K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 12 2016

1. a) A

b) (1) hình ảnh, liên tưởng

(2) tình yêu (3) lòng mong muốn đất nước được hòa bình và thống nhất c) Đoạn: Nhang trầm, đèn nến... mở hội liên hoan.
Em thích đoạn văn đó là vì nó gợi lên nỗi nhớ quê của người xa xứ. Lại có sự ấm áp của bầu không khí gia đình, tràn ngập của khí xuân, hơi xuân.2. a) 1-d2- c3- a4- e5- bb) (1) thầm thì
(2) Vàng
(3) chân trời c) Tự làm nha, vì đó là sửa lỗi các bài văn của bạn.
18 tháng 12 2016

(1)Cảnh sắc không khí mùa xuân Nội-đất Bắc,hiện lên trong nỗi nhớ củangười con xa sứ những nét rất riêng , đó ?

Trả lời :Cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả qua nhiều chi tiết. Trước hết, tác giả đã gợi tả được cái đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu, gió lành lạnh”, như từ mùa đông còn vương lại, nhưng lại có cái ấm áp, tràn ngập của khí xuân, hơi xuân. Những âm thanh như tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, những câu hát huê tình,…hoà quyện trong làn hương ấm áp của nhang trầm, đèn nến, nhất là cái ấm áp toả ra từ không khí gia đình đoàn tụ…Tất cả gợi lên một nét hương sắc không thể nào phai trong tâm hồn của người xa xứ.

(2) Tìm những câu văn diễn tả sức sống diệu kì của mùa xuân trong thiên nhiên và lòng người. Em có đồng cảm cùng tác giả khi cảm nhận về mùa xuân không? Vì sao ?

Trả lời :n Không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân từ bên ngoài, tác giả còn thể hiện được sức sống nổi bật của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm và với những hình ảnh so sánh rất cụ thể: “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu,…những cặp uyên ương đứng cạnh” và “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”. Đến như cảm nhận về cái rét thì cũng là: “…cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa”.

(3) Nhớ về mùa xuân ,Vũ Bằng không chỉ dừng lại ở cảnh vật mà còn hướng ngòi bút của mình đến không khí gia đình đón tết :"nhang trầm ,đèn nến ...không khí gia đình đoàn tụ êm đm... làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng .Theo em,những câu văn ấy chứa đựng tâm sự gì của tác giả ?

Trả lời:Trong nỗi nhớ da diết của một người con xứ Bắc xa quê, tác giả đã tái hiện lại cảnh mùa xuân Bắc Việt với những ấn tượng êm đềm, dịu ngọt, những cảm nhận tinh tế mà chỉ có những người yêu tha thiết quê hương mới có được. Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là cả một cuộc giao hoà của trời đất, của lòng người, của sức sống và tình yêu.

Chúc bạn học tốt !!!haha

 

19 tháng 12 2016

1/ -Hình ảnh: mưa riêu riêu, gió lành lạnh

-Âm thanh: có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng tiếng trống chèo, có những câu hát huê tình

Các chi tiết đó đã giúp cho mùa xuân Hà Hội - Bắc Việt hiện ra với những nét riêng biệt về thời tiết và khí hậu.

Đó còn là không khí của mùa xuân nồng ấm trong khung cảnh gia đình, đầm ấm đoàn tụ với bàn thờ tố tiên, đèn nến, hương trầm và tình cảm gia đình đcầm âm yêu thương, trên kính dưới nhường

2/ -Mưa xuân làm con người phát điên, ngồi yên không chịu được

-Nhựa sống trong người căng lên như máu căng lên trong lộc loài nai. Như mầm non cây cối trồi ra thành những chiếc lá li ti

-Tim người dường như trẻ ra

-Như những con vật nằm trốn rét thấy nắng ấm bò ra nhảy nho1ty kiếm ăn

-Người thèm khát được yêu thương

Em đồng cảm với tác giả khi cảm nhận về mùa xuân

3/ Nỗi niềm nhớ thương da diết về quê hương, gia đình, mong thống nhất đất nước, những tình cảm ấy thể hiện qua nỗi nhớ thiên nhiên, phố xá, và cuộc sống hàng ngày của Hà Nội.

