Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đây là câu trả lời của mình
Bạn có thể tham khảo
Tình huống "Nhân dịp dc bố mẹ mua cho chiếc xe đạp điện mơi để đi học bạn A, học lớp 8c, mời hai ng bạn thân cua mình đi ăn kem.Sau giờ tan học,ban A đèo 2 bạn thâ đến quán ăn toàn trường và cả ba bạn kh đội mũ bảo hiểm.Tren dg đi ,lo mải nch bạn A đã lao xe vào ổ gà và bị ngã r dg, cả 3 bạn đc ng dân đưa vào trạm y tế gàn đó để sơ cứu, rất may 3 bạn bị thương nhẹ và xe hư hỏng nhẹ
a) Hay nhận xét về hành vi tham gia gthong của 3 bạn trong tình huốnng trên và nêu rõ những lỗi các bạn phải mắc phải.
- hành vi của 3 bạn là vi phạm luật giao thông.
- Những lỗi các bạn mắc phải:
+ Không đội mũ bảo hiểm
+ Chở quá số người quy định.
+ Không nghiêm túc khi tham gia giao thông.
b) Em khuyên như thế nào dể bạn tham gia giao thông đảm bảo an toàn.
Lời khuyên: khi tham gia giao thông, các bạn nên đội mũ bảo hiểm đúng tiêu chuẩn, chở đúng số người quy định, nghiêm túc khi tgia giao thông và tránh mắc phải các lỗi vi phạm khác.
Chúc bạn học tốt
Phần Tự luận:
1)Trong những năm học gần đây, em đã được tham gia những hoạt động nào về giáo dục an toàn giao thông do nhà trường tổ chức? Hoạt động nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?
Trả lời:
Trong những năm học gần đây em đã được tham gia vào các buỏi hoạt động ngoài giờ lên lớp giáo dục về cách phòng tránh tai nạn giao thông có chất lượng .Ấn tượng sâu sắc nhất đối với em là các thầy cô hướng dẫn rất nhiệt tình cho em khiến em không còn bối rối với những vấn đề giao thông nữa
2) Em hãy đề xuất một số biện pháp hoạt động của nhà trường nhằm tăng cường giáo dục ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ cho học sinh trường mình.
Trả lời:
+ Nhà trường cần tuyên truyền nâng cao ý thức giáo dục và phòng tránh tai nạn giao thông cho học sinh đặc biệt là phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
+ nhà trường cần tạo ra các sân chơi giúp cho học sinh hiểu thêm về các biển báo và luật an toàn giao thông .
~Nếu đồng ý với ý kiến của mk thì hãy tặng mk 1 k V và kb với mk nha!!!~~~Cảm ơn nha!!~~~
# Miyano-san #
1. Trong những năm học gần đây, em đã được tham gia một số hoạt động về giáo dục an toàn giao thông do nhà trường tổ chức. Ví dụ như
- Hoạt động ngoại khóa, diễn kịch về chủ đề an toàn giao thông
- Tham gia thuyết trình về an toàn giao thông
- Viêt bài dự thi về ý thức tham gia giao thông một cách an toàn
- Tham gia buổi ngoại khóa với chủ đề " Chúng em an toàn với giao thông",..
Hoạt động diễn kịch về chủ đề an toàn giao thông ấn tượng với em nhất vì chúng em được làm việc theo nhóm, để trao đổi ý kiến và em cho rằng đây là cách tuyên truyền về an toàn giao thông khiến học sinh cảm thấy hứng thú và không nhàm chán
2.
- Nhà trường chủ động phối hợp, trực tiếp tuyên truyền nhắc nhở tại hiện trường đối với phụ huynh và học sinh trong việc chấp hành Luật giao thông đường bộ nói chung, quy định về đội mũ bảo hiểm nói riêng
- Nhà trường cần chỉ đạo xen kẽ giáo dục luật giao thông vào các tiết học môn giáo dục công dân
- kiểm tra việc tham gia giao thông của học sinh khi tan trường.
