K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

Giữ gìn vệ sinh môi trường cũng là một biện pháp bảo vệ da vì: Da là bề mặt lớn nhất trên cơ thể tiếp xúc trực tiếp với môi trường; da có chức năng điều hòa thân nhiệt, che chắn cho các bộ phận bên trong cơ thể. Nếu môi trường bị ô nhiễm sẽ dẫn đến da bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, gây nên các bệnh về da, dẫn đến ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng của da (ví dụ, các lỗ chân lông bị bịt tắc gây ảnh hưởng đến việc tỏa nhiệt của cơ thể).

22 tháng 7 2023

Hình 1: Dưới mặt đất (trong đất)

Hình 2: Kí sinh trong cơ thể người

Hình 3: Trên mặt đất

Hình 4: Dưới nước, đại dương

22 tháng 7 2023

Các nhân tố trong môi trường sống của cây xanh trong Hình 41,1 là: Nhiệt độ, ánh sáng, gió, độ ẩm, nồng độ O2, nồng độ CO2, châu chấu, con bò, cỏ, con người,...

31 tháng 10 2021

1- Giữ gìn , chăm sóc, trồng nhiều cây xanh

2- ko thải nước thải ra môi trường

3-tắt điện mỗi khi ko sử dụng

4- Ko thải khói bụi những chất gây ô nhiễm

5-Ko vứt rác bừa bãi ..

Nhìu lắm bạn :)

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Ảnh hưởng của thành phần môi trường đến hoạt động của tế bào: Nếu thành phần của môi trường trong được duy trì ổn định sẽ đảm bảo cho tế bào hoạt động bình thường. Ngược lại, khi môi trường trong bị mất cân bằng sẽ gây nên sự rối loạn trong hoạt động của các tế bào, thậm chí gây chết tế bào.

- Vai trò của môi trường trong cơ thể: Môi trường trong có vai trò giúp cho tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất, qua đó, giúp tế bào và cơ thể hoạt động bình thường.

Phương pháp giải

Quan sát hình ảnh và kể tên được nơi sống (môi trường sống) của các sinh vật

Lời giải chi tiết

a) Nơi sống của các sinh vật có trong hình:

- Con sùng đất: Trong lòng đất.

- Con giun: Trong lòng đất.

- Con bò: Trên mặt đất.

- Con sâu: Trong thân cây.

- Cây đước: Đầm lầy, đất bùn ở vùng nước mặn, nước lợ.

- Cây gỗ, cỏ,…: Trên mặt đất.

- Cá: Trong nước.

- Vi khuẩn đường ruột: Trong đường ruột của người.

→ Các loại môi trường sống của sinh vật: Môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật.

b) Các sinh vật có cùng loại môi trường sống:

- Môi trường trong đất: Sùng đất và giun đất.

- Môi trường sinh vật: Sâu đục thân và vi khuẩn đường ruột.

- Môi trường trên cạn: Cây đước, con bò, cây gỗ, cỏ.

- Môi trường dưới nước: Cá.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

a) Nơi sống của các sinh vật có trong hình:

- Con sùng đất: Trong lòng đất.

- Con giun: Trong lòng đất.

- Con bò: Trên mặt đất.

- Con sâu: Trong thân cây.

- Cây đước: Đầm lầy, đất bùn ở vùng nước mặn, nước lợ.

- Cây gỗ, cỏ,…: Trên mặt đất.

- Cá: Trong nước.

- Vi khuẩn đường ruột: Trong đường ruột của người.

→ Các loại môi trường sống của sinh vật: Môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật.

4 tháng 9 2023

Việc sử dụng acid không đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Cụ thể:

- Acid dư thừa sau sử dụng thải trực tiếp ra môi trường ngấm vào đất làm chua đất, làm rửa trôi các chất dinh dưỡng có trong đất … không những thế chúng còn làm cho cây trồng bị suy yếu và chết hàng loạt. Nhất là đối với những cây nông nghiệp (rau, củ, quả …) môi trường acid sẽ gây ra những thiệt hại lớn …

- Acid dư thừa sau sử dụng thải trực tiếp ra môi trường nước làm giảm độ pH của nước, khiến cho các loài sinh vật bị cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng … Ngoài ra, các loài sinh vật sẽ bị hạn chế phát triển, chết dần và khó có thể tái tạo về môi trường sinh thái ban đầu. Đối với những người dân chuyên sống bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, thì đây sẽ là một mối nguy cơ lớn gây ảnh hưởng tới đời sống kinh tế và sản xuất của người dân. 