Không chắc đâu nhé!!^^

19 tháng 12 2016

hay thật

2 tháng 12 2016

vậy bạn trả lời giùm mk câu:

Cản nhận được gì về hình tượng người bà và tình cảm bà cháu trong bài thơ

1 tháng 12 2017

Câu 1:

- Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

- Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ => Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

Câu 2: Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.

- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).

Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.

Câu 3:

- Hình ảnh người bà:

+ Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

+ Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ.

+ Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=> Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

- Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

Câu 4: Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:

- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.

- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.

- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.

câu 5 thì................mk chịu thoi hà

1 tháng 11 2021

Tham khảo:

Mùa đông và mùa xuân là hai mùa thể hiện rất nhiều sự khác biệt giữa chúng về tính chất và đặc điểm của chúng. Chúng là hai trong bốn mùa chính gây ra bởi cuộc cách mạng của trái đất xung quanh mặt trời. Hai mùa còn lại là mùa thu và mùa hè. Điều thú vị cần lưu ý là trong nửa đầu năm bán cầu bắc nghiêng về phía mặt trời dẫn đến mùa hè trong khi nửa cuối năm bán cầu nam nghiêng về phía mặt trời và do đó nó trải qua mùa hè và bắc bán cầu trải qua mùa đông trong thời gian này. Các nhà thơ nổi tiếng của Anh có cả bốn mùa đầy đủ trong các tác phẩm của họ.

bruh, cay còn 2 mùa nx mak bạn

21 tháng 9 2016

Đây là toàn bộ bài soạn bạn có thể tham khảo nó vào bài soạn của chính mình. CHúc bạn học tốt!

