K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2017

Tôi là một chú ếch nhỏ sống ở ven đầm. Họ hàng ếch nhà chúng tôi cũng phải đi học như con người. Bài học đầu tiên của chúng tôi là câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác liên quan đến một kẻ trong họ ếch.

Ngày xưa, rất xưa rồi, có lẽ từ hồi cụ, kị của tôi còn sống, loài ếch thường sống trong những cái giếng khơi cùng các loài động vật bé nhỏ khác chứ chưa ở ao hồ như ngày nay. Có một lão ếch vì sống ở đó lâu ngày trong giếng nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh lão chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên lão tưởng rằng mình là to, là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi lão kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, lão thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng lão cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, lão cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Lão đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng ếch thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của lão. Ếch đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đà bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.

Các bạn hiểu vì sao câu chuyện này lại là bài học đầu tiên của chúng tôi rồi chứ? Giống như chú Dế Mèn trong câu chuyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" của họ nhà dế, lão ếch trong họ chúng tôi ít kinh nghiệm, thiếu hiểu biết nhưng lại có tính cách hung hăng, huyênh hoang, ngông nghênh. Chính vì thế nên ếch mới làm những việc kém hiểu biết. Vì vậy, những người trẻ tuổi như chúng ta phải cố gắng mở rộng kiến thức của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không nên chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa. Các bạn thấy vậy có đúng không?

13 tháng 12 2017

Tôi là một chú ếch nhỏ sống ở ven đầm. Họ hàng ếch nhà chúng tôi cũng phải đi học như con người. Bài học đầu tiên của chúng tôi là câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác liên quan đến một kẻ trong họ ếch.

Ngày xưa, rất xưa rồi, có lẽ từ hồi cụ, kị của tôi còn sống, loài ếch thường sống trong những cái giếng khơi cùng các loài động vật bé nhỏ khác chứ chưa ở ao hồ như ngày nay. Có một lão ếch vì sống ở đó lâu ngày trong giếng nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh lão chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên lão tưởng rằng mình là to, là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi lão kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, lão thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng lão cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, lão cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Lão đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng ếch thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của lão. Ếch đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đà bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.

Các bạn hiểu vì sao câu chuyện này lại là bài học đầu tiên của chúng tôi rồi chứ? Giống như chú Dế Mèn trong câu chuyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" của họ nhà dế, lão ếch trong họ chúng tôi ít kinh nghiệm, thiếu hiểu biết nhưng lại có tính cách hung hăng, huyênh hoang, ngông nghênh. Chính vì thế nên ếch mới làm những việc kém hiểu biết. Vì vậy, những người trẻ tuổi như chúng ta phải cố gắng mở rộng kiến thức của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không nên chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa. Các bạn thấy vậy có đúng không?

5 tháng 6 2017

Câu 5 :

Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.

Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.

5 tháng 6 2017

Câu 2 :

- Truyện ngụ ngôn và truyện cười:

+ Giống nhau: Truyện ngụ ngôn thường chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều truyện muôn răn dạy người ta. Vì thế, truyện ngụ ngôn cũng có yếu tố gây cười như truyện cười.

+ Khác nhau:

. Mục đích của truyện cười là để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự vật, hiện tượng, tính cách đáng cười.

. Còn mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống.

Ví dụ: Truyện cười Treo biển và truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường (mà các em đà từng được nghe) có nội dung na ná giống nhau: một bên là anh chàng đẽo cày giữa đường, nghe nhiều người qua lại góp ý, cuối cùng hỏng việc, “vốn liếng đi đời nhà ma”; một bên là chủ hàng bán cá treo biến giữa phố, nhiều người qua lại góp ý, cuối cùng phải hạ cái biển xuống. Thế nhưng, trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa dường có một câu ở cuối truyện rút ra bài học luân lí; còn truyện cười Treo biển thì khi cái biển được chủ nhà hàng cất đi, tiếng cười bật lên, truyện kết thúc ngay.

26 tháng 12 2017

2.Hãy đóng vai thầy mạnh tử trong truyện " mẹ hiền dạy con"để kể lại câu truyện ấy.

Bài làm

Ta là Mạnh Tử, ta được người đời tôn là một trong những ông tổ của Nho gia. Ta còn nổi tiếng bởi đạo đức trong sạch và sự chăm chỉ hiếm có. Sở dĩ ta được như vậy là vì được mẹ ta hết lòng dạy dỗ, bảo ban. Ta còn nhớ mãi những câu chuyện mẹ ta dạy ta thời thơ bé.

