K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 1 2019

uk

Vì hôm nay cổ vũ Việt Nam thắng nên mk sẽ không đăng nội quy

 MÂM CỖ MÙA THUĐầu vị mâm cỗ của mùa thu đâu chỉ là trái bưởi. Hồng mới là chủ soái cho cuộc hành trình rước trăng xuống trần gian vui Tết. Hồng Hạc quả vuông, vỏ xanh lá mạ. Hồng Lạng quả tròn, da nhuộm chút ánh vàng. Bổ quả hồng càng thấy kì lạ. Hình như ruột quả chứa đầy lân tinh, đầu kim nhũ óng ánh sắc mặt trời, chứa đầy cái giòn giòn, cái ngọt thanh. Mâm cỗ mùa thu...
Đọc tiếp

 

MÂM C MÙA THU

Đầu vị mâm cỗ của mùa thu đâu chỉ là trái bưởi. Hồng mới là chủ soái cho cuộc hành trình rước trăng xuống trần gian vui Tết. Hồng Hạc quả vuông, vỏ xanh lá mạ. Hồng Lạng quả tròn, da nhuộm chút ánh vàng. Bổ quả hồng càng thấy kì lạ. Hình như ruột quả chứa đầy lân tinh, đầu kim nhũ óng ánh sắc mặt trời, chứa đầy cái giòn giòn, cái ngọt thanh. Mâm cỗ mùa thu không thể thiếu những thứ quả mùa thu ấy. Cốm nữa. Cốm thoảng hương lá sen già như cố níu mùa hè ở lại thêm chút dư âm.

Ổi găng chín vàng, ổi nậm hơi chua, ổi nghệ hơi chát, ổi đào tươi như màu đào làm đẹp thêm cho mâm cỗ. Những chùm quả sấu chín vàng như nắng. Gọt một quả sấu chín thành hình ruột già, để thưởng thức vị ngọt, chua, lạ của nó, cho cái lưỡi một cảm giác thay đổi. Chuối tiêu nhuộm vàng màu trứng cuốc, thơm dịu, thịt mềm, vỏ mỏng, ruột trắng như ngà non, ăn với cốm rất ngon, mà ăn riêng nó càng ngon, càng tinh chất.

Các loại quả ấy là mồ hôi nước mắt bao người, nó cũng là tinh túy của đất trời đọng lại, là sắc màu và hương vị, là hình ảnh và tình quê hương cho ta gắn bó với nước non.

                                                                                                   Theo Băng Sơn

A. Đọc thầm văn bản sau:

B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo các yêu cầu dưới đây.

1. Theo tác giả, chủ soái cho cuộc hành trình rước trăng xuống trần gian vui Tết là quả gì?

A. Trái bưởi.

B. Trái hồng.

C. Trái ổi.

2. Mâm cỗ mùa thu có những gì nữa?

A. Có bưởi, hồng, cốm, ổi, sấu, chuối tiêu.

B. Có Hồng Lạc quả vuông, vỏ xanh lá mạ, ổi, na, sấu, chuối tiêu.

C. Có Hồng Lạng quả tròn, hồng, cốm, ổi, na, sấu.

3. Em hiểu câu “Các loại quả ấy là mồ hôi nước mắt bao người, nó cũng là tinh túy của đất trời đọng lại.” là như thế nào?

A. Con người đã phải rất vất vả đấu tranh với thiên nhiên mới tạo ra được các loại quả ấy.

B. Bàn tay lao động của con người và những gì tốt nhất từ nắng, gió, đất, nước,... đã tạo ra những loại quả ấy.

C. Nước mắt của bao người là tinh túy của đất trời, đã tạo ra các loại quả ấy.

4. Bộ phận được gạch chân trong câu: “Những chùm quả sấu chín vàng như nắng.”trả lời cho câu hỏi gì?

A. Như thế nào?

B. Thế nào?

C. Làm gì?

5. Bài văn trên có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

A. So sánh.

B. Nhân hóa.

C. Cả hai đáp án trên.

 

6
25 tháng 3 2022

Dài nhưng toàn trắc nghiệm

25 tháng 3 2022

1.B

2.B

3.b

4.A

5.C

tick cho mik

 

