Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tình bạn là tình cảm thiêng liêng quý giá đối với mỗi con người. Và hơn thế nó còn là một phần cuộc sống của mỗi người, con người có thể nghèo, có thể vất vả nhưng sẽ trở thành kẻ cô độc nếu con người đó không có những người bạn.Tình bạn tốt còn là chỗ dựa tinh thần đáng tin cậy của nhau. Trong những lúc đau buồn nhất, bạn là chỗ dựa, là nơi ta có thể trút bầu tâm sự. Bạn bè sẽ an ủi, động viên ta, giúp ta vượt qua những khó khăn với những lời khuyên chân thành nhất. Những lúc vui vẻ, bạn là người cùng ta cất lên những tiếng cười trong trẻo và thoải mái, có những người bạn tốt, ta chẳng bao giờ thiếu vắng tiếng cười.Tình bạn chân thành khác với các kiểu bạn chơi để nhằm một mục đích mang tính cá nhân nào đó, có người chơi với bạn chỉ vì bạn có điều kiện để mình còn nhờ vả hoặc trên thực tế ta còn bắt gặp kiểu na ná tình bạn như hai người thường đi cùng với nhau trong các cuộc đi chơi, đi ăn uống, đi mua sắm nhưng chưa chắc họ đã là bạn tốt của nhau bởi những lúc một trong hai người gặp khó khăn thì người kia chẳng hề quan tâm thăm hỏi một cách tận tình. Bởi thực ra tình bạn chân thành là tình bạn phải được thử thách qua những khó khăn vất vả.Từ đó có thể thấy nếu trong cuộc sống ta tìm được những người bạn tốt thì đó sẽ là niềm hạnh phúc nhất bởi tình bạn giúp ta vượt qua được những khó khăn thử thách, là chỗ dựa tinh thần vững chắc của ta. Bạn bè giúp ta quên đi những khó khăn vất vả. Tóm lại tình bạn là thứ tình cảm thiêng liêng không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi con người.
Trong kho tàng văn học Việt Nam có biết bao bài thơ nói về tình bạn nhưng tiêu biểu và chân thành sâu sắc nhất có lẽ chính là “Bạn đến chơi nhà” của Tam Nguyên Yên Đổ - Nguyễn Khuyến. Người ta thường nói “Yêu nhất là tình cảm của mẹ, mạnh mẽ là tình cảm của cha, thân thiết là tình cảm anh em và thiêng liêng, bền chặt, lâu dài nhất vẫn là tình bạn”. Là một nhà thơ chân chất nghĩa tình sống giàu tình cảm, Nguyễn Khuyến thật sự đã để lại cho đời những minh chứng hùng hồn về tình bạn đẹp bất hủ. Bài thơ kể một tình huống trớ trêu không có gì đãi bạn pha lẫn nét hóm hỉnh, tác giả bày tỏ về cảm xúc của mình với một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay tình cờ gặp lại nơi thôn quê thanh bình – nơi chôn rau cắt rốn của ông. Từng câu từ trong bài giản dị mà thanh cao, thể hiện tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn và kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”, nói lên sự hòa hợp giữa hai tâm hồn tri âm tri kỉ, tình bạn đẹp vượt lên trên tất cả những của cải vật chất tầm thường. Bài thơ của cụ “Tam Nguyên” đã giúp cho ta nhìn nhận nhiều điều mà bấy lâu nay ta chưa hiểu hết. Vẫn biết tình bạn đã giúp ta vượt qua những khó khăn, chia sẽ bao buồn vui, hạnh phúc, bạn là người đến bên ta lúc ta cần nhất. Thế nhưng, đã mấy ai đôi lần tự hỏi: “Ta có trân trọng cái “tình” cao đẹp ấy chưa?”Bạn hãy nhớ “Tình bạn giống như cát nằm trong lòng bàn tay, nếu ta buông lơi hay siết chặt quá thì cát sẽ rơi ra ngoài”. Vì thế, chúng ta hãy hết sức nâng niu gìn giữ để không đánh mất món quà mà cuộc sống đã ban tặng cho mình – Tình bạn!
- Trong kho tàng văn học Việt Nam có biết bao bài thơ nói về tình bạn nhưng tiêu biểu và chân thành sâu sắc nhất có lẽ chính là “Bạn đến chơi nhà” của Tam Nguyên Yên Đổ - Nguyễn Khuyến.
- Người ta thường nói “Yêu nhất là tình cảm của mẹ, mạnh mẽ là tình cảm của cha, thân thiết là tình cảm anh em và thiêng liêng, bền chặt, lâu dài nhất vẫn là tình bạn”.
- Là một nhà thơ chân chất nghĩa tình sống giàu tình cảm, Nguyễn Khuyến thật sự đã để lại cho đời những minh chứng hùng hồn về tình bạn đẹp bất hủ.
- Bài thơ kể một tình huống trớ trêu không có gì đãi bạn pha lẫn nét hóm hỉnh, tác giả bày tỏ về cảm xúc của mình với một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay tình cờ gặp lại nơi thôn quê thanh bình – nơi chôn rau cắt rốn của ông.
- Từng câu từ trong bài giản dị mà thanh cao, thể hiện tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn và kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”, nói lên sự hòa hợp giữa hai tâm hồn tri âm tri kỉ, tình bạn đẹp vượt lên trên tất cả những của cải vật chất tầm thường.
- Bài thơ của cụ “Tam Nguyên” đã giúp cho ta nhìn nhận nhiều điều mà bấy lâu nay ta chưa hiểu hết.
- Vẫn biết tình bạn đã giúp ta vượt qua những khó khăn, chia sẽ bao buồn vui, hạnh phúc, bạn là người đến bên ta lúc ta cần nhất.