Ngày ta còn nhỏ, nhà ta ở gần một nghĩa địa. Hàng ngày, mẹ đi làm ruộng, ta ở nhà cùng đám trẻ đi chơi. Hàng ngày thấy cảnh người làng đi đưa ma, kẻ thì khóc lóc, người đào huyệt chôn thây kẻ chết chúng ta thấy lạ làm và thích thú vô cùng. Ta cùng đám bạn rủ nhau bắt chước. Một đứa được cử làm người chết cho những đứa khác khiêng. Bọn ta giả khóc lóc rồi đào huyệt, chôn người giống hệt một đám tang. Hôm ấy, “đám tang” đang diễn ra thì mẹ ta về. Bà thấy vậy hốt hoảng chạy lại hỏi han. Ta vô tư trả lời người: “Chúng con bắt chước những người kia” rồi chỉ tay về phía đám ma đang đào huyệt chôn thây người ở nghĩa địa. Chẳng hiểu sao mẹ ta buồn phiền lo lắng nói: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được". Rổi ít lâu sau mẹ bán dần đồ đạc trong nhà chuyển nhà ra gần chợ.

Ở gần chợ, ta lại thấy người người buôn bán tấp nập, mặc cả, cãi vã lẫn nhau. Ta thấy những điều đó khá lạ kì. Càng lạ kì hơn là những người cãi nhau càng lớn, mặc cả càng nhiều thì càng mua được nhiều đồ rẻ. Ta cũng bắt chước cách ấy, rủ mấy đứa trẻ con nô nghịch, buôn bán với nhau. Một ngày nọ, bọn ta đang chơi trò ấy thì mẹ ta về. Người nhìn thấy chúng ta thì làm rơi cả liềm cả cuốc, người lo lắng nói: “Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được". Ít ngày sau, mẹ ta lại chuyển nhà ra gần một trường học.

Ở gần trường, ta thấy học trò đi học rất đông. Ta lại thấy họ lễ phép nghe lời thầy giáo, chăm chỉ học hành. Ta bèn bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở đi học. Mẹ ta thấy vậy thì vui vẻ mỉm cười: "Chỗ này là chỗ con ta ở được đây". Và nhà ta ở hẳn đấy đến giờ.

Một ngày nọ, ta thấy người hàng thịt giết lợn. Ta hỏi mẹ: "Người ta giết lợn làm gì?". Mẹ không nhìn ta mà nói: "Để cho con ăn đấy". Ta cứ nghĩ đó là một lời nói đùa bởi nhà ta nghèo ít khi được ăn thịt lợn. vả lại, ta đã thấy nhiều nhà giết lợn nhưng đã thấy ai cho thịt bao giờ. Không ngờ, trưa hôm đó, ta thấy mẹ đi mua thịt lợn về cho ta ăn thật.

Khi ta lớn hơn một chút, ta đước mẹ cho đi học. Một hôm, ta thấy bài học khó khăn bèn bỏ học về nhà chơi, về đến nhà, ta thấy mẹ đang dệt vải. Mẹ hỏi ta: “Vì sao con về?”. Ta đáp: “Con không muốn học”. Mẹ cầm dao cắt đứt tấm vải và bảo: "Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy". Ta vô cùng ân hận vì dệt vải vất vả vô cùng, mẹ đã thức bao đêm mới dệt được phán vải ấy.. Chỉ vì ta mà người đã bỏ đi bao công sức của mình. Từ đó, mỗi lần nản việc học hành, ta lại nghĩ đến mẹ để cố gắng chuyên tâm học tập.

Ta học tập chuyên cần, khi lớn lên, nhớ lại những chuyện đã qua ta càng thấy thấm thìa ý nghĩa sâu xa của những việc mẹ làm, từ những việc chuyện nhà hay cắt đứt tấm vải đang dệt dở. Sau này ta được người đời tôn vinh là bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của mẹ ta.

Làm con, ta thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng muôn đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đền đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.



26 tháng 12 2017

2. Hãy đóng vai thầy mạnh tử trong truyện " mẹ hiền dạy con"để kể lại câu truyện ấy.

Bài làm

Tôi là thầy Mạnh Tử. Mẹ của tôi là một người mẹ tuyệt vời. Tôi xin kể lại cho các bạn nghe câu chuyện mẹ đã dạy dỗ tôi học khi tôi còn bé. Lớn lên, tôi thành người như ngày hôm nay là nhờ công dạy dỗ của mẹ tôi.

