K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 2 2021

Văn chương luôn cho con người nhiều điều bổ ích. Nó mở rộng tâm hồn ta, cho ta nhiều xúc cảm. Nó giúp ta hiểu về chính mình, con người và xã hội. Gặp các tác phẩm lớn, ta lại càng được mở mang thêm nhiều điều, khai thác đầy đủ các khía cạnh khác nhau của một chủ đề. Khẳng định vai trò lớn lao ấy, nhà văn Nguyễn Đình Thi có viết:

“Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng…”.

Chỉ với một câu văn mà ông đã gợi ra trong tôi nhiều điều suy ngẫm. “Tác phẩm lớn” là tác phẩm mang dấu ấn của thời đại, hiện thực, xã hội,…; hướng con người đến những điều tốt đẹp. “Một ánh sáng riêng” là quan niệm, tình cảm, tư tưởng… mà tác giả cất công lồng ghép vào tác phẩm của mình. Mỗi tác giả đặt ra mỗi vấn đề, có cách nghĩ khác nhau, có cách diễn đạt khác nhau. Vậy nên, ánh sáng của mỗi tác phẩm là mỗi “ánh sáng riêng”. Với câu văn giàu hình ảnh so sánh, nhà văn đã khẳng định: Đọc các tác phẩm lớn, ta sẽ tiếp thu các tư tưởng, nội dung… mang bản sắc riêng của từng tác giả. Đó có thể là những hiểu biết về tự nhiên và xã hội. Đó có thể là nhạc điệu trữ tình khiến ta vui, buồn, giận, ghét… Nhưng vô hình chung, chúng đều hướng người đọc đến cái “chân – thiện – mỹ”. Từ đó, các tác phẩm sẽ để lại giá trị lâu dài và ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Tôi là một người yêu văn. Và tôi cũng đã từng đọc nhiều “tác phẩm lớn”. Tâm hồn tôi trải dài theo từng trang văn, trải rộng theo các từ ngữ diệu kì. “Ánh sáng riêng” trong tôi là những gam màu đặc sắc. Có lẽ “ánh sáng” lung linh nhất chiều vào tôi đến từ truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn người Mĩ O-hen-ri.

Truyện ngắn lấy không gian là một nhà trọ ở gần Oa-sinh-tơn với cốt truyện xoay quang ba họa sĩ nghèo (Xiu, Giôn-xi, cụ Bơ-men). Với bối cảnh đơn giản ấy, tác phẩm đã “rọi” vào trong tôi rất nhiều thứ “ánh sáng”, đến ngay lăng kính bảy màu của Niu-tơn cũng không thể sánh bằng.

“Ánh sáng riêng” đầu tiên mà tôi nhận được từ O-hen-ri là bài học về sự lạc quan: Sống trong đời, con người cần yêu cuộc sống; có niềm tin yêu, sự lạc quan và nghị lực để vươn đến sự sống. Chúng ta có thể thấy rõ “ánh sáng” ấy toát lên từ nhân vật Giôn-xi rất nhiều. Cô bị bệnh phổi và cô buông mình chờ chết, không còn niềm tin để khát khao sống tiếp. Ví như chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống thì cô cũng “rụng” theo. Có thể chính nỗi tuyệt vọng và buồn bã ấy đã khiến bệnh tình ngày một thêm nặng. Nhưng sau khi chứng kiến cảnh chiếc lá vẫn còn thì mọi chuyện khác hẳn. Cô yêu cuộc sống trở lại, muốn được “vẽ vịnh Na-plo khi khỏi bệnh”. Cũng đúng thôi! Một chiếc lá nhỏ bé, sau một cơn bão khủng khiếp, vẫn cố gắng bám níu cành cây để tiếp tục được sống. Tại sao con người như chúng ta lại không thể? Tác giả đã truyền cho chúng ta niềm tin và tình yêu vào cuộc sống. Dẫn chứng là việc Giôn-xi thuyên giảm bệnh tình sau khi lạc quan trở lại. Phải chăng con người và cuộc sống đều đáng và cần được lạc quan như vậy? Vì đời đẹp và con người là đáng quý. Hãy mỉm cười và đừng bao giờ quay lưng với cuộc đời: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”.

