K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Vua An Dương Vương của Văn Lang được biết đến với quyết tâm và quả cảm trong việc xây dựng Thành Cổ Loa. Những phẩm chất tốt đẹp của ông bao gồm:

1. Quyết tâm: An Dương Vương đã có một quyết tâm mạnh mẽ trong việc xây dựng Thành Cổ Loa, một công trình kiến trúc đồ sộ và đầy ấn tượng, nhằm tăng cường sức mạnh và an ninh cho đất nước của mình.

2. Trí tuệ chiến lược: Ông đã sử dụng trí tuệ chiến lược để thiết kế và xây dựng Thành Cổ Loa với các hệ thống phòng thủ và an ninh phức tạp, giúp bảo vệ đất nước khỏi các mối đe dọa bên ngoài.

3. Sự kiên nhẫn và kiên trì: Việc xây dựng một công trình như Thành Cổ Loa đòi hỏi sự kiên nhẫn và kiên trì. An Dương Vương đã không ngừng nỗ lực và làm việc chăm chỉ để hoàn thành công trình này.

4. Tình yêu quê hương: Hành động của An Dương Vương không chỉ là vì lợi ích cá nhân mà còn là vì yêu quê hương và muốn bảo vệ đất nước và nhân dân của mình khỏi nguy cơ từ bên ngoài.

Tóm lại, An Dương Vương là một nhà lãnh đạo có phẩm chất tốt đẹp như quyết tâm, trí tuệ chiến lược, kiên nhẫn và kiên trì, cùng tình yêu quê hương, giúp ông thành công trong việc xây dựng và bảo vệ Thành Cổ Loa.

29 tháng 2

cung ma kết chắc chắn là tra goole

14 tháng 3 2022

Cái này chị nghĩ em nên tự viết vì chỉ có cảm nhận của chính em thì mới đúng và đảm bảo những gì đang diễn ra được em ạ!

4 tháng 5 2022

Phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ qua tác phẩm của Nam Cao:

- Họ là những người nông dân nghèo bị đẩy xuống đáy cùng của xã hội nhưng tâm hồn và phẩm chất lại không hề bị tha hóa. Lão Hạc trước sau vẫn là người nông dân lương thiện, quyết không chịu theo gót Binh Tư để có miếng ăn; cũng không muốn tranh việc nhẹ với đàn bà con gái trong làng; cùng không muốn phiền lụy đến bà con trong làng xóm nên đã chọn cái chết tức tưởi để chấm dứt mọi đau khổ và giữ trọn được số tiền cho đứa con trai.

- Lão Hạc hay chính người nông dân là người giàu lòng tự trọng, giàu lòng yêu thương và vô cùng ý thức được nhân phẩm của mình.

* Số phận của lão Hạc:

- Chịu cảnh một cổ 2 chòng, chịu nhiều tầng áp bức: đó là chế độ thực dân nửa phong kiến (tầng áp bức Nhật, Pháp, phong kiến) mà gọi chung là giai cấp thống trị. Người nông dân đứng trước tình cảnh bức bách ấy thì đói nghèo thiếu thốn là tất yếu.

- Và số phận tất yếu không thể nào khác là cái chết, chết một cách đau khổ và tức tưởi, nhưng chết một cách trong sạch, không bị tha hóa.

=> Số phận của người nông dân trong xã hội cũ: bất hạnh, nghèo khổ, đau đớn, chồng chéo trong những bi kịch không lối thoát.

15 tháng 12 2017

Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trên lưu vực các con sông lớn. Các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành vùng ven biển Địa Trung Hải 

15 tháng 12 2017

Lớp 7 hả bạn ?

23 tháng 12 2018

-Thành Cổ Loa được xây dựng theo hình xoáy trôn ốc.

- Thành có 3 vòng khép kín với tổng chiều dài chu vi khoảng 16 000 m. Chiều cao từ 5 - 10 m, mặt thành rộng trung bình 10 m, chân thành rộng từ 10 - 20 m.

- Có hào bao quanh thành, rộng từ 10 - 30 m. Các hào thông nhau, vừa nối với một đầm lớn (Đầm Cả) ở giữa thành Trung và thành Ngoại, vừa nối với sông Hồng

 Ý nghĩa:

Trong nội thành là khu nhà ở và làm việc của vua, quan.

- Cổ Loa còn là một quân thành (khu thành quân sự, phục vụ chiến đấu), ở đây có lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh và thủy binh được trang bị các loại vũ khí bằng đồng.

CẢM NHẬN CỦA EM VỀ TRUYỆN BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY . VD : Trong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần, Tiên, Bụt, Phật... đã tạo nên yếu tố hoang đường, kì ảo. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúp đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, và trừng phạt những kẻ xấu xa, gian ác. Truyện cổ Sự tích bánh chưng bánh giày cũng có hai nhân vật Thần. Thần...
Đọc tiếp

CẢM NHẬN CỦA EM VỀ TRUYỆN BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY .

 VD :

 

Trong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần, Tiên, Bụt, Phật... đã tạo nên yếu tố hoang đường, kì ảo. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúp đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, và trừng phạt những kẻ xấu xa, gian ác. Truyện cổ Sự tích bánh chưng bánh giày cũng có hai nhân vật Thần. Thần xuất hiện trong giấc mộng, mách bảo Lang Liêu làm bánh đề lễ Tiên Vương. Nói rằng: Nhờ có Thần mách bảo mà Lang Liêu mới được nối ngôi vua tuy đúng, nhưng chưa thật đầy đủ. Đó là vì ý kiến ấy chưa đề cập đến yếu tố con người, vai trò con người. Đó là Lang Liêu và nhà vua.

Lang Liêu là một ông hoàng chỉ chăm lo việc đồng áng trồng lúa, trồng khoai.... Đó là một ông hoàng giàu lòng nhân đức, rất cần cù, sống gần dân, biết trọng nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Ông mồ côi mẹ, vì thế mà trở thành một ông hoàng bị "lép vế" trong hoàng tộc nên mới được Thần hiến kế và độ trì. Chuyện kể Lang Liêu gặp Thần trong giấc mộng, có nghĩa là Lang Liêu được lòng dân, bởi lẽ: Thần bảo như nhân bảo.

Lang Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần chỉ nói về giá trị của gạo, và mách bảo Lang Liêu nên lấy gạo để làm bánh, chứ không chỉ vẽ cách thức cụ thể làm bánh ra sao. Thế nhưng Lang Liêu đã biết lấy gạo nếp đem vo sạch, lấy đỗ đãi và thịt lợn làm nhân, lấy lá giong gói thành bánh hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng chất liệu sẵn có của nhà nông, của quê hương xứ sở, sáng tạo thành hai thứ bánh rất ngon. Anh rất xứng đáng nhận mọi phần thưởng cao quý.

Bánh của Lang Liêu sáng tạo nên không chỉ ngon mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa, tốt đẹp. Bánh giày tượng Trời; bánh chưng tượng Đất. Thịt mỡ, đậu xanh, lá giong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Có thể nói đó là sự hoà hợp giữa con người với đất trời, thiên nhiên tạo vật. Lá giong bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Vua Hùng qua chiếc bánh chưng xanh gói bằng lá giong mà nêu cao bài học thương yêu, đoàn kết. Nhà vua ngầm nhắc các hoàng tử và quần thần bài học giữ nước. Bánh chưng bánh giày với biểu tượng cao quý ấy đã thể hiện cái tâm và cái tài, nhất là lòng trung hiếu của Lang Liêu. Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha, biết nối chí vua cha, xứng đáng dược vua Hùng truyền ngôi báu, có Tiên Vương chứng giám.

 

Truyện cổ tích này đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy. Truyện đã biểu lộ niềm tự hào về một nét tuyệt đẹp: hương vị của đất nước ta rất phong phú, hương vị Tết cổ truyền dân tộc rất dậm đà. Đó chính là bản sắc tốt đẹp của nền văn hiến Việt Nam.

Sâu xa hơn nữa, Sự tích bánh chưng, bánh giày còn thể hiện ý thức lấy nước, lấy dân làm gốc, coi trọng nghề nông, quý hạt gạo, biết ơn tổ tiên, kính Trời, Đất với tất cả tấm lòng hồn hậu, chân thành của con người Việt Nam chúng ta.

                                  mÌNH VIẾT VÍ DỤ SỞ DĨ MK BIK SẼ CÓ 1 VÀI BẠN COPY NHƯNG MK MUỐN XEM BÀI VĂN CỦA CÁC BẠN NÊN HÃY LÀM THÀNH THẬT NHÉ !                        nHỚ GIÚP MK ^-^ ! ~                                      

0

Cảm nhận của em về đàn kiến con trong truyện "Đàn kiến con ngoan quá" là những đứa trẻ biết hiểu chuyện sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc khó khăn. Khi nhìn thấy bà kiến già đang chật vật với cái chân đau, đàn kiến con đến và ngay lập tức giúp đỡ khiến bà rất vui lòng. Sự nhiệt tình giúp đỡ và tình yêu thương người khác ấy thật đáng trân trọng

1 tháng 12 2017

An Dương Vương nước Âu Lạc xây thành Cổ Loa bảo vệ đất nước. Nhà vua xây nhiều lần nhưng cứ xây xong là thành lại đổ.

Nhờ có “Sứ Thanh Giang” là Rùa Vàng giúp đỡ, nhà vua đã xây thành vững chắc. Rùa Vàng cho nhà vua lẫy nỏ để bảo vệ thành, khiến Triệu Đà nhiều lần xâm lược Âu Lạc nhưng đều thất bại.

Triệu Đà đã tìm cách cầu hôn công chúa Mị Châu của Âu Lạc cho con trai là Trọng Thuỷ. Mị Châu tiết lộ lẫy nỏ cho chồng biết. Trọng Thuỷ đã đánh tráo lẫy nỏ mang về cho Triệu Đà. Trước khi về Trọng Thuỷ hỏi Mị Châu nếu có chiến tranh xảy ra thì tìm nàng bằng cách nào, Mị Châu nói với chồng tìm theo dấu vết lông ngỗng.