Thuở nhỏ, nhà tôi ở gần nghĩa địa, ngày ngày tôi thấy người ta đào, chôn, lăn khóc. Vì còn nhỏ, nhìn thấy cảnh đó hay hay, tôi về nhà cũng bắt chước người ta. Tôi cũng đào, chôn, lăn và khóc. Mẹ nhìn thấy tôi như vậy, chẳng nói gì mà chuyển nhà tôi đến nơi ở mới. Lần này, nhà tôi ở gần một cái chợ. Tôi hay ra chợ chơi, thấy cảnh người ta buôn bán điên đảo, thậm chi còn lấy làm thích thú. Về nhà, tôi cũng bắt chước nô nghịch cảnh buôn bán điên đảo nhưng mẹ tôi không vui, tôi thấy mẹ lại chuyển nhà đi nơi khác. Nhà mới của tôi ở gần trường học. Nơi đây, tôi thấy lũ trẻ đua nhau học tập, lễ phép với thầy giáo. Về nhà, tôi cũng bắt chước học tập theo lũ trẻ. Mẹ nhìn thấy tôi như vậy, mẹ vui lắm.

Một hôm, tôi nhìn thấy hàng xóm giết lợn. Tò mò, tôi đem hỏi mẹ. Mẹ nhìn tôi cười và nói "Để cho con ăn đấy". Tôi vui mừng reo lên: "Hay quá! Sắp có thịt lợn ăn rồi". Tôi thấy mẹ thoáng chau mày. Lúc sau, mẹ mang thịt lợn về cho tôi ăn. Tôi thấy, mọi lời nói và việc làm của mẹ đều đi đôi với nhau.

Một lần, tôi đang đi học nhưng vì mải chơi nên đã bỏ học về nhà. Tôi thấy mẹ đang ngồi dệt vải. Thấy tôi không đi học, mẹ gọi tôi lại gần. Tôi nghĩ lần này nhất định sẽ bị ăn đòn. Nhưng khi tôi đến gần, mẹ chẳng nói gì, chỉ lẳng lặng cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung và nhẹ nhàng bảo tôi. "Con đang đi học mà bỏ học thì cũng như người ta đang dệt vải mà mình cắt đứt đi vậy."

Câu nói của mẹ khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi thấy ân hận quá. Mẹ đã vất vả nuôi tôi ăn học mà tôi còn làm mẹ buồn. Tôi xin lỗi mẹ và tự hứa với mình lần sau sẽ không như thế nữa. Từ đó, tôi cố gắng học tập và rèn luyện mình. Sau này, tôi trở thành một bậc đại hiền nhân như dân vẫn thường gọi là thầy Mạnh Tử.


2 tháng 1 2019

T nhớ lớp 6 đâu có bài này đâu bạn :)

Hôm ấy, có lệnh lên đường đánh giặc Thát, cả ba quân chúng tôi đều vui mừng, khí thế như tức nước vỡ bờ, trên cao tôi còn thấy người lính già theo hầu Hầu nheo nheo đôi mắt già nua mìm cười. Một lúc sau chúng tôi lập tức lên đường đi men theo con đường mòn phục kích, trước ba quân Hầu như nổi bật trong màu áo đỏ cưỡi trên con Bạch mã đang vươn cao bốn vó. Giặc kia rồi ! Tiếng trống vang lên như một luồng sức mạnh thúc đẩy chúng tôi lao vào đám giặc man rợ kia như mũi tên lao về đích, chỉ một lúc màu sặc sỡ của quân Nguyên hòa lẫn vào màu nâu gụ của những người lính. Lá cờ "Phá cường địch báo hoàng ân" tung bay phấp phới, thoáng thấy màu áo đỏ lấp loáng sau những làn gươm vun vút, ba quân rầm rộ lao lên phá giặc, tất cả đều rung chuyển trong khí thế hừng hực của những người con Đại Việt. Chỉ một lát sau, những con sói hung hăng phải lùi dần, rồi hàng loạt những kẻ rắp tâm xâm lược ngã xuống dưới mũi kiếm vị thủ lĩnh trẻ có gương mặt đẹp như hoa kia. Hồi trống vãn quân đại thắng nổi lên, tất cả chúng tôi đều hân hoan một niềm vui chiến thắng, riêng Hoài Văn Hầu vẫn còn hiên ngang đứng trên mình ngựa, mặt đầy vẻ kiêu hãnh vì đã hoàn thành sứ mệnh quan gia giao phó, riêng tôi vẫn thấy nguyên cái khí thế năm nào của vị anh hùng trẻ tuổi khi bóp nát quả cam vì căm giặc.