- Giao cho giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm giáo dục luật giao thông cho học sinh vào các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ và cuối tuần, coi đây là một trong những tiêu chí để xếp loại thi đua của giáo viên và xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kỳ và cuối năm.
chúc bạn học tốt
Mới có 6 giờ sáng mà tôi đã chuẩn bị cho buổi đi học đầu tiên của mình đâu ra đó. Tôi vốn là một đứa trẻ có tính tự lập ngay từ lớp “Chồi” lớp “Lá”. Không giấu gì các bạn, bố tôi mất sớm khi tôi mới tròn một tuổi. Ba năm sau, ông bà nội “bắt” mẹ tôi phải đi bước nữa. Và từ đó, tôi về ở với ông bà nội và cô út. Cô út lúc đó đang học lớp 12. Ông bà nội và cô út rất thương tôi, nhưng vì hoàn cảnh, ông bà nội thì đã già, cô út lại đi học suốt sáng chiều, nên mọi sinh hoạt của bản thân, tôi thường tự làm lấy, dần dần thành thói quen.
Năm tôi vào lớp 1 thì cô út cũng ước vào Đại học năm thứ hai. Nhà chỉ còn ông bà nội và tôi. Sáng đó, ông bà nội có ý định đưa tôi đến lớp. Nhưng tôi nói với ông bà nội rằng. “Cháu đi đến trường một mình được, nội cứ ở nhà”. Từ nhà đến trường chỉ gần một cây số. Sau khi chào ông bà nội, tôi khoác chiếc cặp sách mới mà cô út đã mua cho tôi hồi hè vừa rồi. Vừa mới ra khỏi ngõ thì gặp một chiếc Honda chở tới. Tôi không ngờ là bố dượng tôi. Bố dừng xe lại, bế tôi lên xe và nói: “Bố đi từ lúc 5 giờ kia, nhưng chờ phà lâu quá nên giờ mới tới.
Con đừng buồn bố mẹ nhé! Bố dẫn tôi đến trường, rồi dẫn tôi vào lớp. Bố trao đổi với cô giáo chuyện gì đó khá lâu, rồi quay lại nói với tôi: “Con ở lại với cô giáo và các bạn, bố phải trở lại cơ quan. Trưa, con về một mình nhé! Thứ bảy này, bố sẽ đưa mẹ và em sang thăm ông bà và con!” Nói xong, bố chào tạm biệt cô giáo, rồi lên xe trở về. Tôi nhìn theo bố dượng cho đến lúc chiếc xe khuất hẳn sau dãy xà cừ ven đường mới quay về chỗ ngồi của mình ở cuối lớp học. Ngày đầu tiên vào lớp Một của tôi như thế đó, các bạn ạ!
Xã hội ngày càng phát triển, kinh tế đi lên, nhu cầu giao tiếp liên lạc bằng điện thoại di động ngày càng trở nên cần thiết và phổ biến hơn cả, bởi sự tiện dụng và hữu ích của chúng. Các bậc phụ huynh, phần vì muốn liên lạc với con cái được thuận tiện, phần vì muốn quản lý con cái nên cũng mạnh dạn đầu tư cho con em của mình một chiếc điện thoại nhỏ xinh. Tuy nhiên việc các em học sinh còn quá nhỏ, chưa đủ nhận thức về việc sử dụng điện thoại sao cho hợp lý, dẫn tới tình trạng lạm dụng điện thoại di động, khiến chúng trở nên có hại đối với sự phát triển tâm lý và thể chất của các em.
Điện thoại là một phát minh vĩ đại của loài người, xóa nhòa khoảng cách liên lạc, ngày nay, điện thoại còn được tích hợp nhiều chức năng thông minh, hỗ trợ rất tốt cho cuộc sống, phục vụ các mục đích công việc, học tập, giải trí. Tuy nhiên cái gì cũng có mặt lợi và mặt hại của nó, đem đến nhiều lợi ích tốt đẹp, nhưng dần dà điện thoại di động cũng gây những ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh, đặc biệt là trong thời buổi công nghệ số, thông tin lan truyền một cách chóng mặt. Học sinh là lứa tuổi đang còn hạn chế về cả ý thức lẫn nhận thức, điện thoại di động đối với các em có một sức hấp dẫn khó có thể chối từ, khác hẳn với đống kiến thức đầy ắp ở trường học. Chính vì thế, để thỏa mãn sự tò mò và thích thú, các em học sinh thường gạt bỏ việc học sang một bên để tập trung khai thác, nghịch điện thoại cả trong giờ học.