                         Thứ ............ ngày............. tháng....... năm.......           BÀI TẬP TUẦN 29 A. CON HỔ CÓ LÁ GAN CON CHUỘT NHẮT    Ngày xửa ngày xưa, ở một khu rừng nọ có một con chuột rất nhút nhát. Một hôm chuột nhắt vô tình lạc vào lều của một ông tiên có phép lạ. Ông tiên thương tình cho chuột nhắt ở lại với mình. Một buổi sáng chuột nhắt vươn vai bước ra...
Đọc tiếp

                 

 

       Thứ ............ ngày............. tháng....... năm.......

           BÀI TẬP TUẦN 29

 

A. 

CON HỔ CÓ LÁ GAN CON CHUỘT NHẮT

    Ngày xửa ngày xưa, ở một khu rừng nọ có một con chuột rất nhút nhát. Một hôm chuột nhắt vô tình lạc vào lều của một ông tiên có phép lạ. Ông tiên thương tình cho chuột nhắt ở lại với mình. Một buổi sáng chuột nhắt vươn vai bước ra khỏi lều, hùng dũng bước vào rừng. Vừa bước ra, chuột ta gặp ngay một con mèo đang đi săn mồi. Con mèo nhao đến, chuột ta chạy bán sống bán chết, run cầm cập chui vào gầm giường. Ông tiên thấy thế liền hỏi:

  - Sao con lại sợ hãi như vậy? Chuột thưa:                                

  - Dạ, có con mèo trong rừng ạ.

      Ông tiên cười:

   - Ồ, không sao, ngày mai ta sẽ biến con thành một con hổ thật to lớn. Và tất cả các loài vật khác sẽ phải sợ con.
    Tờ mờ sáng hôm sau, chuột ta thức dậy đã thấy mình trở thành một con hổ to lớn. Mọi vật đã trở nên bé nhỏ trước mắt nó. Chuột ta thầm nghĩ : Bây giờ ta đã là chúa sơn lâm, muôn loài đều sẽ phải khiếp sợ và nghe lời ta. Trước tiên, ta sẽ sai một số loài đi bắt con mèo đáng ghét kia về đây để ta xử tội. Vị chúa sơn lâm bắt đầu oai vệ, hùng dũng bước đi vào rừng. Muôn loài đều kinh sợ, những chú sóc nhỏ chạy biến mất, những con nai đang ăn cỏ khiếp sợ không nhấc nổi bước để bỏ chạy.

      Mỗi bước đi của vị chúa sơn lâm làm cả khu rừng im lặng. Chú mèo bé nhỏ lúc đó còn đang mải đi chơi nên không biết khu rừng nhỏ của mình đã xuất hiện một vị chúa sơn lâm mới. Nó mải hái hoa, bắt bướm đến thật muộn, khi ông mặt trời đã mệt mỏi xuống núi và chuẩn bị đi ngủ nó mới trở về. Vừa trở về khu rừng cũ, mèo ta đột nhiên thấy xuất hiện trước mặt mình một con hổ vô cùng to lớn. Vị chúa sơn lâm cũng đứng sững lại khi thấy mèo con. Mèo ta bủn rủn hết chân tay, đôi chân nhanh nhẹn hàng ngày bỗng cứng đờ không nhấc lên nổi. Nó hiểu rằng mọi chuyện đã kết thúc và không thể chạy trốn khỏi số phận mà tử thần đang chờ sẵn. Nó thấy toàn thân mình gai lạnh, lông nó xù lên, đôi mắt long lanh mở to, nó kêu lên mấy tiếng để vĩnh biệt khu rừng và muôn loài : “ ngao ... ngao ... ngao …” Mèo ta chờ hổ bước tới để ăn thịt nó nhưng thật bất ngờ, trước mấy tiếng kêu của mèo con, vị chúa sơn lâm bỗng quay đầu bỏ chạy.                                      

                                                                                      Theo Internet 

Đọc thầm văn bản sau:

 

