(2 điểm) Gọi tên các hệ cơ quan tương ứng với các số từ 1 đến 5 trong hình dưới...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 11 2022

1.hệ xương:Tạo khung nâng đỡ, bảo vệ và kết nối các cơ quan, mô trong cơ thể.

2.hệ tiêu hoá: chuyển hóa và hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn, hỗ trợ quá trình sản xuất năng lượng cho cơ thể, sửa chữa và phát triển các tế bào.

3.hệ tuần hoàn: vận chuyển các chất dinh dưỡng và khí đến các tế bào và mô đi khắp cơ thể.

4.hệ hô hấp: lưu thông và trao đổi khí oxygen và carbon dioxide giữa cơ thể với môi trường. 

5.hệ thần kinh:điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của tất cả các cơ quan, hệ cơ quan và toàn bộ cơ thể, đảm bảo sự thích ứng của cơ thể trước những thay đổi của môi trường.

Câu 1: Loại thịt nào dưới đây có chứa nhiều vitamin B1 ?A. Thịt cá chépB. Thịt bòC. Thịt lợnD. Thịt gà Câu 2: Vitamin nào dưới đây tan trong dầu ?A. Vitamin KB. Vitamin CC. Vitamin B2D. Vitamin B6Câu 3: Ở hệ bài tiết nước tiểu, cơ quan nào dưới đây tồn tại thành cặp ?A. Tất cả các phương án còn lạiB. Bóng đáiC. ThậnD. Ống đáiCâu 4: Một đơn vị chức năng thận không bao gồm thành phần nào...
Đọc tiếp

Câu 1: Loại thịt nào dưới đây có chứa nhiều vitamin B1 ?

A. Thịt cá chép

B. Thịt bò

C. Thịt lợn

D. Thịt gà

 

Câu 2: Vitamin nào dưới đây tan trong dầu ?

A. Vitamin K

B. Vitamin C

C. Vitamin B2

D. Vitamin B6

Câu 3: Ở hệ bài tiết nước tiểu, cơ quan nào dưới đây tồn tại thành cặp ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Bóng đái

C. Thận

D. Ống đái

Câu 4: Một đơn vị chức năng thận không bao gồm thành phần nào dưới đây ?

A. Ống dẫn nước tiểu

B. Ống thận

C. Cầu thận

D. Nang cầu thận

Câu 5: Quá trình tạo thành nước tiểu đầu được thực hiện chủ yếu là nhờ

A. lực đẩy của dòng máu chảy trong động mạch thận.

B. lực liên kết giữa các phân tử nước chảy trong lòng ống thận.

C. sức hút tĩnh điện của các ống thận.

D. sự chênh lệch áp suất giữa hai phía của lỗ lọc cầu thận.

Câu 6: Mỗi ngày, các cầu thận của một người trưởng thành tạo ra được khoảng bao nhiêu lít nước tiểu đầu ?

A. 190 lít

B. 209 lít

C. 170 lít

D. 150 lít

5
22 tháng 11 2021

C. Thịt lợn

22 tháng 11 2021

Câu 1: Loại thịt nào dưới đây có chứa nhiều vitamin B1 ?

A. Thịt cá chép

B. Thịt bò

C. Thịt lợn

D. Thịt gà

 

Câu 2: Vitamin nào dưới đây tan trong dầu ?

A. Vitamin K

B. Vitamin C

C. Vitamin B2

D. Vitamin B6

Câu 3: Ở hệ bài tiết nước tiểu, cơ quan nào dưới đây tồn tại thành cặp ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Bóng đái

C. Thận

D. Ống đái

Câu 4: Một đơn vị chức năng thận không bao gồm thành phần nào dưới đây ?

A. Ống dẫn nước tiểu

B. Ống thận

C. Cầu thận

D. Nang cầu thận

Câu 5: Quá trình tạo thành nước tiểu đầu được thực hiện chủ yếu là nhờ

A. lực đẩy của dòng máu chảy trong động mạch thận.

B. lực liên kết giữa các phân tử nước chảy trong lòng ống thận.

C. sức hút tĩnh điện của các ống thận.

D. sự chênh lệch áp suất giữa hai phía của lỗ lọc cầu thận.

Câu 6: Mỗi ngày, các cầu thận của một người trưởng thành tạo ra được khoảng bao nhiêu lít nước tiểu đầu ?

