K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2023

 Ý nghĩa câu tục ngữ Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền là gì?

A, Khẳng định làm ao là có hiệu quả nhất, sau đó là làm vườn và làm ruộng

B. Khẳng định tầm quan trọng của các cách sản xuất ở nông thôn xưa 

C. Khẳng định việc sản xuất ở nông thôn xưa có ba cách chính

D. Khẳng định làm ruộng là có hiệu quả nhất, sau mới đến làm ao và vườn 

Hôm kia

ddddddddddd

15 tháng 3 2022

`-` Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất : 

`+` Nhất canh trì nhị canh viên tam canh điền

`+` Rán mỡ gà có nhà thì giữ

`-` Tục ngữ về con người và xã hội:

`+` Cái răng cái tóc là góc con người

`+` Một mặt người bằng 10 mặt của 

           Soạn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuấtCâu 1:Đọc chú thích để hiểu văn bản và những từ ngữ khó.Câu 2: Có thể chia tám câu tục ngữ thành hai nhóm:- Nhóm câu tục ngữ về thiên nhiên: câu 1, 2, 3, 4.- Nhóm câu tục ngữ về lao động sản xuất: câu 5, 6, 7, 8.Câu 3: Phân tích nội dung từng câu tục ngữ:Tất cả các câu tục ngữ này đều có cơ sở thực tiễn là dựa trên...
Đọc tiếp

           Soạn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Câu 1:

Đọc chú thích để hiểu văn bản và những từ ngữ khó.

Câu 2: Có thể chia tám câu tục ngữ thành hai nhóm:

- Nhóm câu tục ngữ về thiên nhiên: câu 1, 2, 3, 4.

- Nhóm câu tục ngữ về lao động sản xuất: câu 5, 6, 7, 8.

Câu 3: Phân tích nội dung từng câu tục ngữ:

Tất cả các câu tục ngữ này đều có cơ sở thực tiễn là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế

(1)

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

- Nghĩa của câu: tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. Suy ra tháng năm ngày dài, tháng mười đêm dài. Nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng năm và ngày tháng mười.

- Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp. Chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí,...

- Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ.

(2) Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

- Nghĩa của câu: khi trời nhiều (dày) sao sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít (vắng) sao thì mưa.

- Là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, rất cần cho công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Trời ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên nhìn thấy ít sao.

- Nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc.

(3) Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

- Nghĩa là khi có ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa.

- Câu tục ngữ nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.

(4)Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển (bò) thì khả năng sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra.

- Kiến là loại côn trùng nhạy cảm. Khi sắp có mưa lụt, chúng thường di chuyển tổ lên chỗ cao, vì vậy chúng bò ra khỏi tổ.

- Câu tục ngữ được đúc kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta.

(5) Tấc đất tấc vàng

- Đất được coi quý ngang vàng.

- Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước (diện tích). Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất (diện tích hay thể tích). Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).

- Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn.

- Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả).

(6)Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

- Câu này nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng. Cũng có thể nói về sự công phu, khó khăn của việc khai thác các giá trị kinh tế ở các nơi đó. Ruộng thì phổ biến, chỉ để cấy lúa hay trồng cây lương thực, hoa màu. Vườn thì trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ. Ao thả cá, thả rau muống,... Kĩ thuật canh tác rất khác nhau. Người xưa đã tổng kết về giá trị kinh tế, cũng có thể kèm theo đó là độ khó của kĩ thuật.

- Áp dụng câu tục ngữ để khai thác tốt điều kiện tự nhiên, làm ra nhiều của cải vật chất.

(7) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

- Câu tục ngữ nói về vai trò của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước) của nhân dân ta.

- Yếu tố nước phải là yếu tố quan trọng hàng đầu, nếu bị úng, hay bị hạn, mùa vụ có thể bị thất thu hoàn toàn. Sau đó là vai trò quan trọng của phân bón. Yếu tố cần cù, tích cực chỉ đóng vai trò thứ ba. Giống đóng vai trò thứ tư. Tuy nhiên, nếu ba yếu tố trên ngang nhau, ai có giống tốt, giống mới thì người đó sẽ thu hoạch được nhiều hơn.

- Câu tục ngữ nhắc nhở người làm ruộng phải đầu tư vào tất cả các khâu, nhưng cũng phải chú ý ưu tiên, không tràn lan, nhất là khi khả năng đầu tư có hạn.

(8) Nhất thì, nhì thục.

- Câu tục ngữ nêu vai trò của thời vụ (kịp thời) là hàng đầu. Sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận. Thời vụ liên quan đến thời tiết, nắng mưa. Nếu sớm quá, muộn quá, cây trồng sẽ bị ảnh hưởng và có khi không cho sản phẩm.

