K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 12 2023

    Hùng Linh Công sinh ra và hóa ở vùng đất Hiệp Hòa, Bắc Giang, hiện ông được thờ phụng ở Đền IA (Yên Sơn linh tích) đến nay khoảng 3700 năm. Đời Hùng Vương thứ VI, quan xứ Kinh Bắc là Hùng Nhạc hơn 60 tuổi, vợ ngoài 40 tuổi, vẫn chưa có con trai. Ngày đầu xuân, ông bà đi vãn cảnh trên dòng sông Như Nguyệt (sông Cầu), qua vùng núi thì trời tối. Họ vào đền Y Sơn nghỉ, lễ phật cầu phúc. Đêm ấy xảy ra thần mộng, từ đó, phu nhân có thai. 12 tháng sau, nhằm vào ngày 12/10 năm Đinh Hợi, bà sinh ra con trai "tay chân mập mạp, hình dong tựa lân hổ, cốt cách tựa bách tùng". Ông bà đặt tên là Hùng Linh Công. Hùng Linh Công khôi ngô tuấn tú, văn võ song toàn, 15 tuổi cao 9 thước, hàm én, mắt phượng, mày ngài. Đôi vai có thể đỡ trăm cân đá rắn, lại tỏ ra là thiên tư hiểu biết, đức độ hơn người. Một hôm, muốn trực tiếp xem sự thật của tin đồn, vua Hùng truyền chỉ gọi Linh Công vào triều để thử tài. Linh Công đối đáp trôi chảy về quản quân, trị nước, an dân, được vua xuống chỉ giao làm Bồ Thống. Tương truyền, lúc bấy giờ, nhiều nơi thường có hổ dữ hại dân. Vua bèn sai Linh Công đem 500 binh mã vào nơi núi cao, rừng sâu để trừ diệt. Chỉ sau 5 tháng, tất cả hổ dữ đều bị bắt sống. Từ đó, nhà nhà được yên ổn. Vua phong cho Hùng Linh Công làm Thống quốc quân giám tả phụ, trông coi xứ Kinh Bắc. Lúc bấy giờ, giặc Ân từ phương Bắc kéo sang xâm lược nước ta. Trước tình thế nguy nan, vua cho triệu Hùng Linh Công về triều. Linh Công tâu rằng "vua sai tới đó không dám từ nan. Đất này đánh thì khó, giữ thì dễ do dựa vào mép sông, có thế ỷ dốc". Vua liền ban cho Hùng Linh Công một thanh kim đao và 3 vạn binh mã đi tiên phong cự chiến. Hùng Linh Công vâng mệnh, bái tạ trước thềm rồng, lĩnh chỉ điều quân đánh giặc. Khi đến đất Hiệp Hòa, danh tướng còn chiêu mộ thêm hàng trăm dân khỏe mạnh. Linh Công trú quân tại đây, kiên trì giữ vững để bồi dưỡng binh sĩ trước khi xuất quân đánh giặc. Sau khi Linh Công xuất binh, vua cho lập đàn tế trời đất. Ba ngày sau, gió mưa bỗng nổi đùng đùng, trời đất tối tăm, một ông già cao 9 thước xuất hiện. Vua cẩn mời vào nội điện hỏi việc dẹp giặc ngoại xâm, ông lão nói "nếu cầu được bậc hiền tài thì giặc Ân sẽ bình được".

8 tháng 9 2020
  • Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta.
  • Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.
  • Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
  • Học tốt!!!
9 tháng 9 2020

Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là:

- Thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.

- Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

5 tháng 12 2017

Từ thuở còn trong nôi, em đã được bà kể cho nghe nhiều câu chuyện lắm. Nhưng câu chuyện mà em nhớ nhất là truyện Thánh Gióng.

Truyện kể rằng: Đời Hùng Vương thứ sáu, ở một làng kia có hai vợ chồng ông lão, chăm chỉ làm ăn lại có tiếng là phúc đức. Nhưng đến lúc sắp già mà vẫn chứa có nấy một mụn con. Một ngày kia bà vợ ra đồng trông thấy một bước chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà mang thai. Nhưng không ngờ, khác với người thường, đến mười hai tháng sau bà mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Cậu bé ra đời là niềm mơ ước cả đời của hai vợ chồng nên ông bà mừng lắm. Nhưng chẳng biết làm sao, dù đã ba tuổi nhưng cậu bé Gióng (tên cậu do ông bà đặt) vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đó. Ông bà buồn lắm.

Cũng năm ấy, giặc Ân sang xâm lược bờ cõi nước ta. Chúng gây bao nhiêu tội ác khiến dân chúng vô cùng khổ sở. Thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp nước cầu hiền tài. Đi đến đâu sứ giả cũng rao:

- Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước.

