Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đọc bài thơ "Đồng dao mùa xuân" của Nguyễn Khoa Điềm, em lại càng thêm yêu mến những người lính - bộ đội cụ Hồ - những người đã bảo vệ non sông gấm vóc của dân tộc. Hình ảnh anh lính với tuổi xuân xanh "chưa một lần yêu" nhưng quyết tâm "đi vào rừng xanh" trong những năm tháng khói lửa đã làm chúng ta thêm cảm phục bởi lí tưởng sống cao đẹp. Trong khó khăn gian khổ của cuộc chiến, bị căn bệnh sốt rét hành hạ, người lính trẻ vẫn luôn nở nụ cười trên môi. Anh hi sinh nơi núi rừng Trường Sơn nhưng mãi được đồng đội, nhân dân thương nhớ. Những hình ảnh hào hùng mà cũng giản dị của anh "Ba lô con cóc/Tấm áo màu xanh" còn in mãi trong tâm trí nhân gian. Với hình ảnh thơ gần gũi cùng cách gieo vần chân, nhà thơ đã thành công trong việc khắc họa hình ảnh người lính cụ Hồ. Bằng các biện pháp so sánh "mắt như suối biếc", điệp từ "anh không về nữa" đã góp phần bày tỏ tình cảm, tấm lòng biết ơn của đồng đội, của nhân dân. Bài thơ là khúc đồng dao về tuổi trẻ nhiệt huyết, về sự bất tử của những người lính - những người đã góp phần tạo nên Việt Nam hòa bình.
Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm là bài thơ viết về người lính hi sinh nơi chiến trường Trường Sơn trong “Những năm máu lửa”. Tác phẩm thể thiện tình cảm tiếc thương, sự trân trọng, lòng biết ơn,… với những con người đã hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước. có nhiều dòng thơ thấm thía nỗi đau mất mát: “Anh không về nữa”, “Anh vẫn một mình”, “Anh ngồi lặng lẽ”,… trước sự ra đi của người lính trẻ “Chưa một lần yêu… Còn mê thả diều”. Hình ảnh anh bộ đội bình dị, thân quen với màu áo xanh, ba lô con cóc, làn da sốt rét và đặc biệt là “Cái cười hiền lành” khiến nỗi tiếc thương càng thêm sâu sắc. Nhưng bài thơ không để lại cảm giác bi thương, nặng nề nhờ cách tác giả cảm nhận và khắc họa hình tượng người chiến sĩ đã hi sinh. Anh vẫn ở bên đồng đội trên con đường chiến đấu: “Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo”. Anh hóa thân vào sắc hoa rực rỡ, màu suối biếc xanh, vào vóc dáng núi non hùng vĩ. “Ngày xuân ngọt lành” của người lính ấy không bao giờ mất đi mà sẽ từ núi xanh trở về, hồi sinh trong các thế hệ sau, trong mùa xuân đất nước. Những cảm xúc đẹp đẽ đọng lại trong tâm hồn người đọc còn được nhân lên từ hình thức nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. Nhan đề Đồng dao mùa xuân, nhịp điệu của thể thơ bốn chữ, các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, nói giảm nói tránh… mang đến cho tác phẩm giọng điệu tươi trẻ của một khúc đồng dao. Người đọc tưởng như nghe vang lên đâu đây lời hát của những đứa trẻ hồn nhiên, tung tăng trên những cánh đồng quê, hạnh phúc trong cuộc sống thanh bình được các anh bảo vệ, gìn giữ. Những sắc màu tươi đẹp: núi xanh, tấm áo màu xanh, mai vàng, suối biếc và sức sống bất diệt của mùa xuân, tuổi thơ, ngày xuân cứ ngời lên bất chấp khói lửa, đạn bom. Bài thơ không chỉ ngợi ca sự hi sinh thầm lặng, lớn lao, cao cả của những người lính mà còn khẳng định sự tiếp nối thiêng liêng giữa các thế hệ để làm nên đất nước muôn đời.
Mỗi mùa đều có những nét đẹp khác nhau. Nhưng có lẽ, em cảm thấy yêu thích nhất là mùa xuân - mùa của tiết trời ấm áp, của sự sống đâm chồi nảy lộc.