1. Các bước tạo lập văn bảnKhi có nhu cầu tạo lập văn bản, người viết phải tiến hành theo các bước sau:a) Định hướng tạo lập văn bản;Đây là khâu quan trọng, có ý nghĩa tiên quyết đối với việc tạo lập một văn bản. Để định hướng cho quá trình tạo lập văn bản, cần phải xác định các vấn đề xoay quanh những câu hỏi sau:- Viết cho ai? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đối tượng giao tiếp cần hướng tới.- Viết để làm gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được mục đích của việc tạo lập văn bản, chủ đề cần hướng tới.- Viết về cái gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đề tài, nội dung cụ thể của văn bản.- Viết như thế nào? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được cách thức tạo lập, các phương tiện biểu đạt gắn với nội dung cụ thể đã được định hình, hình thức ngôn ngữ để biểu đạt nội dung ấy một cách hiệu quả nhất.b) Tìm ý và sắp xếp thành dàn ý theo bố cục rõ ràng, hợp lí đáp ứng những yêu cầu định hướng trên.Từ những nội dung đã xác định được trong bước định hướng, đến đây, người tạo lập văn bản tiến hành thiết lập hệ thống các ý, sắp xếp chúng theo bố cục hợp lí, đảm bảo liên kết nội dung, mạch lạc văn bản.c) Viết thành văn bản hoàn chỉnh.Đây là khâu trực tiếp cho ra "sản phẩm". Người tạo lập văn bản dùng lời văn của mình diễn đạt các ý thành câu, đoạn, phần hoàn chỉnh. Ở bước này, các phương tiện liên kết hình thức được huy động để triển khai chủ đề, thể hiện liên kết nội dung, đảm bảo mạch lạc cho văn bản. Việc viết thành văn cần đạt được tất cả các yêu cầu: đúng chính tả, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, sát bố cục, có tính liên kết, mạch lạc, kể chuyện hấp dẫn, lời văn trong sáng.d) Kiểm tra lại văn bản.Đây là khâu cuối cùng của quá trình tạo lập văn bản. "Sản phẩm" phải được kiểm tra lại, điều chỉnh những nội dung, cách diễn đạt chưa hợp lí, sửa các lỗi về dùng từ, đặt câu, viết đoạn, chuyển ý, ...Lưu ý: Xem lại những kiến thức về liên kết, bố cục, mạch lạc.II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1.  Hãy trả lời các câu hỏi sau để tự kiểm tra lại các văn bản mà em đã tạo lập:a) Điều em muốn nói trong các văn bản ấy có thực sự cần thiết không?b) Các văn bản đã hướng tới những đối tượng giao tiếp cụ thể chưa? Việc sử dụng ngôi nhân xưng đã phù hợp với đối tượng (nghe, đọc) ấy chưa?c) Em có lập dàn bài trước khi viết (nói) các văn bản ấy không? Các văn bản ấy thường được bố cục như thế nào? Đã chú ý tới nhiệm vụ của từng phần trong bố cục chung của văn bản chưa?d) Sau khi hoàn thành văn bản, em có kiểm tra lại không? Kiểm tra những gì và đã từng sửa chữa ra sao?Gợi ý: Đọc lại các bài viết của mình, nhớ lại các bước đã tiến hành khi làm. Tham khảo bài văn và xem gợi ý ở phần trước để tự đối chiếu với các văn bản đã tạo lập.2. Dưới dạng văn bản báo cáo thành tích học tập trong Hội nghị học tốt của trường, có bạn đã làm như sau:(1) Chỉ kể lại việc mình đã học như thế nào và đã đạt được thành tích gì trong học tập.(2) Mở đầu mỗi đoạn đều có câu "Thưa các thầy cô" và liên tục xưng là "em" hoặc "con" trong lời văn.Theo em, làm như thế có đúng không? Cần phải điều chỉnh như thế nào?Gợi ý: Xem lại bài Bố cục trong văn bản, mục II - 3 và lưu ý ở đây không chỉ là thuật lại công việc học tập rồi kể ra những thành tích của mình mà quan trọng còn là biết rút ra kinh nghiệm, cách học để các bạn cùng tham khảo, học tập; không nên dùng nhiều những câu mang tính khẩu ngữ như "Thưa các thầy các cô", chỉ nên nói câu này ở phần Mở bàivà phần Kết bài; tránh dùng quá nhiều những đại từ nhân xưng như "em" hoặc "con", nếu dùng, nên dùng "em", hơn nữa, đối tượng giao tiếp mà văn bản hướng tới không chỉ có các thầy cô giáo mà còn có các đại biểu, các bạn học sinh nên xưng hô phải hướng tới tất cả các đối tượng ấy.3. Muốn tạo lập một văn bản thì phải tiến hành lập dàn bài, xây dựng bố cục. Hãy trả lời các câu hỏi sau để rút ra cách làm một dàn bài:a) Dàn bài có bắt buộc phải viết thành những câu hoàn chỉnh, đầy đủ như khi viết văn bản không? Có phải sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để diễn đạt sự liên kết không?b) Làm thế nào để phân biệt các nội dung tương ứng với các đề mục lớn, nhỏ?Làm thế nào để biết được các ý trong từng mục đã đủ chưa và đã sắp xếp rành mạch, hợp lí chưa?Gợi ý:- Dàn bài là hệ thống các ý dự định sẽ triển khai trong văn bản chứ chưa phải là văn bản. Cho nên, không cần thiết phải viết dưới dạng các câu hoàn chỉnh mà chỉ cần viết ngắn gọn, miễn phác ra được ý là được. Mặc dù không cần phải diễn đạt liên kết bằng từ ngữ cụ thể nhưng dàn bài cũng phải thể hiện được mối liên hệ giữa các ý về mặt nội dung.- Để phân biệt được hệ thống vấn đề trong nội dung văn bản theo cấp độ lớn - nhỏ, khái quát - cụ thể, trước - sau, người lập dàn ý phải dùng hệ thống các kí hiệu quy ước chặt chẽ (bằng chữ số La Mã, chữ số thường, chữ cái,...)- Để kiểm soát được các ý trong từng mục một cách thuận tiện, về mặt hình thức, khi trình bày dàn ý phải chú ý cách xuống dòng, khoảng cách lùi đầu dòng cho thống nhất, chẳng hạn: ý lớn ngang nhau thì các kí hiệu đầu dòng phải thẳng nhau, ý nhỏ hơn thì đầu dòng viết lùi vào so với ý lớn hơn,...5. Dưới vai En-ri-cô, em hãy viết một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận của mình vì trót thiếu lễ độ với mẹ.Gợi ý: Trước hết phải xác định được định hướng tạo lập văn bản thông qua việc trả lời các câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào? Đối tượng hướng tới ở đây là người bố, con viết cho bố; mục đích là viết để bày tỏ sự ân hận, mong bố tha lỗi; đề tài là viết về việc đã trót thiếu lễ độ với mẹ và suy nghĩ của mình trước lỗi lầm đó. Lưu ý: văn bản này viết dưới dạng một bức thư, nhân xưng ngôi thứ nhất - "con" - En-ri-cô, trò chuyện trực tiếp với bố. Các ý chính sẽ là: kể lại sơ lược về hành động thiếu lễ độ của mình đối với mẹ; suy nghĩ của mình sau khi nhận được thư của bố; bày tỏ sự ân hận; bày tỏ lòng kính trọng, thương yêu bố mẹ; hứa sẽ không bao giờ có hành động như thế nữa,...
31 tháng 10 2016