Nghe tiếng rao, cậu Gióng đang nằm trên giường bèn cất tiếng:

- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.

(Ngày xưa khi để cho em nghe đến chỗ này, bao giờ bà cũng thêm vào: Tiếng nói đầu tiên của cậu Gióng là tiếng nói yêu nước đấy. Phải nhớ lấy cháu ạ!)

- Nghe tiếng con, vợ chồng lão nông dân thấy lạ đành mời sứ giả vào nhà. Cậu Gióng liền yêu cầu sứ giả về chuẩn bị ngay: roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt để cậu đi phá giặc.

Càng lạ hơn, từ lúc cậu Gióng gặp sứ giả, cậu cứ lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cậu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Vợ chồng ông bà nọ đem hết gạo ra nuôi mà không đủ bèn nhờ hàng xóm cùng nuôi cậu Gióng. Trong làng ai cũng mong cậu đi giết giặc cứu nước nên chẳng nề hà gì.

Giặc đã đến sát chân núi Trâu. Người người hoảng sợ. Cũng may đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ cậu Gióng đã đề nghị đến nơi. Cậu bèn vươn vai đứng dậy như một tráng sỹ, khoác vào áo giáp, cầm roi rồi nhảy lên ngựa phi thẳng tới trận tiền. Bằng sức mạnh như cả ngàn người cộng lại, chẳng mấy chốc cậu đã khiến lũ giặc kinh hồn bạt vía. Đang đánh nhau ác liệt thì roi sắt gãy, cậu bèn nhổ ngay từng bụi tre ở bên đường quật vào lũ giặc. Quân giặc bỏ chạy toán loạn nhưng rồi cũng bị tiêu diệt không sót một tên.

Dẹp giặc xong, cậu Gióng không quay về kinh để nhận công ban thưởng mà thúc ngựa đến núi Sóc, bỏ lại áo giáp sắt, một người một ngựa bay thẳng về trời. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu trụi một làng nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau.

Câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng đã không chỉ còn là niềm yêu thích của riêng em, mà nó đã là niềm say mê của bao thế thệ học trò.
 

Tham khảo nhé:

"Việc giao lưu văn hóa với nước ngoài, đặc biệt là với phương bắc, tuy đã có lừ lâu nhưng có lẽ chưa vượt khỏi phạm vi khối Bách Việt ở Hoa Nam để tiếp xúc trực tiếp với nền văn hóa Hán tộc miền Trung Nguyên xa xôi. 
Ở Trung Quốc vào cuối thời Xuân Thu, nông cụ và công cụ thủ công đã bắt đầu làm bằng sắt. Tới thời Chiến Quốc, chế độ phong kiến đã hình thành. Việc giao lưu kinh tế, văn hóa và kèm theo là những cuộc xung đột quân sự (như việc vua Sở sai Ngô Khởi “bình Bách Việt”) cũng tăng cường hơn trước. Nhưng hơn 5 thế kỷ chiến tranh và xáo trộn vẫn hạn thế sự bành trướng của ảnh hưởng Hán tộc xuống phía nam. Tới khi Tần thống nhất Trung Quốc, tình hình trong nước tạm yên, chủ nghĩa bành trướng phát triến, vua Tần mới tính tới việc đánh chiếm phía nam. Và cuộc đụng độ lớn đầu tiên của người Âu Lạc với quân Tần đã xảy ra. 
Vào nửa cuối thế kỷ 3 trước Công nguyên, trong khoảng thời gian thành lập nước Âu Lạc, quân Tần đã đánh xuống phía nam. “Người Việt cùng nhau đặt người tuấn kiệt lên làm tướng, ban đêm ra đánh quân Tần, đại phá Tần và giết được Đồ Thư” (1 Hoài Nam Tử). Cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi là một sự thật lịch sử đã được ghi chép vào sử sách. “Người tuấn kiệt” chỉ huy cuộc kháng chiến đã được một số người nghiên cứu thừa nhận đó là Thục Phán, người cầm đầu bộ tộc Tây Âu, một bộ tộc láng giềng của Văn Lang. Cuộc xâm lược của nhà Tần không chỉ đe dọa một mình Tây Âu hay Lạc Việt mà cả hai. Chính vì vậy Thục Phán có thể đã được cả người Tây Âu lẫn Lạc Việt “cùng nhau” đặt làm tướng chỉ huy cuộc kháng chiến và cuộc kháng chiến đó đã rèn đúc sự đoàn kết của hai bộ tộc Tây Âu và Lạc Việt." 
Đọc tài liệu trên thì ta thấy "giặc Ân" trong truyền thuyết Tháng Gióng không phải là giặc Trung Quốc như mấy bạn nói. Cả sử ta (có sau) và sử Tàu (có trước) cũng không có ghi chép về một cuộc chiến tranh nào liên quan đến truyền thuyết Thánh Gióng của Việt Nam cả. Có lẽ truyền thuyết liên quan đến sự thật lịch sử chiến tranh với phương bắc đầu tiên đó là truyền thuyết Cổ Loa thành thời An Dương Vương