Các em ham thích việc lướt web bởi đó là một thế giới muôn màu sắc, ham thích việc nhắn tin tán gẫu với bạn bè hơn là đọc sách, nghe giảng, đơn thuần bởi vì nó vui hơn những tiết học khô khan. Cá biệt, điện thoại còn trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho các em thỏa sức quay cóp, sao chép những tài liệu có sẵn trên mạng mà không chịu tìm tòi suy nghĩ sáng tạo. Điện thoại di động cũng là nơi cung cấp, đưa vào đầu các em học sinh những suy nghĩ không lành mạnh, đặc biệt là từ mạng xã hội, những thông tin không chính thống, những trang web đen, những văn hóa phẩm đồi trụy dễ xâm nhập vào môi trường học đường. Mà ở lứa tuổi học sinh, tâm sinh lý có những biến đổi khác thường, khiêu khích sự tò mò, dẫn tới những nhận thức lệch lạc và sai trái, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bình thường của tâm lý tuổi vị thành niên.
Nguyên nhân chủ yếu là do xã hội phát triển, nhu cầu liên lạc tăng cao, phụ huynh bận rộn với công việc khó có thể theo sát con mình, nên việc mua sắm điện thoại cho con là để quản lý và liên lạc cho thuận tiện. Một số phụ huynh thì đơn thuần mua điện thoại cho con chỉ vì chiều chuộng con cái thái quá, con đòi hỏi thì cha mẹ đã mềm lòng mà mua ngay cho được, đã thế còn phải là hàng xịn con mới chịu. Việc có điện thoại di động cộng với tâm lý biếng học ham chơi, khiến các em sử dụng điện thoại di động không đúng cách, xem điện thoại là chân lý, là thú vui để trốn tránh việc học tập. Thêm vào đó, việc cha mẹ cho con em sử dụng những chiếc điện thoại có quá nhiều chức năng không cần thiết, trong khi việc cha mẹ muốn và các em cần chỉ đơn thuần là liên lạc với nhau. Sự thừa thãi như vậy mà cha mẹ thì không thể theo sát quản lý, còn các em thì chưa đủ ý thức để nhận biết những cái lợi, cái hại của việc lạm dụng điện thoại di động đã dẫn tới những hậu quả khôn lường.
Hậu quả đầu tiên phải kể đến đó là tình trạng các em học sinh vì quá đam mê điện thoại mà quên mất việc học hành, sao nhãng trong học tập, gây mất trật tự trong lớp, hổng kiến thức vì không tập trung chú ý nghe giảng,... Từ đó, dẫn tới kết quả học tập yếu kém, cha mẹ không tìm hiểu được nguyên nhân, lại gây áp lực la mắng các em thêm nữa, điều đó càng khiến các em ngày một chìm đắm vào chiếc điện thoại, coi nó là một phần của cuộc sống, cứ luẩn quẩn như vậy rất khó có thể giải quyết được triệt để vấn đề. Việc sử dụng điện thoại di động quá nhiều còn dẫn đến những vấn đề tiêu cực về sức khỏe, như các tật ở mắt, loạn thị, cận thị, thậm chí gây mù. Quá chú tâm vào điện thoại mà xa rời thực tế, xa rời xã hội cũng là một trong các nguyên nhân gây trầm cảm, mất tập trung, giảm khả năng suy nghĩ sáng tạo, con người trở nên yếu ớt, nhạy cảm với những tác động bên ngoài. Thêm nữa, chiếc điện thoại di động là nơi cung cấp thông tin tuyệt vời, tuy nhiên nó lại là nguồn với những thông tin không chọn lọc, ở đó có cả những thông tin xấu như bạo lực, các tệ nạn xã hội, các loại văn hóa phẩm đồi trụy, ... Với tâm lý hiếu động, tò mò của các em, những nguồn thông tin bẩn như vậy dễ dàng tiêm nhiễm vào trí óc non nớt, khiến các em có những suy nghĩ không lành mạnh, đặc biệt là tâm lý bắt chước những cái xấu. Điều đó làm gia tăng tình trạng phạm tội ở lứa tuổi học sinh, bạo lực học đường, những hành động vượt khỏi chuẩn mực đạo đức, cãi lời cha mẹ thầy cô, tự cho mình là đúng,... Ngoài ra còn có tình trạng học đòi trên mạng, yêu sớm, tình dục không an toàn, để lại những hậu quả khó có thể khắc phục, để lại bóng đen tâm lý nghiêm trọng.
