Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Học tập cần có trí thông minh, có chí, có hoàn cảnh thuận lợi... Nguyễn Hiền tuy gặp hoàn cảnh khó khăn, nhưng chú có tư chất thông minh và rất ham học lại chịu khó nên đã đạt kết quả cao và thành tài. Câu thành ngữ: "Tuổi trẻ tài cao" và câu tục ngữ: "Có chí thì nên" nói đúng ý nghĩa của câu chuyện "Ông Trạng thả diều".
Tk chị nha e
Bài đó muốn cho ta biết nội dung về một người hiếu học , tuy nhà nghèo nhưng cuối cùng đã thi đỗ Trạng Nguyên và đã thành tài .
độc thoại là hình thức kết cấu đơn giản nhất trong thơ ca trữ tình dân gian nhằm biểu đạt một cách trực tiếp, giản dị, tự nhiên những ý nghĩ tâm tư tình cảm của các nhân vật trữ tình. Ở dạng này, nội dung của lời ca hướng vào một ý lớn với ngôn ngữ mang tính tự sự. Hình thức này thường được sử dụng trong sinh hoạt dân ca nghi lễ phong tục và dân ca lao động. Đó là những lời hát với những lời lẽ trang trọng kể về sự tích, ca ngợi công đức các anh hùng trong dân ca nghi lễ.
Bề trên hiển thánh đời Trần
Một đình một miếu bốn dân phụng thờ
Anh linh bảo hộ từ xưa
Dân khang vật thịnh đội nhờ thánh công...
k mk nha
Ý Nghĩa: cậu truyện cho chúng ta biết, khi người thân gặp hoạn hoạn khó khăn, chúng ta phải biết giúp đỡ lẫn nhau
Học tốt 👍
Bước sang thế kỉ XXI, ngành du hành vũ trụ, công cuộc thám hiểm mặt trăng, sao hỏa, vươn tới các vì sao... đã thu được nhiều thành tựu vô cùng kì diệu. Trong số những nhà khoa học vĩ đại được khắc tên vào "tượng đài vũ trụ", nhân loại sẽ không bao giờ quên Xi-ôn-cốp-xki, nhà khoa học vĩ đại đầu thế kỉ XX.
Đọc bài "Người tìm đường lên các vì sao", tuổi trẻ chúng ta kính cẩn nghiêng mình và vô cùng ngưỡng mộ con người xuất chúng ấy.
Sống phải có ước mơ. Ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki thật vô cùng kì diệu. Ngay từ thuở nhỏ ông đã mơ ước bay lên bầu trời. Nhìn cánh chim bay, chú bé Xi-ôn-cốp-xki cũng "bay lên", cậu đã bị gãy chân. Nhưng mọi thành công đều có giá, thất bại là mẹ thành công. Chim bay được là nhờ đôi cánh, nhưng tại sao quả bóng không có cánh vẫn bay được? Câu hỏi ấy đã nung nấu Xi-ôn-côp-xki suốt bao đêm ngày năm tháng?
Mọi con đường đều khó khăn gian khổ. Con đường khoa học, con đường vươn tới các vì sao của người Nga vĩ đại này đã trải qua muôn vàn khó khăn gian khổ. Phải kiên trì học tập, phải đọc và nghiên cứu hàng núi sách (sách khoa học, kĩ thuật), phải mua sắm nhiều thiết bị dụng cụ làm thí nghiệm. Các điều kiện ấy phải có tiền. Với Xi-ôn-côp-xki chỉ có một cách là tiết kiệm, là ăn mì đen uống nước lọc, mới cổ thể dành dụm được từng rúp, từng cô-pếch đểmua sách, mua thiết bị dụng cụ. Người không có chí lớn không thể sống được như thế!
Các tài liệu, sách vở viết về Xi-ôn-côp-xki đều cho biết ông miệt mài đọc sách thâu đêm, hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần, không có lò sưởi giữa mùa đông băng giá lạnh lẽo. Sự khổ công rèn luyện đã làm cho tài năng ông ngày càng nở rộ. Ông đã chế ra khí cầu bay bằng kim loại, ông đi sâu vào lí thuyết bay trong không gian, ông đã thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng - một phương tiện bay tới các vì sao.