23 tháng 8 2018

Có người cho rằng, truyền thuyết Thánh Gióng có liên quan tới sự thật lịch sử.Hãy dựa vào truyền thuyết thời kì Hùng Vương và cho biết ý kiến của em.( sách thử nghiệm)

                              Bài làm

 "Việc giao lưu văn hóa với nước ngoài, đặc biệt là với phương bắc, tuy đã có lừ lâu nhưng có lẽ chưa vượt khỏi phạm vi khối Bách Việt ở Hoa Nam để tiếp xúc trực tiếp với nền văn hóa Hán tộc miền Trung Nguyên xa xôi. 
Ở Trung Quốc vào cuối thời Xuân Thu, nông cụ và công cụ thủ công đã bắt đầu làm bằng sắt. Tới thời Chiến Quốc, chế độ phong kiến đã hình thành. Việc giao lưu kinh tế, văn hóa và kèm theo là những cuộc xung đột quân sự (như việc vua Sở sai Ngô Khởi “bình Bách Việt”) cũng tăng cường hơn trước. Nhưng hơn 5 thế kỷ chiến tranh và xáo trộn vẫn hạn thế sự bành trướng của ảnh hưởng Hán tộc xuống phía nam. Tới khi Tần thống nhất Trung Quốc, tình hình trong nước tạm yên, chủ nghĩa bành trướng phát triến, vua Tần mới tính tới việc đánh chiếm phía nam. Và cuộc đụng độ lớn đầu tiên của người Âu Lạc với quân Tần đã xảy ra. 
Vào nửa cuối thế kỷ 3 trước Công nguyên, trong khoảng thời gian thành lập nước Âu Lạc, quân Tần đã đánh xuống phía nam. “Người Việt cùng nhau đặt người tuấn kiệt lên làm tướng, ban đêm ra đánh quân Tần, đại phá Tần và giết được Đồ Thư” (1 Hoài Nam Tử). Cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi là một sự thật lịch sử đã được ghi chép vào sử sách. “Người tuấn kiệt” chỉ huy cuộc kháng chiến đã được một số người nghiên cứu thừa nhận đó là Thục Phán, người cầm đầu bộ tộc Tây Âu, một bộ tộc láng giềng của Văn Lang. Cuộc xâm lược của nhà Tần không chỉ đe dọa một mình Tây Âu hay Lạc Việt mà cả hai. Chính vì vậy Thục Phán có thể đã được cả người Tây Âu lẫn Lạc Việt “cùng nhau” đặt làm tướng chỉ huy cuộc kháng chiến và cuộc kháng chiến đó đã rèn đúc sự đoàn kết của hai bộ tộc Tây Âu và Lạc Việt." 
(Trích Kỷ yếu hội thảo về thời kỳ Hùng Vương). 
Đọc tài liệu trên thì ta thấy "giặc Ân" trong truyền thuyết Tháng Gióng không phải là giặc Trung Quốc như mấy bạn nói. Cả sử ta (có sau) và sử Tàu (có trước) cũng không có ghi chép về một cuộc chiến tranh nào liên quan đến truyền thuyết Thánh Gióng của Việt Nam cả. Có lẽ truyền thuyết liên quan đến sự thật lịch sử chiến tranh với phương bắc đầu tiên đó là truyền thuyết Cổ Loa thành thời An Dương Vương.

17 tháng 1 2022
 

 Tham Khảo (Hơi dài xíu nhưng đủ ý nhé !!)

     Bất tử danh tướng Hùng Linh Công sinh ra và hóa ở vùng đất Hiệp Hòa, Bắc Giang, thờ phụng ở Đền IA (Yên Sơn linh tích) đến nay khoảng 3700 năm.

       Theo truyền thuyết và các tài liệu thư tịch cổ, đời Hùng Vương thứ VI, quan xứ Kinh Bắc là Hùng Nhạc hơn 60 tuổi, vợ ngoài 40 tuổi, vẫn chưa có con trai. Ngày đầu xuân, ông bà đi vãn cảnh trên dòng sông Như Nguyệt (sông Cầu), qua vùng núi thì trời tối. Họ vào đền Y Sơn nghỉ, lễ phật cầu phúc.