Với bản thân học sinh chúng ta, cần có ý thức tự giác trong học tập, phân biệt rạch ròi giữa việc chơi và việc học. Sử dụng điện thoại với mục đích đúng đắn, dùng để tra cứu thông tin phục vụ học tập, liên lạc với người thân bạn bè, giải trí lành mạnh. Luôn cố gắng rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, không lãng phí quá nhiều thời gian của bản thân vào những trò vô bổ trên điện thoại, mà nên chăm giao tiếp, tiếp xúc với thầy cô bạn bè, quan tâm đến gia đình cha mẹ, dành thời gian đọc sách để nuôi dưỡng tâm hồn.
Hãy nhớ rằng, điện thoại di động chỉ là công cụ bổ trợ cho cuộc sống thêm tốt đẹp, chúng ta đừng biến nó thành thứ phá hủy cuộc sống của chính mình. Hãy sử dụng điện thoại thông minh một cách thật thông minh và thông thái, chúng ta hãy điều khiển điện thoại chứ đừng để điện thoại điều khiển mình. Tương lai của chúng ta có tươi sáng và rực rỡ hay không chính là nhờ vào nhận thức đúng đắn của chúng ta ngày hôm nay.
Trả lời :
1 Hành vì tham gia giao thông của 3 bạn trên đều sai vì 3 lí do :
3 bạn đi trên một chiếc xe đạp điện đều không đội mũ bảo hiểm , Một chiếc xe đạp điện chỉ được chở tối đa 2 người nhưng tình huống trên có tời 3 người là vượt quá giới hạn cho phép và khi lái xe không tập trung, mãi mê nói chuyện dẫn đến việc té vào ổ gà
2 Các biện pháp góp phần tuyên truyền nâng cao ý thức tham gia giao thông ở trường học hoặc địa phương
- Lái xe nên đội mũ bảo hiểm
- Chạy xe đúng làn , rẽ, quẹo đúng hướng
- Không nên chở quá 1 người trên xe máy , xe đạp điện
- Không tổ chức đua xe , cổ vũ đua xe
BẠN KHÔNG CẦN LIKE NHA :0
Đáp án:
1. Hành vi tham gia giao thông của 3 bạn trong tình huống trên là không đúng quy định và cần được cải thiện. Đầu tiên, việc không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện là vi phạm quy định về an toàn giao thông. Bên cạnh đó, việc mải mê nói chuyện và không tập trung lái xe đã gây tai nạn và gây thương tích cho cả 3 bạn.
2. Để góp phần vào việc nâng cao ý thức tham gia giao thông ở trường học hoặc địa phương, em có thể áp dụng những biện pháp sau:
- Tổ chức buổi tuyên truyền về an toàn giao thông: Em có thể tổ chức buổi nói chuyện, thảo luận, hoặc trình chiếu về quy tắc giao thông, tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm, và những hậu quả nếu không tuân thủ quy định.
- Tổ chức các hoạt động thực hành: Em có thể tổ chức các buổi thực hành lái xe đạp an toàn, giúp học sinh nắm vững các quy tắc và kỹ năng lái xe đạp đúng cách.
- Xây dựng bảng thông báo và poster: Em có thể thiết kế và treo bảng thông báo, poster về an toàn giao thông ở các điểm tập trung của trường hoặc địa phương, nhắc nhở mọi người tuân thủ quy tắc giao thông.
- Tham gia các cuộc thi về an toàn giao thông: Em có thể tham gia các cuộc thi về an toàn giao thông để rèn kỹ năng và kiến thức của mình, và sau đó chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức này với bạn bè và cộng đồng.
- Tạo ra một môi trường thân thiện với an toàn giao thông: Em có thể tạo ra một môi trường ở trường hoặc địa phương nơi mình sinh sống, nơi mọi người đều tự giác tuân thủ quy tắc giao thông và khuyến khích nhau làm điều đó.