ai giúp tui chơi cờ đi mà

31 tháng 10 2016

mk ko bik chơi nè

23 tháng 11 2016

a) _Những yếu tố tưởng tượng, liên tưởng :

+Có một thứ âm thanh từ xa vẳng lại nghe sâu lắng lạ thường, nó trong trẻo như một tiếng hát ru: tiếng suối!

+Thứ ánh sáng dát vàng lung linh lọt qua tán cổ thụ tạo nên những khoảng sáng tối đan xen làm nền cho một bức tranh sống động. Dưới tán cổ thụ, không phải chỉ có những khoảng sáng tối, nơi ấy còn có những khóm hoa.

+Trăng cổ thụ và hoa, ba tầng không gian nhưng không tách biệt mà hòa quyện nhau hư hư thực thực làm ngây ngất con mắt thi nhân.

+Có một người đang ngồi ngắm bức tranh, nhưng người ấy không ở ngoài búc tranh. Người ấy chính là một phần của bức tranh.

+Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy là phần thu nhỏ của đất nước mến yeeul.

_Những yếu tố suy ngẫm:

+Non sông hoa lệ thế nhưng còn chưa độc lập. Dân tộc còn đang lao khổ bởi ngoại xâm. Chiến tranh còn đang đe dọa cuộc sống của đồng bào.

+Nếu không phải là tầm nhìn của một vị lãnh tụ, không phải là tình cảm của một vĩ nhân, dễ gì có được cảm quan bao quát và thi hứng tinh tế đến nhường ấy.

b) Triển khai các ý:

Bộc lộ cảm xúc thông qua nội dung và nghệ thuật

 

23 tháng 11 2016

bn ghi đề ra đc chứ ?

25 tháng 2 2018

Linh ơi?

