêu, nếu muốn được đối xử tử tế thì phải sống tử tế, nếu muốn được cảm thông và kính trọng thì phải biết thông cảm và tôn trọng, nếu muốn được người khác khoan dung và độ lượng với mình thì chính bản thân phải sống khoan dung và hào hiệp. Quy luật này áp dụng cho mọi khía cạnh đời sống.
Đây chỉ là một câu chuyện ngắn nhưng lại hàm chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc về cách đối nhân xử thế giữa con người và đạo lý sống đẹp của con người trong cuộc sống. Câu chuyện mang đậm ý nghĩa nhân văn qua định luật sống trong tự nhiên, khi cho đi điều gì thì chúng ta sẽ được nhận lấy điều đó. Đây không những là một thông điệp sâu xa mà còn là triết lý sống của con người với nhau trong xã hội hiện đại.
Qua câu chuyện, có thể hình dung được cậu bé nghịch ngợm ấy khi hét lên “Tôi ghét người” thì trong rừng vọng ra tiếng “Tôi ghét người” nhưng khi cậu hét là “Tôi yêu người” thì tiếng vọng trong rừng ra lại là “Tôi yêu người”. câu chuyện này đã cảm hoá một cách rất hiện thực về cuộc sống hiện đại và cách đối xử với nhau trong một thế giới rộng lớn, cụ thể hơn trong câu chuyện chính là khu rừng. Tiếng rừng vọng ra đáp lại lời cậu bé trong cả hai hoàn cảnh nhưng cảm xúc của cả hai lại khác nhau hoàn toàn. Thử hình dung một ví dụ như lời của mẹ cậu bé, nếu cậu yêu thương người thì người cũng yêu thương cậu, ngay từ đầu nếu như cậu yêu thương mẹ, không ngỗ nghịch làm mẹ khiển trách thì chắc rằng cậu cũng sẽ được mẹ yêu thương. Vì vậy, trong xã hội loài người cũng thế, chúng ta đối xử hoà đồng với nhau, yêu thương lẫn nhau thì chúng ta cũng nhận được tình yêu thương, giúp đỡ của bao người khác. Hay nói khác hơn biến thù thành bạn.
Liệu rằng chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc khi sống trong một xã hội loài người bằng những tranh thù, chiếm đoạt vì lợi ích của chính mình. Ai gieo gió thì gặt bão, ai vì lợi ích của mình là những chuyện trái với lương tâm thì toà án lương tâm sẽ tự kết tội chúng ta, nhận lấy những hậu quả cho việc làm đó theo quy luật nhân-quả.
Chốt lại,qua câu chuyện trên đã gửi lại cho chúng ta một thông điệp sống về cách cư xử giữa con người với nhau trong định luật cuộc sống, chúng ta cho người khác cái gì thì chúng ta sẽ nhận lại cái đó. Cuộc sống của chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc khi cuộc đời của chúng ta không còn người nào để ghét cả.
Đây chỉ là một câu chuyện ngắn nhưng lại hàm chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc về cách đối nhân xử thế giữa con người và đạo lý sống đẹp của con người trong cuộc sống. Câu chuyện mang đậm ý nghĩa nhân văn qua định luật sống trong tự nhiên, khi cho đi điều gì thì chúng ta sẽ được nhận lấy điều đó. Đây không những là một thông điệp sâu xa mà còn là triết lý sống của con người với nhau trong xã hội hiện đại.
Qua câu chuyện, có thể hình dung được cậu bé nghịch ngợm ấy khi hét lên “Tôi ghét người” thì trong rừng vọng ra tiếng “Tôi ghét người” nhưng khi cậu hét là “Tôi yêu người” thì tiếng vọng trong rừng ra lại là “Tôi yêu người”. câu chuyện này đã cảm hoá một cách rất hiện thực về cuộc sống hiện đại và cách đối xử với nhau trong một thế giới rộng lớn, cụ thể hơn trong câu chuyện chính là khu rừng. Tiếng rừng vọng ra đáp lại lời cậu bé trong cả hai hoàn cảnh nhưng cảm xúc của cả hai lại khác nhau hoàn toàn. Thử hình dung một ví dụ như lời của mẹ cậu bé, nếu cậu yêu thương người thì người cũng yêu thương cậu, ngay từ đầu nếu như cậu yêu thương mẹ, không ngỗ nghịch làm mẹ khiển trách thì chắc rằng cậu cũng sẽ được mẹ yêu thương. Vì vậy, trong xã hội loài người cũng thế, chúng ta đối xử hoà đồng với nhau, yêu thương lẫn nhau thì chúng ta cũng nhận được tình yêu thương, giúp đỡ của bao người khác. Hay nói khác hơn biến thù thành bạn.
Liệu rằng chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc khi sống trong một xã hội loài người bằng những tranh thù, chiếm đoạt vì lợi ích của chính mình. Ai gieo gió thì gặt bão, ai vì lợi ích của mình là những chuyện trái với lương tâm thì toà án lương tâm sẽ tự kết tội chúng ta, nhận lấy những hậu quả cho việc làm đó theo quy luật nhân-quả.
Chốt lại,qua câu chuyện trên đã gửi lại cho chúng ta một thông điệp sống về cách cư xử giữa con người với nhau trong định luật cuộc sống, chúng ta cho người khác cái gì thì chúng ta sẽ nhận lại cái đó. Cuộc sống của chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc khi cuộc đời của chúng ta không còn người nào để ghét cả.
Trong cuộc sống, có một sự thật không thể phủ nhận: "Cho đi là nhận lại ". Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa đích thực của câu chân lý này. Khi nhắc đến "cho" và "nhận", nhiều người nghĩ rằng hai khái niệm này đối lập nhau. Tuy nhiên, nếu ta suy nghĩ kỹ hơn, ta sẽ nhận ra rằng "khi cho đi, ta sẽ nhận lại rất nhiều". Việc "cho" đồng nghĩa với việc trao đổi giá trị với người khác mà không cần đòi hỏi sự trả lại. Điều này có nghĩa là "nhận" là tiếp nhận giá trị đó. Sự liên kết giữa "cho" và "nhận" rất chặt chẽ và không thể tách rời. Chúng ta tồn tại nhờ vào những gì ta nhận được, nhưng chúng ta sống nhờ vào những gì ta đã cho đi. Khi ta biết cách "cho", giá trị đó sẽ mang lại ý nghĩa tốt đẹp cho người khác, giúp họ vượt qua khó khăn và nghịch cảnh. Đồng thời, giá trị mà ta đã "cho" đi cũng tăng lên nhiều lần. Hành động "cho" có nghĩa là cống hiến, đóng góp cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ngược lại, khi ta "nhận", ta chỉ lấy những thứ mà ta cần, không tham lam, không lợi dụng lòng tốt của người khác. Ta nhận để tồn tại và có thể cống hiến nhiều hơn, chứ không phải để tận hưởng. Con người sẽ hạnh phúc và thành công nhất khi biết cống hiến cho một mục đích cao cả hơn là thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Hãy biết "cho" đúng cách, đúng người và biết "nhận" đúng cách, đúng người, chứ không phải "nhận" tất cả mà không phân biệt. Cuộc sống luôn công bằng. Ai biết "cho" sẽ được "nhận" lại. Ngược lại, những người chỉ biết "nhận" mà không bao giờ "cho" thì sẽ không bao giờ đạt được thành công và hạnh phúc trong cuộc sống này.