K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bạn hiểu như thế nào về ý kiến "nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ."

Bài đọc:

CHỮ BẦU LÊN NHÀ THƠ

1. Tôi xin phép được nhắc lại tóm tắt một số ý kiến cần thiết đã được phát biểu tại cuộc Hội thảo Văn Miếu và trong tập Bóng chữ:

- Văn xuôi chủ yếu dựa vào “ý tại ngôn tại”.

- Thơ khác hẳn, dựa vào “ý tại ngôn ngoại”. Đã “ý tại ngôn ngoại” tất nhiên phải cô đúc và đa nghĩa.

- Người ta làm thơ không phải bằng ý mà bằng chữ.

- Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tự vị của nó, mà ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu, bài thơ.

Nói như Va-lê-ri, chữ trong thơ và văn xuôi tuy giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về hoá trị. […]

2. Người ta hay nói đến công phu người viết tiểu thuyết. Tôn-xtôi đã chữa đi chữa lại nhiều lần cuốn tiểu thuyết đồ sộ Chiến tranh và hoà bình. Phlô-be cân nhắc chữ trên cân tiểu li như một thầy lang bốc những vị thuốc công phạt có thể chết người.

Nhưng các nhà lí thuyết ít nói đến công phu của nhà thơ. Ngược lại thiên hạ sính ca tụng những nhà thơ viết tức khắc trong những cơn bốc đồng, những nhà thơ thiên phú.

Trời cho thì trời lại lấy đi. Những cơn bốc đồng thường ngắn ngủi.

Tôi rất biết những câu thơ hay đều kì ngộ, nhưng là kì ngộ kết quả của một thành tâm kiên trì, một đa mang đắm đuối, làm động lòng quỷ thần, chứ không phải may rủi đơn thuần.

Làm thơ không phải đánh quả. Và không ai trúng số độc đắc suốt đời.

Có người hiểu lầm câu nói của Trang Tử vứt thánh bỏ trí để coi thường việc học tập, rèn luyện, làm như Trang Tử khuyến khích một nỗ lực vô văn hoá.

Vứt thánh bỏ trí được lắm. Nhưng trước khi vứt, khi bỏ phải có đã chứ.

Tôi rất ghét cái định kiến quái gở, không biết xuất hiện từ bao giờ: các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng tàn lụi sớm.

Đó là những nhà thơ chủ yếu sống bằng vốn trời cho.

Mà trời tuy là kho vô tận, thường khí cũng bủn xỉn lắm. Hình như tất cả những người “chơ” đều bủn xỉn. Và hoàn toàn sống dựa vào viện trợ, dầu là hào phóng, vô tư nhất nhiều khi còn khổ quá đi ăn mày.

Tôi không mê những nhà thơ thần đồng. Tôi ưa những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hỡi lấy từng hạt chữ.

Chúng ta cần học những nhà thơ như Lý Bạch, Xa-a-đi, Gớt, Ta-go, ở vào buổi chiều tóc bạc vẫn thu hoạch những mùa thơ dậy thì.

Cái trẻ, cái già của nhà thơ quyết định không phải đo ở tuổi trời, mà ở nội lực của chữ.

Pi-cát-xô có nói một câu khá thâm thuý: “Người ta cần rất nhiều thời gian để trở nên trẻ.”

Có lẽ vì vậy mà tôi rất ủng hộ lời phát biểu của một nhà thơ Pháp, gốc Do Thái Ét-mông Gia-bét: Chữ bầu lên nhà thơ.

Gia-bét muốn nói rằng không có chức nhà thơ suốt đời. Mỗi lần làm một bài thơ, nhà thơ lại phải ứng cử trong một cuộc bầu khắc nghiệt của cử tri chữ.

Tôi không nhớ Gít-đơ hay Pét-xoa - nhà thơ lớn Bồ Đào Nha - đã có một nhận xét khá nghiêm khắc về Vích-to Huy-gô:

Vích-to nhiều lần tưởng mình là Huy-gô.

Như thế có nghĩa mặc dầu là một thiên tài đồ sộ đã không ít lần Huy-gô không được tái cử vào cương vị nhà thơ qua cuộc bỏ phiếu của chữ.

3. Con đường thơ gồm nhiều con đường riêng rất khác nhau của từng người. Không có đại lộ chung một chiều cho tất cả.

Ta có thể nói con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ.

Nhưng, dầu theo con đường nào, một nhà thơ cũng phải cúc cung tận tuy đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất làm phong phú cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ.

(Lê Đạt, Đối thoại với đời & thơ, NXB. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2011, tr. 86 - 88)

0
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

- Ý kiến của tác giả vô cùng đúng đắn, chính xác. Bởi “nghĩa tiêu dùng, nghĩa tự vị” của chữ là những lớp nghĩa chung, được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày, bất kì ai cũng hiểu. Vì vậy, người làm thơ phải tạo ra được những con chữ riêng cho bản thân mình. 

Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi :      MẸ VÀ QUẢ   Những mùa quả mẹ tôi hái được   Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng   Những mùa quả lặn rồi lại mọc   Như mặt trời, khi như mặt trăng   Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên   Còn những bí và bầu thì lớn xuống   Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn   Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi :

      MẸ VÀ QUẢ

   Những mùa quả mẹ tôi hái được

   Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

   Những mùa quả lặn rồi lại mọc

   Như mặt trời, khi như mặt trăng

   Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

   Còn những bí và bầu thì lớn xuống

   Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

   Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

   Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

   Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

   Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi

   Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

      (Thơ Việt Nam 1945 - 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)

Trong nhan đề và bài thơ, chữ “quả” xuất hiện nhiều lần. Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa tả thực? Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng?

1
8 tháng 3 2017

* Chữ “quả” mang ý nghĩa tả thực: dòng 1 và dòng 3 của khổ đầu.

* Chữ “quả” mang ý nghĩa biểu tượng: dòng 1 và dòng 4 của khổ cuối.

PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ Những giọt nước bé nhỏNhững hạt bụi đang bayĐã làm nên biển lớnVà cả trái đất nàyCũng thế, giây và phútTa tưởng ngắn, không dàiĐã làm nên thế kỷQuá khứ và tương laiNhững sai lầm bé nhỏTa tưởng chẳng là gìTích lại thành tai hoạLàm chệch hướng ta điNhững điều tốt nhỏ...
Đọc tiếp

PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ

Ảnh đại diện

 

Những giọt nước bé nhỏ
Những hạt bụi đang bay
Đã làm nên biển lớn
Và cả trái đất này

Cũng thế, giây và phút
Ta tưởng ngắn, không dài
Đã làm nên thế kỷ
Quá khứ và tương lai

Những sai lầm bé nhỏ
Ta tưởng chẳng là gì
Tích lại thành tai hoạ
Làm chệch hướng ta đi

Những điều tốt nhỏ nhặt
Những lời nói yêu thương
Làm trái đất thành đẹp
Đẹp như chốn Thiên Đường

Câu 1: Chỉ ra những điều bé nhỏ được tác giả nhắc đến trong bài thơ

Câu 2: Theo tác giả ,mối quan hệ giữa những điều nhỏ bé và những điều lớn lao là gì? Anh chị tâm đắc nhất với phát hiện nào của người viết trong bài thơ?

Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ .

Câu 4: Anh chị có đồng tình với quan điểm của tác giả ở khổ 3:"Những sai lầm nhỏ bé...Làm ta chệch hướng đi." không? Vì sao?

PHẦN LÀM VĂN:

Từ nội dung bài thơ ở phần đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn(khoảng 200 chữ )trình bày quan niệm của mình về ý nghĩa của "những điều tốt nhỏ nhặt" trong cuộc sống.

0
Một câu chuyện được tóm lược như sau:“Trở về sau một ngày làm việc mệt mỏi, người mẹ xách giỏ vào bếp. Đón chị là đứa con trai đang háo hức mách mẹ những gì mà em nó đã làm: “Mẹ ơi,lúc bố đang gọi điện thoại, con đang chơi ngoài sân thì em lấy bút chì màu viết lên tường, chỗ mới sơn trong phòng ấy. Con đã nói nhưng em không nghe”. Người mẹ rên rỉ: “Trời ơi!”,buông giỏ...
Đọc tiếp

Một câu chuyện được tóm lược như sau:
“Trở về sau một ngày làm việc mệt mỏi, người mẹ xách giỏ vào bếp. Đón chị là đứa con trai đang háo hức mách mẹ những gì mà em nó đã làm: “Mẹ ơi,lúc bố đang gọi điện thoại, con đang chơi ngoài sân thì em lấy bút chì màu viết lên tường, chỗ mới sơn trong phòng ấy. Con đã nói nhưng em không nghe”. Người mẹ rên rỉ: “Trời ơi!”,buông giỏ và bước qua phòng, nơi cậu con trai út đang trốn. Đứa bé run lên vì sợ. Trong khoảng mười phút, người mẹ giáo huấn con về công sức, tiền bạc và khoản chi phí vì trò chơi không đúng chỗ của con. Càng la mắng, chị càng giận và lao đến chỗ thằng bé đang sợ sệt lấy thân mình che tác phẩm của nó. Khi nhìn thấy dòng chữ “Con yêu mẹ” được viết nắn nót trên tường, viền bằng một trái tim nguệch ngoạc nhưng rất ngộ nghĩnh, dễ thương, đôi mắt người mẹ nhòa đi”.
( Theo “Hạt giống tâm hồn”-NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh,2011,tr.42-43)
Trình bày suy nghĩ ( khoảng hai trang giấy thi) về ý nghĩa của câu chuyện trên.