Triệu Đà có lẫy nỏ đã sang đánh chiếm Âu Lạc. An Dương Vương vì nỏ thần không còn hiệu nghiệm đã mất nước. Nhà vua đem Mị Châu chạy về phương nam. Rùa Vàng hiện lên nói “Giặc đang ngồi đường sau mà nhà ngươi không biết”. An Dương Vương giết Mị Châu. Trước khi chết, nàng cầu xin nếu bị lừa dối thì chết sẽ biến thành châu ngọc để tỏ rõ lòng trong sạch. Còn An Dương Vương được Rùa Vàng  đưa xuống biển.

   Trọng Thuỷ theo vết lông ngỗng tìm thấy xác Mị Châu mang về táng ở thành Cổ Loa và lao xuống  giếng mà chết.

1 tháng 12 2017

      An Dương Vương nước Âu Lạc xây thành Cổ Loa bảo vệ đất nước. Nhà vua xây nhiều lần nhưng cứ xây xong là thành lại đổ. Nhờ có “Sứ Thanh Giang” là Rùa Vàng giúp đỡ, nhà vua đã xây thành vững chắc. Rùa Vàng cho nhà vua lẫy nỏ để bảo vệ thành, khiến Triệu Đà nhiều lần xâm lược Âu Lạc nhưng đều thất bại. Triệu Đà đã tìm cách cầu hôn công chúa Mị Châu của Âu Lạc cho con trai là Trọng Thuỷ. Mị Châu tiết lộ lẫy nỏ cho chồng biết. Trọng Thuỷ đã đánh tráo lẫy nỏ mang về cho Triệu Đà. Trước khi về Trọng Thuỷ hỏi Mị Châu nếu có chiến tranh xảy ra thì tìm nàng bằng cách nào, Mị Châu nói với chồng tìm theo dấu vết lông ngỗng. Triệu Đà có lẫy nỏ đã sang đánh chiếm Âu Lạc. An Dương Vương vì nỏ thần không còn hiệu nghiệm đã mất nước. Nhà vua đem Mị Châu chạy về phương nam. Rùa Vàng hiện lên nói “Giặc đang ngồi đường sau mà nhà ngươi không biết”. An Dương Vương giết Mị Châu. Trước khi chết, nàng cầu xin nếu bị lừa dối thì chết sẽ biến thành châu ngọc để tỏ rõ lòng trong sạch. Còn An Dương Vương được Rùa Vàng  đưa xuống biển. Trọng Thuỷ theo vết lông ngỗng tìm thấy xác Mị Châu mang về táng ở thành Cổ Loa và lao xuống  giếng mà chết.

14 tháng 12 2020

Qua câu chuyện người thầy thuốc Thái y lệnh họ Phạm trong mắt em là một thái y tốt bụng, nhân từ, không ngại khó khăn, máu mủ và nhất là không sợ bị chém đầu. Bản thân em cảm thấy khâm phục vì sự dũng cảm cứu người không ngại sống chết, hiểm nguy. không những cứu người mà người còn đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. Gặp kẻ tật bệnh cơ khổ, ngài cho ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị. Khi bị đặt vào tình huống giữa lựa chọn khám bệnh cho người đàn bà đang nguy kịch và quý nhân trong cung theo lệnh vua, ông đã không màng tính mạng, giữ trọn nghiệp nghề, sống có lương tâm, cứu chữa hết mình bệnh nhân của mình. Ngài là một vị lương y nhân từ.

4 tháng 2 2018

Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu . Ở các quốc gia tiên tiến , vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Đáng buồn thay, ở nước ta, hiện tượng vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng , không giữ gìn vệ sinh đường phố rất phổ biến. Việc làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường.vì sao phải giữ cho môi trường luôn sạch sẽ? môi trường được sạch sẽ coi như chúng là màn bảo vệ thầm kín giúp ta ko bị bệnh bảo vệ sức khỏe của ta. khi học tập và làm việc ta rất cần có một môi trường tốt để làm học, làm. môi trường mang lại cho ta nhiều lại ích vậy mà bây h hiện nay ô nhiễm môi trường,rác thải bừa bãi ở những con sông,........... nghiêm trọng hơn màn odon bị nứt do tác động của con người gây nên. mỗi lần mở kênh thời sự họ lại nói về việc ô nhiêm môi trường đang rình rập các mọi nơi trên thế giới. nó bắt nguồn từ sự vô ý thức của mỗi người. thế nên mới có hiện tượng cá chết hàng loạt, các con song thì nổi bọt trắng xóa,.... nguyên nhân luôn được xác minh do các chủ nhà máy, công ty hóa chất,...........họ thải ra ko biết được hậu qủa của việc đấy. vậy nên hãy suy nghĩ trước mọi việc mình làm để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ tất cả mọi người, bảo vệ ngay chính con cháu sau này của ta có câu:

Muốn cho cuộc sống bình an

Môi trường sinh thái phải làm sạch trong  .

:)

4 tháng 2 2018

thế còn câu 1