I. Đọc  văn bản sau: 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo các yêu cầu dưới đây.

1. Khi vô tình gặp được ông tiên, chú chuột là con vật như thế nào?

A. Nhỏ bé, nhút nhát.

B. Thiếu tự tin và hay chui gầm giường.

C. Oai vệ, hùng dũng và to lớn.

2. Ông tiên có phép lạ đã biến chuột nhắt thành:

A. Một con mèo rừng đang săn mồi.

B. Một con hổ to lớn khiến cho tất cả các loài khác  phải sợ.

C. Một con sư tử khiến muôn loài phải khiếp sợ.

3. Khi đã trở thành chúa sơn lâm, đứng trước chú mèo rừng chuột ta đã làm gì?

A. Vị chúa sơn lâm đứng sững lại khi thấy mèo con.

B. Vị chúa sơn lâm đứng sững lại khi thấy mèo con. Rồi thật bất ngờ, trước mấy tiếng kêu của mèo con, vị chúa sơn lâm bỗng quay đầu bỏ chạy.

C. Sai một số loài đi bắt con mèo đáng ghét kia về đây để ta xử tội.

4. Theo em, nhân vật Hổ trong câu chuyện là một con vật như thế nào ?

A. Hùng dũng, oai vệ và là chúa sơn lâm, muôn loài đều sẽ phải khiếp sợ và nghe lời.

B. Chú chuột mặc dù có hình hài khỏe khoắn, oai vệ của một chú hổ nhưng chú vẫn mang trái tim của chuột.

C. Mỗi bước đi của chú làm cả khu rừng im lặng.

5. Trong bài tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Cả biện pháp so sánh và nhân hóa

6. Hãy đặt một câu theo mẫu Ai/ thế nào? để nói về nhân vật Chuột trong bài.

..........................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

7Bộ phận được gạch chân trong câu: Tờ mờ sáng hôm sau, chuột ta thức dậy đã thấy mình trở thành một con hổ to lớn.” trả lời cho câu hỏi:

A. Làm gì?

B. Khi nào?

C. Ở đâu?

8. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu dưới đây:

a) Nhờ được chăm sóc và giữ gìn cẩn thận cây cầu Thê Húc vẫn giữ được vẻ đẹp có một không hai.

b) Để cho con cái được no đủ cha mẹ chúng em đã phải làm việc vất vả.

c) Năm nay nhờ các bạn giúp đỡ Huy học tiến bộ lên rõ rệt.

4
8 tháng 4 2022

Gp mk

8 tháng 4 2022

1C 2B 3B 4B 

19 tháng 1 2022

tham khảo

Em có một đứa bạn thân, chơi cùng em từ bé. Ngoài những bạn thân trong lớp, có lẽ bạn ấy là một người mà em yêu quý nhất. Bạn là Ngọc Duy ở lớp kế bên.

Em quen bạn Duy trong một lần tình cờ gặp nhau trên sân trường. Chúng em nhanh chóng làm quen với nhau, chơi với nhau rồi thân nhau lúc nào không biết. Năm nay, Duy tròn mười một tuổi. Bạn có dáng người vừa phải, không cao cũng không thấp, chỉ cao hơn em nửa cái đầu. Làn da hơi ngăm ngăm trông rất rắn chắc. Mái tóc bạn đen nhánh, lúc nào cũng gọn gàng. Gương mặt đầy đặn và hay tươi cười. Đôi mắt sáng tinh anh làm bạn có vẻ rất thông minh. Bạn làm gì cũng nhanh nhẹn, chỉ nhoáng cái là xong.

Tính Duy rất hiền lành, hay nhường nhịn bạn. Mỗi khi rảnh rỗi, bạn ấy thường rủ em học chung hoặc chơi cờ. Mỗi khi chơi trò gì đó, nó thường nhường bạn chơi trước. Dù chơi có thua hay thắng, nét mặt bạn ấy vẫn luôn tươi cười. Bạn ấy học rất giỏi, thường được cô giáo khen. Năm nào bạn ấy cũng được nhận phần thưởng của trường và của lớp.

