K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 5 2022

Chúng ta cần tuyên truyền,quảng bá cho mọi người xung quanh cùng nhau bảo vệ,phát triển văn hóa .Tích cực bảo vệ văn hóa , không nói xấu hay để người khác nói xấu về văn hóa ,...

12 tháng 5 2017

Đáp án A

Những thành tựu trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang- Âu Lạc đã hình thành nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc - nền văn minh đầu tiên của lịch sử dân tộc. Nó đã phác họa, định hình những giá trị văn hóa cơ bản của người Việt, là cơ sở để ta đấu tranh bảo vệ và phát triển ở những giai đoạn sau, giúp cho chúng ta nhiều lần mất nước nhưng không mất đi bản sắc dân tộc

28 tháng 12 2021

5

Đã có chữ số riêng ( Số La Mã )

Vì đến bây giờ số La Mã vẫn còn rất tiện lợi và được sử dụng rộng khắp thế giới

6

Số La Mã ; Các kiến thức về nhiều mặt nổi tiếng được nói đến là Thiên Văn học

Không bôi nhọ gây tranh cãi , những điều xấu về nó

TÔI KHÔNG PHẢI NGƯỜI LA MÃ OK BRO 

28 tháng 12 2021

100  chia 10

1.Trách nhiệm của bản thân em với những thành tựu văn hoá đó?

+) Chúng ta cần phải bảo vệ các thành tựu văn hóa, đó là bằng chứng rõ ràng nhất cho việc những nền văn minh lâu đời nhất cũng bắt nguồn từ những thành tựu văn hóa của con người cổ xưa.

+) Lan truyền giá trị tốt đẹp của những giá trị đó, đồng thời bảo tồn và phát huy vẻ đẹp ấy. 

+) Lên án gay gắt những người xâm phạm chúng và lưu giữ cũng như phát triển các thành tựu văn hóa để các thế hệ sau còn được nhìn thấy và tôn trọng những thành tựu đó.

Một trong những thành tựu lớn của nền văn hoá Trung Quốc đó là đã phát minh ra: Giấy, kỹ thuật in, la bàn và thuốc súng.

21 tháng 4 2022

1. Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo đánh với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi, nhờ có kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng của Ngô Quyền.Trước sự chiến đấu dũng mãnh của quân dân Việt Nam, quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối và Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết[1]. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam, nối lại quốc thống cho dân tộc

Sau chiến thắng này, Ngô Quyền lên ngôi vua, tái lập đất nước. Ông được xem là một vị "vua của các vua" trong lịch sử Việt Nam. Đại thắng trên sông Bạch Đằng đã khắc họa mưu lược và khả năng đánh trận của ông.

Sử dụng trận địa cọc ngầm, dụ quân địch lọt vào trận địa và chờ thủy triều rút đã giúp dân ta giành thắng lợi.

Trận thắng lớn ở sông Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử Việt Nam, nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.

Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt Nam trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.

Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế quốc lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ, nhất là dưới thời Hán, Đường. Tiếp tục công cuộc bành trướng của Tần Thủy Hoàng, nhà Hán đã chinh phục miền Bắc xứ Triều Tiên chiếm đất đai các bộ lạc du mục phía Bắc, mở rộng lãnh thổ về phía Trung Á, xâm lược các nước Hạ Lang, Điền ở Tây Nam. Đầu thế kỷ thứ 7, nhà Tùy bành trướng mạnh về phía Đông, chinh phục Triều Tiên, Lưu Cầu (Đài Loan), Giao Châu, Lâm Ấp, Tây Đồ Quốc..., nhà Đường mở rộng bành trướng về mọi phía, lập thành một đế chế bao la như Đường Thái Tông đã từng tuyên bố: "Ta đã chinh phục được hơn 200 vương quốc, dẹp yên bốn bề, bọn Di Man ở cõi xa cũng lần lượt về quy phục" (theo Đường thư).

Từ đầu Công nguyên, dân số của đế chế Hán đã lên đến 57 triệu người. Thời gian đó, dân số của Việt Nam chỉ độ một triệu. Sau khi chiếm được Việt Nam, mưu đồ của nhà Hán không phải chỉ dừng lại ở chỗ thủ tiêu chủ quyền quốc gia, bóc lột nhân dân, vơ vét của cả, mà còn tiến tới đồng hóa vĩnh viễn dân tộc Việt, sáp nhập đất đai vào Trung Quốc. Chính sách đồng hóa là một đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, đã được thực hiện từ thời Hán và đẩy mạnh tới nhà Đường. Trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đây là một trong những thời kỳ vận mạng dân tộc trải qua một thử thách cực kỳ hiểm nghèo.

Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng năm 938 - trở thành vị vua có "công tái tạo, vua của các vua" theo như nhận định của Đại Việt Sử ký Toàn thư.[1] Ông xứng đáng với danh hiệu là "vị Tổ Trung hưng" của dân tộc như nhà yêu nước Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.

Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các triều đại Lý, Trần, Lê.

2. Những hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Champa xưa là:

+ Sản xuất nông nghiệp.

+ Nghề thủ công.

+ Khai thác lâm sản.

+ Buôn bán (qua đường biển).

- Hoạt động kinh tế nào vẫn được cư dân miền Trung Việt Nam ngày nay chú trọng là: sản xuất nông nghiệp và đánh cá.

- Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của cư dân Chăm-pa:

+ Từ thế kỉ IV, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Chăm vổ.

+ Cư dân Chăm-pa thờ tín ngưỡng đa thần và du nhập các tôn giáo từ bên ngoài (Phật giáo, Hin-đu giáo...)

+ Xây dựng nhiều đền, tháp thờ thần, phật như: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương

+ Lễ hội và các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo gắn liền với đời sống hiện thực.

– Vua là người đứng đầu

– Qúy tộc và tu sĩ là những thành phần thuộc tầng lớp quý tộc

– Nông dân chiếm số đông, làm nông nghiệp, đánh cá và thu kiếm lâm sản, thợ thủ công và nghệ nhân, đánh cá

3. Hình thành:

- Trên cơ sở văn hoá Óc Eo, quốc gia cổ Phù Nam hình thành vào khoảng thế kỉ I

Phát triển:

- Từ thế kỉ III - V, là quốc gia phát triển nhất khu vực Đông Nam Á, là trung tâm kết nối giao thương và văn hóa của các cộng đồng dân cư trong khu vực với Ấn Độ và Trung Quốc.

- Từ thế kỉ III, mở rộng lãnh thổ chinh phục các xứ lân bang

Suy vong:

- Thế kỉ VI, suy yếu và bị Chân Lạp thôn tính

- Sụp đổ vào khoảng đầu thế kỉ VII.

Soạn giải bài 2 phần Luyện tập - vận dụng trang 98 SGK Lịch sử 6 Cánh diều | Lịch sử và Địa lí lớp 6 - Cánh Diều

4.  - Từ khoảng thế kỉ VII TCN đến những thế kỉ đầu Công nguyên, trên lãnh thổ Việt Nam đã hình thành các quốc gia cổ như: Văn Lang (sau đó là Âu Lạc); Chăm-pa và Phù Nam. Sự ra đời và phát triển cùng với đó là những thành tựu văn hóa đặc sắc của các quốc gia này đã:

+ Cho thấy lịch sử dựng nước từ sớm và lâu đời của dân tộc Việt Nam.

+ Tạo cơ sở cho sự hình thành quốc gia dân tộc Việt Nam sau này.

+ Góp phần quan trọng trong việc tạo dựng nên những giá trị truyền thống cốt lõi, định hình bản sắc văn hóa dân tộc.

4 tháng 5 2022

1. Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo đánh với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi, nhờ có kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng của Ngô Quyền.Trước sự chiến đấu dũng mãnh của quân dân Việt Nam, quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối và Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết[1]. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam, nối lại quốc thống cho dân tộc

Sau chiến thắng này, Ngô Quyền lên ngôi vua, tái lập đất nước. Ông được xem là một vị "vua của các vua" trong lịch sử Việt Nam. Đại thắng trên sông Bạch Đằng đã khắc họa mưu lược và khả năng đánh trận của ông.

Sử dụng trận địa cọc ngầm, dụ quân địch lọt vào trận địa và chờ thủy triều rút đã giúp dân ta giành thắng lợi.

Trận thắng lớn ở sông Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử Việt Nam, nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.

Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt Nam trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.

Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế quốc lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ, nhất là dưới thời Hán, Đường. Tiếp tục công cuộc bành trướng của Tần Thủy Hoàng, nhà Hán đã chinh phục miền Bắc xứ Triều Tiên chiếm đất đai các bộ lạc du mục phía Bắc, mở rộng lãnh thổ về phía Trung Á, xâm lược các nước Hạ Lang, Điền ở Tây Nam. Đầu thế kỷ thứ 7, nhà Tùy bành trướng mạnh về phía Đông, chinh phục Triều Tiên, Lưu Cầu (Đài Loan), Giao Châu, Lâm Ấp, Tây Đồ Quốc..., nhà Đường mở rộng bành trướng về mọi phía, lập thành một đế chế bao la như Đường Thái Tông đã từng tuyên bố: "Ta đã chinh phục được hơn 200 vương quốc, dẹp yên bốn bề, bọn Di Man ở cõi xa cũng lần lượt về quy phục" (theo Đường thư).