- Câu tục ngữ nhắc nhở vấn đề thời vụ và việc chuẩn bị đất kĩ trong canh tác.

Câu 4: Minh hoạ đặc điểm hình thức của tục ngữ:

- Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn như câu: Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục.

- Thường có vần, nhất là vần lưng. Hầu như câu tục ngữ nào cũng có vần. Ví dụ: nhất thì, nhì thục; Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung. Ví dụ như 2 vế của câu 1, câu 2, câu 3.

- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. Lời trong tục ngữ cô đọng, mỗi lời như dồn nén, không có từ thừa. Các hình ảnh ví von như chưa nằm, chưa cười, các hình ảnh thiên nhiên như sao, ráng, đất, vàng,...

0
TL
14 tháng 2 2021

Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn thể hiện kinh nghiệm của dân gian về nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội trong đó có lao động sản xuất. Những kinh nghiệm đó xuất phát từ thực tế việc quan sát công cuộc lao động để sản xuất ra của cải vật chất của dân gian.

 

Câu tục ngữ sau là một trong số đó: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền. Người xưa muốn nói điều gì qua câu tục ngữ ấy và nói như thế có lí hay không? Câu tục ngữ trên sử dụng một số yếu tố Hán Việt. Nhất, nhị, tam có nghĩa là thứ nhất, thứ hai, thứ ba. “Canh” nghĩa là làm (canh tác). “Trì” là ao, “viên” là vườn, “điền” là ruộng. Như vậy, bám sát câu chữ để giải nghĩa thì câu tục ngữ đó có nghĩa là: Thứ nhất là làm ao, thứ hai làm vườn thứ ba làm ruộng. Nhưng cơ sở của việc xếp thứ tự trong câu tục ngữ là gì vậy?

 

Trước hết, có thể hiểu câu tục ngữ đề cập đến giá trị kinh tế của các mô hình lao động của nhà nông. Theo đó, làm ao mang lại giá trị kinh tế lớn nhất, tiếp đến là làm vườn rồi mới đến làm ruộng. Hiểu theo nghĩa đó không phải là không có lí. Nếu làm ao, người nông dân có thể sử dụng diện tích mặt nước để nuôi các loại cá: cá mè, cá trắm,... Đó đều là những loại thực phẩm thiết yếu của đời sống và có giá trị kinh tế cao, Hơn nữa, thức ăn lại dễ dàng, có thể nuôi cá bằng các loại cỏ, lá rau, phân gia súc, gia cầm. . Không chỉ vậy, người làm ao còn có thể tận dụng mặt nước để trồng lúa hoặc các rau như rau cần. Làm vườn thì có thể trồng các loại cây ăn quả: bưởi, táo, xoài,... So với cá thì các loại quả có giá trị kinh tế thấp hơn và giá cả thường biến động thất thường hơn. Nhưng trong ba mô hình canh tác ấy thì làm ruộng vẫn mang lại giá trị kinh tế thấp hơn cả. Ruộng phổ biến ở nhiều nơi. Ruộng thường chỉ trồng lúa và các loại rau màu theo thời vụ. Do sự phổ biên đó mà giá cả của lúa và các loại rau màu rẻ nhất trong ba loại sản phẩm của ba mô hình canh tác kể trên.

 

Tuy nhiên, cũng có thể hiếu câu tục ngữ theo một cách khác. Tiêu chí so sánh ba mô hình canh tác đó còn có thể là công sức đầu tư, sự vất vả và độ khó của kĩ thuật canh tác. Làm ao phải đầu tư nhiều để đào ao, nạo vét, xây đắp bờ, mua giống, học hỏi kĩ thuật nuôi, thức ăn, chăm sóc, phòng bệnh. Có thể nói, trong ba loại sản phẩm: cá, quả, rau lúa thì kĩ thuật nuôi và chăm sóc cá phức tạp nhất, nếu bất cẩn có thể dẫn đến thiệt hại nặng nề về kinh tế. Không chỉ vậy, việc chăm sóc, thu hoạch cá đều phải tiếp xúc với nước nên mất nhiều công sức. Việc trồng cây ăn quả không đòi hỏi nhiều về vốn, giống... như nuôi cá nhưng cũng phải đầu tư để chọn được giống cho quả ngon, sai; học kĩ thuật chăm sóc cây để bón phân, phòng bệnh, thu hoạch,... Việc trồng lúa và hoa màu đơn giản hơn cả. Có điều đó do giống rẻ, kĩ thuật canh tác truyền thống nên rất phổ biến, không mất công sức học hỏi nhiều.