 

Sống để được thương yêu và yêu thương người khác. Đó là “ánh sáng” thứ hai mà tác giả “rọi” vào tâm hồn tôi. Như Giôn – xi với căn bệnh hiểm nghèo, cô được mọi người quan tâm, săn sóc và thậm chí hi sinh vì cô. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao khi sống giữa tình thương của mọi người, song ban đầu cô lại không nhận ra mà lại chực chờ cái chết. Như Xiu và cụ Bơ-men với tình yêu thương bao la, họ yêu thương Giôn-xi như người ruột thịt. Xiu như chị gái của Giôn-xi, chăm sóc em hết lòng dù cô cũng nghèo như ai cả. Cụ Bơ-men lại có thể hi sinh vì Giôn-xi, chín cụ đã đứng giữa trời mưa gió để vẽ chiếc lá vốn đã bị gió cuốn đi. Cụ ra đi vì bệnh sưng phổi nặng, để đổi lại cho Giôn-xi cuộc sống vẹn toàn. Nhưng trong Xiu, Giôn-xi và tôi, cụ sẽ không chết vì tấm lòng “vàng” của cụ vẫn còn. “Chết như sống”, liệu đó có phải là nghệ thuật sống đẹp đẽ nhất khi ta hi sinh vì người khác?

“Ánh sáng” cuối cùng mà O-hen-ri truyền đạt khi viết truyện ngắn này là quan niệm về nghệ thuật. Quan niệm này đã đưa “Chiếc lá cuối cùng” trở thành “bức thông điệp màu xanh về tình yêu thương”. Nghệ thuật có hai mục đích cơ bản” “Nghệ thuật vị nghệ thuật” và “Nghệ thuật vị nhân sinh”. Ở O-hen-ri, ta bắt gặp cả hai mục đích tốt đẹp ấy. Cụ Bơ-men mong muốn vẽ được một kiệt tác, cuối cùng, tâm nguyện ấy đã thành hiện thực. Chiếc lá cụ vẽ ra thật và đẹp đến nỗi họa sĩ trong nghề như Xiu và Giôn-xi cũng không nhận ra đó là “tranh vẽ”. Phải chăng đó là “Nghệ thuật vị nghệ thuật”? Song giá trị nhân văn của truyện là ở chỗ chiếc lá đã cứu sống Giôn-xi. Và cái giá đắt phải trả là mạng sống của cụ già tội nghiệp – chủ nhân bức tranh. Nhưng cụ hóa thân bất tử vào chiếc lá để nhóm lên ngọn lửa của sự sống và tình yêu thương. Cụ chưa từng chết! Một người nghệ sĩ chân chính như cụ biết cách để hòa mình bất tử vào cuộc sống để giúp đời, giúp người. Quả không sai khi có thể xem chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác. Quan niệm của O-hen-ri như được tôn cao thêm vì chiếc lá: Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì con người, vì cuộc sống.

Bằng cách kể chuyện hấp dẫn và cảm động, kết hợp đảo ngược tình huống hai lần, truyện ngắn đã truyền vào tôi những “ánh sáng” diệu kì. Tôi có quan niệm đẹp về nghệ thuật và tôi sẽ viết nó vào trang đầu tiên trong nhật kí làm văn. Có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên truyện ngắn ấy cùng nhà văn ấy. “Chiếc lá cuối cùng” sẽ sống trong tôi như một nghệ thuật, như một linh hồn.

Giờ đây, tôi lại thấm thía thêm nội dung câu văn của Nguyễn Đình Thi. Mỗi lần đọc lại bài “Tiếng nói của văn nghệ”, gặp đến câu văn ấy, tôi lại dừng lại, suy tư, ngẫm nghĩ. “Chiếc lá cuối cùng”, “Cô bé bán diêm”, “Tắt đèn”, “Lão Hạc”… ùa về trong tôi lúc nào không hay. Để rồi tôi quên rằng mình đã dừng lại cả tiếng đồng hồ. Vì sao tôi lại thế? Có phải vì các tác phẩm ấy rất “lớn” và từng “ánh sáng” ấy rất riêng? Hay là vì tôi đã hóa thân vào văn chương diệu kì? Tôi không hay biết.

“Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái...
Đọc tiếp

“Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.”

1. Nêu ý nghĩa nhan đề của văn bản có chứa đoạn trích trên.

2. Điều gì khiến nhân vật “tôi” đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?

3. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu:“Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt.”. Câu này thuộc kiểu câu gì xét theo cấu tạo và theo mục đích nói? “Chắc có” thuộc thành phần biệt lập nào?

4. Không khí trên cao điểm được tác giả gợi ra qua những chi tiết nào? Không khí đó góp phần làm nổi bật phẩm chất gì của những cô gái thanh niên xung phong?

1
20 tháng 4 2020

1. Nhan đề của văn bản : Những ngôi sao xa xôi

“Những ngôi sao xa xôi” là một nhan đề đặc sắc, ấn tượng, vừa có ý nghĩa cụ thể, vừa có ý nghĩa ẩn dụ mang tính biểu tượng:

+Nhan đề “Những ngôi sao xa xôi” gợi nhớ đến hình ảnh những ngôi sao lớn trên bầu trời thành phố quê hương mà Phương Định – nhân vật chính trong truyện – thường hay nhớ lại. Hình ảnh ấy gắn liền với khoảng thời gian yên bình ; thanh bình mà cô được sống cùng gia đình mình. Điều đó cho thấy, dù trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt đến mức thế nào đi chăng nữa thì những cô gái thanh niên xung phong vẫn giữ được nét hồn nhiên, trong sáng,trẻ trung , mơ mộng;yêu đời. Và đồng thời thể hiện tấm lòng của cô gái trẻ luôn luôn hướng về gia đình, quê hương-nơi sinh thành của họ.

+Nhan đề này còn muốn nói lên 3 cô thanh niên xung phong là những ngôi sao trên bầu trời rộng lớn, họ tỏa sáng những vẻ đẹp riêng lấp lánh, diệu kì. Họ là những ngôi sao kì diệu mà ai cũng phải cảm phục khi làm nhiệm vụ trên tuyến đường Trường Sơn. Nhưng họ là "những ngôi sao xa xôi", vì thế  vì thế phải thật chăm chú mới nhìn thấy được, mới phát hiện ra để yêu và quý trọng những vẻ đẹp ấy của họ.

2.Điều khiến nhân vật “tôi” đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa, chính là vì “thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình”.

3

*Chắc có : thành phần phụ +Chắc: thành phần tình thái

                                          +có : thành phần gọi đáp

*Các anh ấy : CN

*có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt (VN) trong đó :

- Có : yếu tố chính của VN (vị từ)

- những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt: bổ ngữ cho vị từ ''Có'' (  có kết cấu của 1 cụm C-V):

+những cái ống nhòm: C

+có thể : thành phần tình thái

+thu cả trái đất vào tầm mắt:V

+)Xét theo cấu tạo ; câu này thuộc kiểu câu mở rộng bằng cụm C-V

+)xét theo  mục đích nói, câu này thuộc kiểu câu trần thuật

4.Không khí trên cao điểm được tác giả gợi ra qua những chi tiết: vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa.

 Không khí đó góp phần làm nổi bật phẩm chất ;tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn

 

    “Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái...
    Đọc tiếp

    “Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.”

    (Trích Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo dục)

    1. Nêu ý nghĩa nhan đề của văn bản có chứa đoạn trích trên.

    2. Điều gì khiến nhân vật “tôi” đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?

    3. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu:“Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt.”. Câu này thuộc kiểu câu gì xét theo cấu tạo và theo mục đích nói? “Chắc có” thuộc thành phần biệt lập nào?

    4. Không khí trên cao điểm được tác giả gợi ra qua những chi tiết nào? Không khí đó góp phần làm nổi bật phẩm chất gì của những cô gái thanh niên xung phong?

    1
    20 tháng 4 2020

    cho mik đúng ik