Mùa xuân là mùa đầu tiên của một năm. Và mỗi khi xuân về, em lại cảm thấy vô cùng thích thú. Mấy ngày trước, bầu trời còn xám xịt, làn gió lạnh lùa qua bên tai. Vậy mà khi xuân đang về, đất trời dường như lột xác. Xuân đến, ánh mặt trời ấm áp hơn hơn. Bình minh của ngày mới lên tỏa ra nhưng ánh nắng lung lung chiếu rọi xua tan lớp mây đen dày đặc bao ngày qua. Bầu trời xanh trong như được gội rửa sau những ngày âm u của mùa đông. Những áng mây như được ai nhuộm trắng, chúng bồng bềnh trôi êm đềm trên bầu trời. Gió xuân cũng trở nên hiền dịu, gió thổi nhẹ nhàng như hát những khúc ca xuân. Thật dễ chịu biết bao khi được cảm nhận không khí của trời xuân.
Mùa xuân là mùa của bao sắc màu thắm tươi, rực rỡ của muôn hoa thi nhau đua nở, khoe sắc mang đến cho nơi đây một vẻ đẹp diệu kỳ. Quê hương thân yêu như được khoác lên mình một tấm áo mới – màu áo của sức sống vô tận, tươi thắm, rực rỡ với bao sắc màu.
Trên những con đường làng quen thuộc, hoa cúc dại nở vàng ươm, vươn cao chào đón mặt trời. Những cành xấu hổ thì khiêm tốn cúi rạp mình. Chúng ôm mặt đất nồng nàn rồi nhẹ nhàng nở ra những bông hoa màu tim tím, nhẹ nhàng như chùm lông tơ. Nếu gió bứt chúng ra khỏi cành thì chúng sẽ bay bổng khắp khu vườn, nhẹ như những giấc mơ màu tím. Và sẽ không sao cả khi hoa cúc chiếm lĩnh tâm hồn bạn. Bởi màu vàng của chúng quá rực rỡ. Chúng nở tung dọc suốt hai bên đường làng, thay thế cho những bông hoa loa kèn trắng muốt đã ngủ yên trong lòng đất hoặc bay lên cao cùng với những ngôi sao nhỏ. Trên những mảnh tường rêu phong, giàn hoa giấy vấn vít leo trên hiên nhà. Hoa màu trắng muốt - màu trắng của những làn mây, lá xanh tươi. Bên cạnh sắc trắng tinh khôi của những bông hoa giấy là màu hoa hồng đỏ thắm. Những cô ong bay vòng quanh để lấy phấn hoa và lấy mật. Dường như vào lúc này, tôi mới cảm nhận được hương thơm của những bông hoa hồng. Hoa hồng đỏ rực rỡ, cháy bỏng nhưng lại có mùi thơm thoang thoảng, ngan ngát… Chắc bởi thế mà tôi yêu hoa hồng! Tất cả muôn sắc thắm hương ấy bay xa tận tít phương trời mà rủ đàn bướm đến. Bướm vàng hòa cùng với ánh nắng ấm áp, bướm trắng li ti theo đàn mà vui đùa với chị gió, những chú bướm đen thì như những đám tàn tro bị ai thổi lên trời cao. Chúng thi nhau bay đến, dập dờn, lượn lờ xung quanh những sắc màu của mùa xuân như những cánh hoa bay lả tả trong gió.
Nếu những cành mai rực rỡ là biểu tượng cho tài lộc, phú quỳ và sự may mắn của phương Nam thì với người dân xứ Bắc, những cây hoa đào lại tượng trưng cho một ciu Tết đầm ấm, một mùa xuân ngập tràn yêu thương, hạnh phúc. Những đứa con xinh đẹp của mùa xuân đang khoe sắc thắm, rộn vang tiếng nói: “Tết đã về rồi!”. Tết chính là món quà kì diệu nhất mà mùa xuân đã ban tặng cho quê hương thân yêu, cho những người dân hiền lành, tốt bụng, nhân hậu.
Mùa xuân là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc và là mùa của yêu thương, sum vầy, mỗi khi xuân về là nhà nhà người người lại đón tết vui vẻ và có những giây phút ấm áp bên nhau, sau những giây phút đó, chúng ta thấy yêu thương quê hương của mình hơn, tình yêu đó thể hiện sự gắn bó thiết tha và mang những cung bậc ngào ngạt của thiên nhiên đất trời.