Chơi với nhau gần năm năm, chúng em đã có rất nhiều kỉ niệm. Có lần, chúng em chơi đuổi bắt, Duy bị vấp cục đá, té trầy hết cả chân tay. Hai đứa sợ bố mẹ xanh cả mặt mày. Rất may là không có chuyện gì xảy ra. Hôm sau gặp nhau lại cười toe toét.

Năm năm học trôi qua thật nhanh. Sang năm đã chuyển trường mới chắc là không còn học chung với nhau nữa. Dù thế nào đi nữa, chúng em vẫn sẽ giữ bao kỉ niệm đẹp về nhau.

/HT\

19 tháng 1 2022

Tham khảo :

Trong lớp người em yêu quý và để lại ấn tượng cho em nhiều nhất là bạn Linh Chi. Linh Chi là bạn gái rất dễ thương, không chỉ sở hữu một giọng hát ngọt ngào mà Chi còn là vận động viên chạy rất cừ khôi.

Em vẫn còn nhớ một kỷ niệm hè năm lớp 4 khi Linh Chi tham dự cuộc thi chạy của tỉnh. Sau những ngày nỗ lực rèn luyện gần đến ngày thi chân của Chi lại đau do tập luyện nhiều quá. Các thầy cô và bạn bè đều lo lắng muốn Chi dừng cuộc thi để nghỉ ngơi nhưng Chi vẫn quyết tâm tham gia. Khi tiếng còi của trọng tài vang lên các vận động viên bắt đầu vào cuộc đua đôi chân thon thả của Linh Chi sải bước chạy nhanh thoăn thoắt nhích lên từng bước mộ

Mọi người đều nín thở theo dõi từng bước vượt của bạn, nhưng đến khi gần về đích, Chi vẫn ở vị trí thứ 3. Đôi chân của Chi lúc này dường như không nghe theo sự điều khiển của bản thân những bước chạy xiêu vẹo như sắp ngã khiến ai cùng lo lắng đến thót tim. Bỗng Chi mím chặt môi khuôn mặt đỏ ửng nhễ nhại mồ hôi, đôi mắt hướng về đích lao tới. Tất cả cổ động nhiệt huyết hơn gấp đôi cổ vũ sự bứt phá đáng nể phục của Chi. Chỉ khi có tiếng còi vang lên cả khán trường sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoan hô Chi đã cán đích thành công để giành huy chương Vàng cho trường. Đôi chân của Chi lúc này khụy xuống khó khăn lắm mới đứng lên được nhờ sự dìu dắt của các bạn trong lớp. Linh Chi đứng thở dốc trên mặt hiện rõ sự đau đớn lẫn mệt nhọc nhưng bạn vẫn nở nụ cười tươi tắn, dòng mồ hôi trên mặt giờ đây đã thành dòng đua nhau chạy xuống đưa tay lau mồ hôi mà nụ cười vẫn tươi tắn, đôi môi đỏ hồng càng thêm vẻ duyên dáng.


 
Đối với em, Linh Chi là một cô bạn rất dễ thương. Em cũng rất yêu quý và khâm phục bạn. Em mong, tình bạn trong sáng của chúng em sẽ mãi mãi bền chặt như câu thành ngữ “bạn bè chung thủy là kho vàng quý nhất”.

Hay dien 1 so tu ghep khac nhau trong do co tieng "co" cung nghia voi "xua, cu" dien vao cho ..... cho phu hop:

            Dau xuan vui tet  cổ truyền

    Hoi lang vat,vo,du tien,choi ga

            Ngoi chua cổ kính. lang ta

    Mua he gio mat,la da bong cay     

           Que ta dep nhat noi nay 

Cay da cổ thụ. ho day nuoc trong

          Cau chuyen cổ tích dem dong

8 tháng 2 2022

- Đẻ đau hay  đẽ đau?*.

- Mẹ hay má? [*Đối với miền Bắc]

- Cô giáo hay cô dáo?