 

Những nhận định trên của nhân dân đều xuất phát từ cơ sở thực tiễn là những trải nghiệm thực tế trong đời sống lao động sản xuất. Kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện giúp người nông dân lựa chọn được mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện và khai thác tốt điều kiện tự nhiên ấy từ đó làm ra nhiều của cải vật chất.Nó hoàn toàn đúng.

 

Tham khảo bạn nhé!

 

 

14 tháng 2 2021

*Nhận xét và kinh nghiệm về hiệu quả của các hình thức chăn nuôi, trồng trọt: 

           NHẤT CANH TRÌ, NHỊ CANH VIÊN, TAM CANH ĐIỀN.

*Chuyển câu tục ngữ này từ tiếng Hán Việt sang tiếng Việt thì nó có nghĩa là: thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng. Thứ tự nhất, nhị, tam cũng là thứ tự lợi ích của các nghề nuôi cá, làm vườn, trồng lúa mang lại cho người nông dân.

*Trong các nghề kể trên, đem lại nhiều lợi ích nhất là nuôi cá(canh trì), tiếp theo là nghề làm vườn(canh viên), sau đó là làm ruộng(canh điền).

*Bài học rút ra từ câu tục ngữ trên là: Muốn làm giàu, cần phải phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong thực tế,bài học này đã được áp dụng triệt để. Nghề nuôi tôm, cá ở nước ta ngày càng được đầu tư và phát triển thu lợi nhuận lớn gấp nhiều lần trồng lúa.

*Nhưng không phải thứ tự tròng câu tục ngữ áp dụng nơi nào cũng đúng mà chúng phụ thuộc vào đặc điểm địa lý tự nhiên của từng vùng. Ở vùng nào có đặc điểm địa lý phòng phú thì cách sắp sếp theo trật tự đó là hợp lý nhưng đối với những nơi chỉ thuận lợi cho 1 nghề phát triển, chẳng hạn nghề làm vườn hay làm ruộng, thì vấn đè lại không như vậy. Nói tóm lại, con người phải linh hoạt, sáng tạo trong công việc để tạo ra nhiều của cải vật chất nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

24 tháng 3 2022

Trạng ngữ là "Ở việc làm nhỏ đó" 

Tác dụng: bổ sung nghĩa cho chủ ngữ và vị ngữ, chỉ cách thức.

24 tháng 3 2022

trạng ngữ :Ở việc làm nhỏ đó

chỉ cách thức

11 tháng 1 2020

em đồng ý với ý kiến trên vì: ở những nơi điều kiện tự nhiên chỉ có thể thuận lợi cho nghề làm vườn (canh viên) hay nghề làm ruộng (canh điền) phát triển thì không phải nghề nuôi cá (canh trì) đem lại nhiều lợi ích kinh tế nhất.

Hơn nữa câu tục ngữ này còn không đúng cả với ở thởi điểm hiện tại nữa vì bây giờ thời đại kinh tế đa phát triển rồi, thì nghề kinh doanh sẽ phải là nghề đứng đầu chứ không phải là nghề nuôi cá ( canh trì).

6 tháng 3 2022

Trạng ngữ là "Ở việc làm nhỏ đó" ạ

Tác dụng: bổ sung nghĩa cho chủ ngữ và vị ngữ, chỉ cách thức.

 

6 tháng 3 2022

Trạng ngữ là "Ở việc làm nhỏ đó" ạ

Tác dụng: bổ sung nghĩa cho chủ ngữ và vị ngữ, chỉ cách thức.

9 tháng 2 2020

1. Xét về cấu tạo câu tục ngữ thuộc kiểu câu ghép vì nó có 3 cụm C-V làm nòng cốt trong câu.

9 tháng 2 2020

3. Chuyển câu tục ngữ này từ tiếng Hán Việt sang tiếng Việt thì nó có nghĩa là: thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng. Thứ tự nhất, nhị, tam cũng là thứ tự lợi ích của các nghề nuôi cá, làm vườn, trồng lúa mang lại cho người nông dân.

   Trong các nghề kể trên, đem lại nhiều lợi ích nhất là nuôi cá (canh trì), tiếp theo là nghề làm vườn (canh viên), sau đó là làm ruộng (canh điền).

   Bài học rút ra từ câu tục ngữ trên là: Muốn làm giàu, cần phải phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong thực tế, bài học này đã được áp dụng triệt để. Nghề nuôi tôm, cá ở nước ta ngày càng được đầu tư phát triển, thu lợi nhuận lớn gấp nhiều lần trồng lúa.