Từ đầu Công nguyên, dân số của đế chế Hán đã lên đến 57 triệu người. Thời gian đó, dân số của Việt Nam chỉ độ một triệu. Sau khi chiếm được Việt Nam, mưu đồ của nhà Hán không phải chỉ dừng lại ở chỗ thủ tiêu chủ quyền quốc gia, bóc lột nhân dân, vơ vét của cả, mà còn tiến tới đồng hóa vĩnh viễn dân tộc Việt, sáp nhập đất đai vào Trung Quốc. Chính sách đồng hóa là một đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, đã được thực hiện từ thời Hán và đẩy mạnh tới nhà Đường. Trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đây là một trong những thời kỳ vận mạng dân tộc trải qua một thử thách cực kỳ hiểm nghèo.

Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng năm 938 - trở thành vị vua có "công tái tạo, vua của các vua" theo như nhận định của Đại Việt Sử ký Toàn thư.[1] Ông xứng đáng với danh hiệu là "vị Tổ Trung hưng" của dân tộc như nhà yêu nước Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.

Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các triều đại Lý, Trần, Lê

2 tháng 11 2022

 

1:

Sự thay đổi:

  + Đẩy mạnh sản xuất, nhiều ngành sản xuất mới được ra đời

  + Sản xuất phát triển, tạo ra của cải ngày càng nhiều

  + Một bộ phận người chiếm hữu của dư thừa làm của riêng, ngày càng giàu lên ⇒ có sự phân hoá giàu - nghèo

2.

- Những thành tựu văn hóa chủ yếu của người Ai Cập:

+ Tín ngưỡng: 

Sùng bái tự nhiên (tôn thờ nhiều vị thần, như: thần sông Nin, thần Mặt trời…).Tin vào sự bất tử của linh hồn (cho rằng sau khi chết, linh hồn có thể trở lại thể xác để hồi sinh => có tục ướp xác).

+ Lịch pháp: sáng tạo ra nông lịch.

+ Chữ viết: Sử dụng chữ tượng hình; Chữ được viết trên giấy làm từ thân của cây Papirut.

+ Toán học: Giỏi về hình học; Biết làm các phép tính theo hệ đếm thập phân.

+ Kiến trúc: Xây dựng được các công trình đồ sộ, kì vĩ. Ví dụ: Kim tự tháp…

- Những thành tựu văn hóa chủ yếu của người Lưỡng Hà:

+ Tín ngưỡng: Sùng bái tự nhiên (tôn thờ nhiều vị thần, như: thần Mặt trời…).

+ Lịch pháp: Sáng tạo ra nông lịch.

+ Chữ viết: Sử dụng chữ tượng hình; Chữ được viết trên đất sét.

+ Toán học: Giỏi về số học; Sử dụng hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở.

+ Kiến trúc: xây dựng được các công trình đồ sộ. Ví dụ: vườn treo Ba-bi-lon…

3.

- Một số vật dụng/ lĩnh vực mà ngày nay chúng ta thừa hưởng từ các phát minh của người Ai Cập và Lưỡng Hà:

+ Cái cày (sử dụng sức kéo của động vật); 

+ Bánh xe.

+ Nông lịch (âm lịch).

+ Phép tính với hệ đếm thập phân và hệ đếm 60.

5 tháng 4 2022

Tham khảo:

   - Người Chăm đã có chữ viết riêng (từ thế kỉ IV).

   - Người Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

   - Người Chăm sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là tháp Chàm, đền, tượng,...

5 tháng 4 2022

 

   - Người Chăm đã có chữ viết riêng (từ thế kỉ IV).

 

   - Người Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

 

   - Người Chăm sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là tháp Chàm, đền, tượng,.

 

27 tháng 12 2020

http://svhttdl.phutho.gov.vn/tin/gia-tri-van-hoa-hung-vuong-trong-thoi-dai-ngay-nay_704.html

 

Tham khảo ạ

 

Tham khảo

Những giá trị văn hoá của đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang còn đến ngày nay là :

   * Đời sống tinh thần :

–  Tín ngưỡng: sùng bái tự nhiên, thờ cúng những người có công với làng với nước.

– Có nhiều phong tục như cưới xin, ma chay, làm bánh chưng bánh giày, nhuộm răng, ăn trầu…và có nhiều lễ hội.

-Những phong tục tập quán còn lưu giữ đến ngày nay….như thờ cúng tổ tiên và các vị anh hùng có công với làng với nước.

 * Đời sống vật chất :

– Nguồn lương thực chính của họ là gạo nếp, gạo tẻ, ngoài ra cong có các loại khoai, sắn. Thức ăn gồm các loại rau củ, cá, chăn nuôi…

– Đồ dùng gia đình có nhiều loại như nồi, bát, chậu… bằng gốm và đồng thau…

 * Trách nhiệm của học sinh :

– Thể hiện bằng việc làm cụ thể như tự trau dồi kiến thức, nỗ lực rèn luyện vì lợi ích chung; tham gia các sân chơi lành mạnh, bổ ích…

Chúc bạn học tốt😊😊😊