Linh tự làm nha

3 dòng kìa..nhờ lời hứa nha

9 tháng 12 2016

1 Bài văn cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội. - Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả. + Tác giả viết bài này khi đang ở Sài Gòn trước 1975 trong sự kiểm soát của Mị ngụy, sống xa quê hương, xa Hà Nội. + Tâm trạng nhớ thương da diết của người con sống ở phương Nam nhớ về đất bắc. Câu 2. - Bài văn này chỉ là một phần của tùy bút “Tháng giêng mơ về trăng rét ngọt” (tiêu đề của bài do người biên soạn đặt) tuy vậy vẫn có bố cục hoàn chỉnh – ta có thể chia làm ba phần như sau: + Phần 1 (từ đầu đến “mê luyến mùa xuân”): say mê mùa xuân là một điều tất yếu tự nhiên. + Phần 2 (tiếp đến “mở hội liên hoan”): không khí và cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội. + Phần 3 (còn lại): mùa xuân sau rằm tháng giêng. - Ba phần trên đây kết với nhau khá chặt chẽ, theo dòng cảm xúc hồi tưởng của tác giả. Câu 3. a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội. - Cảnh sắc của đất trời. + Màu sắc: Màu sông xanh, núi tím đắm say mộng ước. + Đường nét: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào. + Âm thanh: Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, ấn tượng nhất là tiếng hát huê tình của cô gái đẹpnhư thơ mộng. - Cảnh xuân tron người. + Nghi lễ đón xuân: Nhang trầm, đèn nến trên bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên. + Không khí gia đình: Đoàn tụ êm đềm trên kính dưới nhường. + Lòng người ngày xuân: Thấy ấm lạ lùng, vui như mở hội liên hoan. = > Đó là những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người là nét văn hóa truyền thống của thủ đô Hà Nội, của người Việt Nam. b. Sức sống của thiên nhiên, sức sống của con người khi mùa xuân đến. - Sức sống của thiên nhiên: máu căng lên trong lộc nai, mầm non của cây cối nằm im không chịu được trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti, những con vật nằm thu hình một nơi nay bò ra để nhảy nhót kiếm ăn… - Sức sống của con người: nhựa sống trong người căn lên, tươi trẻ hơn, thêm khao khát yêu thương. - Tình cảm của tác giả: mở của đi ra ngoài thấy thú giang hồ êm ái như nhung, lòng mình say sưa một cái gì đó. = > Mùa xuân trong mắt Vũ Bằng là mùa xuân trẻ trung, mùa xuân của thương yêu đằm thắm. c. Nhận xét về ngôn ngữ giọng điệu. - Ngôn ngữ thiên về gợi cảm, không nhằm mục đích tái hiện cụ thể chi tiết, hình ảnh mà thể hiện linh hồn, sức sống của cảnh xuân. - Giọng điệu trữ tình da diết như nhân lân trong lòng người cái sức sống bất diệt của mùa xuân. Câu 4. a. Không khí và cảnh sắc thiên nhiên say ngày rằm tháng giêng. Tất cả đều thay đổi, chuyển biến từ bầu trời mặt đất, không khí cho đến sắc màu, từ cảnh sắc thiên nhiên cho đến sinh hoạt con người. - Cảnh sắc thiên nhiên. + Đào: hơi phai nhưng nhụy hãy con phong. + Cỏ: không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác. + Mưa xuân: thay thế cho mưa phùn. + Bầu trời: hiện lên những làn sáng hồng hồng. - Không khí sinh hoạt. + Bữa cơm: đã trở về giản dị, thịt mỡ dưa hành đã hết. + Cánh màn điều: treo ở bàn thờ ông vải đã hạ huống. + Các trò vui: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật. = > Không khí sinh hoạt đã trở về nhịp sống êm đềm thường nhật nhưng cảnh vật thiên nhiên dù có thay đổi chút ít nhưng vẫn rất đẹp, vẫn làm say đắm lòng người bởi cái mới mẻ của nó. b. Ngòi bút tác giả. - Đoạn văn này đã bộc lộ sự quan sát và cảm nhận tinh tế nhạy cảm của tác giả, một ngòi bút tài hoa đằm thắm sâu lắng. - Tác giả là người am hiểu rất kĩ càng những phong tục tập quán của đời sống tâm hồn người Việt; đồng thời là người rất yêu thiên nhiên trân trọng sự sống, của thiên nhiên mới viết lên được những câu văn lung linh và truyền cảm đến như thế. - Ngôn ngữ linh hoạt có hồn, luôn luôn vận động, so sánh chuẩn xác giàu màu sắc, liên tưởng phong phú khoáng đạt. Câu 5. Dựa vào phần đã phân tích ở trên, em có thể viết về cảm nhận của mình trên cơ sở những ý sau đây: - Mùa xuân xây mộng ước mơ - Mùa xuân tràn đầy sức sống - Mùa xuân đằm thắm yêu thương - Mùa xuân đoàn tụ sum vầy - Mùa xuân đậm đà bản sắc dân tộc.
 

9 tháng 12 2016

vnen cơ mà bn.