A. 190 lít

B. 209 lít

C. 170 lít

D. 150 lít

9 tháng 3 2017

Cơ thể là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với nhau.
Phân tích bằng ví dụ:
Ví dụ: khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn ( hệ tuần hoàn ), thở nhanh và sâu ( hệ hô hấp ), mồ hôi tiết nhiều ( hệ bài tiết ), ... Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động. Các cơ quan trong cơ thể có một sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất. Sự thống nhất đó được thực hiện nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh ( cơ chế thần kinh - hệ thần kinh ) và nhờ dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn mang theo các hooc môn do các tuyến nội tiết tiết ra ( cơ chế thể dịch - hệ nội tiết ).

15 tháng 2 2019
Hệ cơ quan Các cơ quan trong từng hệ cơ quan Chức năng của hệ cơ quan
Hệ vận động Cơ và xương Giúp cơ thể vận động
Hệ tiêu hóa Miệng, ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá Giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng
Hệ tuần hoàn Tim và hệ mạch Tuần hoàn máu, lưu thông bạch huyết, đổi mới nước mô ; Vận chuyển các chất trong cơ thể tới nơi cần thiết, giúp cho sự trao đổi chất ở tế bào
Hệ hô hấp Mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi Giúp cơ thể trao đổi khí (02 và C02)
Hệ bài tiết Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái

-Lọc máu.

-Bài tiết nước tiểu. Duy trì tính ổn định của môi trường trong.

Hệ thần kinh Não, tuỷ sống, dây thần kinh và hạch thần kinh Điều khiển, điều hoà và phối hợp mọi hoạt động của cơ thể bằng xung thần kinh.
8 tháng 9 2016

Hệ tuần hoàn gồm có : tim và hệ mạch.

Chức năng: vận chuyển các chất dinh dưỡng, oxi tới các tế bào và vận chuyển chất thải, cacbonic từ tế bào tới các cơ quan bài tiết.

12 tháng 9 2016

Hệ tuần hoàn gồm: hệ tim và hệ mạch

Chức năng: vận chuyển chất dinh dưỡng,oxi tới các tế bào và vận chuyển chất thải, cacbonic từ tế bào tới các cơ quan bài tiết.

23 tháng 10 2021
 
Các cơ quan trong từng hộ cơ quan

 

Chức năng của hệ cơ quan

 

Hệ vận động

 
Cơ và xươngGiúp cơ thể vận động

 
Hệ tiêu hoá

 
Miệng, ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá

 
Giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.

 
Hệ tuần hoàn

 
Tim và hệ mạch

 
Tuần hoàn máu, lưu thông bạch huyết, đổi mới nước mô -> Vận chuyển các chất trong cơ thể tới nơi cần thiết, giúp cho sự trao đổi chất ở tế bào.

 
Hệ hô hấp

 
Mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi

 
Giúp cơ thể trao đổi khí (02 và C02).

 
Hệ bài tiết

 
Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái

 
-  Lọc máu.
-  Bài tiết nước tiểu. Duy trì tính ổn định của môi trường trong.

 
Hệ thần kinh

 
Não, tuỷ sống, dây thần kinh và hạch thần kinh

 
Điều khiển, điều hoà và phối hợp mọi hoạt động của cơ thể bằng xung thần kinh.

 

Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể còn có da, các giác quan, các hệ cơ quan là hệ sinh dục giúp duy trì nòi giống, hệ nội tiết giúp điều khiển, điều hoà quá trình trao đổi chất của cơ thể bằng hoocmôn.

4 tháng 3 2019

Đáp án A

Hệ nội tiết và hệ thần kinh có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể.