Sau hơn 40 năm khổ công nghiên cứu tìm tòi, ước mơ được bay lên bầu trời thời thư ấu của Xi-ôn-cốp-xki được thực hiện. Ông đứng trên đỉnh cao vinh quang, trở thành cha đẻ tên lửa nhiều tầng.
Nhà khoa học Nga vĩ đại này đã để lại cho chúng ta bao bài học quý báu: sống phải có mơ ước và phải tìm cách thực hiện ước mơ; sống phải có chí lớn, biết tự học và nghiên cứu để phát triển tài năng sáng tạo.
Hình ảnh Xi-ôn-cốp-xki trong bài "Người tìm đường lên các vì sao" đã để lại một ấn tượng tuyệt đẹp trong tâm hồn tuổi thơ chúng ta. Câu nói của Xi-ôn-cốp-xki: "Các vì sao không phải để tôn thờ mà để chinh phục" - là một tư tưởng vĩ đại.
Bước sang thế kỉ XXI, ngành du hành vũ trụ, công cuộc thám hiểm mặt trăng, sao hỏa, vươn tới các vì sao... đã thu được nhiều thành tựu vô cùng kì diệu. Trong số những nhà khoa học vĩ đại được khắc tên vào "tượng đài vũ trụ", nhân loại sẽ không bao giờ quên Xi-ôn-cốp-xki, nhà khoa học vĩ đại đầu thế kỉ XX.
Đọc bài "Người tìm đường lên các vì sao", tuổi trẻ chúng ta kính cẩn nghiêng mình và vô cùng ngưỡng mộ con người xuất chúng ấy.
Sống phải có ước mơ. Ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki thật vô cùng kì diệu. Ngay từ thuở nhỏ ông đã mơ ước bay lên bầu trời. Nhìn cánh chim bay, chú bé Xi-ôn-cốp-xki cũng "bay lên", cậu đã bị gãy chân. Nhưng mọi thành công đều có giá, thất bại là mẹ thành công. Chim bay được là nhờ đôi cánh, nhưng tại sao quả bóng không có cánh vẫn bay được? Câu hỏi ấy đã nung nấu Xi-ôn-côp-xki suốt bao đêm ngày năm tháng?
Mọi con đường đều khó khăn gian khổ. Con đường khoa học, con đường vươn tới các vì sao của người Nga vĩ đại này đã trải qua muôn vàn khó khăn gian khổ. Phải kiên trì học tập, phải đọc và nghiên cứu hàng núi sách (sách khoa học, kĩ thuật), phải mua sắm nhiều thiết bị dụng cụ làm thí nghiệm. Các điều kiện ấy phải có tiền. Với Xi-ôn-côp-xki chỉ có một cách là tiết kiệm, là ăn mì đen uống nước lọc, mới cổ thể dành dụm được từng rúp, từng cô-pếch đểmua sách, mua thiết bị dụng cụ. Người không có chí lớn không thể sống được như thế!
Các tài liệu, sách vở viết về Xi-ôn-côp-xki đều cho biết ông miệt mài đọc sách thâu đêm, hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần, không có lò sưởi giữa mùa đông băng giá lạnh lẽo. Sự khổ công rèn luyện đã làm cho tài năng ông ngày càng nở rộ. Ông đã chế ra khí cầu bay bằng kim loại, ông đi sâu vào lí thuyết bay trong không gian, ông đã thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng - một phương tiện bay tới các vì sao.
Sau hơn 40 năm khổ công nghiên cứu tìm tòi, ước mơ được bay lên bầu trời thời thư ấu của Xi-ôn-cốp-xki được thực hiện. Ông đứng trên đỉnh cao vinh quang, trở thành cha đẻ tên lửa nhiều tầng.
Nhà khoa học Nga vĩ đại này đã để lại cho chúng ta bao bài học quý báu: sống phải có mơ ước và phải tìm cách thực hiện ước mơ; sống phải có chí lớn, biết tự học và nghiên cứu để phát triển tài năng sáng tạo.
Hình ảnh Xi-ôn-cốp-xki trong bài "Người tìm đường lên các vì sao" đã để lại một ấn tượng tuyệt đẹp trong tâm hồn tuổi thơ chúng ta. Câu nói của Xi-ôn-cốp-xki: "Các vì sao không phải để tôn thờ mà để chinh phục" - là một tư tưởng vĩ đại.
Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được vẻ đẹp thật quyến rũ của dòng sông La. Nhà thơ đã nhân hoá sông La, gọi tên sông một cách trìu mến như gọi một con người. "Sông La ơi, sông La/ Trong veo như ánh mắt". Cách so sánh dòng sông La "trong veo như ánh mắt" làm cho em thấy sắc màu trong xanh của dòng sông cũng đậm đà tình cảm yêu thương. Những hàng tre rủ bóng xuống mặt sông cũng được nhân hoá thành "Bờ tre xanh im mát/Mươn mướt đôi hàng mi". Vẻ đẹp của dòng sông, của bờ tre chẳng khác nào vẻ đẹp của một người con gái. Đọc đoạn thơ em càng yêu mến và tự hào về thiên nhiên đất nước tươi đẹp.
Tham khảo
Em đang ngồi trên một chiếc bè mảng trôi giữa dòng sông La lịch sử Xung quanh em, tấp nập thuyền bè xuôi ngược. Những chiếc bè lớn được ghép từ nhiều phiến gỗ, trên đó chở biết bao loại gỗ quý: táu mật, muồng đen, trai đất, lát chun, lát hoa,... Bao nhiêu loài gỗ bấy lâu em chỉ đọc trong sách bây giờ được nhìn tận mắt, thật thú vị. Các khúc gỗ đều được pha từ các thân cây cổ thụ nên khá lớn, thịt gỗ rất rắn, mỗi loài lại mang một màu đặc trưng: màu vàng ươm, màu trắng sữa, riêng gỗ lim thì đen bóng khiến ta ngỡ là đồng đen. Các thuyền lớn thì chở nhiều loại lâm sản khác của rừng: những buồng cau lớn, những loại thảo dược như thảo quả, đinh hương,... Điều thú vị nhất là giữa dòng chảy hơi dốc của sông La còn xuất hiện nhiều thân gỗ được thả trôi. Bác lái bè giải thích rằng đó lả những thân gỗ được hạ từ mé thượng nguồn của dòng sông rồi được thả trôi về phía hạ nguồn. Mỗi thân gỗ lại có kí hiệu riêng của chủ nên không lo bị lạc. Quả thực, quan sát kĩ em thấy trên mỗi thân gỗ đều được khắc những tên riêng. Chiếc bè cứ êm đềm trôi đi, biết bao bè gỗ, thuyền câu đã trôi qua trước mắt em. Gương mặt những người lái bè, lái thuyền ai cũng hăm hở, tươi tắn; Họ đều tay đẩy mái chèo khua nước, thỉnh thoảng lại dừng tay lái khẽ lau những giọt mồ hôi lấm tấm trên mặt. Giữa dòng sông La này, muốn nói chuyện phải hét lên thật to để thắng được khoảng cách và tiếng rì rào của nước. Bởi thế, thỉnh thoảng lại bất chợt vang lên tiếng hú chào nhau của các bác lái. Tiếng cười giòn giã sau đó theo mặt nước mà lan ra khắp không gian. Càng đi, càng thấy trong không khí có một mùi hương gì ngọt mát, đó phải chăng là hương cây, hương nước sông La? Ngồi bè trôi trên sông La còn có một cảm giác thú vị nữa là được ngắm dòng nước trong veo cùng những hàng cây rợp bóng hai bên bờ. Nước sông La chẳng những mát lành mà còn vô cùng trong trẻo. Ngồi trên bè, khẽ nghiêng mình xuống, em có thể thấy gương mặt mình in rất rõ trên mặt nước. Trên bờ sông, hai rặng tre mươn mướt bốn mùa, có lẽ đã mấy chục năm nay tre nghiêng nghiêng soi bóng xuống dòng sông. Thỉnh thoảng, dưới khóm tre lại có chú trâu nằm nhởn nhơ nhai lại có. Các chú bình thản nhìn thuyền bè qua lại trên sông như một cảnh tượng quen thuộc. Sông La như ánh mắt trẻ thơ trong vắt mà những hàng tre là những hàng mi cong vút đáng yêu... Bè cứ trôi, nước sông La cứ êm đềm tuôn chảy. Và dẫu đã tỉnh cơn mơ em vẫn mong một ngày được đến với sông La để ngắm những cảnh tượng đầy hấp dẫn nơi này
con thấy từ lan tỏa, tuyên truyền,
con thấy từ ươm mầm khó đọc