Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ỗi người là một phiên bản khác nhau không ai giống ai, vì thế mà mỗi người sẽ có một tính cách, một lối sống riêng: có người thích sống ở phố, chạy theo xu hướng mới, có người thích thôn quê dân dã yên bình, thích những gì đơn giản. Xã hội ngày càng phát triển, càng văn minh thì lối sống giản dị lại càng trở nên cần thiết. Vậy giản dị là gì và lối sống giản dị được biểu hiện như thế nào?
Trước hết, hiểu ngắn gọn giản dị là sống đơn giản bỏ qua những sự cầu kì và không chạy đua theo xu hướng xã hội, sống phù hợp với hoàn cảnh của mình, không sống xa rời thực tại. Lối sống giản dị được biểu hiện qua muôn mặt đời sống trên các phương diện như lời ăn tiếng nói, lối sống, ăn mặc, hành động, bằng lòng với thực tại, không đòi hỏi cao từ phía người khác….Giản dị trong cách ăn mặc đó là mặc đơn giản, không lòe loẹt cầu kì và đặc biệt là phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau. Đơn cử khi tham gia một đám hiếu không nên mặc váy mà nên mặc quần áo trơn, ít họa tiết nhất có thể, tối màu; còn khi tham gia đám hỉ có thể mặc váy sáng màu nhạt, không nên quá cầu kì kiểu cách, miễn sao tạo được sử thoải mái trong hoạt động và giao tiếp. Còn trong lời ăn tiếng nói, giản dị được biểu hiện ở chỗ nói với âm thanh vừa đủ nghe, lời lẽ ngắn gọn đơn giản, dễ hiểu tránh lời thô lỗ dung tục và nói đúng, trúng vấn đề giao tiếp. Giản dị trong hành động, sinh hoạt được biểu hiện ăn đủ chất, đủ lượng, không làm thừa và đổ bỏ lãng phí, sống hòa đồng với mọi người xung quanh, tự nhiên và gần gũi trong cách cư xử….
- Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện:
+ Bữa ăn hàng ngày
+ Nhà ở
+ Việc làm
+ Lời nói, bài viết.
bài này con làm và được chữa rồi ạ !
Giải :
Để làm rõ đức tính giản dị của bác tác giả Phạm Văn Đồng đã chứng minh ở những phương diện :
-Đời sống sinh hoạt hàng ngày :+Bữa cơm
+Ngôi nhà
+Công việc và quan hệ với mọi người
-Lời nói , bài viết
- Xuất xứ: Trích trong bài viết Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm thời đại.
- Hoàn cảnh ra đời: năm 1970, nhân dịp kỉ niệm 80 năm ngày sinh và một năm ngày mất của Hồ Chủ Tịch.
- Hoàn cảnh ra đời ấy khiến cho văn bản mang ý nghĩa của một bản tổng kết, nhìn lại cả cuộc đời của Bác: sống, chiến đấu, hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc, vì cuộc sống ấm no cho nhân dân. Hoàn cảnh ấy cũng khiến tác giả bài viết có cơ hội bày tỏ tình cảm, lòng ngưỡng mộ, biết ơn đối với Bác Hồ.
- Trạng ngữ có trong đoạn văn:
+ Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
+ Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Câu nói "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" là câu đặc biệt vì không có chủ ngữ, vị ngữ
- Tác dụng: Thể hiện cách nói và viết trong sáng, dễ hiểu đi vào bản chất của vấn đề. Đây là lời kêu gọi thiêng liêng, bất hủ của Bác là khát vọng cháy bỏng của dân tộc Việt Nam, cũng là mục tiêu chiến đấu, nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Đoạn văn em có thể làm theo các ý sau:
- Tác phẩm thể hiện tình cảm gần gũi, quý trọng, khâm phục, ca ngợi, tôn sùng, ngưỡng mộ một cách chân thành, sâu sắc của tác giả đối với Hồ Chí Minh – một con người có nhân cách, phẩm chất cao đẹp, sáng ngời.
- Phạm Văn Đồng hiểu rõ bản chất cao quý, vĩ đại của Bác, nhưng không vì thế mà Người trở nên xa lạ mà ngược lại, sự giản dị khiến Bác trở nên gần gũi, thân thương hơn với tất cả mọi người.
Giản dị là một đức tính, một phẩm chất cao đẹp mà mỗi chúng ta nên có. Giản dị, với mỗi người, thường thể hiện ở lời nói, ở việc làm, thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với người xung quanh. Nó là cách ứng xử cao đẹp, nói lên sự hiểu biết của bản thân mỗi chúng ta.