- Trong không khí các hạt acid lơ lửng gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng tới tầm nhìn xa trong không khí gây cản trở tới hoạt động nghiên cứu của các chuyên gia về khí tượng, môi trường…

- Đối với con người, khi da tiếp xúc với môi trường không khí bị ô nhiễm do acid sẽ gây ra các bệnh về da như mẩn ngứa, nấm, viêm da, gây mụn nhọt, mụn trứng cá… Sử dụng nước dư acid trong ăn uống còn gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, gây ra các bệnh về đường ruột như trào ngược dạ dày, đau dạ dày, ợ hơi, khó tiêu… Trẻ em sử dụng nước dư acid thường xuyên sẽ gây tổn hại cho hệ thần kinh, não bộ, thậm chí là tử vong. Về lâu dài, nước dư acid còn là nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer ở người già. Khi hít thở không khí có chứa các hạt bụi acid sẽ làm ảnh hưởng tới đường hô hấp và giảm sức đề kháng của cơ thể….

22 tháng 7 2023

Tham khảo

1. Học sinh in phiếu điều tra và tiến hành điều tra thực tế để thu thập số liệu.

 

* Gợi ý kết quả điều tra trong trường học về hiểu biết của các bạn về sức khỏe sinh sản vị thành niên:

Điều tra tổng số 100 bạn.

2.  Dựa trên kết quả điều tra, chọn ra nội dung còn nhiều bạn chưa biết để xây dựng nội dung tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên:

Ví dụ: Nội dung tuyên truyền "Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống AIDS".

• Nguyên nhân gây bệnh AIDS:

- Bệnh AIDS do virus HIV gây ra. HIV là virus gây suy giảm miễn dịch ở người.

- HIV lây truyền từ người này sang người khác theo 3 con đường:

+ Qua đường máu: Người có vết thương hở, khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết của người bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao. Sử dụng chung bơm kim tiêm, dung cụ xăm mình,… với người nhiễm HIV cũng khiến bệnh lây lan trong cộng đồng.

+ Qua đường tình dục: Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV sẽ có nguy cơ lây bệnh cao, đặc biệt trong trường hợp không sử dụng các biện pháp bảo vệ (bao cao su).

+ Mẹ truyền sang con: Những người mẹ nhiễm HIV có thể truyền virus cho con qua nhau thai và qua sữa mẹ.

• Triệu chứng bệnh AIDS:

Điều tra hiểu biết của học sinh về sức khỏe sinh sản vị thành niên 1. Tiến hành điều tra trong trường học hiểu biết của các bạn về sức khỏe sinh sản vị thành niên theo mẫu điều tra Bảng 40.2.   2. Từ kết quả điều tra, em hãy cùng bạn xây dựng nội dung tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên. (ảnh 2)

• Biện pháp phòng chống AIDS:

- Tránh xa các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm,…

- Tiệt trùng các dụng cụ y tế khi sử dụng; không dùng chung bơm kim tiêm; chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV; không dùng chung các vật dụng như dao cạo, bàn chải đánh răng, bấm móng tay;…

 

- Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai. Nếu phát hiện nhiễm HIV thì không nên mang thai. Khi mang thai mà nhiễm HIV thì khi sinh con ra cần cách li không cho con bú sữa mẹ.

22 tháng 7 2023

- Các nguồn điện khác mà em biết: acquy xe máy, máy phát điện, pin Mặt Trời,...

4 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Năng lượng nhiệt có thể truyền được trong các môi trường: chất rắn, chất lỏng, chất khí, chân không.

- Ví dụ:

+ Năng lượng nhiệt truyền trong chất rắn: Khi ta nung một đầu thanh sắt trên ngọn lửa thì một lúc sau ta thấy ở đầu kia của thanh sắt (phía tay cầm) cũng nóng lên.

+ Năng lượng nhiệt truyền trong chất lỏng: Ta dùng ngọn lửa đun nóng một nồi nước từ phía đáy nồi, một thời gian sau ta thấy toàn bộ lượng nước trong nồi đều nóng lên.

+ Năng lượng nhiệt truyền trong chất khí: Khi đặt tay bên ngọn lửa, một lúc sau ta thấy tay nóng lên.

+ Năng lượng nhiệt truyền trong chân không: Để một vật dưới ánh nắng Mặt Trời, một khoảng thời gian sau ta thấy vật nóng lên.