Đêm ấy xảy ra thần mộng, từ đó, phu nhân có thai. 12 tháng sau, nhằm vào ngày 12/10 năm Đinh Hợi, bà sinh ra con trai "tay chân mập mạp, hình dong tựa lân hổ, cốt cách tựa bách tùng". Ông bà đặt tên là Hùng Linh Công.

Hùng Linh Công khôi ngô tuấn tú, văn võ song toàn, 15 tuổi cao 9 thước, hàm én, mắt phượng, mày ngài. Đôi vai có thể đỡ trăm cân đá rắn, lại tỏ ra là thiên tư hiểu biết, đức độ hơn người.

Một hôm, muốn trực tiếp xem sự thật của tin đồn, vua Hùng truyền chỉ gọi Linh Công vào triều để thử tài. Linh Công đối đáp trôi chảy về quản quân, trị nước, an dân, được vua xuống chỉ giao làm Bồ Thống.

Tương truyền, lúc bấy giờ, nhiều nơi thường có hổ dữ hại dân. Vua bèn sai Linh Công đem 500 binh mã vào nơi núi cao, rừng sâu để trừ diệt.

Khi quân của Linh Công đến giáp giới ngọn núi nào, hổ dữ nơi ấy đều gầm gào ra tự phục. Chỉ sau 5 tháng, tất cả hổ dữ đều bị bắt sống. Từ đó, nhà nhà được yên ổn. Vua phong cho Hùng Linh Công làm Thống quốc quân giám tả phụ, trông coi xứ Kinh Bắc.

Lúc bấy giờ, giặc Ân từ phương Bắc kéo sang xâm lược nước ta. Thế giặc rất mạnh, nhân dân nhiều vùng bị cướp phá, tướng sĩ triều đình hao tổn nhiều. Trước tình thế nguy nan, vua cho triệu Hùng Linh Công về triều. Linh Công tâu rằng "vua sai tới đó không dám từ nan. Đất này đánh thì khó, giữ thì dễ do dựa vào mép sông, có thế ỷ dốc".

Vua liền ban cho Hùng Linh Công một thanh kim đao và 3 vạn binh mã đi tiên phong cự chiến. Hùng Linh Công vâng mệnh, bái tạ trước thềm rồng, lĩnh chỉ điều quân đánh giặc. Khi đến đất Hiệp Hòa, danh tướng còn chiêu mộ thêm hàng trăm dân khỏe mạnh. Linh Công trú quân tại đây, kiên trì giữ vững để bồi dưỡng binh sĩ trước khi xuất quân đánh trận.

Cũng theo truyền thuyết, sau khi Linh Công xuất binh, vua cho lập đàn tế trời đất. Ba ngày sau, gió mưa bỗng nổi đùng đùng, trời đất tối tăm, một ông già cao 9 thước xuất hiện. Vua cẩn mời vào nội điện hỏi việc dẹp giặc ngoại xâm, ông lão nói "nếu cầu được bậc hiền tài thì giặc Ân sẽ bình được".

11 tháng 1 2023

Theo truyền thuyết là Hùng Linh Công _ cháu ruột  của ngọc hoàng .được giao nhiệm vụ là xuống trần gian  giúp dân trừ giặc cứu nước. Chàng sinh ra trong một gia đình giàu tiếng phúc đức .Khi lớn lên chàng cao hơn chượng,mắt phượng , mày ngài. Chàng diệt trừ hổ giữ và được vua phan trức  quan cao nhất. Lúc bấy giờ, giặc Ân từ phương Bắc kéo sang xâm lược nước ta. VUa cho gọi Hùng  Linh Công vào chiều,Vua liền ban cho Hùng Linh Công một thanh kim đao và 3 vạn binh mã đi tiên phong cự chiến. Hùng Linh Công vâng mệnh, bái tạ trước thềm rồng, lĩnh chỉ điều quân đánh giặc.Hùng Linh Công cùng thánh gióng đi dẹp giặc.Khi thắng thì cưỡi hổ bay về trời. 

KHAM KHẢO BÀI NHÉ BẠN .

17 tháng 12 2016

ý nghĩa:

- Đồng bào

- thương yêu lẫn nhau

17 tháng 12 2016

Hình ảnh '' Bọc trăm trứng '' nhằm giải thích ý nghĩa và suy tôn nòi giống của người Việt Nam. Nói lên tinh thần đoàn kết một lòng, giúp đỡ nhau trong những lúc hoạn nạn, khó khăn. Qua đó thể hiện tinh thần đoàn kết và yêu thương đùm bọc lẫn nhau, nói lên người Lạc Việt xưa và người Việt Nam hiện nay đều có tấm lòng nhân hậu vì được sinh ra cùng một bọc trứng.