- Mẹ hiền hay mẹ hiềng?*

- Đánh giặc hay đánh dặc?*

- U buồn hay U buồm?*

- Ưu phiền hay âu phiền?*

- Cố lên hay cố nên?*

- Học giốt hay học dốt?*

HT

8 tháng 2 2022

đẻ đau

Cô giáo

Mẹ hiền

Đánh giặc

U buồn

Ưu phiền

Cố lên

Học dốt

Bài 1: Đọc thơ và hoàn thành bảng sauA) Con đường làngVừa mới đắpXe chở thócĐã hò reoNối đuôi nhauCười khúc khíchB)Phì phõ như bễBiển mệt thở rungC)Tiếng dừa làm dịu nắng trưaGọi đàn gió đến cũng dừa múa reoTrời trong đầy tiếng rì ràoĐứng canh trời đất bao la,Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.a. Sự vật được nhân...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc thơ và hoàn thành bảng sau

A) Con đường làng

Vừa mới đắp

Xe chở thóc

Đã hò reo

Nối đuôi nhau

Cười khúc khích

B)Phì phõ như bễ

Biển mệt thở rung

C)Tiếng dừa làm dịu nắng trưa

Gọi đàn gió đến cũng dừa múa reo

Trời trong đầy tiếng rì rào

Đứng canh trời đất bao la,

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.


a. Sự vật được nhân hóa

-_______________________________________________________________________________________________________


a. Từ ngữ thể hiện sự nhân hóa

-__________________________________________________________________________________________________________


b. Sự vật được nhân hóa

-___________________________________________________________________________________________________________


b. Từ ngữ thể hiện sự nhân hóa

-___________________________________________________________________________________________________________     giúp mình nhé

Đang cần gấp các bạn ơi

    Thank you so much

10
24 tháng 1 2022

a) -Sự vật nhân hóa : xe chở thóc
    -Từ ngữ nhân hóa : hò reo, cười khúc khích

b)

-sự vật được nhân hóa : Biển

-từ ngữ nhân hóa : mệt thở rung

24 tháng 1 2022

mik tự đánh máy cho nên sai đoạn này

- Phì phõ như bễ

Chuyển thành phì phò như bễ nhé

28 tháng 3 2020

Bài 1. Điền vào chỗ trống :

a) l hoặc n

Anh ta …leo …lên …lưng chim. Chim đập cánh ba …lần mới …lên…nổi.

b) an hoặc ang

Trời nắng chang….chang…. Tiếng tu hú gần xa ran….ran….

Bài 2. Gạch chân các từ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau bằng một gạch, từ chỉ sự vật bằng 2 gạch.

      Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa.Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.

Từ chỉ hành động : sụp dổ , ôm đầu , chạy , trở thành , chống .

Từ chỉ sự vật : thành trì , đoàn quân khởi nghĩa , đất nước , anh hùng , lịch sử nước nhà .

chúc bạn học tốt !!!

28 tháng 3 2020

Bài 1. Điền vào chỗ trống :

a) l hoặc n

Anh ta leo lên lưng chim. Chim đập cánh ba lần mới lên nổi.

b) an hoặc ang

Trời nắng chang chang Tiếng tu hú gần xa ran ran

Bài 2. Gạch chân các từ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau bằng một gạch, từ chỉ sự vật bằng 2 gạch.

      Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa.Tô Định ôm  đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.

13 tháng 5 2021

bn cần hỏi j

13 tháng 5 2021

Vào những ngày đầu mùa xuân, làng em lại náo nức tổ chức ngày hội xuân với những hoạt động vui chơi hấp dẫn. Trong đó, được nhiều người mong chờ nhất chính là ngày thứ ba của hội xuân: ngày hội đấu vật.

Ngày hội đấu vật chính là ngày mà các đấu sĩ đấu vật tham gia thi đấu, tìm ra người mạnh nhất. Để chuẩn bị cho ngày hội này, các tuyển thủ đã ra sức tập luyện chăm chỉ suốt cả năm. Danh sách và thứ tự thi đấu đã được chọn lựa và sắp xếp một cách công bằng thông qua việc bốc thăm từ cả tháng trước đó. Tuy chỉ là hội thi của làng, nhưng không phải ai muốn thi cũng được đâu nhé. Ban giám khảo sẽ thống nhất những tiêu chí về hình thể, kĩ năng và cả lịch sử thi đấu để chọn những người đủ khả năng vào thi ở ngày hội.

