Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn ý cho bạn nhé.
Mở đoạn:
- Giới thiệu văn bản "Làng"
+ giới thiệu tác giả.
+ hoàn cảnh sáng tác.
Thân đoạn:
- Nội dung của văn bản: tình yêu làng của ông Hai.
- Tình huống truyện:
+ khi ông Hai nghe tin làng theo giặc.
+ khi ông Hai nghe tin làng không theo giặc.
=> bộc lộ sâu sắc/ làm rõ tình yêu làng của ông Hai.
- Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai.
+ Trước khi nghe tin làng theo giặc:
-> nhớ làng: "nhớ những ngày cùng làm việc với anh em".
-> vui vẻ khi bọn Tây bị khổ dưới cái nắng gắt: "Nắng này thì bỏ mẹ chúng nó".
-> dõi theo tin tức làng kháng chiến: "thích đến phòng thông tin nghe lén, ghét những người đọc báo mà không đọc ra cho người khác nghe".
=> Ông rất yêu làng, yêu nước.
+ Khi nghe tin làng theo giặc:
-> sững sờ, đau khổ "cổ họng ông ngẹn lại,.."
-> ông lãng tránh: "ông đứng dậy đi về".
=> Cảm xúc tuyệt vọng, đau khổ.
+ Khi về nhà:
-> xấu hổ khi bản thân và gia đình là người của làng Việt gian.
-> cáu ghắt với chính vợ mình, lầm lì, ít nói.
-> ông lo lắng suy nghĩ nhiều đến mức trằn trọc không ngủ được.
=> Ông đặt hết tình yêu vào làng.
+ Khi ông nghe tin làng không theo giặc: Giặc đốt nhà, đốt làng của ông Hai.
-> Vật chất bị mất đi nhưng "ngọn lửa đó" đã gỡ rối tơ lòng ông Hai.
=> Ông hạnh phúc vô cùng.
Kết đoạn:
- Tổng kết.
Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc
Tin làng Chợ Dầu theo giặc đến với ông Hai quá đột ngột. Đột ngột vì đang lúc tâm trạng ông đang phấn chấn vì những tin kháng chiến thắng lợi ông vừa mới nghe được trong phòng thông tin. Vì vậy, cái tin làng theo giặc làm cho ông sững sờ như không tin nổi: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Tâm trạng ông đang phấn chấn chuyển thành đau xót, tủi hổ càng lúc càng dâng lên và trở thành nỗi ám ảnh ông thường xuyên. Suốt ngày ông chỉ biết ở trong nhà, không dám ra khỏi ngõ, không dám gặp mặt ai, không dám nói to... Nghe những tiếng lao xao ngoài đường, ông cũng chột dạ nghĩ người ta bàn tán đến chuyện làng mình. Tâm trạng của ông Hai lâm vào bế tắc khi hay tin mụ chủ nhà không cho gia đình ông tiếp tục trú ngụ vì không chứa những người làng Chợ Dầu theo giặc.
Ở đoạn kết, khi hay tin làng mình không phải là Việt gian thì tâm trạng của ông Hai thay đổi hẳn, ông phấn chấn và vui sướng. Một lần nữa, tình yêu làng, yêu nước của ông Hai lại được thể hiện một cách rõ ràng. Ông đã thay đổi như thể trẻ con: “Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy”. Ông vui mừng báo tin với bác Thứ và mọi người xung quanh cái tin làng mình không theo giặc. Ông hoàn toàn vui sướng khi hay tin nhà mình bị Tây đốt. Đó có thể là niềm vui khôn tả đối với ông Hai. Ông lật đật đến các nhà hàng xóm để báo cái tin nhà ông bị Tây đốt và cái tin làng Chợ Dầu không theo giặc. Đoạn trích thể hiện sắc nét diễn biến tâm trạng của ông Hai, qua đó nêu cao tinh thần yêu nước, yêu quê hương của ông