8 tháng 9 2021
Hệ cơ quanCác cơ quan trong từng hệ cơ quanChức năng của hệ cơ quan
Hệ vận độngCơ, xươngNâng đỡ cơ thể, giúp cơ thể cử động, định hình cơ thể và che chở nội quan
Hệ tiêu hóaMiệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, tá tràng, trực tràng, hậu môn, gan, mật.Biến đổi các hợp chất phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản có thể hoà tan, hấp thụ và cung cấp cho các tế bào của cơ thể đồng thời tích luỹ năng lượng sử dụng cho mọi hoạt động sống.
Hệ tuần hoànTim, mạch máuVận chuyển Ôxi và chất dinh dưỡng đến các cơ quan và hệ cơ quan khác trong cơ thể, các ản phẩm các sản phẩm của quá trình dị hoá trong chuyển hoá đến các cơ quan bài tiết (urê, ax uric,..) và các sản phẩm tổng hợp trong đồng hoá ở TB đến nơi cần thiết (hormon, kháng thể); bảo vệ cơ thể; đảm bảo tính ổn định của môi trường trong cơ thể.
Hệ hô hấpĐường dẫn khí (khoang mũi, khoang miệng, hầu, thanh quản, khí quản), phổiThực hiện sự trao đổi khí ngoài, cung cấp O2 duy trì sự sống và loại thải CO2.
Hệ bài tiếtThận, ống dẫn nước tiểu, bàng quang, da, tuyến mồ hôi, phổiThải loại các sản phẩm độc hại, duy trì tính ổn định của môi trường trong.
Hệ thần kinhNão, tuỷ sống, dây thần kinh, hạch thần kinh.Não (đại não, tiểu não, não trung gian), Tuỷ sống, dây thần kinh, hạch thần kinh.
12 tháng 9 2021

em cảm ơn anh

28 tháng 2 2017

Hệ vận động gồm cơ, xương. Chức năng: nâng đỡ, vận động cơ thể
Hệ tiêu hóa gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn ngoài ra còn có tuyến vị tiết dịch vị tuyến gan tiết mật tuyết nước bọt tuyến ruột tiết dịch ruột. Chức năng: Lấy thức ăn biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cơ thể hấp thụ được đồng thời thải bã.
Hệ tuần hoàn gồm tim, hạt bạch huyết, các mạch máu. Chức năng: vận chuyển oxi, chất dinh dưỡng đến tế bào nhận chất thải từ tế bào mang đến hệ khác để thải ra ngoài
Hệ hô hấp gồm mũi, khí quản, phế quản, phổi. Chức năng: trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.
Hệ bào tiết gồm thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Chức năng: lọc và thải bả.
Hệ thần kinh gồm não, tủy sống, các noron thần kinh và các hạch. Chức năng: điều khiển đảm bảo sự thích ứng của cơ thể trước những thay đổi của môi trường.
Ngoài ra còn có các hệ khác như: hệ nội tiết, hệ sinh sản.

28 tháng 2 2017

Hệ xương:

Hệ thống xương có chức năng tạo hình và nâng đỡ. Các xương liên kết với nhau tạo thành khung cứng và điểm tựa để nâng đỡ toàn bộ cơ thể, giúp con người có tư thế đứng thẳng.

Hệ cơ bắp:

Hệ cơ bắp có 4 chức năng chính là chuyển động, sinh nhiệt, giữ ổn định tư thế và tuần hoàn máu, bạch huyết.

Nhiệt sản xuất từ các hoạt động của cơ giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và đó là một trong hững lý do chúng ta run lên khi chúng ta đang lạnh. Cơ bắp cũng có dây thần kinh đặc biệt, gọi là proprioceptors giúp não bộ theo dõi các nơi, mà các bộ phận trên cơ thể của chúng ta có sự kết nối lẫn nhau. Chất proprioceptors cho phép chúng ta nghiêng đầu, nghiêng người mà không ngã, ngay cả khi bạn đang nhắm mắt.
Hệ thần kinh:
Hệ thần kinh là cơ quan phụ trách và kiểm soát mọi hoạt động chức năng của cơ thể, có cấu tạo tiến hoá nhất và cao cấp nhất, có thể phản ánh một cách tinh tế và đáp ứng thích hợp nhất đối với mọi kích thích bên ngoài hoặc những biến đổi của môi trường bên trong bằng đường dịch thể (máu, bạch huyết, dịch gian bào).
Hệ thống thần kinh chứa bộ não, tủy sống là nơi xuất phát của những dây thần kinh, dây thần kinh sọ đối với não, dây thần kinh gai đối với tuỷ sống. Toàn bộ các dây thần kinh (thần kinh sọ và thần gai) hình thành hệ thần kinh ngoại vi. Ở hệ thần kinh trung ương cũng như hệ thần kinh ngoại vi đều có tổ chức của thần kinh động vật và thần kinh thực vật.