Vào ngày hội, người dân kéo nhau đến xem đông lắm, thậm chí có cả những người xứ khác nữa. Họ tụ tập quanh sân đấu, say mê ngắm nhìn và cổ vũ nhiệt tình. Thậm chí có người sau hôm đó, về nhà bị khàn cả giọng. Trên sân đấu có nền cát, từng cặp đấu sĩ bắt đầu lên sân. Họ để mình trần, đóng khố - trang phục dân dã của người Việt xưa. Sau tiếng trống ra hiệu của trọng tài, họ lao vào nhau, cầm vai, cầm chân, ra sức vật ngã đối phương. Tất cả sức mạnh, kĩ xảo đều được đem ra sử dụng. Chẳng mấy chốc mà ai cũng vã mồ hôi, ánh lên dưới nắng xuân phơi phới. Cuối cùng, sẽ có người thắng kẻ thua, nhưng dù là ai cũng có một nụ cười hạnh phúc trên môi. Bởi họ đến tham gia hội thi là để giao lưu, làm quen với người cùng chí hướng, chứ không phải chỉ vì phần thưởng.

Với em, ngày hội đấu vật là lễ hội mà em yêu thích nhất. Bởi nó đã truyền cho em những nhiệt huyết tươi mới, giúp em có thêm động lực để rèn luyện bản thân.

Kể về một ngày hội mà em biết - Lễ hội Cầu ngư Nha Trang

Kể về một ngày hội ở quê em lớp 3

Từ nhỏ, em đã từng được tham gia rất nhiều lễ hội thú vị và ấn tượng. Nhưng lễ hội khiến em thích thú nhất chính là lễ hội Cầu ngư.

Lễ hội Cầu ngư được chuẩn bị hết sức cầu kì và cẩn thận, thể hiện sự thành kính và quan tâm của người dân nơi đây. Vào ngày tổ chức lễ hội, có rất đông người dân và khách du lịch đến xem và tham gia. Lễ hội Cầu ngư bắt đầu diễn ra từ lúc sáng sớm, với nghi thức Nghinh Ông. Hoạt động chính của nghi thức này, chính là việc rước kiệu Ông Nam Hải ra biển để lên thuyền rồng ra khơi. Những người được chọn để khiêng kiệu được tuyển chọn kĩ lưỡng, đều phải là thanh niên khỏe mạnh. Dọc đường kiệu di chuyển, người dân đứng thành hàng, dâng lễ vật và hương khói nghi ngút. Ra đến bờ biển, sẽ có sẵn mười lăm chiếc ghe xếp thành hình chữ V hướng ra biển, đầu mỗi ghe chuẩn bị lễ vật tươm tất. Đoàn ghe sẽ đi về phía Lăng Ông, trước cửa lăng có đoàn múa lân rất rộn ràng để đón chào.

Ngoài ra, lễ hội Cầu Ngư còn có hoạt động được rất nhiều người thích thú, đó chính là lễ sắc phong. Lễ gồm có hai đám rước, một đám đi từ phía Bắc, một đám đi từ phía Nam, cùng di chuyển về phía Lăng Ông. Dẫn đầu đoàn là đội múa lân, sư, rồng với âm thanh rộn ràng, điệu nhảy đẹp mắt. Phía sau, là những mô hình thuyền lớn, được trang trí bắt mắt, cầu kì. Thuyền có chở vài người ngư dân làm động tác mô phỏng cách chèo thuyền. Đặc biệt, mô hình chiếc thuyền đấy, được di chuyển nhờ khoảng hơn hai mươi thanh niên trai tráng vác ở phía dưới. Thật là tuyệt vời.

Đến với lễ hội Cầu ngư, em được chiêm ngưỡng những hoạt động ý nghĩa, được tham gia vào dòng người nô nức xem hội. Em mong rằng, những ngày hội như thế này sẽ được bảo tồn và duy trì mãi về sau.

14 tháng 9 2020

bn biết câu đấy tức là bn tra mạng r tức là bn cờ hó dốt văn :)

14 tháng 9 2020

Cô giáo tớ bảo chứ không tra mạng đâu