- Thế nhưng, đã mấy ai đôi lần tự hỏi: “Ta có trân trọng cái “tình” cao đẹp ấy chưa?”
- Bạn hãy nhớ “Tình bạn giống như cát nằm trong lòng bàn tay, nếu ta buông lơi hay siết chặt quá thì cát sẽ rơi ra ngoài”.
- Vì thế, chúng ta hãy hết sức nâng niu gìn giữ để không đánh mất món quà mà cuộc sống đã ban tặng cho mình – Tình bạn!
QUan hệ từ bn nhờ cho câu này vào: Mặc dầu ko có dì đãi bn mà sao ta thấy thật ấm áp tình bn của họ
Đề1:Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.
Đề2:Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chế, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.
Đề3:Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:Họ là những người đẹp về cả ngoại hình và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình.
Đề5:Nữ sĩ Hồ Xuân Hương, người được nhà thơ Xuân Diệu trân trọng và kính phục đặt cho danh hiệu là “bà chúa thơ Nôm” cũng rất nổi tiếng với những bài thơ viết về đề tài phụ nữ. Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước quen thuộc trong dân gian, nữ sĩ gửi gắm những suy ngẫm của mình về thân phận nhỏ bé và phụ thuộc của người phụ nữ: thơ Xuân Hương mãi mãi là tiếng kêu thương đứt ruột xé lòng, nhắc nhở mọi người nên tôn trọng quyền sống tự do và bình đẳng của phụ nữ – những người duy trì sự sống trên trái đất này. Ở đâu mà người phụ nữ chưa được thực sự giải phóng và thực sự tôn trọng thì tiếng kêu khẩn thiết hãy bênh vực và bảo vệ phụ nữ vẫn còn tính thời sự nóng hổi của nó, cho dù nó đã được các thi sĩ cất lên cách đây đã mấy trăm năm.
Đề 4
Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa.Bài thơ "Qua đèo Ngang"của bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật rất chặt chẽ về vần,luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ bài trong bài thơ.Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang sơ,chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau u tùm,rậm rạp.Sự sống của con người có sự xuất hiện nhưng quá thưa thớt,ít ỏi"tiều vài chú","chợ mấy nhà"làm cho cảnh vật hoang sơ,vắng lặng hơn.Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc kêu,chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buồn,cô đơn vì phải xa quê hương gia đình của bà càng sâu đậm.Qua bài thơ đã cho em cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của tác giả
Có lẽ sau này khi rời xa ghế đá nhà trường và quay cuồng với những công việc bộn bề của cuộc sống thì ở một góc nhỏ nơi tâm hồn tôi sẽ luôn chứa đựng những kí ức tuyệt vời nhất về những kỉ niệm gắn bó với mái trường thân yêu. Tôi sẽ chẳng thể nào quên lần đầu tiên run rẩy và tự hào ra sao khi theo cha đến trường nhập học. Tôi cũng sẽ mãi không quên, cũng chính tại nơi này những người thầy đáng kính đã dạy cho tôi thế nào là một nhà báo chân chính. Nơi đây cũng đã đem đến cho tôi những người bạn cùng cười cùng khóc cùng dại dột và cũng cùng sát cánh trưởng thành bên nhau.
Thời gian thi cử luôn là khoảng thời gian “kinh hoàng” đối với mỗi sinh viên và chúng tôi cũng không phải ngoại lệ! Tuy nhiên, nếu các sinh viên khác chọn “bế quan tỏa quản” hay “bỏ mọi cuộc chơi” hạn chế giao tiếp hạn chế facebook thì những lúc khủng hoảng vì thi cử chúng tôi lại giành nhiều thời gian trò chuyện với nhau hơn. Chúng tôi than vãn vì đống câu hỏi dài ngoằng, vì tập đề cương “khó nhuốt”, chúng tôi chọc ghẹo nhau vì bộ dạng nhếch nhác lúc ôn thi, chúng tôi chia sẻ đề cương cho nhau, động viên nhau những lúc mệt mỏi,... Nhóm chát của chúng tôi những ngày thi cử luôn đỏ tin nhắn. Có lẽ trò chuyện với nhau là cách chúng tôi cùng nhau vượt qua kì thi.
Sau mỗi môn thi, thay vì “cắm đầu cắm cổ” về nhà và “luyện” môn tiếp theo thì chúng tôi lại giành cho nhau một chút thời gian để kể đủ thứ chuyện trong phòng thi. Chúng tôi tranh nhau kể về cô giám thị khó tính, lan man về thầy giám thị lãng tử, chúng tôi kêu ca vì đề thi khó hay ủ rũ vì bị lệch tủ, chúng tôi mắng chửi cái khuôn mặt “chán sống” của một đứa khi không làm được bài và bắt nó phải quên cái bài thi đấy đi mà dốc tâm vào những môn sau,...Kết thúc kì thi, chúng tôi luôn tự thưởng cho mình một buổi offline ăn uống tưng bừng cùng nhau. Học cùng lớp, ngồi cùng bàn, sau giờ học mỗi đứa một công việc, một cuộc sống nên chúng tôi không đi chơi với nhau thường xuyên được và “thi xong” là một trong những “cái cớ” đáng yêu để chúng tôi có thể ra ngoài cùng nhau.
Nếu như các bạn sinh viên khác vì thi cử mà dành ít thời gian cho bạn bè thì có lẽ thi cử ở Học viện lại giúp chúng tôi gần nhau hơn, hiểu nhau hơn. Không ồn ào khoe mẽ, không cuồng nhiệt điên dại chúng tôi cứ thế mà mặc nhiên ở bên nhau thật nhẹ nhàng. Tôi trân trọng tình bạn như thế!