Với Nguyễn Du, một thi tài kiệt xuất của nước ta, xuân về cũng để lại những cảm xúc đặc biệt. Xuân dạ là bài thơ xuân đặc sắc của ông. Nhớ quê hương ngàn dặm, xứ lạ đất người, xuân trong ông là nỗi thê thiết, u tối, đèn không buồn chong để lặn mình vào đêm đen huyền hoặc. Trước mặt ông là đoạn đường công danh mờ mịt mà ngoài kia xuân về trong mưa gió ai hoài: Đêm đen nào thấy ánh dương trongHàng liễu âm thầm đứng trước songỐm liệt giang hồ bao tháng trảiXuân về mưa gió suốt đêm ròngLâu năm đất khách đèn chong lệNgàn dặm quê hương nguyệt dãi lòngNgoài xóm Nam Đoài Long Thuỷ chảyTrôi hoài kim cổ một dòng không
Với Bác Hồ, mùa xuân không cứ là những cái Tết cổ truyền, có bánh mứt, dưa hành, câu đối đỏ, có mai, đào khoe sắc khoe hương mà mùa xuân trong Bác còn là sức chiến đấu anh dũng của tuổi trẻ, tuổi Nước, tuổi Đảng:Mừng Nhà nước ta mười lăm năm xuân xanhMừng Đảng chúng ta đã ba mươi tuổi trẻ “ (Thơ mừng năm mới – 1960 )
Câu thơ rất khoẻ khoắn, phơi phới niềm tin. Với Bác, hồn xuân có trong bốn mùa đó là niềm vui và sự chiến thắng:Mừng thấy miền Nam luôn thắng lớnMột năm là cả bốn mùa xuân...
Hình tượng người lính Việt Nam ta đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thi ca nhạc họa. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng không ngoại lệ khi đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ “Đồng dao mùa xuân”. Bài thơ chủ yếu viết về người lính dưới góc nhìn đầy chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó chính là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, họ chưa một lần yêu, còn mê thả diều, nhưng họ đã phải hi sinh tuổi xuân và máu xương của mình cho Đất nước. Họ đã nằm lại nơi chiến trường để đất nước được vẹn tròn, để nhân dân được độc lập. Trong cảm nhận của nhà thơ nói riêng, người đọc nói chung, dù họ đã mãi gửi thân xác nơi núi rừng Trường Sơn xa xôi, nhưng anh linh của họ thì vẫn còn mãi. Bởi chính họ - những người lính quật cường đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước ngày hôm nay.
Tham khảo tại: https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-7/viet-doan-van-cam-nghi-ve-mua-xuan-tren-que-huong-faq414813.html
bẠN tham khảo
Mùa Xuân - mùa sinh sôi biểu hiện nhất ở cây cối. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những bàn tay mềm mãi, âu yếm vuốt ve những mầm non mới nhú giúp chúng mau lớn nhanh để chuẩn bị đón những tia nắng đầu năm. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu đặc sắc của tất cả những loài hoa. Dường như mùa xuân cũng là mùa thi "sắc" của hoa, bông nào cũng cố gắng vươn mình trong nắng mai để khoe sắc. Trên núi rừng xa xôi, hoa mơ đang nở rộ trắng khắp một vùng Tây Bắc rộng lớn, hoa đào tô thắm vùng Đông Bắc còn hoa mai hòa mình vào ánh nắng vàng rực rỡ của Miền Nam. Trên khắp các làng quê, đường phố cây cối đều khoác trên mình một lớp chồi biếc xanh tươi mang đầy nhựa sống.
Bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm đã giúp tôi hiểu hơn về hình ảnh người bộ đội cụ Hồ. Nhà thơ đã kể lại câu chuyện về người lính từ lúc mới vào chiến trường cho đến khi chiến tranh đã qua, họ đã hy sinh. Khi còn trẻ tuổi, người lính còn hồn nhiên, chưa có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống - chưa một lần yêu, cà phê chưa biết uống. Nhưng họ có một trái tim nhiệt huyết, luôn tin tưởng vào cách mạng, nên đã nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc để lên đường đi chiến đấu. Cuộc đời của họ đã trải qua nhiều gian khổ, thiếu thốn - hành trang mang theo chỉ là chiếc ba lô con cóc, với tấm áo lính màu xanh; phải chịu căn bệnh nguy hiểm là sốt rét rừng nhưng vẫn giữ vững sự lạc quan, niềm tin vào tương lai. Điều này giúp tôi thêm khâm phục về tinh thần, nghị lực của những người thanh niên trẻ tuổi, trẻ lòng đó. Và rồi, chiến tranh khốc liệt đã khiến họ ra đi mãi mãi. Người còn sống vẫn nhớ về họ với tấm lòng trân trọng, yêu mến - đó là đồng đội, là nhân dân. Mùa xuân của người lính hay chính là mùa xuân của đất nước đã trở nên bất tử. Bài thơ đã mang đến cho tôi nhiều cảm nhận sâu sắc về một thế hệ con người đáng tự hào của dân tộc.