   Nhưng không phải thứ tự trong câu tục ngữ áp dụng nơi nào cũng đúng mà chúng phụ thuộc vào đặc điểm địa lí tự nhiên của từng vùng. Ở vùng nào có đặc điểm địa lí phong phú thì cách sắp xếp theo trật tự đó là hợp lí nhưng đối với những nơi chỉ thuận lợi cho một nghề phát triển, chẳng hạn nghề làm vườn hay làm ruộng, thì vấn đề lại không như vậy. Nói tóm lại, con người phải linh hoạt, sáng tạo trong công việc để tạo ra nhiều của cải vật chất nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

10 tháng 1 2021

đúc kết từ những kinh nghiệm thực tiễn mà ông cha ta muốn truyền lại cho con cháu đời sau. Một trong những kinh nghiệm quý báu mà người xưa để lại cho chúng ta, đó là kinh nghiệm về lao động sản xuất, trong đó có câu:

Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

Câu tục ngữ sử dụng từ Hán Việt để chỉ kinh nghiệm nuôi trồng của ông cha ta. Theo người đi trước, muốn làm giàu, đầu tiên phải kể đến "nhất canh trì" tức là nghề nuôi cá. Tại sao nghê nuôi cá lại được ưu tiên hàng đầu? Trước tiên ta có thể thấy Việt Nam ta từ xưa tới nay vẫn là đất nước sống chủ yếu là nhờ vào nông nghiệp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là đất nước ta có bờ biển kéo dài từ Bắc đến Nam. Đây là một vị trí địa lý hiếm hoi không phải nước nào cũng có được. Do đó, nó thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy sản. Thực tế cho thấy, ngành nuôi trồng thủy sản đã đem lại giá trị kinh tế to lớn cho xã hội. Ngày nay, khắp nơi ngành thủy sản phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là ở các tỉnh miền trung, nghề đánh bắt cá đã phát triển từ rất lâu đời. Người dân vùng biển đã biết đóng những chiếc tàu to hàng chục tấn để đánh bắt cá. Ở những vùng sông nước miền Tây, nhiều hộ dân cũng phát triển mạnh mẽ nghề nuôi tôm, nuôi cá basa...Rất nhiều gia đình đã trở thành triệu phú, tỉ phú từ nghề này.Sau "nhất canh trì" là "nhị canh nông" tức nghề làm vườn. Nghề làm vườn ở đây muốn nói đến việc trồng rau hay trồng các loại cây ăn trái. Việt Nam ta là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên rất thích hợp cho việc trồng cây hoa màu, cây ăn trái. Ngày nay, chúng ta có thể tự cung tự cấp lương thực thực phẩm. Với tiến bộ khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ đem đến cho nông dân những giống cây cho năng suất cao, giúp con người trồng trọt ngày càng hiệu quả.Cuối cùng phải kể đến đó là nghề làm ruộng (tam canh điền). Làm ruộng là nghề lâu đời nhất, có từ khi cha ông ta mới khai sinh lập địa. Nhưng vì nghề làm ruộng phải bỏ ra nhiều công sức mà kết quả thu được chẳng là bao nên nó không phải là nghề được ưu tiên hàng đầu. Nó được xếp vị trí thứ ba, sau nghề nuôi cá và nghề làm vườn.Có thể thấy ông cha ta thật có lí khi phân hạng nghề nghiệp. Tuy nhiên, ta không nên áp dụng lời dạy ấy một cách máy móc mà phải biết linh hoạt, sáng tạo. Thứ tự ưu tiên không luôn luôn đúng với mọi nơi, mọi vùng. Có những nơi chỉ phát triển được nghề làm vườn mà không thể nuôi trồng thủy sản. Hoặc có những nơi chỉ thích hợp cho nghề làm ruộng mà không phải nghề làm vườn hay nuôi cá...Với tiến bộ khoa học kĩ thuật ngày nay, con người có thể sản xuất hiệu quả ở mọi ngành nghề. Tuy nhiên, nếu địa hình địa lí thuận lợi và phong phú, ta vẫn nên áp dụng câu "Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền" để đạt hiệu quả sản xuất cao nhất.Lời khuyên của ông cha ta dù đã có từ lâu đời nhưng vẫn còn có giá trị đến ngày nay. Ngành thủy sản đã mang lại giá trị to lớn cho nhân dân và xã hội. Việt Nam đã tự cung cấp được lương thực thực phẩm không những nuôi sống được xã hội mà còn có thể xuất khẩu sang các nước khác. Có được thành quả ấy là nhờ ta biết áp dụng một cách linh hoạt và sáng tạo lời dạy bảo của người xưa.

chúc bn học tốt

18 tháng 3 2022

Trạng ngữ: Ở việc làm nhỏ đó

Tác dụng: bổ sung nghĩa cho chủ ngữ và vị ngữ, chỉ cách thức.