1
28 tháng 8 2016

+ Từ việc phân tích các chi tiết quan trọng trong câu chuyện mà xác định ý nghĩa truyện ( chú ý không sa đà vào phân tích truyện).
+ Trình bày những suy nghĩ về câu chuyện mà bản thân đã xác định được. Có thể lấy dẫn chứng trong văn chương và thực tế để làm rõ ý kiến của mình.
- Trong câu chuyện đã dẫn, hoàn cảnh và tâm trạng người mẹ khi về nhà, thái độ khi nghe đứa con lớn mách tội em, nỗi xúc động của người mẹ khi hiểu ra tình cảm của đứa con út cũng như dòng chữ con viết là những điều cho ta hiểu ý nghĩa truyện. Nên phân tích những chi tiết ấy.
- Một câu chuyện có thể mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ khác nhau. Câu chuyện trên, có thể gợi cho ta một số suy nghĩ như:
+ Nỗi tức giận dễ làm con người có thể mắc sai lầm.Vì thế, không nên nóng vội, phải hiểu rõ bản chất sự việc trước khi tỏ thái độ.
+ Con trẻ bộc lộ tình yêu thương một cách hồn nhiên, chân thành. Tình yêu thương của con mang đến cho người mẹ niềm vui và sức mạnh vượt qua khó khăn vất vả…

26 tháng 6 2019

Cái hay của thơ Đường thể hiện “ý tại ngôn ngoại”:

- Thuyền đưa bạn xuôi về Dương Châu hoa lệ, giữa tháng ba mùa hoa khói

- Lầu Hoàng Hạc người ta có thể liên tưởng ngay đến nỗi sầu li biệt

- Tác giả dõi theo cánh buồm xa lẻ loi, dần biến mất trong không gian xanh biếc, tác giả bịn rịn, quyến luyến trong buổi tiễn biệt

→ Toàn bài thơ ẩn chứa những tín hiệu nghệ thuật, các hình ảnh đều gắn chặt với tình cảm của nhà thơ thương nhớ bạn, buồn khi phải xa “cố nhân”

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )a) Theo...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\

a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.

b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?

- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )

a) Theo anh (chị), các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì ?

- Kỉ niệm trong tôi 

  Rơi

       như tiếng sỏi

                           trong lòng giếng cạn

- Riêng những câu thơ

                                  còn xanh

   Riêng những bài hát 

                                  còn xanh

(đối sánh với hai câu mở đầu của bài, chú ý từ xanh)

b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì ?

- Văn bản 3 : (trang 123 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a) Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1, 2.

b) Nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.

1
21 tháng 2 2018

Văn bản “Nơi dựa”

- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết

- Hình tượng nhân vật:

    + Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi

    + Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững

→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống

Bài “Thời gian”

    + Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian

    + Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”

    + “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng

    + Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt

- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng

- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát

Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian

- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian

c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền

Văn bản “Mình và ta”

- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật

- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.

- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.

- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.

- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc

- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

- Bài thơ có những kết hợp từ đặc biệt như: 

+ khói mơ tan: trạng thái lan toả của khói và trạng thái mơ của con người được kết hợp với nhau

+ bóng xuân sang: mùa xuân vốn dĩ không thể cảm nhận thành hình khối nhưng nhà thơ dùng cách nói “bóng xuân sang” như một cách hữu hình hoá mùa xuân

+ sóng cỏ: sóng là từ để gợi tả những làn nước nhấp nhô gợi ra một thảm cỏ xanh tươi trải dài bất tận

+ tiếng ca vắt vẻo: “tiếng ca” vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng lại được tác giả hữu hình hoá cảm nhận bằng thị giác 

+ mùa xuân chín: “chín” được tác giả kết hợp sử dụng để chỉ trạng thái mùa xuân vào lúc viên mãn nhất. 

- Ngôn từ trong bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân rực rỡ, tràn ngập ánh sáng, tươi đẹp, căng tràn sức sống. 

28 tháng 8 2016
  • Đôi bàn tay lao động, sáng tạo những giá trị vật chất và tinh thần, làm giàu, làm đẹp cho đời...
  • Đôi bàn tay yêu thương, sẻ chia nâng đỡ - biểu tượng của tình người ấm áp...
  • Ấn tượng sâu đậm về một đôi bàn tay.
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

- Đặc điểm chung:

+ Về nội dung: bày tỏ tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người, có chức năng giáo dục thẩm mĩ đến bạn đọc

+ Về hình thức: đều viết theo thể thơ tự do, ngôn ngữ, hình ảnh thơ độc đáo, hàm súc

- Ý nghĩa nội dung chủ đề trong từng văn bản thơ

+ Đất nước (Nguyễn Đình Thi): trân trọng lịch sử thăng trầm của đất nước, thể hiện lòng biết ơn đến những con người đã làm ra đất nước và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.

+ Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): trân trọng, ngợi ca tinh thần lạc quan, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của những người lính nơi đảo xa.

+ Đi trong hương tràm (Hoài Vũ): trân trọng ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên và tình yêu thuỷ chung của con người.

+ Mùa hoa mận (Chu Thuỳ Liên): trân trọng, ngợi ca tình yêu thiên nhiên, nỗi nhớ quê da diết của người con đi xa trở về.

- Khi đọc hiểu các văn bản thơ tự do, cần chú ý:

+ Nhân vật trữ tình trong tác phẩm

+ Ngôn ngữ, hình ảnh và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.