P/s : Chả biết trận đánh đầu tiên diễn ra ở đâu nữa -_-

5 tháng 1 2019

THanks

Đọc bài ở đây có bán cá tươi và trả lời câu hỏi Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại truyện dân gian gì ? Nêu khái niệm của thể loại truyện dân gian đó . Hãy kể tên một truyện dân gian cùng loại mà em biết ? Câu 2 : Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy ? Chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào ? Câu 3 : Có mấy người góp ý về cái biển đề ở cửa hàng cá ? Em có nhận xét gì về từng ý kiến ?...
Đọc tiếp

Đọc bài ở đây có bán cá tươi và trả lời câu hỏi

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại truyện dân gian gì ? Nêu khái niệm của thể loại truyện dân gian đó . Hãy kể tên một truyện dân gian cùng loại mà em biết ?

Câu 2 : Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy ? Chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào ?

Câu 3 : Có mấy người góp ý về cái biển đề ở cửa hàng cá ? Em có nhận xét gì về từng ý kiến ?

Câu 4 ; Tìm những chi tiết gây cười trong truyện . Khi nào cái đáng cười bộc lộ rõ nhất ?Vì sao?

Câu 5 : Qua văn bản trên , tác giả dân gian muốn chế giễu , phê phán điều gì ? Nếu nhà hàng bán cá trong truyện nhờ em làm lại cái biển , em sẽ ''tiếp thu'' hoặc phản bác những '' góp ý '' của bốn người như thế nào hoặc sẽ làm lại cái biển ra sao ?

1
5 tháng 12 2017

Câu 1:

- Thuộc loại truyện cười, là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm phê phán, mua vui những thói hư, tật xấu trong xã hội.

- Truyện cùng loại là: Đẽo cày giữa đường.

Câu 2:

- Kể theo ngôi thứ ba.

- Phương thức biểu đạt chính là tự sự.

Câu 3:

- Có 4 người nhận xét.

- Ý kiến thứ nhất đề nghị bỏ chữ "tươi"

- Ý kiến thứ hai đề nghị bỏ chữ "ở đây”

- Ý kiến thứ ba đề nghị bỏ chữ "có bán"

- Ý kiến thứ tư đề nghị bỏ nốt chữ "cá”.

* Cả bốn ý kiến đều mang tính cá nhân, chủ quan và nguỵ biện.

- Nếu bỏ chữ "tươi", là làm mâ't đi sự khẳng định chất lượng cao của sản phẩm nhà hàng, tuy nhiên cũng còn có thể được chấp nhận.

- Đến ý kiến thứ hai đòi bỏ từ chỉ dịa điểm "ở đây" mà nhà hàng cũng nghe theo thì đã khiến nội dung biển có phần tôi nghĩa và thiếu lịch sự đôi với khách hàng.

- Khi bỏ đi cả chữ "có bán" chỉ để lại một từ "cá” là hết sức vô lí. Nó làm cho nội dung cái biển trở nên cụt lủn, tốì nghĩa.

- Đến ý kiến cuôi cùng, đề nghị cất nốt biển đi vì "ai đi tới gần dây đều chẳng ngửi thấy mùi cá tanh lộn lên mà còn phải để từ "cá". Nhà hàng lại nhắm mắt nghe theo không dùng biển nữa.

Câu 4:

Nhà hàng nghe theo, cắt bớt dần và cuô"i cùng cất cả cái biển đi - > gây cười. Vì tướng rằng làm vừa lòng khách * Gây cười: Sự thống nhất giữa các ý kiến cùng chê bai sự dài dòng, dư thừa của nội dung biên, sự chiều lòng khách của chủ cửa hàng.

Câu 5:

- Chế giễu ông chủ cửa hàng, phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc.

- Em sẽ làm cái biển như ban đầu:

+ Ai hỏi em kệ họ muốn nói gì thì nói vì cái biển này rất đủ chi tiết.


15 tháng 9 2017

Trong truyện :

- Là 2 chàng trai ST và TT kén vợ

- Bão lũ xãy ra hằng năm

Nhân vật

+ Chính : Sơn tinh , Thủy tinh

+ Phụ : Vua Hùng , Mị Nương

15 tháng 9 2017

à quyên sự việc

ST và TT đọ sức nữa nhé

28 tháng 10 2017

Thử thách 1: cậu bé trả lời câu hỏi của viên quan

Thử thách 2: cậu bé trả lời câu hỏi của vua. Làm cho ba con trâu trở thành chín con.

Thứ thách 3: cậu trả lời câu hỏi thứ hai của vua là bắt một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ lớn

Thử thách cuối : cậu đã trả lời câu đố của xứ giả. Câu hỏi là làm cách nào xuyên sợi chỉ sang ruột vỏ ốc

Trình tự trong câu chuyện không thể thay đổi vì như thế bài đọc rất lung tung và khó hiểu. Làm như vậy bài văn không hay và bị mất trật tự