Hệ thống tim mạch:

Hệ thống tim mạch lưu thông máu từ tim đến phổi và xung quanh cơ thể thông qua các mạch máu. Máu lưu thông qua mạng lưới này để đi đến khắp các bộ phận trong cơ thể. Nhờ vậy, nó có thể cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các tế bào riêng lẻ.
Trong quá trình vận chuyển này, máu thu thập những chất thải đã được loại bỏ trong phổi. Phổi sẽ làm mới lượng máu này bằng oxy và các chất dinh dưỡng trước khi máu quay trở lại tim để bắt đầu chu trình mới một lần nữa.
Hệ tiêu hóa:
Hệ thống tiêu hóa bao gồm hệ thống ống tiêu hóa (khoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già) và các tuyến tiêu hóa (tuyến nước bọt, gan, tuyến tụy, túi mật và các tuyến nhỏ nằm trong thành dạ dày, ruột non).
Hệ tiêu hóa có chức năng biến đổi cơ học và hóa học thức ăn từ dạng phức tạp thành những chất có thể tiêu hóa được. Nó cũng giúp cơ thể hấp thụ những chất dinh dưỡng đã được chế biến và thải chất cặn bã khỏi cơ thể.
Hệ thống sinh sản nữ
Hệ thống sinh sản nữ bao gồm vú, tử cung, buồng trứng, vòi trứng và âm đạo.
- Buồng trứng: Mỗi phụ nữ có 2 buồng trứng, nằm ở phía trước khoang chậu, và hai bên tử cung.
- Vòi trứng: Mỗi phụ nữ có 2 vòi trứng nằm ở hai bên tử cung, có nhiệm vụ đón và chuyển noãn bào sau khi rụng về phía tử cung.
- Tử cung: Tử cung tham gia vào hoạt động kinh nguyệt, là nơi làm tổ của trứng nếu được thụ tinh, nơi phát triển phôi thai, tham gia vào cuộc đẻ và là con đường để cho tinh trùng đi vào thụ tinh cho noãn bào cấp II.
- Âm đạo: Âm đạo là nơi tiếp nhận dương vật và tinh dịch trong quá trình giao hợp, thông qua âm đạo tinh trùng sẽ đi vào khoang tử cung qua cổ tử cung. Kinh nguyệt cũng thông qua đây để ra ngoài.
- Tuyến vú: Tuyến vú là các tuyến mồ hôi đã được biến đổi.Tuyến sữa ở mỗi bên vú gồm từ 15-20 thùy, nằm tách nhau bởi các mô mỡ. Số lượng của các mô mỡ này sẽ quyết định kích thước của vú. Mỗi thùy lại được chia thành nhiều tiểu thùy, mỗi tiểu thùy gồm nhiều nang là các tuyến tiết sữa được gắn với nhau bằng tổ chức liên kết.
Hệ thống sinh sản nam giới
Trên đây là các hệ thống sinh sản nam giới, trong đó bao gồm dương vật, tinh hoàn, bìu, mào tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh dịch và tuyến tiền liệt.
- Dương vật cung cấp tinh dịch, có chứa tinh trùng truyền vào âm đạo khi xuất tinh.
- Tinh hoàn và bìu: Tinh hoàn hoặc tuyến sinh dục nam treo trong một túi dưới dương vật gọi là bìu. Chúng sản xuất tinh trùng và tạo ra hormone sinh dục nam testosteron.
- Mào tinh hoàn: Một ống hơi xoắn nằm phía trên tinh hoàn, nơi tinh trùng trưởng thành để thụ tinh.
- Ống dẫn tinh: Đây là một ống cong và dài, là một phần trong hệ thống lưu trữ và vận chuyển tinh trùng
- Túi tinh dịch: Hai túi nằm sau bàng quang, để sản xuất ra một phần tinh dịch được sử dụng để vận chuyển và nuôi dưỡng tinh trùng.
- Tuyến tiền liệt: Một tuyến có kích thước bằng hạt dẻ dưới bàng quang, sản xuất ra 60% tinh dịch được sử dụng để vận chuyển tinh trùng.